Có lẽ trong lịch sử các đời lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, số phận bị thảm nhất là cựu chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ. Là con người cẩn trọng và theo lập trường ôn hòa, thế nhưng vì 1 lần lên tiếng chỉ trích Mao Trạch Đông, ông đã tự kí vào bản án tử cho bản thân và gia đình.
- Xem bài hay về Xem tướng - Xem nốt ruồi - Xem chỉ tay
- Xem bài hay về Phong thủy
- Thông tin mới nhất về “Hồ sơ Panama”
Sau đây, chúng tôi xin kể cho độc giả 1 phần câu chuyện về cuộc đời của Lưu Thiếu Kỳ, và lý do vì sao ông lại dám chống đối Mao Trạch Đông, người đã nâng đỡ và giúp ông giữ chức vị chủ tịch nước.
Nhân dân chết đói, người nhà cũng chết đói
Giai đoạn Đại Nhảy Vọt bắt đầu, Lưu Thiếu Kỳ tuy có sự bất mãn, nhưng trên hành động vẫn phải thuận theo chỉ đạo của Mao Trạch Đông. Khi Nạn Đói Lớn xảy ra, Bành Đức Hoài lớn tiếng chỉ trích Mao tại hội nghi Lư Sơn, Lưu Thiếu Kỳ khi ấy vừa mới làm chủ tịch nước đã chọn im lặng, không đứng cùng phía với Bành.
Nhưng trong tâm Lưu Thiếu Kỳ càng lúc càng cảm thấy bất an. Đầu năm 1961, ông biết cả nước đã đói chết hơn 30 triệu người. Vào tháng 4, tháng 5 năm đó, ông về đến quê nhà ở Hồ Nam thị sát. Chuyến về quê lần này, ông tận mắt nhìn thấy khổ nạn tột cùng của nhân dân, tạo ra những xung đột tâm lý to lớn cho Lưu Thiếu Kỳ, ông hạ quyết tâm cần phải nghĩ cách ngăn cản Mao Trạch Đông.
Trong thời gian về lại quê nhà, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm chị gái của ông. Chị gái của ông thời trẻ đã gả cho gia đình “địa chủ”, bị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho là “giai cấp thù địch”. Bà đôi khi viết thư cho Lưu kể về cuộc sống khó khăn của mình.
Hôm nay, ông đến thăm chị mang theo: 2,5 kg gạo, 1 kg bánh khô, 1 kg kẹo, 9 quả trứng vịt muối, 1 bình mỡ heo. Ông nhìn thấy chị mình nằm trên giường sắc mặt ố vàng, con mắt mờ tối ứa đầy nước mắt, đôi môi xám xịt run run không nói nên lời. Bà chịu đói chịu rét thành bệnh, nằm liệt giường không thể dậy nổi trong suốt mấy ngày rồi.
Lưu Thiếu Kỳ hỏi anh rể đâu, hai tay bà ôm mặt, khóc rống lên. Chồng của bà vừa mới chết, nguyên là vì đã ăn nửa miếng bánh vỏ trấu mà con gái để lại cho ông, dạ dày đói xẹp nhiều ngày không cách nào tiêu hóa, bị nghẹn đến chết. Không có tiền để đi thầy thuốc, không có sức để đi đến bệnh viện, ông lão chết trong cơn đau đớn quằn quại.
Người anh rể này, sau khi Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch nước, đã từng viết một lá thư cho Lưu, nói về tình huống chân thật của dân làng bị đói chết. Lá thư đã bị chặn lại, ông bị chụp mũ “phá hoại Đại Nhảy Vọt” và mang ra đấu tố, bị trói trên một cái cây bên hồ nước mặc cho gió Bắc tạt vào người, lúc sắp bị lạnh làm cho ngất xỉu mới được thả về nhà.
Ân hận muộn màng
Lưu Thiếu Kỳ trên suốt chuyến đi, trên đường đều nghe thấy những câu chuyện như vậy, nhìn thấy những cảnh tượng khiến lòng người tan nát. Ông nhìn ra được nhân dân căm thù Đảng Cộng sản, căm hận bản thân ông.
Trên cột điện bên cạnh ngôi nhà cũ dưới quê của ông, một đứa bé 12 tuổi dùng than viết năm chữ lớn: “Đánh đổ Lưu Thiếu Kỳ!”, trong nhà đứa bé này một năm đã đói chết hết 6 người, sau khi mẹ chết cậu ôm theo người em còn đang khát sữa đi khắp nơi tìm người xin thức ăn, người em đã tắt thở trong lòng cậu. Thời đó “viết biểu ngữ phản động” sẽ bị coi là phần tử phản cách mạng và sẽ bị xử tử.
Lưu còn lệnh cho những người lãnh đạo địa phương không được trừng phạt những người nông dân “lấy trộm” thực phẩm, ông nói: “Xã viên đều nghĩ, cán bộ lấy được, sao dân lại không lấy được? Cán bộ lấy nhiều thì tôi lấy một ít“. Như vậy, đối với người dân mà nói, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc giống như lũ cướp vậy.
Ông thậm chí công khai xin lỗi người dân, trước khi đi ông nói với người trong làng rằng: “40 năm không có về lại quê, không ngờ rằng quê nhà tổ tiên hôm nay lại phải sống khổ sở như vậy, không ngờ giải phóng đã hơn 10 năm mà người dân vẫn còn nghèo khổ như vậy….. Nhìn thấy những điều này, lòng tôi thật sự rất buồn, tôi thành thật xin lỗi mọi người, thành thật xin lỗi bà con trong làng …“. Ông nghẹn ngào không nói nên lời, cúi người thật thấp xin lỗi mọi người.
Sau khi về đến Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ nói trong hội nghị công tác Trung ương: “Tôi thấy đã đến lúc rồi, không thể tiếp tục như vậy thêm được nữa”.
Bị nhân dân cả nước oán hận, Mao đứng trước nguy cơ mất hết quyền lực
Vụ thu đang đến gần, vào tháng 8/1961 Mao Trạch Đông theo thường lệ sẽ lên Lư Sơn họp bàn, quyết định con số trưng thu lương thực trên toàn quốc.
Những người đồng sự khác của Mao khuyên ông ta hãy thay đổi chính sách. Chu Ân Lai sau khi đến căn cứ địa cũ ở Hà Bắc thị sát trở về nói với Mao rằng: “Ngoài lá cây, dưa muối, rau dại ra, thì không còn gì cả, quả thật không có lương thực tồn trữ“. Mao nghe xong xen vào nói: “Chỉ một chút sai lầm nhỏ nhặt, có gì to tát chứ!”.
Thậm chí trong nhóm cảnh vệ trung ương, những người bảo vệ Mao, cũng buông những lời oán trách ngất trời đối với ông.
Uông Đông Hưng người phụ trách đoàn cảnh vệ cho Mao vào đầu năm 1961 nói với Mao rằng ( báo cáo liên quan đến tình hình tư tưởng trong đoàn cảnh vệ Trung ương đảng): “Chiến sĩ Đổng Phương Hội nói: ‘Mao chủ tịch ở Bắc Kinh, có biết được cuộc sống của nông dân chăng? Lương thực thu nhiều như vậy đều đã đi đâu cả rồi?’. Chiến sĩ Hứa Quốc nói lung tung rằng: ‘Bảo mọi người ăn rau có phải là mệnh lệnh của Mao chủ tịch? Những người thi công ở Trung Nam Hải mỗi tháng 30 kg gạo còn chẳng còn hơi sức, nông dân chỉ ăn rau và khoai, không ăn được lương thực. Không thể không màng đến sống chết của người dân được’. Chiến sĩ Trương Lập Thần nói: ‘Bây giờ thứ mà những người nông dân ăn ngay cả chó cũng không bằng, con chó ngày trước còn có thể ăn được cơm và cháo, con người bây giờ đói đến chẳng còn chút sức lực, con heo đói đến chẳng còn đứng nổi nữa’. Xã viên phản ánh nói: ‘Mao chủ tịch phải chăng muốn chúng tôi chết đói'”.
Đoàn cảnh vệ Trung ương vì vậy, sau đó đã bị thanh trừ một cách thảm khốc.
Theo New York Times, các nhà sử học phương Tây nói ít nhất 30 triệu người chết đói trên toàn Trung Quốc trong thời Nạn Đói Lớn, khi hoạt động nông nghiệp tư nhân bị cấm hoàn toàn. Còn theo báo Wall Street Journal đăng tải hồi tháng 8/2014, khoảng từ 15 triệu đến 76 triệu người Trung Quốc chết đói trong Nạn Đói Lớn. Tuy nhiên trong các báo cáo chính thức, Bắc Kinh không đề cập đến con số này và chỉ gọi đó là “3 năm khó khăn” trong khi cộng đồng quốc tế gọi đó là Nạn Đói Lớn.
Đối với Mao mà nói, uy hiếp trước mắt chính là bị hạ bệ trong Đại hội đại biểu, hoặc là rơi vào cảnh có chức mà không có thực quyền. Lâm Bưu là thân tín Mao viết trong hồi kí: “Điều mà ông ta lo lắng nhất là trong cuộc biểu quyết có thể chiếm đa số ủng hộ hay không“. Tháng 9/1961, theo điều lệ Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc cần phải mở “Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9″. Mao phải tìm mọi cách để trì hoãn đại hội lần thứ 9 này.
Từ sớm, Mao Trạch Đông đã cảm nhận được sự bất mãn mạnh mẽ trong số các quan chức cao cấp đối với chính sách của ông. Ông viết trong bài phát biểu tháng 4: “Nếu như các ông không bỏ phiếu cho tôi, thì sẽ bị hạ bệ“. Nạn Đói Lớn theo sau đó đã làm chấn động trong cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách mạnh mẽ.
Tại Đại hội mở rộng cán bộ cấp năm được diễn ra vào tháng 1/1961 ở tỉnh An Huy: “Những người nói chuyện trong đại hội có đến trên 90% có người nhà bị chết đói, họ vô cùng căm phẫn, mọi người đều bi thương rơi nước mắt. Trên hội trường nhìn tình cảnh khóc lóc, đặc biệt nhìn vào số lượng lớn người đã chết, ai cũng đều đau xót. Có không ít người bắt đầu kể khổ từ buổi sáng, mãi đến 7h tối cuộc họp mới kết thúc, nước mắt còn chưa khô, nhất là phụ nữ, khóc lóc càng thảm thiết hơn“.
Cán bộ Đảng và gia đình của họ đều ghìm chặt thắt lưng, 1 người 1 tháng nhận khoảng 10 kg gạo, mấy lạng dầu, một chút thịt. Trong bức tường đỏ ở Trung Nam Hải, nhân viên công tác bên cạnh Lưu Thiếu Kỳ bởi ăn không no cơm, đã biến công viên và đồng cỏ thành bãi trồng rau. Đói khát khiến cho cán bộ của Mao gần như ai nấy đều khao khát ông ta sẽ thay đổi chính sách.
Mao đẩy hết trách nhiệm lên đầu những cán bộ cơ sở, nói nguyên nhân của vấn đề, là “kẻ xấu nắm quyền, lương thực giảm sản lượng, ăn không no cơm”. Ông ta lại đổ lỗi cho “Chủ nghĩa tu chính hiện đại” của Liên Xô. Ông còn nói Trung Quốc đã phát sinh “thiên tai đặc biệt to lớn”.
Dựa theo ghi chép khí tượng, mấy năm trong Nạn Đói Lớn không những không có thiên tai mang tính toàn quốc, mà thời tiết còn tốt hơn những năm bình thường trước đó. Các cán bộ không hiểu rõ được tình huống toàn diện cho nên, khi Mao giá họa cho người khác, vẫn có thể lừa gạt được một số người. Nhưng nhìn thực tế, toàn quốc người người đều đang chịu đói, hàng loạt người chết, các cán bộ không thể không cảm thấy khởi nguồn của vấn đề chính là ở Đảng.
Vì để đổi lấy ấn tượng tốt của những người khác đối với mình, Mao Trạch Đông tuyên bố với toàn dân toàn Đảng rằng ông sẽ “đồng cam cộng khổ với nhân dân cả nước“, không ăn thịt nữa. Quả thật, trong một đoạn thời gian ngắn ông đã không ăn thịt, nhưng ăn cá, Mao rất thích ăn cá.
Trong thời gian Nạn Đói Lớn, Mao còn cảm thấy hứng thú với những bữa ăn Tây lấy thịt làm chủ. Ngày 26/4/1961, nhân viên công tác bên cạnh Mao họp cùng với đầu bếp để lập ra thực đơn những món ăn Tây cho Mao, bao gồm một dãy bảy món ăn chủ yếu: cá, tôm, gà, vịt, thịt heo, thịt dê, thịt bò, với tổng cộng khoảng 60 món ăn.
Những nhân viên công tác bên cạnh Mao nhìn thấy Mao ăn những gì, bản thân họ và người nhà ăn lại là những gì. Mao nói với họ rằng những món ngon vật lạ của ông ta đều là “đãi ngộ mà nhân dân dành riêng cho tôi“, những người khác “không có quyền” được hưởng. Quản gia của Mao lén lút lấy chút thực phẩm của Mao đem về nhà, sau bị phát hiện, đã được đưa đến trại cải tạo lao động ở vùng đất hoang phía Bắc, từ đó bặt vô âm tín.
Bởi vì thông tin bị phong tỏa, vậy nên mọi người căn bản không biết được cuộc sống thật sự của Mao. Lý Nột, con gái của Mao lúc đó ở nội trú tại trường đại học, ở trường phải chịu đói như những người khác. Mao rất vui khi thấy cô như vậy, điều ông cần chính là mọi người nhìn thấy con gái mình cũng đang chịu đói. Lý Nột cuối tuần về nhà mới có thể ăn được những món ăn ngon. Một lần nọ cô mang một chút đồ ăn từ nhà đến trường, sau khi Mao biết được vô cùng tức giận, đập bàn trách mắng, ông nói con gái làm vậy sẽ gây “ảnh hưởng không tốt“. Mao muốn mọi người tưởng rằng bản thân ông cũng đang cùng chung hoạn nạn với mọi người. Kết quả, năm 1960 Lý Nột bị bệnh phù thũng, kinh nguyệt cũng dừng lại, năm sau dứt khoát nghỉ học ở nhà tĩnh dưỡng.
Dù cho Mao Trạch Đông tạo dựng hình tượng “cùng chung hoạn nạn” thì cũng chẳng ích lợi gì? Cũng không thể giải quyết cơn đói của hàng trăm triệu người được. Ví như xà phòng đã thành vật quý hiếm, bởi vì loại dầu cần dùng để làm bánh xà phòng đều đã xuất khẩu rồi. Mao đưa ý kiến, nói rằng: “Có thể không làm xà phòng mà, cá nhân tôi có thể cả đời không dùng xà phòng đấy thôi!“.
Khi bên trên truyền đạt rằng Mao sống “tiết kiệm gian khổ” như thế nào, và ông không cần dùng xà phòng, có những cán bộ trả lời một cách mỉa mai sau lưng rằng: “Ông ta đương nhiên không dùng, ông ta việc gì cũng chẳng cần phải làm mà!“. Còn có những cán bộ cấp bậc khá cao thậm chí thảo luận với nhau rằng: “Sao ông ta lại không chết thế nhỉ! Ông ta chết rồi thì người khác dễ làm việc hơn!“.
Hết thảy những tin đồn phản cảm mà mọi người dành cho Mao, cô con gái tên Kiều Kiều của ông ta khi đi quét mộ cho Dương Khai Huệ, nghe thấy mọi người nguyền rủa Mao thế nào, sau khi trở về nhà đã nói lại với Mao. Mao nói: “Nếu như trước đây xảy ra tình trạng này, từ sớm đã nên hạ chiếu tự nhận lỗi rồi”.
Nếu như lúc này theo điều lệ Đảng mở “đại hội lần thứ 9″, Mao có khả năng sẽ bị hạ bệ. Trương Xuân Kiều một trong “tứ nhân bang” trong thời Đại Cách mạng Văn hóa nói rõ về nỗi lo lắng của Mao: “Nghĩ thử đáng sợ biết bao, nếu như trước khi cuộc vận động ( Đại Cách mạng Văn hóa) khai mở “Đại hội đại biểu đảng lần thứ 9″, rất có khả năng Lưu Thiếu Kỳ làm chủ tịch, chủ tịch Mao chỉ còn là chủ tịch vô danh“.
Đại hội 7.000 người, “mọi người cùng nhau nghĩ cách kéo dài thời gian!”
Các cán bộ đều yêu cầu mở Đại hội đảng, thảo luận đại tai nạn xưa nay chưa từng có trong lịch sử này. Mao Trạch Đông quyết định “đại hội lần thứ 9″ không mở nữa. Ông đã nghĩ ra một cách, mở một đại hội không tồn tại vấn đề tuyển cử. Các bộ tỉnh ủy, thành phố, vùng huyện cả nước, đều cử vài người đến Bắc Kinh mở hội.
Đây chính là “Đại hội 7.000 người” mở vào tháng 1/1962, hội nghị quy mô lớn nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây là một lần hội nghị mang tính lịch sử quan trọng, bởi vì Nạn Đói Lớn đã dừng lại sau hội nghị này. Tuy nhiên, mọi người đến tận bây giờ hiếm ai biết được rằng, thành tựu lần này là bởi Lưu Thiếu Kỳ “bất ngờ công kích Mao” trong hội nghị.
Mao mở Đại hội 7.000 người, hoàn toàn không có ý thay đổi chính sách. Ông trong lúc đề nghị mở phiên họp đã nói rằng: “Bây giờ không phải không có đồ (chỉ sản phẩm nông sản), heo thì ít, nhưng những thứ khác thì có, chính là những thứ mà chúng ta không trưng thu được” trong khi người dân thực tế không còn thứ gì để ăn.
Mao nói năm 1962, cần phải tận dụng 1 năm này, các phương diện đều cần phải “nhảy vọt”. Mao muốn để Đại hội giống như con dấu có thể đồng ý với chính sách của ông, ép buộc các đại biểu sau khi trở về tiếp tục bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng.
Mao dựa theo cách làm cũ, chia những người tham gia hội nghị dựa thành những đội nhỏ theo đại khu hành chính, do thư ký đứng đầu của đại khu nắm giữ, khiến các đại biểu không dám nói lung tung trước mặt lãnh đạo cấp trên.
Ngày 11/1 Đại hội bắt đầu, không có tuyên bố khai mạc hội nghị toàn thể, mỗi người trong số các đại biểu nhận được một “văn bản thông báo” đã được chuẩn bị sẵn, yêu cầu họ thảo luận học tập trong nhóm. Báo cáo nói: “Hình thế trong nước chúng ta, nói tóm lại, là khá tốt“, “Thời kỳ khó khăn nhất của chúng ta đã trải qua rồi“, “sẽ tiến nhập vào một thời kỳ đại phát triển mới“. Báo cáo đề cập đến “khuyết điểm và sai sót“, nhưng cụ thể là những gì? Trách nhiệm của ai, đều không hề nói đến.
Các đại biểu nhận được thông báo, chỉ có thể nói trách nhiệm của bản thân mình, “không nên đem trách nhiệm đẩy lên đẩy xuống”. Có người đã đề xuất trách nhiệm cho tỉnh ủy, ngay lập tức bị cảnh cáo, bảo họ “phát ngôn phải cẩn thận“. Một đại biểu dũng cảm đã viết thư cho Mao và trung ương, nói: “Mở hội chính là mọi người ngồi ở đó kéo dài thời gian!“.
(Còn tiếp)
Lưu Thiếu Kỳ chết thảm vì chỉ trích Mao Trạch Đông (Phần cuối)
Nhận thức rõ Đại Nhảy Vọt là một sai lầm khủng khiếp, Lưu Thiếu Kỳ bằng cách mạo hiểm tính mạng, lên tiếng phản đối Mao tại Hội nghị Toàn thể. Ông đã giúp ngăn không cho Đảng Cộng sản Trung Quốc giết thêm nhiều người dân hơn nữa, nhưng thay vào đó, ông phải trả bằng cả mạng sống và sự nghiệp của mình.
- Xem bài hay về Xem tướng - Xem nốt ruồi - Xem chỉ tay
- Xem bài hay về Phong thủy
- Thông tin mới nhất về “Hồ sơ Panama”
Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông bất đồng ý kiến
Vào năm 1961, trong lần tiếp một vị nguyên soái quân đội Anh, khi được hỏi về việc chọn ai kế thừa vị trí của mình sau khi qua đời, Mao Trạch Đông vẫn nói người đó là Lưu Thiếu Kỳ. Tuy nhiên, tới năm 1966, từ vị trí nhân vật số 2 trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ bị đánh tụt xuống vị trí thứ 8. Từ năm 1961 tới năm 1966, vỏn vẹn chỉ 5 năm ngắn ngủi. Vậy rốt cuộc, đâu là nguyên nhân khiến Lưu bị Mao Trạch Đông loại khỏi cuộc chơi?
Kế hoạch “Kéo dài một thời gian” được Mao rất ưng ý. Đại hội được thiết lập tại Đại Lễ đường Nhân dân ở quảng trường Thiên An Môn đối diện Trung Nam Hải. Mao ở trong Trung Nam Hải có một gian phòng mật, đặt tên là “118”, mỗi ngày nằm trên chiếc giường, bên cạnh là tình nhân, lật cho ông xem các báo cáo vắn tắt của Đại hội, xem mỗi nhóm người đã nói những gì. Kế hoạch của Mao là vào ngày 27/1 chỉ mở một lần hội nghị toàn thể, do Lưu Thiếu Kỳ đọc diễn văn khai mạc và bắt đầu thảo luận, sau đó tuyên bố Đại hội kết thúc. Màn diễn này hễ qua đi, thì Mao sẽ yên tâm tiếp tục ngồi trên chiếc ghế tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngày 27/1, một ngày đáng được ghi vào trong sử sách. Tại Hội nghị Toàn thể, Lưu Thiếu Kỳ một con người vốn thận trọng từ lời nói đến việc làm, đã ở ngay trước mặt Mao Trạch Đông, ngay trước mặt 7.000 thành viên chủ chốt của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, khẳng khái nói một tràng những lời hoàn toàn sai khác với “văn bản thông báo” mà Mao đã cất công chuẩn bị.
Lưu nói: “Hình thế không tốt, người dân không đủ lương thực để ăn, các thứ khác như thực phẩm bổ sung, thịt, mỡ không đủ; cái mặc cũng không đủ, vải quá ít; cái dùng cũng không đủ. Chính là cái ăn, cái mặc, cái dùng của người dân đều không đủ. ‘Chúng ta vốn dĩ cho rằng, về phương diện nông nghiệp và công nghiệp, mấy năm nay sẽ có đại nhảy vọt … Nhưng hiện nay không có nhảy vọt, mà trái lại còn thụt lùi rất nhiều“.
Lưu lại nói: “Nguyên nhân sản xuất khó khăn là ‘3 phần thiên tai, 7 phần nhân họa’, thiên tai quả thật là không nghiêm trọng đến như vậy!”. Ông thậm chí ám chỉ cần phải cân nhắc lại phương châm trị nước của Mao: “Ba mặt cờ đỏ ( tuyến tổng lộ, đại nhảy vọt, công xã nhân dân), chúng ta hiện nay đều không dám bãi bỏ, đều phải tiếp tục duy trì… Nhưng trải qua 5 năm, 10 nữa, chúng ta lại sẽ nói đến chuyện tổng kết sai lầm và kinh nghiệm“.
Mao Trạch Đông từ đầu đến cuối đều nói tai họa do chính mình tạo thành là “mối quan hệ giữa 1 ngón tay và 9 ngón tay”. Lưu Thiếu Kỳ nói thẳng với Mao rằng: “Trước đây chúng ta thường hay so sánh khuyết điểm, sai lầm và thành tích với quan hệ gọi là 1 ngón tay và 9 ngón tay. Bây giờ e rằng chiêu thức này không thể dùng hoài như vậy được nữa“.
Mao lập tức xen vào nói: “Địa khu kiểu ‘1 ngón tay và 9 ngón tay’ này không thiếu”.
Lưu phản bác nói: “Nhưng mà, nếu tính tổng cả nước mà nói, thì quan hệ giữa sai lầm và thành tích, chúng ta không thể nói là quan hệ giữa 1 ngón tay và 9 ngón tay được… Ông không thừa nhận, người ta chính là sẽ không phục…”
Phát biểu của Lưu đã được hưởng ứng mạnh mẽ của mọi người có mặt tại hội trường. Có chủ tịch nước ra mặt, các nhóm tiểu đội ngày hôm đó tranh luận sôi nổi tựa như tức nước vỡ bờ, hoàn toàn khác với những ngày hôm trước. Các cán bộ tranh nhau phát biểu, nói ra cách nghĩ chân thật của bản thân mình, phản đối tiếp tục chính sách Đại Nhảy Vọt. Thanh âm mạnh mẽ thật là “sóng sau cao hơn sóng trước”.
Mao dẫu có nằm mơ cũng không nghĩ được rằng Lưu Thiếu Kỳ do chính bản thân ông đề bạt lại dám làm vậy. Lưu không đọc “văn bản thông báo” của Mao, văn bản đã được Mao đồng ý trước khi mở Đại hội. Cơn thịnh nộ điên cuồng của Mao vốn không khó tưởng tượng, nhưng Mao đã kìm nén cơn lửa giận.
Lưu hiển nhiên có sự ủng hộ của 7.000 cốt cán trong chính quyền, Mao không thể đá chọi đá với họ được. Mà ông bây giờ cũng không thể thả các đại biểu đi, trước hết cần phải giảm thiểu tổn hại đối với bản thân đến mức thấp nhất rồi mới tính tiếp. Mao giả vờ giữa mình với Lưu Thiếu Kỳ không hề bất đồng chính sách, và tuyên bố kéo dài hội nghị. Mao nói với các đại biểu đây là cơ hội để họ trút giận, “Ban ngày trút giận, buổi tối xem tuồng, hai sông vừa cạn, mọi người vừa lòng“.
Mao áp dụng bước đi khẩn cấp, đưa Lâm Bưu – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cũng là người bạn gắn bó từ thuở “hàn vi” của ông ra hộ giá.
Ngày 29/1, lại mở hội nghị toàn thể, nhưng lần này người đầu tiên nói chuyện chính là Lâm Bưu.
Lâm Bưu nói lớn rằng những năm nay chỉ có là “một số khuyết điểm“, là “cái giá cho học tập” cần phải trả, “sự thật chứng minh, những khó khăn này vừa khéo lại là do chúng ta có rất nhiều việc không làm theo chỉ thị của Mao chủ tịch mới tạo thành như vậy. Nếu như chúng ta làm theo chỉ thị của Mao chủ tịch, nếu như chúng ta đều nghe lời của Mao chủ tịch, thế thì khó khăn sẽ được giảm thiểu rất nhiều, đường cong cũng sẽ bớt cong rất nhiều“, “Tư tưởng của Mao chủ tịch luôn là chính xác”.
Sau khi Lâm nói xong, Mao là người vỗ tay đầu tiên, sau đó bản thân tuyên bố với Đại hội: “Đồng chí Lâm Bưu nói những lời phát biểu rất hay“. Lâm Bưu đã cứu Mao.
Lúc này, Mao mới dám ra mặt uy hiếp Lưu Thiếu Kỳ. Sau khi khen ngợi Lâm Bưu, ông nói mập mờ rằng: “Báo cáo ngoài miệng của đồng chí Thiếu Kỳ, miệng nói không bằng chứng, cũng mời ông ra chỉnh lý một chút“. Bốn chữ “miệng nói không bằng chứng” đã thể hiện rõ ý định giết người của Mao.
Sau khi Lâm Bưu nói xong, Mao yêu cầu lãnh đạo các tỉnh và bộ quản lý nông nghiệp Trung ương, bộ quản lý kinh tế, nhất loạt lên bục kiểm điểm bản thân, gánh vác trách nhiệm, để giải thoát cho ông ta.
Lưu Thiếu Kỳ biết sự tình đã hỏng. Theo vợ ông kể, ông lẩm bẩm nói: “Lâm Bưu đến, lại nói những lời như vậy, có chuyện rồi“.
Người nắm giữ quân đội lại hoàn toàn đứng về phía Mao, dùng những lời lẽ ngang ngược cưỡng từ đoạt lý, ngay tức khắc khiến các đại biểu phải sợ hãi, không dám bóc mẽ vấn đề, càng không dám công kích Mao. Kết quả, Đại hội không thể triệt để thay đổi chính sách của Mao như Lưu mong muốn.
Mao dù sao cũng phải có câu trả lời với 7.000 người, vì thế vào ngày 30 ông đã làm “tự phê bình”, đây là lần đầu tiên trong đời Mao làm như vậy từ khi lên nắm quyền.
Mao Trạch Đông cẩn thận trau chuốt từ ngữ, nhằm tạo ấn tượng cho người khác. Mao cố ra vẻ cao thượng, quang minh chính đại gánh vác trách nhiệm, ông nói: “Phàm là những sai lầm mà Trung ương phạm phải, sai lầm trực tiếp quy về trách nhiệm của tôi, sai lầm gián tiếp tôi cũng có phần, bởi vì tôi là chủ tịch Trung ương“.
Đứng trước áp lực từ hội nghị, Mao Trạch Đông bị ép phải chấp nhận thay đổi chính sách. Nhờ vậy bắt đầu từ năm 1962, chỉ tiêu số lượng thực trưng thu giảm bớt trên diện rộng. Hàng chục triệu người vì vậy mà thoát chết.
Đại Cách mạng Văn hóa – Kế hoạch báo thù của Mao
Đối với Mao Trạch Đông, vết “dao” do Lưu Thiếu Kỳ “bất ngờ công kích” trong Đại hội 7.000 người khiến ông không cách nào quên. Mao sợ nhất là bị tập kích bất ngờ, chỉ có như vậy mới khiến ông có khả năng mất hết quyền lực trong nháy mắt.
Mao Trạch Đông căm hận Lưu Thiếu Kỳ. Ông cũng căm hận những người đã tham dự hội nghị, bởi vì họ đứng cùng phía với Lưu, bức ép ông thay đổi chính sách. Trả thù đã trở thành mong muốn nhất định phải làm của Mao. Đây chính là lí do tại sao mấy năm sau đó, Mao phát động Đại Cách mạng Văn hóa, khiến cho Lưu Thiếu Kỳ, và đại bộ phận những người đã tham gia hội nghị, cùng với những người liên can, đều bị tra tấn hành hình thảm khốc.
Giống như những gì mà Giang Thanh, vợ của Mao nói: “Mao Trạch Đông vào Đại hội 7.000 người đã nén cơn giận, mãi đến thời Đại Cách mạng Văn hóa mới trút cơn giận này“.
Đại Cách mạng Văn hóa không chỉ là sự trả thù, cũng là cải tổ triệt để. Mao nhìn thấy rất rõ ràng, các cán bộ đó đều không muốn quản lý đất nước theo ý muốn của ông. Mao cần phải triệt tiêu họ, và đổi một nhóm người khác lên thay.
Số phận bi thảm của Lưu Thiếu Kỳ
Tại Hội nghị Trung ương 12 khoá 8 Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Bắc Kinh từ 13 đến 31/10/1968 do Mao Trạch Đông chủ trì, đã thông qua báo cáo thẩm tra về “tội ác” của Lưu Thiếu Kỳ do Giang Thanh đệ trình.
Dưới sức ép của Mao và Lâm, bằng cách giơ tay biểu quyết, hội nghị “nhất trí thông qua nghị quyết vĩnh viễn khai trừ Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng”. Sau đó, Lưu Thiếu Kỳ bị bắt giam và đấu tố như một kẻ “phản đồ”, “nội gian”, “tay sai của đế quốc xét lại, Quốc dân đảng”,…
“Hồng vệ binh” đưa Lưu Thiếu Kỳ từ Trung Nam Hải tới giam tại một nhà tù ở phủ Khai Phong, Hà Nam. Sau khi đến Khai Phong được gần một tháng, do tuổi cao sức yếu, lại bị giày vò về tinh thần, Lưu Thiếu Kỳ tắt thở vào sáng 13/11/1969.
Người vệ sĩ của Lưu Thiếu Kỳ vào nhà ngục thăm ông, nhìn xuống dưới đất, thấy thủ trưởng của mình đã tắt thở, mặt mũi biến dạng, hàm dưới có vết máu. Người vệ sĩ cắt bớt mớ tóc dài bạc trắng, cạo râu và mặc cho ông bộ quần áo và đôi giày vải bình thường. Đêm ngày hôm sau, ngày 14/11/1969, thi hài Lưu Thiếu Kỳ, đầu và mặt bọc kín trong tấm vải trắng, được khiêng lên chiếc xe đưa đi hỏa táng.
Tuy nhiên, do xe quá ngắn, hai chân lòi ra ngoài khoang xe. Đúng 0h5′ ngày 15/11/1969, “xe linh cữu” chuyển bánh đi vào lò hỏa thiêu.
Trên giấy tờ làm thủ tục hỏa thiêu cho Lưu Thiếu Kỳ, viết: Họ tên: Lưu Vệ Hoàng; nghề nghiệp: vô nghề nghiệp; nguyên nhân chết: chết bệnh; người nhà ký tên: con trai Lưu Nguyên.
Mãi 11 năm sau đó, tới năm 1980, Đảng Cộng sản Trung Quốc mới quyết định phục hồi danh dự và tất cả các chức vụ trong đảng cho Lưu Thiếu Kỳ. Ngày 17/5 năm đó, lễ truy điệu Lưu Thiếu Kỳ được tổ chức tại Bắc Kinh. Đặng Tiểu Bình đã tới đọc điếu văn, cả nước treo cờ rủ, ngừng toàn bộ hoạt động vui chơi giải trí. Tuy nhiên, có lẽ, lễ truy điệu đình đám ấy vẫn không thể khiến vị Chủ tịch nhà nước Trung Quốc một thời có thể ngậm cười nơi chín suối.
Lời kết
Có lẽ nhiều người thương tiếc cho Lưu Thiếu Kỳ, nhưng đứng ở 1 phương diện khác mà nói, cả Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông và 7.000 cán bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó, đều phải chịu trách nhiệm cho cái chết thê thảm của hơn 30 triệu người dân vô tội. Tất nhiên tội ác lớn nhất là của Mao Trạch Đông và những kẻ đồng lõa, thế nhưng giữ cương vị chủ tịch nước, Lưu Thiếu Kỳ đã không làm hết sức để ngăn cản Đại Nhảy Vọt diễn ra ngay từ đầu, chính sự tắc trách, quan liêu của ông và các cán bộ Đảng, đã khiến cho hàng chục triệu người dân phải chết, trách nhiệm đó ông và các cán bộ của mình không thể không gánh.
Dân gian luôn tin vào “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, Phật gia giảng luật nhân quả, dù là dân thường hay một nhà lãnh đạo cao cấp, cũng không thoát khỏi quy luật này.
Dịch từ Bayvoice.net
Dịch từ Bayvoice.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét