Nguyễn Cường |
“Hiện nay mặc cũng chết mà cởi trần thì không được, mặc thì bí bách, không làm gì được vì quá chật chội rồi, nhưng vấn đề là chúng tôi cũng đang rất khó khăn trong xây dựng cơ chế này..." - Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng nói.
Ngày 7/6, Đoàn đại biểu Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội do ông Nguyễn Đức Hải – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo TP.HCM về tình hình thu chi ngân sách của TP.
Tại buổi làm việc Đoàn đánh giá cao những thành tích mà TP.HCM đã đạt được trong thu ngân sách cùng đóng góp của TP vào sự phát triển chung của đất nước.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng TP cần xem xét lại một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương để phù hợp với tình hình chung của đất nước trong bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay.
Đáp lại những ý kiến này ông Đinh La Thăng – Bí thư Thành ủy khẳng định TP.HCM luôn “vì cả nước, cùng cả nước”, do vậy mục đích của TP không phải là xin giữ lại tiền mà là xin cơ chế để tạo ra tiền.
“Chúng tôi muốn tạo ra chiếc bánh to hơn. Chúng tôi xin cơ chế để làm ra tiền, tạo môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp” – ông Thăng nói.
Ông Thăng cũng cho biết TP đã nghiên cứu những mô hình của Bắc Kinh hay những đặc khu kinh tế như Thượng Hải, Thâm Quyến và nhận thấy rằng những nơi này đều được ban hành thể chế, tức một phần nhiệm vụ của quốc hội.
“Mình ở đây thì chắc là khó, chính vì vậy để TP.HCM phát triển cùng cả nước, vì cả nước thì cơ chế chính sách để TP phát triển phải là nhu cầu của Quốc hội, Trung ương, chứ hiện nay chỉ là của TP thôi” – ông Thăng cho hay.
Tuy nhiên nhắc lại kết luận của Bộ chính trị về việc cho phép xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP, ông Thăng thừa nhận “TP có một phần trách nhiệm”
“Trong khi chưa điều tiết được (ngân sách-PV), Bộ Chính trị cho phép tăng cường nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu và tăng nguồn thu xuất nhập khẩu trên địa bàn, và đã giao cho TP chủ trì cùng các bộ ngành khác để xây dựng cơ chế nhưng chúng ta chưa có điều kiện thực hiện” – ông Thăng cho biết.
Chính vì vậy Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết hiện TP đang tập trung phối hợp với các cơ quan Trung ương và một số chuyên gia xây dựng cơ chế theo hướng “TP mặc được cái áo vừa với sự phát triển”.
“Hiện nay mặc cũng chết mà cởi trần thì không được, mặc thì bí bách, không làm gì được vì quá chật chội rồi, nhưng vấn đề là chúng tôi cũng đang rất khó khăn trong xây dựng cơ chế này.
Tất nhiên là một cơ chế đầy đủ chứ không bó hẹp chỉ trong phạm vi điều tiết ngân sách” – ông Thăng khẳng định.
Ông Thăng đề nghị tới đây Ban Tài chính, Ngân sách hãy giúp TP bằng cách ủng hộ việc xây dựng cơ chế theo hướng "không xin", bởi trong tình hình hiện nay thì việc giữ được tỉ lệ 23% nguồn ngân sách điều tiết từ Trung ương cho TP cũng là khó.
“Chúng ta luôn nói TP.HCM vì cả nước, cùng cả nước thì trong lúc ngân sách đang khó khăn như hiện nay chúng ta phải có sự chia sẻ với Trung ương, bù lại chúng ta tìm sao để huy động được mọi nguồn lực, đặc biệt trong vấn đề nhà đất, tài sản công” – ông Thăng cho biết.
Ngoài ra, ông Thăng còn đề nghị Ban Tài chính, Ngân sách ủng hộ việc cho phép TP giữ lại số tiền có được từ cổ phần hóa các doanh nghiệp của TP để có nguồn tiền đầu tư.
Ông cũng đưa ra so sánh cho thấy Hà Nội đang nhận được Trung ương hỗ trợ nhiều hơn nhiều so với TP.HCM.
“Hà Nội được giữ lại cao như thế (hơn 40% tổng thu ngân sách, trong khi TP là 23% - PV) nhưng toàn bộ cửa ngõ là Trung ương đầu tàu hết, như các tuyến đường cao tốc Hà Nội đi Lào Cai, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Nguyên.
Trong khi bây giờ TP.HCM đi các cửa ngõ tịt hết, được có mỗi tý Sài Gòn – Trung Lương, còn sang Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang tắc hết"– ông Thăng so sánh.
Tại buổi làm việc Đoàn đánh giá cao những thành tích mà TP.HCM đã đạt được trong thu ngân sách cùng đóng góp của TP vào sự phát triển chung của đất nước.
Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng TP cần xem xét lại một số kiến nghị, đề xuất với Trung ương để phù hợp với tình hình chung của đất nước trong bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay.
Đáp lại những ý kiến này ông Đinh La Thăng – Bí thư Thành ủy khẳng định TP.HCM luôn “vì cả nước, cùng cả nước”, do vậy mục đích của TP không phải là xin giữ lại tiền mà là xin cơ chế để tạo ra tiền.
“Chúng tôi muốn tạo ra chiếc bánh to hơn. Chúng tôi xin cơ chế để làm ra tiền, tạo môi trường kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp” – ông Thăng nói.
Ông Thăng cũng cho biết TP đã nghiên cứu những mô hình của Bắc Kinh hay những đặc khu kinh tế như Thượng Hải, Thâm Quyến và nhận thấy rằng những nơi này đều được ban hành thể chế, tức một phần nhiệm vụ của quốc hội.
“Mình ở đây thì chắc là khó, chính vì vậy để TP.HCM phát triển cùng cả nước, vì cả nước thì cơ chế chính sách để TP phát triển phải là nhu cầu của Quốc hội, Trung ương, chứ hiện nay chỉ là của TP thôi” – ông Thăng cho hay.
Tuy nhiên nhắc lại kết luận của Bộ chính trị về việc cho phép xem xét tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP, ông Thăng thừa nhận “TP có một phần trách nhiệm”
“Trong khi chưa điều tiết được (ngân sách-PV), Bộ Chính trị cho phép tăng cường nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các chương trình mục tiêu và tăng nguồn thu xuất nhập khẩu trên địa bàn, và đã giao cho TP chủ trì cùng các bộ ngành khác để xây dựng cơ chế nhưng chúng ta chưa có điều kiện thực hiện” – ông Thăng cho biết.
Chính vì vậy Bí thư Thành ủy TP.HCM cho biết hiện TP đang tập trung phối hợp với các cơ quan Trung ương và một số chuyên gia xây dựng cơ chế theo hướng “TP mặc được cái áo vừa với sự phát triển”.
“Hiện nay mặc cũng chết mà cởi trần thì không được, mặc thì bí bách, không làm gì được vì quá chật chội rồi, nhưng vấn đề là chúng tôi cũng đang rất khó khăn trong xây dựng cơ chế này.
Tất nhiên là một cơ chế đầy đủ chứ không bó hẹp chỉ trong phạm vi điều tiết ngân sách” – ông Thăng khẳng định.
Ông Thăng đề nghị tới đây Ban Tài chính, Ngân sách hãy giúp TP bằng cách ủng hộ việc xây dựng cơ chế theo hướng "không xin", bởi trong tình hình hiện nay thì việc giữ được tỉ lệ 23% nguồn ngân sách điều tiết từ Trung ương cho TP cũng là khó.
"Chúng tôi cố gắng trong 5 năm tới làm sao huy động được 500.000 tỷ để hỗ trợ cho 7 chương trình đột phá trong đó hạ tầng rất cần thiết.
Bây giờ chống ngập mà cứ làm từng đoạn thì không thể hết ngập được, con đường 100km thì làm 10km đã đi được, nhưng chống ngập không thể đắp từng đoạn mà phải kín hết" – ông Đinh La Thăng.
Ngoài ra, ông Thăng còn đề nghị Ban Tài chính, Ngân sách ủng hộ việc cho phép TP giữ lại số tiền có được từ cổ phần hóa các doanh nghiệp của TP để có nguồn tiền đầu tư.
Ông cũng đưa ra so sánh cho thấy Hà Nội đang nhận được Trung ương hỗ trợ nhiều hơn nhiều so với TP.HCM.
“Hà Nội được giữ lại cao như thế (hơn 40% tổng thu ngân sách, trong khi TP là 23% - PV) nhưng toàn bộ cửa ngõ là Trung ương đầu tàu hết, như các tuyến đường cao tốc Hà Nội đi Lào Cai, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Nguyên.
Trong khi bây giờ TP.HCM đi các cửa ngõ tịt hết, được có mỗi tý Sài Gòn – Trung Lương, còn sang Bình Dương, Tây Ninh, Tiền Giang tắc hết"– ông Thăng so sánh.
theo Infonet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét