Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đến dự lễ khai mạc Đại hội đảng 12 tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 21 tháng 1, 2016
Trong cuộc trao đổi ở CSIS, Đại sứ Mỹ cũng trả lời câu hỏi về một vấn đề đang gây nhiều ý kiến trái chiều ở Việt Nam liên quan tới việc bổ nhiệm cựu chiến binh Mỹ Bob Kerrey làm chủ tịch hội đồng tín thác ĐH Fulbright ở Việt Nam.
Ông Osius nói lên quan điểm của mình:
“Cuộc tranh luận hiện thời sau khi cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey tới TP HCM nhận giấy phép thành lập Đại học Fulbright Việt Nam là điều lành mạnh. Chúng tôi muốn thành lập đại học này để có những cuộc tranh luận lành mạnh kiểu như vậy về quá khứ cũng như tương lai mà Việt Nam hướng tới. Tôi coi những cuộc thảo luận sôi nổi như thế là một tín hiệu tích cực, và tôi vui mừng chứng kiến điều đó. Tôi muốn nói thêm rằng, tôi đã trao đổi với cả người dân cũng như chính phủ Việt Nam hơn 20 năm qua, và tôi nhận thấy rằng, không nơi nào trên thế giới mà người dân hướng về tương lai và khoan dung hơn người dân Việt Nam. Có thể thấy điều đó khi nghĩ về mối quan hệ giữa hai nước trong quá khứ, và những cam kết hiện nay nhằm gây dựng mối quan hệ đối tác mới. Tôi nghĩ rằng rốt cuộc, trong vụ việc này, rốt cuộc người Việt sẽ hướng tới tương lai và tỏ lòng khoan dung”.
Cuộc tranh luận hiện thời sau khi cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey tới Tp HCM nhận giấy phép thành lập Đại học Fulbright Việt Nam là điều lành mạnh. Chúng tôi muốn thành lập đại học này để có những cuộc tranh luận lành mạnh kiểu như vậy về quá khứ cũng như tương lai mà Việt Nam hướng tới. Tôi coi những cuộc thảo luận sôi nổi như thế là một tín hiệu tích cực.
Đại sứ Mỹ Ted Osius nói.
Nhà ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng Đại học Fulbright Việt Nam hoạt động “độc lập” và hội đồng quản trị của đại học này “không phải do chính phủ Mỹ hay Việt Nam chọn lựa”.
Hiện cuộc tranh luận trên mạng xã hội cũng như báo chí Việt Nam xoay quanh vai trò của cựu Thượng nghị sĩ Kerrey trong vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969.
Mới đây, Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng nói “hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết”.
Trả lời báo chí Việt Nam, ông Thăng nói rằng dự án Đại học Fulbright Việt Nam “là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.
Đại sứ Mỹ Ted Osius mới tiết lộ rằng Việt Nam không chấp nhận đề nghị từ Mỹ, hỗ trợ điều tra nguyên nhân vụ cá chết hàng loạt, cũng như nói rằng cuộc tranh luận về cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey là tín hiệu tích cực.
Người đứng đầu phái đoàn ngoại giao Mỹ ở Hà Nội hôm 8/6 đã có cuộc trao đổi dài hơn 1 tiếng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại thủ đô Washington về chuyến thăm mới đây của của Tổng thống Obama tới Việt Nam.
Liên quan tới vụ biểu tình cá chết hàng loạt ở Việt Nam, gần như ngay lập tức, tôi đã đề nghị trợ giúp kỹ thuật từ phía Mỹ, nếu phía Việt Nam cần để điều tra xem chuyện gì đã xảy ra, và nguyên nhân khiến nhiều cá chết ở bờ biển miền trung. Và đề nghị giúp đỡ ngay lập tức đó đã không được chấp nhận.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius nói.
Ngoài phát biểu về chuyến công du này, ông Osius còn trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề khác nhau của người tham dự sự kiện có tên gọi “Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam: Một chương mới trong quan hệ Mỹ - Việt”.
Về thảm họa môi trường ở miền Trung khiến người dân ở nhiều tỉnh điêu đứng thời gian qua, Đại sứ Mỹ cho biết:
“Liên quan tới vụ biểu tình cá chết hàng loạt ở Việt Nam, gần như ngay lập tức, tôi đã đề nghị trợ giúp kỹ thuật từ phía Mỹ, nếu phía Việt Nam cần để điều tra xem chuyện gì đã xảy ra, và nguyên nhân khiến nhiều cá chết ở bờ biển miền trung. Và đề nghị giúp đỡ ngay lập tức đó đã không được chấp nhận. Nhưng hiện có sự phối hợp giữa các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra vụ cá chết. Nhưng đó không phải là kết quả từ đề xuất chính thức của chúng tôi. Còn về các cuộc biểu tình, quan điểm của chúng tôi là, các cuộc biểu tình ôn hòa là điều tốt. Nhưng chúng tôi không can thiệp vào vấn đề này. Đó là vấn đề nội bộ của Việt Nam. Chúng tôi chỉ khuyến nghị cách thức chính phủ Việt Nam xử lý các cuộc biểu tình. Rốt cuộc, đây không phải là điều chúng tôi quyết định mà đó là của chính phủ và nhân dân Việt Nam về các cuộc biểu tình. Chúng tôi đã thể hiện quan điểm của mình về việc sửa luật liên quan tới luật về hội họp và tụ tập”.
...Còn về các cuộc biểu tình, quan điểm của chúng tôi là, các cuộc biểu tình ôn hòa là điều tốt. Nhưng chúng tôi không can thiệp vào vấn đề này. Đó là vấn đề nội bộ của Việt Nam. Chúng tôi chỉ khuyến nghị cách thức chính phủ Việt Nam xử lý các cuộc biểu tình.
Đại sứ Osius nói.
Tuy nhiên, ông Osius không cho biết cụ thể lý do mà Việt Nam đưa ra khi từ chối đề nghị từ phía Mỹ.
Trước chuyến thăm của ông Obama tới Việt Nam, một người dân từ Hà Tĩnh đã viết trên trang web kiến nghị của Nhà Trắng, kêu gọi Hoa Kỳ giúp Việt Nam điều tra vụ cá chết.
Cho tới nay, phía Mỹ chưa phản hồi về lời kiến nghị mà nay đã có hơn 140 nghìn người ký vào này.
(VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét