Lời bàn:
Bài viết dưới đây tác giả còn quên một yếu tố quan trọng nhất đó là yếu tố tinh thần quyết chiến của quân sĩ của 2 phía Việt Nam-Trung Quốc; Nếu xảy ra chiến tranh Trung-Việt thì tinh thần xung trận chịu đựng hy sinh của binh sĩ Trung Quốc sẽ kém xa Việt Nam vì:
1/ Thanh niên Trung Quốc họ chẳng có thù hằn gì với nhân dân Việt Nam; do vậy họ chẳng ham hố gì lao vào lửa đạn để bán giết nhân dân Việt Nam...Trong khi đó thì máu hận về việc bị xâm lăng gây hấn, chèn ép từ phương bắc đối với người Việt được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác; Cho dù Việt Nam hiện nhiều người không ưa gì chính quyền, nhưng Trung Quốc thử nổ súng xem, lập tức sẽ triệu người như một quyết chiến với Trung Quốc !
2/ Trung Quốc mỗi gia đình chỉ có 1 con do đó chắc thanh niên Trung Quốc, bố mẹ họ chẳng ham hố gì động viên con em lao vào khói lửa chiến tranh để thực hiện mộng bá quyền của kẻ cầm quyền !
Infonet 5 đăng lại
Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.
Không quân Việt Nam luôn sẵn sàng túc trực bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn nữa và kêu gọi gây chiến không chỉ bởi những quyết sách thâm hiểm từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực đoan "Đại Hán" luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô đạo đối với các nước láng giềng.
Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.
Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến.
Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến, nhưng với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thi Trung Quốc không thể tiến hành gây ra một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.
Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy, những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào, chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng lại thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.
Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá" và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng "chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm" (xác máy bay Mỹ)... Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân bị tiêu diệt vẫn còn giá trị.
Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.
Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế, các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào trung Quốc.
Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.
Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai mặt trận. Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.
Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng...
Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng từ áp lực của bên ngoài và nội bộ để có thể dành chiến thắng.
Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan bởi họ là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.
Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu.(Ảnh minh họa)
Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi, Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài, nó không phải là giữa những hy vọng của đối phương cho nó!
Hồ Trung Nghĩa
(GDVN) - Sự thay đổi mà Tân Hoa Xã gọi là "đầy kịch tính" từ quan hệ thù địch không đội trời chung sang đối tác hợp tác toàn diện có thể xem như "phong vân biến đổi...
Hồng Thủy
Tân Hoa Xã nói gì về chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư?
(GDVN) - Sự thay đổi mà Tân Hoa Xã gọi là "đầy kịch tính" từ quan hệ thù địch không đội trời chung sang đối tác hợp tác toàn diện có thể xem như "phong vân biến đổi...
Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu giàn khoan 981 lại xâm phạm vùng biển Việt Nam?Giàn khoan 981 Trung Quốc có liên hệ gì với quan hệ Việt - Mỹ?Đa Chiều: Trung Quốc định giả Mỹ dọa Việt Nam
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Tân Hoa Xã ngày 29/6 đưa tin, năm nay tròn 40 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cũng vừa đến dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. Một trong những hoạt động trọng điểm đánh dấu năm kỷ niệm này là 2 nước Việt Nam và Hoa Kỳ đang tích cực chuẩn bị cho chuyến công du nước Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam. Đồng thời hai bên cũng xúc tiến để cuối năm nay Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể thăm chính thức Việt Nam.
Diễn biến của quan hệ Việt Mỹ hơn 60 năm qua, từ năm 1954 đến nay theo Tân Hoa Xã có thể dùng điển tích "bãi biển biến thành nương dâu" để nói lên mức độ thay đổi to lớn. Nói cách khác, hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc bình luận rằng quan hệ Việt - Mỹ đã thay đổi từ chỗ "chiến tranh nóng" sang "chiến tranh lạnh" và bây giờ là bắt tay hợp tác.
Sự thay đổi mà Tân Hoa Xã gọi là "đầy kịch tính" từ quan hệ thù địch không đội trời chung sang đối tác hợp tác toàn diện có thể xem như "phong vân biến đổi khôn lường".
Điều này một lần nữa minh chứng cho phát biểu của Thủ tướng Anh Churchill rằng, không có bè bạn mãi mãi, cũng không có kẻ thù vĩnh cửu, chỉ có lợi ích là vĩnh hằng, Tân Hoa Xã bình luận.
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết, hiện tại lịch trình cũng như hoạt động chi tiết chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chưa được công bố, nhưng truyền thông Mỹ - Việt đã bắt đầu "đồn đoán", quan chức 2 nước cũng liên tục lên tiếng với những lời lẽ ngọt ngào.
Tân Hoa Xã cho rằng những tiếng nói từ phía Mỹ đang rất dễ nghe, nhưng về cơ bản truyền thông nhà nước Việt Nam vẫn tỏ ra khá "bình tĩnh, nắm chắc phương châm đã định". Các nhà quan sát Tân Hoa Xã cho là nghiêm túc thì nhận định, chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nếu thành công sẽ có ý nghĩa lịch sử và mang tính biểu tượng.
Đầu tiên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đường hoàng thăm chính thức nước Mỹ với vai trò lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam là điều "chưa từng có trong lịch sử Việt Nam", nên ý nghĩa chuyến thăm vô cùng to lớn, Tân Hoa Xã bình luận.
Thứ hai, việc Nhà Trắng chính thức mời một nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm chính thức Hoa Kỳ cũng là việc chưa từng có. Tân Hoa Xã lưu ý, phía Hoa Kỳ sẽ đón tiếp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở cấp độ nào, lễ nghi nào sẽ là những điểm nhấn đáng chú ý.
Ông đã từng công du nhiều nước châu Á, châu Âu với cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và được các nước này đón tiếp với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia, lần này Mỹ có làm như vậy hay không, có làm "mát mặt Việt Nam" hay không, Tân Hoa Xã đặt câu hỏi.
Hợp tác giữa bất kỳ quốc gia nào với nhau cũng đều dựa trên lợi ích chung, đồng thời nỗ lực tối đa hóa lợi ích của quốc gia mình. Và giữa các quốc gia đều có những khác biệt, hai bên đều sẽ giữ giới hạn của mình, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như vậy.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: Tân Hoa Xã. |
Lợi ích chung của Việt nam và Mỹ theo Tân Hoa Xã là khá nổi bật và dễ thấy. Trên nền tảng đó 20 năm qua quan hệ Việt - Mỹ đã tiến được một chặng đường dài. Trong mối quan hệ phức tạp giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác là một mặt rất quan trọng, nhưng đấu tranh cũng là một mặt không thể xem nhẹ, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc bình luận.
Những năm gần đây Mỹ đã tăng cường giao lưu với đối tác mới là Việt Nam. Mức độ hợp tác song phương Việt - Mỹ bị Tân Hoa Xã gọi là "mức độ lôi kéo Việt Nam", đây là một mắt xích trong chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á. Tuy nhiên hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc cho rằng mức độ "gây áp lực, thúc đẩy biến đổi" của Mỹ đối với Việt Nam cũng chưa hề buông lơi, thậm chí hiệu quả không phải tầm thường?!
Chủ trương đối ngoại nhất quán của Việt Nam là độc lập tự chủ, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chính sách quốc phòng Việt Nam duy trì là 3 không: Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước nào lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình, không dựa vào nước này chống lại nước kia.
Tân Hoa Xã bình luận: "Nếu không biết được quốc sách cơ bản của Việt nam thì sẽ dễ bị truyền thông như bong bóng xà phòng mê hoặc, dễ dẫn đến phán đoán sai lầm, hiểu lầm mang tính biểu tượng trong một số vấn đề cụ thể."
Tân Hoa Xã cho rằng, trong cái hãng tin này gọi là trò tung tin của truyền thông xung quanh quan hệ Việt - Mỹ, thường bắt gặp logic đơn giản và nông cạn rằng "Việt Nam ngả theo Mỹ đối phó với Trung Quốc" hoặc "Mỹ lôi kéo Việt Nam kiềm chế Trung Quốc". Tuy nhiên, cái "logic đơn giản và nông cạn" ấy lại xuất hiện hàng ngày trên báo chí nhà nước Trung Quốc chứ không phải Mỹ hay Việt Nam - PV.
Tân Hoa Xã kết luận rằng, trong thế giới ngày nay bất kỳ mối quan hệ song phương quan trọng nào đều có thể ảnh hưởng đến các quốc gia liên quan, vấn đề là ít hay nhiều, nhỏ hay lớn mà thôi. Báo chí Việt Nam quan tâm đến sự thay đổi trong quan hệ Trung - Mỹ, thì báo chí Trung Quốc cũng "mẫn cảm" với sự phát triển, thay đổi của quan hệ Việt - Mỹ.
Hồng Thủy
Trung Quốc do thám phi pháp Việt Nam trên Biển Đông suốt 6 năm qua
(GDVN) - Đội Chim ưng biển do Trung Quốc lập ra chủ yếu nhằm do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu Việt Nam trên Biển Đông.
Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa"Thượng tá Trung Quốc: Tên lửa đã gióng lên ở Trường SaTham luận viên Campuchia, Indonesia đòi Mỹ, Nhật rời khỏi Biển Đông
Hình minh họa. |
South China Morning Post ngày 30/6 đưa tin, hải quân Trung Quốc đã điều máy bay do thám (bất hợp pháp) hoạt động của các giàn khoan, tàu thuyền Việt Nam trên Biển Đông ít nhất 5 đến 6 năm qua. Thông tin này được chính tuần san Liêu Vọng, một phụ bản của Tân Hoa Xã số mới nhất công bố.
Lực lượng do thám thuộc biên chế hạm đội Bắc Hải sử dụng máy bay do thám Y-8 để xâm nhập (bất hợp pháp). Tuy nhiên, các phi công điều khiển Y-8 do thám Biển Đông vốn là phi công lái máy bay chiến đấu và chỉ được huấn luyện từ 3 đến 6 tháng trước khi được tung xuống Biển Đông. Đinh Gia Hòa, một viên Thượng tá, phi công tham gia do thám nói với Liêu Vọng rằng, hoạt động huấn luyện bay quá ngắn do "nhiệm vụ cấp bách".
Liêu Vọng cho biết các phi công tham gia bay do thám Biển Đông đều trải qua 6 tháng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau mỗi năm, hoạt động bay do thám kéo dài 7 đến 8 giờ trong mỗi thời điểm. Đội do thám (bất hợp pháp) của Trung Quốc được đặt tên là Chim ưng biển là lực lượng chức năng duy nhất của Bắc Kinh có khả năng hoạt động cảnh báo sớm phòng không, chỉ huy và kiểm soát, truyền dữ liệu chiến thuật và chỉ thị mục tiêu từ xa, Liêu Vọng viết.
Đội Chim ưng biển do Trung Quốc lập ra chủ yếu nhằm do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu Việt Nam trên Biển Đông cũng như một số nước có yêu sách khác. Lực lượng do thám này cũng theo dõi hoạt động của tàu chiến nước ngoài trên Biển Đông.
Nhà quan sát quân sự Hồng Kông Leung Kwok-Leung bình luận, đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố chi tiết về những phát triển và hoạt động gần đây của lực lượng do thám đa năng của họ. Yang Zhiliang, Phó Chính ủy của lực lượng do thám này nói rằng đội Chim ưng biển được thành lập từ cuối những năm 1980, nhưng chỉ mới được phát triển mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh đặt ra mục tiêu biến Trung Quốc thành cường quốc biển.
Tuy nhiên một số nhà phân tích quân sự lo ngại tai nạn có thể xảy ra khi lực lượng phi công do thám Trung Quốc được huấn luyện bay quá ít, trong khi hoạt động bay ở Biển Đông rất khó khăn và phức tạp. Mặt khác nguy cơ va chạm, đối đầu với máy bay quân sự các nước khác ở Biển Đông cũng rất cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét