Nguyễn Ngọc Chu.
Lời bàn: Chưa có gì trong tay mà người ta dám đồng thuận cao... để hạ thủ sông Hồng? Họ lạ loại người gì vậy ?
Khi nghe tin một đại diện của Bộ KH&ĐT phát biểu
(cái gọi là) “Dự án giao thông đường thủy xuyên Á” của công ty Xuân Thiện, tuy chỉ mới xin chủ
trương nhưng đã nhận được sự đồng thuận cao của nhiều bộ nghành và
các tỉnh, thì tự ứa nước mắt mà than rằng:
Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay!
Sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay!
AI XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH VÀ SƠN LA TRÊN
SÔNG ĐÀ?
Sau ngày thống nhất, cả đất nước náo nức đón tin khởi
công xây dựng nhà máy thuy điện Hòa Bình trên sông Đà vào ngày
6-11-1979. Hơn 15 năm sau, ngày 20-12-1994 nhà máy thủy điện Hòa Bình
mới khánh thành. Thiết kế và thi công nhà máy thủy điện Hòa Bình
là Liên Xô.
Liên Xô là một cường quốc với nhiều nhà khoa học tài
giỏi, đã từng xây dựng nhiều nhà máy thủy điện lớn trên các sông
lớn Volga, Obi, Enisei và Lena. Bởi vậy khi giao sinh mệnh nhà máy thủy
điện Hòa Bình vào tay Liên Xô, không ai lo sợ.
Để xây dựng được những nhà máy thủy điện như Hòa Bình
cần có những nhà khoa học giỏi, các tổng công trình sư giỏi, các
đội ngũ kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đối với nước ta, công
trình xây dựng nhà máy thủy điện Hòa bình là công trình thế kỷ.
Nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công vào năm 2005,
nhưng từ 30 năm trước đã được khảo sát nghiên cứu bởi các chuyên gia
của Viện thủy điện và Công nghiệp Matxcơva (Nga), Công ty Electricity and
Power Distribution ( Nhật Bản), Công ty Designing Research and Production
Shareholding ( Nga ) và SWECO của Thụy Điển. Thủy điện Sơn Là do EVN chủ
trì và Tổng công ty xây đựng sông Đà là nhà thầu chính.
Chính nhờ Liên Xô mà đến nay nhà máy thủy điện Hòa
Bình chưa xẩy ra các sự cố hay hậu quả nghiêm trọng. Hơn nữa, có thể
yên tâm lâu dài trong tương lai.
Còn nhà máy thủy điện Sơn La, với sự khảo sát nghiên
cứu kỹ lưỡng, dưới sự giám sát thiết kế và thi công của các chuyên
gia nước ngoài hàng đầu về xây dựng nhà máy thủy điện, cộng với
tiến bộ công nghệ và kinh nghiệm từng trải từ xây dựng nhà máy thủy
điện Hòa Bình của Tổng công ty sông Đà, chúng ta hy vọng và cầu mong
là sẽ không xẩy ra những hậu họa.
AI SẼ XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG HỒNG?
Còn bây giờ, ai sẽ là chủ đầu tư xây dựng nhà máy thủy
điện trên sông Hồng?
Đó là Công ty Xuân Thiện, một công ty con trong nhóm công
ty mẹ Xuân Thành, với số vốn đăng ký trên giấy, là 1200 tỷ đồng.
Chúng ta không thể né tránh những câu hỏi sơ đẳng hiển
nhiên xuất hiện, mà câu trả lời lại có ngay tức thì :
1. Các chuyên gia khoa học quốc tế nào đã khảo sát,
nghiên cứu và đề xuất xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
2. Công ty Xuân Thiện có tiềm lực gì về khoa học kỹ thuật?
Câu trả lời: Không có gì.
3. Công ty Xuân Thiện có những chuyên gia hàng đầu nào về xây dựng nhà máy thủy điện trên sông?
Câu trả lời: Không có ai.
4. Công ty Xuân Thiện có kinh nghiệm gì về xây dựng nhà máy thủy điện trên sông lớn?
Câu trả lời: Không có.
5. Công ty Xuân Thiện bổ nhiệm ai làm Tổng công trình sư thiết kế nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
6. Công ty Xuân Thiện bổ nhiệm ai làm Tổng công trình sư xây dựng nhà máy thủy điện?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
7. Công ty Xuân Thiện đã có công ty là nhà thầu xây dựng chính?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
8. Công ty Xuân Thiện đã có đủ nguồn tài chính để xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Câu trả lời: Không có đủ, sẽ đi vay.
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
2. Công ty Xuân Thiện có tiềm lực gì về khoa học kỹ thuật?
Câu trả lời: Không có gì.
3. Công ty Xuân Thiện có những chuyên gia hàng đầu nào về xây dựng nhà máy thủy điện trên sông?
Câu trả lời: Không có ai.
4. Công ty Xuân Thiện có kinh nghiệm gì về xây dựng nhà máy thủy điện trên sông lớn?
Câu trả lời: Không có.
5. Công ty Xuân Thiện bổ nhiệm ai làm Tổng công trình sư thiết kế nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
6. Công ty Xuân Thiện bổ nhiệm ai làm Tổng công trình sư xây dựng nhà máy thủy điện?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
7. Công ty Xuân Thiện đã có công ty là nhà thầu xây dựng chính?
Câu trả lời: Chưa có, sẽ thuê sau.
8. Công ty Xuân Thiện đã có đủ nguồn tài chính để xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Hồng?
Câu trả lời: Không có đủ, sẽ đi vay.
Có thể kéo dài chuỗi các câu hỏi mà kết quả trả lời
tức thì: không có, chưa có, sẽ thuê sau, sẽ đi vay.
Một người có tư duy bình thường cũng biết ngay rằng,
công ty Xuân Thiện không mảy may có năng lực để xây dựng nhà máy thủy
điện trên sông Hồng.
Công ty Xuân Thiện chỉ là cai đầu dài, mọi thứ sẽ đi
thuê và bán lại.
Vậy thì câu hỏi tự nhiên là : Công ty Xuân Thiện sẽ thuê
ai thiết kế, mua thiết bị của ai, và bán thầu lại cho ai?
Chúng ta đã chứng kiến những nhà máy xi măng, nhiệt
điện, thủy điện với công nghệ lạc hậu ô nhiễm rải khắp đất nước ta
có xuất xứ từ Trung Quốc. Và nếu giao dự án cho công ty Xuân Thiện,
thì kết cục cũng tương tự như vậy, người thắng dự án sẽ là Trung
Quốc.
AI SẼ TRỊ THỦY SÔNG HỒNG?
Một số người ủng hộ dự án (mà tại sao ủng hộ, thì
mọi người đã rõ), vin cớ mới chỉ cho chủ trương, dựa vào những mỹ
từ, như cần thiết cải thiện năng lực giao thông đường thủy, và to tát
hơn nữa là trị thủy sông Hồng.
Trị thủy sông Hồng là vấn đề lớn của quốc gia, đòi
hỏi trí tuệ không chỉ của tập thể nhiều nhà khoa học và chuyên gia
hàng đầu trong nước, mà còn phải nhờ cả vào kinh nghiệm và tư vấn
của các chuyên gia quốc tế.
Hãy nhìn vào việc bổ nhiệm tổng công trinh sư chủ trì
các dự án quan trọng của các nước khác, thi suy ra rằng, chủ trì
vấn đề trị thủy sông Hồng là công việc của các nhà khoa học tài
giỏi, các nhà quản lý có tầm nhìn xa, dày dạn kinh nghiệm. Chủ trì
vấn đề trị thủy sông Hồng phải là Nhà nước.
Không thể giao một vấn đề hệ trọng của đất nước cho
một công ty tư nhân cỏn con, mới thành lập hơn chục tuổi đời, với
người đứng đầu đơn thuần là một thương nhân, chân ướt chân ráo giàu
lên nhờ cơ chế và các dự án nhà nước.
AI ĐƯỢC LỢI NHIỀU NHẤT TỪ DỰ ÁN NÀY?
Chưa nói đến sông Lô thì Sông Đà đã chiếm đến 55% lượng
nước của sông Hồng. Bởi vậy lượng nước của sông Hồng phần thượng lưu
(sông Thao) thuộc hai tỉnh Lao Cai, Yên Bái không lớn, nên làm thủy điện
ở khu vực này (chưa nói đến hệ quả) là không kinh tế.
Nhưng tại sao công ty Xuân Thiện vẫn muốn xin dự án?
Một trong những mục tiêu chính của công ty Xuân Thiện là
thu phí đường thủy. Gồm 2 nguồn nội địa và Trung quốc.
Những người dân hiện đang sống nhờ vào dòng chảy sông
Hồng rồi đây sẽ bỗng nhiên phải đóng phí đường thủy. Thuyền bè của
họ vẫn xuôi ngược dòng chảy như trước, chẳng nhanh hơn được, nhưng bây
giờ thì phải trả thêm phí. Trên đường bộ, không đi đường này thì còn
có đường khác, nhưng dòng sông là duy nhất, họ không có phương án thay
thế để lựa chọn. Còn mức phí thì sẽ tăng dần lên mà không kêu đến
ai được.
Việc nạo vét lòng sông rồi sẽ chỉ làm đại khái lấy
cớ. Vét 1 triệu m3 thì khai lên 10 triệu. Dưới lòng sông ai đếm mà đo.
Kiểm tra, thanh tra, nghiệm thu… có vẽ ra bao nhiêu phương thức, cuối
cùng cũng xuôi lọt. Nạo vét làm hờ, thu phí làm thật.
Nguồn thu phí thứ hai của công ty Xuân Thiện – nhờ vào
lượng vận tải hàng hóa từ Vân Nam theo sông Hồng về cảng Hải Phòng
và ngược lại. Công ty Xuân Thiện trông chờ vào đây như là một nguồn
lợi lớn. Và xa hơn là nguồn thu từ chuyển giao từng phần hay toàn bộ
dự án.
Nhưng tiếc thay, người được lợi nhiều nhất trong dự án
này, không phải công ty Xuân Thiện, mà là Trung Quốc. Chưa nói đến các
lợi ích ngầm, có thể nhìn thấy các lợi ích rành rành sau đây của
Trung Quốc.
1. Sông Hồng trở thành tuyến đường giao thông đường thủy
của Trung Quốc. Giúp cho tỉnh Vân Nam và một phần khu vực tây nam Trung
Quốc thông thương ra biển Đông.
2. Trung Quốc sẽ dành được phần lớn các phần việc của nhà máy thủy điện, bao gồm khảo sát thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, và thi công.
3. Tiếp tục chiến lược xuất khẩu hàng hóa và người ra nước ngoài sinh sống.
4. Nắm giữ thông tin và kiểm soát hoạt động của Việt Nam dọc tuyến sông Hồng.
2. Trung Quốc sẽ dành được phần lớn các phần việc của nhà máy thủy điện, bao gồm khảo sát thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, và thi công.
3. Tiếp tục chiến lược xuất khẩu hàng hóa và người ra nước ngoài sinh sống.
4. Nắm giữ thông tin và kiểm soát hoạt động của Việt Nam dọc tuyến sông Hồng.
Đó là chưa kể đến việc giao nạo vét sông Hồng cho Trung
Quốc. Nếu việc này xảy ra thì Việt Nam sẽ rước thêm họa lớn.
TIỀN KHÔNG LÀ TẤT CẢ
Không phải có tiền là thuê được, mua được. Giàu như các
nước Ả rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, họ có thể
mua được nhiều thứ, nhưng mà không mua được bom nguyên tử, chưa chế tạo
được tên lửa. Nhưng nước bé như Israel thì không phải mua mà có.
Không phải cứ có tiền là làm chủ được các dự án lớn
liên quan đến khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đất nước hùng cường
nhờ khoa học và công nghệ.
Cá nhiễm độc chết ở Vũng Áng, nguyên nhân dường như đã
rõ, thế mà còn phải mời chuyên gia từ Mỹ, Đức, Israel sang giúp đỡ.
Từ đó mới thấy, tiền có thể đẻ ra dự án, nhưng không thể đẻ ra tài
năng giải quyết hậu quả dự án. Dăm chục triệu đô la không bõ bèn gì
cho vấn đề trị thủy sông Hồng, càng là vô nghĩa trước sinh mệnh hàng
chục triệu đồng bào châu thổ sông Hồng, vô nghĩa trước vận mệnh Dân
Tộc.
Nếu có tiền, hãy đầu tư vào công nghệ cao, hãy chế tạo
máy bay tên lửa, thậm chí cả công nghệ hạt nhân.
Tiếc rằng, đến công nghiệp phụ trợ, như sản xuất ốc
vít vỏ điên thoại di động mà còn chưa làm nổi, thì bao giờ mơ được
tên lửa!
ĐỪNG TRIỆT HẠ LONG MẠCH ĐẤT NƯỚC
Khi các nhà khoa học muốn tìm sự sống ở hành tinh
khác, họ quan tâm đến ở đó có nước hay không.
Có người nói hai tỉnh có ảnh hưởng nhiều nhất là Yên
Bái và Lao Cai đều đồng thuận với dự án, thì có nghĩa là họ không
thấy được sự nguy hại to lớn sâu xa của vấn đề.
Trung Quốc và Lào xây dựng thủy điện ở thượng nguồn
sông Mê Công thì hậu quả nặng nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
Tác hại lớn của thủy điện ở thượng nguồn sông Hồng
không phải ở nơi xây dựng Lao Cai, Yên Bái, mà là ở các tỉnh nằm ở
hạ lưu như Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên.
Nhưng tác hại lớn nhất của thủy điện sông Hồng nằm ở
thủy mạch.
Sau thủy điện Hòa Bình và Sơn La, dòng sông Đà đoạn Hòa
Bình - cầu Trung Hà trong vắt. Giờ làm thêm thủy điện ở sông Thao,
thì sông Hồng rồi chắc phải đổi tên.
Hàng triệu năm, đời nối đời, đồng bào Lạc Việt sinh sôi
nảy nở nhờ vào thủy mạch của hệ thống sông Hồng. Nhờ mạch nước hệ
thống sông Hồng mà khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, cây cối, lúa đậu
ngô khoai xanh tốt.
Nay đắp đập ngăn sông, là thay đổi không chỉ sự lưu thông
dòng nước ở các sông mà cả hệ thống mạch nước ngầm dưới lòng đất;
thay đổi lượng phù sa và sinh vật trong lòng sông; thay đổi cả hệ
thống sinh thái.
Từ đó thay đổi cả nguồn sống và môi trường sống của
toàn bộ cư dân trong lưu vực của hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình
và liên đới tới cả vùng Bắc Trung bộ.
Sự chuyển động mạch nước ngầm trong lòng đất sẽ kéo
theo sự biến đổi khôn lường trên bề măt.
Triệt hạ thủy mạch sông Hồng chính là triệt hạ long mạch muôn đời của Lạc Việt.
Triệt hạ thủy mạch sông Hồng chính là triệt hạ long mạch muôn đời của Lạc Việt.
CHÚNG TA ĐANG TRAO ĐẤT NƯỚC VÀO TAY AI?
Như con bò bị tùng xẻo, Đất nước đang bị xẻo nát.
Những vị trí đất đai thuận lợi, cùng với các dự án béo bở đang được trao cho các nhóm lợi ích.
Những dự án trên bộ đã được phân chia, và nay là thời điểm người ta ngó đến các dòng sông.
Những vị trí đất đai thuận lợi, cùng với các dự án béo bở đang được trao cho các nhóm lợi ích.
Những dự án trên bộ đã được phân chia, và nay là thời điểm người ta ngó đến các dòng sông.
Dòng sông là của thiên nhiên, của chung cả thiên hạ. Thế
mà nay lấy cớ nạo vét, lưu thông, trị thủy để lấy của thiên hạ giao
cho cá nhân.
Có sự bất công nào hơn! Có sự liều lĩnh nào hơn!
Bao giờ thì người ta phân chia biển đảo? Ở phương diện
này Trung quốc đã đi quá xa.
Nhiều vị trí xung yếu của Việt Nam đang nằm trong tay
các nhà đầu tư Trung Quốc. Rải khắp từ Nam ra Bắc. Hết Tây Nguyên đến
Đèo Ngang, và bây giờ là thủy mạch Hồng Hà.
Đừng đùa với thủy mạch.
Đừng để thiên nhiên phải nổi giận.
Đừng xem sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay.
Đừng để thiên nhiên phải nổi giận.
Đừng xem sinh mạng châu thổ sông Hồng như cái móng tay.
Kiến nghị Chính phủ loại bỏ “siêu dự án” trên sông Hồng
TTO - Ngày 11-5, bà Nguyễn Thị Hồng Vân, điều phối viên của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) cho biết đơn vị đã có thông cáo báo chí đề nghị Chính phủ loại bỏ hẳn “siêu dự án” trên sông Hồng.
Tàu thuyền vận tải trên sông Hồng, đoạn chảy qua cầu Thăng Long, Hà Nội - Ảnh: Hoài Linh |
Dự án dự kiến bao gồm tuyến đường thủy Lào Cai - Hải Phòng cho tàu có công suất 400-600 tấn, 6 đập dâng nước và âu tàu kết hợp 6 công trình thủy điện có công suất lắp máy khoảng 228 MW, xây dựng 7 cảng thủy dọc tuyến.
Dự án sẽ nạo vét một đoạn sông dài 288 km từ Việt Trì lên Lào Cai. Đây là một dự án theo hình thức xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) với tổng chi phí ước khoảng 24.500 tỉ đồng, tương đương 1.1 tỉ USD theo tỉ giá hiện nay) do công ty TNHH Xuân Thiện, tập đoàn Xuân Thành đề xuất.
Dựa vào kinh nghiệm phản biện các dự án ngăn dòng chảy ở các con sông tại Việt Nam và trong khu vực Mê Công, VRN đề nghị loại bỏ dự án này vì các lý do như: Hiệu quả điện năng từ dự án này mang lại quá nhỏ (228 MW, tương đương với 912 triệu KW/năm), đóng góp lượng điện chưa đến 1% tổng điện năng quốc gia trong khi dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến môi trường khi làm thủy điện bậc thang.
Bên cạnh đó, dự án này không nằm trong qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 theo các quyết định của thủ tướng Chính phủ trước đó.
Ngoài ra, việc làm các đập thủy điện và nạo vét dòng chảy trên sông Hồng phục vụ giao thông thủy sẽ ảnh hưởng tới lưu lượng dòng chảy, gây ra sạt lở bờ sông, chặn lượng phù sa tại các hồ chứa và đặc biệt gây ra các hệ lụy ảnh hưởng lớn tới hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước phục vụ nông nghiệp trực tiếp cho 8 tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Từ đó gây nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn sinh kế cũng như văn hóa của hàng triệu người dân đồng bằng sông Hồng.
Kế đến, dự án sẽ làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học toàn vùng sông Hồng.
Và cuối cùng là dự án sẽ mang đến hệ lụy và rủi ro trong việc giao quyền sở hữu dòng sông cho một công ty tư nhân quản lý.
Theo VNR lý giải, không thể áp dụng tư duy quản lý xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO) hoặc xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) của quản lý đường bộ vào đường sông bởi đường bộ chỉ phục vụ chức năng giao thông, trong khi sông ngòi còn nhiều chức năng quan trọng khác như đảm bảo an ninh tài nguyên nước, đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai, thoát lũ, duy trì và cân bằng hệ sinh thái.
Do đó việc dự án được giao cho doanh nghiệp tư nhân triển khai, quản lý và thai thác, rõ ràng mục tiêu quản lý của nhà nước về tài nguyên thiên nhiên vì mục tiêu phát triển dân sinh sẽ khó đảm bảo thực thi và bị phụ thuộc mục tiêu chạy theo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Từ những lý do trên, VNR kiến nghị Chính phủ nên loại bỏ dự án này ngay từ đầu để tránh các hệ lụy về kinh tế-xã hội-an ninh quốc phòng đáng tiếc có thể xẩy ra.
ĐỨC TUYÊN - XUÂN LONG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét