Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Chiều nay 5/7-Sở GTVT Hà Nội báo cáo kết quả kiểm tra về cây cầu...; Kinh tởm: Cây cầu giữa thủ đô xây bằng xốp và...giẻ rách ???; Vụ "bê tông cốt xốp": Sở GTVT tiến hành kiểm tra độc lập; Bê tông độn xốp ở Hà Nội: Tiết lộ bản vẽ thi công

Cầu xây bằng xốp và cát: Sở GTVT Hà Nội báo cáo kết quả kiểm tra

resized__MG_5983

(VTC News) - Chiều 5/7, Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản báo cáo UBND TP. Hà Nội liên quan đến chất lượng hạng mục cầu vượt đường sắt tại Km0+938,29 thuộc dự án Đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ).
Những ngày qua, trong dư luận xã hội cũng như trên báo chí, nhất là báo mạng “nóng” lên câu chuyện “cầu làm bằng xốp và cát” tại Hà Nội.
a4

 Cầu vượt đường sắt dự án trục đường phía Nam Hà Nội xuất hiện những tấm xốp xen giữa dầm bê tông và lớp cát đệm. Ảnh CTV

Trả lời PV VTC News ngày 5/7, ông Phạm Hoàng Tuấn (Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội) cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin báo chí phản ánh, Sở GTVT đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành (mời Sở KHĐT, Sở Xây dựng, UBND huyện Thanh Oai) đi kiểm tra hiện trường xác minh các thông tin mà báo chí đã nêu.

Ông Tuấn cho biết, theo kết quả kiểm tra tại hiện trường ngày 4/7 và trên cơ sở báo cáo của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và ban QLDA giao thông 2, Sở GTVT đã tổng hợp và báo cáo thành phố Hà Nội về chất lượng công trình đường trục phía Nam.
“Theo thiết kế, kết cấu vỉa hè trên cầu gồm gờ bê tông thi công cùng với lớp bê tông mặt cầu, đặt tấm đan bê tông kích thước 1,0m x 1,175m rồi rải vữa xi măng để lát hè bằng gạch Terazo (40cmx40cm)”.
“Trong quá trình thi công điện chiếu sáng, đơn vị thi công đã đục tấm đan bê tông kích thước 1,0m x1,175m để luồn dây cáp đấu vào cột đèn chiếu sáng nhưng chưa thực hiện đấu dây ngay và cũng chưa thực hiện lấp hố. Sau đó đơn vị thi công lát hè (không phải đơn vị thi công chiếu sáng) đã cho đặt 01 tấm xốp khoảng 40cm x 40cm và rải vữa xi măng lát tạm hè để đảm bảo an toàn (mục đích đặt tấm xốp là để khi đấu dây chính thức sẽ tiện cho việc dỡ lên và lát hè lại).”
“Đầu năm 2015 đơn vị thi công chiếu sáng lại đào các vị trí này để đấu dây và lại để nguyên hố đào cho đến thời điểm các cơ quan báo chí phản ánh” – Ông Tuấn nói.
Liên quan đến nội dung “nhiều hạng mục trên cầu bị sụt lún, bong tróc, gãy nứt…”, theo ông Phạm Hoàng Tuấn, “qua kiểm tra thực tế, có hiện tượng phần lề đường (chưa lát hè) có rơi vãi đất đá, có vệt hằn lõm bánh xe (không phải phạm vi mặt đường và không phải mặt cầu).”
Theo ông Phạm Hoàng Tuấn, để xảy ra sự việc trên là thiếu sót của nhà đầu tư và các đơn vị thi công trong quá trình tổ chức thi công. Tuy nhiên “thiếu sót này chỉ là cục bộ, không ảnh hưởng đến kết cấu mặt cầu và thực tế không có việc đổ bê tông bằng xốp (tại buổi kiểm tra hiện trường Sở GTVT đã chỉ đạo cho đào kiểm tra tại các vị trí hè khác nhau ngoài vị trí cạnh cột đèn và không phát hiện có lớp xốp dưới lớp gạch lát hè)”, ông Tuấn nói.
Mặc dù vậy, đại diện Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, đã “chỉ đạo nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án nhanh chóng khắc phục các vấn đề trên bằng cách triển khai ngay việc đấu dây chiếu sáng, thay thế toàn bộ các tấm đan bị đục để luồn cáp và hoàn trả kết cấu hè theo đúng thiết kế trong tháng 7 năm 2016".
Cùng với đó, Sở GTVT cũng yêu cầu ban Quản lý dự án giao thông 2 thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả khắc phục xử lý của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án.
Trước đó, có thông tin cho rằng tuyến đường trục phía Nam Hà Nội do Cienco 5 Land làm chủ đầu tư, dù chưa được bàn giao nhưng đã xuống cấp, sụt lún, bong tróc, nứt gãy và thậm chí là lót xốp lẫn bê tông khiến dư luận bức xúc.
Theo ghi nhận của PV VTC News ngày 5/7, ngoài xốp, phía dưới chân cầu xen kẽ trong lớp bê tông còn có chăn, đệm, quần áo và cả giẻ rách...
A1

Dự án được khởi công tháng 4/2008 và dự kiến hoàn thành trong 60 tháng. Theo kế hoạch, đến 31/12/2010, chủ đầu tư đã phải thông xe 10km đầu của đường trục phía Nam. Tuy nhiên đến nay (7/2016) công trình vẫn ngổn ngang. Ảnh Đức Thuận

a2

 Phía dưới chân cầu, đoạn nối với nhịp dẫn cầu vượt đường sắt đầu tiên xuất hiện vết nứt dài kéo từ trên xuống dưới. Ảnh Đức Thuận

a3

 Dù mới thông xe kỹ thuật từ năm 2012 nhưng nhiều vị trí bê tông bong tróc, lòi cả sắt thép. Ảnh Đức Thuận

a6

 Những mố nối cũng được thi công rất cẩu thả.  Ảnh Đức Thuận

a5

 Ngay sau khi báo chí phản ánh, Cienco 5 Land (đơn vị thi công) đã "vội vàng" lấp lại và có văn bản trả lời, phủ nhận thông tin "cầu xây bằng xốp". Ảnh Đức Thuận

Hoàng Hưng - Đức Thuận

Cầu xây bằng xốp và cát giữa Thủ đô: Có thêm nhiều 'dị vật' lạ

(VTC News) - Ngoài xốp, phía dưới chân cầu xen kẽ trong lớp bê tông còn có chăn, đệm, quần áo và cả giẻ rách...
resized__MG_5983
Ngày 5/7, PV VTC News có mặt tại cầu vượt đường sắt tại lý trình Km0+938,29 thuộc địa bàn phường Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) để ghi nhận thông tin người dân phản ánh về chất lượng của cầu vượt được xây "bằng xốp và cát". Tại khu vực dẫn từ chân cầu đến nhịp dẫn cầu vượt, bên vách trái (hướng khu đô thị Xa La đi Thanh Oai) xuất hiện nhiều vật thể xen kẽ trong lớp bê tông như vỏ chăn, đệm, giẻ rách...
cau-xay-bang-xop-tieudungplusvn2
Trước đó, Công ty CP Phát triển Địa ốc Cienco 5, cho biết vị trí phát hiện xốp mà báo chí phản ánh là nơi đấu nối luồn cáp vào chân cột đèn chiếu sáng thuộc phạm vi vỉa hè dành cho người đi bộ (trên mặt cầu có 24 vị trí lắp đặt cột đèn chiếu sáng), trong quá trình thi công lát vỉa hè dành cho người đi bộ, đơn vị thi công đã đặt 1 tấm xốp diện tích 40cm x 40cm để định vị những vị trí đấu nối luồn cáp vào chân cột đèn chiếu sáng. 

Tuy nhiên, do là hệ thống chiếu sáng tạm nên sau khi lắp đặt đường dây, đơn vị thi công chưa tiến hành hoàn thiện các vị trí lỗ đục trên vỉa hè và còn để lại như hiện trạng từ đầu năm 2015 cho đến thời điểm báo phản ánh.
Cũng liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện cho biết, sau khi báo chí phản ánh về tấm xốp lót bê tông móng cột điện chiếu sáng cầu vượt đường sắt Dự án trục đường phía Nam Hà Nội, Ban giám đốc Sở đã yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 và chủ đầu tư là Cty Cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 kiểm tra, xử lý.
Một số hình ảnh PV VTC News ghi nhận tại hiện trường:



_MG_5971

Được biết, dự án Đường trục phía Nam Hà Nội có tổng vốn đầu tư là 6.076 tỷ đồng. Dự án Đường trục phía Nam do Công ty cổ phần phát triển Địa ốc Cienco 5 là chủ đầu tư được thực hiện nhằm hình thành tuyến đường mới nối từ quận Hà Đông đi qua các huyện phía Nam Thành phố Hà Nội  

_MG_5972

Dự án được khởi công tháng 4/2008 và dự kiến hoàn thành trong 60 tháng. Theo kế hoạch, đến 31/12/2010, chủ đầu tư đã phải thông xe 10km đầu của đường trục phía Nam. Tuy nhiên đến nay (7/2016) công trình vẫn ngổn ngang.

_MG_5982

 Đoạn dẫn từ chân cầu đến nhịp dẫn cầu vượt, bên vách trái (hướng khu đô thị Xa La đi Thanh Oai) xuất hiện nhiều vật thể xen kẽ trong lớp bê tông như vỏ chăn, đệm...

resized__MG_5983

 ... túi nilon

resized__MG_5986

... ruột đệm 

resized__MG_5990

 ... thậm chí là giẻ rách

resized__MG_5993

 Và cả vải quần áo.

resized__MG_6008

Điều lạ là phía vách đối diện không hề xuất hiện những "dị vật" như vậy trong lớp bê tông. 

resized__MG_6010

Phía dưới chân cầu, đoạn nối với nhịp dẫn cầu vượt đường sắt đầu tiên xuất hiện vết nứt dài kéo từ trên xuống dưới. 

resized__MG_6000

Nhiều vị trí bộc lộ sự thi công cẩu thả khi lòi cả sắt ra ngoài, bắt đầu hoen gỉ. 

resized__MG_6001

Dù mới thông xe kỹ thuật từ năm 2012 nhưng nhiều vị trí bê tông bong tróc, lòi cả sắt thép. 


Video: Người dân lo ngại về chất lượng cây cầu ngàn tỷ



resized__MG_6005

Những mố nối cũng được thi công rất cẩu thả.  

resized__MG_6027

 Nhiều mẩu sắt lòi ra ngoài cả gang tay.

resized__MG_6047

 Có những đoạn bê tông bị vỡ được đậy lại bằng gỗ.

resized__MG_6036

 Nhìn chất lượng những miếng lót bê tông như thế này, người dân đặt ra câu hỏi: Vật liệu có bị bớt xén trong quá trình thi công, bê tông có đảm bảo chất lượng khi sắt thép lòi hết rả ra ngoài và hoen gỉ như thế?

cau-xay-bang-xop-tieudungplusvn2

 Trước đó, báo chí đã phản ánh về việc phát hiện cây cầu vượt đường sắt này được "xây bằng xốp và cát"

resized__MG_5980

Nhưng ngay sau đó, Công ty CP Phát triển Địa ốc Cienco 5 (đơn vị thi công) đã "vội vàng" lấp lại và có văn bản trả lời, phủ nhận thông tin "cầu xây bằng xốp".


Đức Thuận

Vụ "bê tông cốt xốp": Sở GTVT tiến hành kiểm tra độc lập; Bê tông độn xốp ở Hà Nội: Tiết lộ bản vẽ thi công


Vụ "bê tông cốt xốp": Sở GTVT tiến hành kiểm tra độc lập

Hoàng Đan | 
Vụ "bê tông cốt xốp": Sở GTVT tiến hành kiểm tra độc lập
Ảnh: Tiền phong.

Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết đã nắm được thông tin và đang chỉ đạo các đơn vị chức năng xác minh làm rõ thông tin "bê tông cốt xốp" ở cầu vượt qua đường sắt.



Liên quan đến thông tin hàng loạt trụ cột đèn trên cầu vượt đường sắt trục phía Nam, đoạn qua địa phận phường Kiến Hưng (Hà Đông, Hà Nội) lộ tấm xốp giữa các lớp bê tông, trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, ông đã nắm được thông tin này.
Ông đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Sở xác minh, làm rõ thông tin "bê tông cốt xốp" này.
Cũng theo đại diện Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, việc kiểm tra sẽ được tiến hành độc lập với báo cáo của Cienco 5 Land và trong ngày 5/7, Sở sẽ có báo cáo rõ ràng về vụ việc này.
Trước đó, trong báo cáo của công ty CP Phát triển địa ốc Cienco 5 (Cienco 5 Land), đơn vị thi công gửi Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và Ban quản lý dự án giao thông 2 do ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc ký đã nêu rõ:
Những hình ảnh được báo chí đăng tải là vị trí đấu nối luồn cáp vào chân cột đèn chiếu sáng thuộc phạm vi vỉa hè dành cho người đi bộ (trên mặt cầu có 24 vị trí lắp đặt cột đèn chiếu sáng).

Cầu vượt đường sắt đã thông xe kỹ thuật từ năm 2012, tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa lắp đặt đường dây cấp điện hệ thống chiếu sáng.
Do vậy, trong quá trình thi công lát vỉa hè dành cho người đi bộ, đơn vị thi công đã đặt 01 tấm xốp diện tích 40cm x 40cm để định vị những vị trí đấu nối luồn cáp vào chân cột đèn chiếu sáng.
Đầu năm 2015, Công ty cho thi công lắp đặt hệ thống chiếu sáng tạm tại một số vị trí trên đường trục phía Nam trong đó có vị trí cầu vượt đường sắt.
Tuy nhiên, do là hệ thống chiếu sáng tạm nên sau khi lắp đặt đường dây, đơn vị thi công chưa tiến hành hoàn thiện các vị trí lỗ đục trên vỉa hè và còn để lại như hiện trạng từ đầu năm 2015 cho đến thời điểm báo chí phản ánh.
Báo cáo cũng khẳng định: "Với nội dung đã phản ánh "bê tông toàn cát và xốp" là không đúng sự thật".
Đồng thời, báo cáo này cũng nêu rõ, trong toàn bộ quá trình thi công triển khai dự án, công ty luôn thực hiện đầy đủ các qui định về quản lý chất lượng, được các bộ phận quản lý dự án, tư vấn giám sát từng bước kiểm tra, nghiệm thu chặt chẽ đảm bảo các qui định.
Đồng thời công trình hiện đang trong giai đoạn thi công chưa được bàn giao cho cơ quan Quản lý, các hạng mục thi công dở dang đang được công ty chỉ đạo các đơn vị thi công tập trung hoàn thiện.
Cùng trao đổi với chúng tôi, một số chuyên gia về xây dựng cho rằng, trong việc thi công công trình sẽ không thể có chuyện "bê tông cốt xốp" mà lại công khai như ở công trình cầu vượt đường sắt tại Hà Nội như vậy được.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng Hà Nội cũng đánh giá, việc công ty Cienco 5 Land đưa ra giải thích tấm xốp đó để định vị những vị trí đấu nối luồn cáp vào chân cột đèn của hệ thống chiếu sáng là hoàn toàn có thể và bình thường, không gây ảnh hưởng đến công trình.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này...
theo Trí Thức Trẻ

05/07/2016  00:29 GMT+7

- Trước những thông tin về phần đường trên tuyến cầu vượt đường sắt Hà Nội sử dụng bê tông cốt...xốp để thi công trong dự án 6.000 tỷ tại phường Kiến Hưng (Hà Đông) Ban Quản lý dự án Giao thông 2 (Sở GTVT Hà Nội) đã có ý kiến xung quanh vấn đề này.
Theo đó, vị trí phát hiện xốp là ở khu vực cầu vượt đường sắt tại lý trình Km0+938,29 thuộc dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ) được thi công từ năm 2012 đến nay; mới cơ bản xong kết cấu chính và thông xe đảm bảo giao thông (chưa hoàn thiện bàn giao đưa vào sử dụng). 
cầu vượt, bên tông bằng xốp, tham nhũng, điều tra, Hà Nội
Theo Ban Quản lý dự án Giao thông 2, tấm xốp diện tích 40cm x 40cm để định vị những vị trí đấu nối luồn cáp vào chân cột đèn chiếu sáng.
Cầu chưa bố trí xong hệ thống thoát nước mặt cầu, hệ thống chiếu sáng chưa thi công xong (mới luồn dây đấu tạm năm 2014 đầu năm 2015).
Liên quan đến việc phần móng trụ cột đèn chiếu sáng trên cây cầu này lộ rõ lớp xốp (dày khoảng 3-4 cm) xen giữa bê tông và cát, theo Ban Quản lý dự án Giao thông 2, theo hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì dưới chân lan can cầu vượt đường sắt (trước chân cột điện chiếu sáng) sẽ bố trí hộp điện phục vụ đấu nối để cấp điện cho hệ thống chiếu sáng. 
Cầu vượt đường sắt đã thông xe từ năm 2012 khi thi công đã đặt bản bê tông cốt thép kê làm phần vỉa hè người đi bộ. Tuy nhiên, tại thời điểm đó chưa lắp đặt đường dây cấp điện, hệ thống chiếu sáng. Do vậy, trong quá trình thi công đấu điện tạm để chiếu sáng đơn vị thi công đã đục bản bê tông cốt thép làm phần vỉa hè người đi bộ. Sau đó, đặt 1 tấm xốp diện tích 40 x 40cm để định vị những vị trí đấu nối luồn cáp vào chân cột đèn chiếu sáng và lát gạch vỉa hè để tiện cho việc phá dỡ luồn cáp sau này.
Đầu năm 2015, thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về điều tiết, tổ chức giao thông an toàn, phân luồng xe tải đi vào tuyến đường trục phía Nam (đoạn Km0 - Km9+300) trong giờ cao điểm nhằm giảm tải cho quốc lộ 21B, Cienco 5 (nhà đầu tư dự án) cho phá dỡ các viên lát vỉa hè tại sát vị trí cột chiếu sáng để đi đường dây tạm, xông điện cho 24 cột chiếu sáng. 
Đơn vị thi công chưa tiến hành hoàn thiện các vị trí lỗ đục trên vỉa hè và còn để lại hiện trạng từ đầu năm 2015 cho đến thời điểm báo chí phản ánh.
Nhận định về vấn đề này, Ban Quản lý dự án Giao thông 2 cho rằng, việc để các vị trí lỗ chờ chậm hoàn thiện là nhà đầu tư còn sai sót, ảnh hưởng đến mỹ quan, an toàn của người đi bộ, đồng thời việc tổ chức thi công phần điện chiếu sáng chưa hợp lý đồng bộ với việc thi công vỉa hè (phải đục lỗ phá dỡ để đi dây cho cột điện chiếu sáng)
cầu vượt, bên tông bằng xốp, tham nhũng, điều tra, Hà Nội
Bản vẽ thi công được duyệt.
Ban Quản lý dự án Giao thông 2 yêu cầu nhà đầu tư khẩn trương hoàn chỉnh: chính thức đi dây điện, đấu điện vào các hộp điện, thay thế các tấm bản bê tông cốt thép và các viên gạch lát hè đã bị ảnh hưởng.
Về nội dung phản ánh đường sụt lún, bong tróc, nứt gãy, theo Ban Quản lý dự án Giao thông 2 đây là vị trí khe co giãn giữa mố và nhịp cầu vượt đường sắt (phạm vi tiếp giáp với vỉa hè). Theo thiết kế, khe co giãn tại vị trí mố và nhịp cầu (tại phạm vi tiếp giáp với vỉa hè) rộng 10cm đã được quy định trong bản vẽ và thực tế hiện trường các bên kiểm tra là phù hợp với hồ sơ thiết kế không có hiện tượng nứt vỡ.
Còn các vị trí bong tróc, lún khi xe chạy, Ban Quản lý dự án Giao thông 2 cho biết đây là vị trí phần lề của đường dẫn, đầu cầu sát mố cầu vượt đường sắt đang trong quá trình thi công hoàn thiện. Sau này sẽ bố trí vỉa hè khi thi công nhà đầu tư có tưới nhựa dính bám một số vị trí có đổ bê tông nhựa thừa khi xe chạy vào phần đất này có lún (không phải mặt đường bê tông nhựa bị lún).
Trong khi đó, trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo Tổng cục Đường bộ VN (Bộ GTVT) cho biết: Đây là dự án thuộc UBND TP Hà Nội quản lý nên Tổng cục không có ý kiến. Tuy nhiên về mặt chuyên môn, có thể nhận thấy việc thi công có kê lớp xốp bên dưới như tại cầu vượt đường sắt Hà Nội là không đúng và rõ ràng sẽ dẫn đến chất lượng kém.
Phong Vân
Tin liên quan

Không có nhận xét nào: