Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

Chuyện vui đáo để của bà Nguyệt Hường: suýt thành bà nghị "kinh niên" (nhầm) 3 khóa vào Quốc hội không do thế lực thù địch mà do Mặt trận của ông Nguyễn Thiện Nhân?; Từ chuyện bà Nguyệt Hường: Nhập tịch Malta có gì hấp dẫn?; Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát; Nhà bà Nguyệt Hường: Vợ tỷ phú BĐS, chồng chủ tịch ngân hàng

Lời bàn của Hai Xe Ôm:
Chuyện này có thể coi là một trong những chuyện nhơ nhớp công khai nhất, ( chuyện nhơ nhớp có nhiều nhưng kín võ) của chính trường Việt được không ?
Đề nghị xem xét thêm có đại biểu Quốc hội nào kỳ này có quốc tịch Trung Quốc thì mau khai ra để khải trừ; Hai Xe Ôm nghi lắm...
Công bố lý do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không đủ tư cách ĐBQH khóa XIV









LĐO XUÂN HẢI  







Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu Quốc hội khóa XIII (Ảnh: Q.H)
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV là do vi phạm Luật Quốc tịch Việt Nam.
Trao đổi với Lao Động tối 17.7, về lý do Hội đồng bầu cử Quốc gia không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Tổng thư ký Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia cho biết: Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm Luật Quốc tịch Việt Nam . Theo điều 4, Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

Tuy nhiên, bà Hường đang là công dân Việt Nam, đang ở, làm việc tại Việt Nam nhưng lại đăng ký thêm một quốc tịch khác ở nước ngoài. Như vậy bà Hường đã vi phạm luật Quốc tịch Việt Nam và không đủ tư cách, tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội khóa XIV. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã đăng ký thêm quốc tịch Malta (Châu Âu).
Do vậy, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp và 100% các thành viên đã bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
Chiều 17.7, tại Hà Nội, Hội đồng bầu cử quốc gia đã họp đột xuất Phiên thứ tám tại Nhà Quốc hội, Hà Nội dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. 
Tham dự Phiên họp có các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia; đại diện thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo Ban tổ chức trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Ban công tác đại biểu, đại diện các Tiểu ban giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc gia. 
Với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, Hội đồng bầu cử quốc gia đã thận trọng xem xét, xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Tại phiên họp này, Hội đồng bầu cử quốc gia đã tiến hành biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín để xác nhận tư cách người trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV đối 494 đại biểu. Bên cạnh đó, Hội đồng bầu quốc gia cũng tiến hành bỏ phiếu kín không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Kết quả kiểm phiếu có 100% các thành viên trong Hội đồng bầu cử quốc gia có mặt tại phiên họp nhất trí xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với 494 đại biểu; 100% các thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì không đủ tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa XIV và cá nhân có đơn xin rút không tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, sinh năm 1970, quê huyện Vụ Bản, Nam Định. Bà Hường là cử nhân Anh văn, cử nhân Ngôn ngữ, thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Bà Hường là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam. Đại biểu Quốc hội khóa XII, XIII.
Bà Hường tham gia ứng cử ĐBQH khóa XIV tại đơn vị bầu cử số 5 TP Hà Nội và trúng cử với tỷ lệ 78,51%.
Trước đó, trả lời báo chí, sáng 15.7, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia cho biết, kết quả kiểm phiếu cho thấy 100% các thành viên trong Hội đồng bầu cử Quốc gia có mặt tại Phiên họp thứ bảy nhất trí không xác nhận tư cách ĐBQH khóa XIV của ông Trịnh Xuân Thanh.
Như vậy, với việc ông Trịnh Xuân Thanh không được xác nhận tư cách đại biểu, Quốc hội khóa XIV sẽ có 495 đại biểu.
Cuộc bầu cử vừa qua được tổ chức ngày 22.5, có 496 đại biểu trúng cử Quốc hội. Tuy nhiên trong quá trình xem xét xác nhận tư cách đại biểu ông Trịnh Xuân Thanh – nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang bị cơ quan chức năng tiến hành quy trình xem xét, xử lý dấu hiệu vi phạm, khuyết điểm.
Sau khi xác định những dấu hiệu vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc Hội đồng bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Trịnh Xuân Thanh. 
Clip Phiên họp thứ 7 của Hội đồng bầu cử quốc gia.

Thứ hai, 18/07/2016, 16:12 (GMT+7)

Đại biểu quốc hội không phải là chuyện đùa

(Chính trị) - Chỉ trong vòng hơn một tháng sau khi công bố danh sách người trúng cử Đại biểu quốc Hội thì 2 trong số đó đã bị miễn nhiệm tư cách Đại biểu Quốc hội (ĐBQH). Trong khi ngân sách nhà nước đã phải gánh 3.600 tỉ đồng (con số lớn hơn gấp 3 lần so với năm 2011) để mang 496 vị đại biểu đại diện cho tiếng nói của nhân dân đến với Quốc hội, nhưng sau đó chỉ để nhận được cái kết không đủ tư cách khi mọi chuyện đã rồi.

>> Nhà bà Nguyệt Hường: Vợ tỷ phú bất động sản, chồng thống lĩnh ngân hàng

>> Lời nhắn tân đại biểu Quốc hội – Bài 1: Cái khó của người mới

>> Bà Nguyệt Hường bị bác tư cách ĐBQH: 'Không ai có quyền đứng trên pháp luật'

>> Không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường

>> Hội đồng Bầu cử Quốc gia làm rõ việc “gợi ý” bầu đại biểu Quốc hội

Thật ra câu chuyện về ĐBQH không phải là mới, từ tác phong, trách nhiệm trong mỗi kì họp cho đến tư cách, phẩm chất đều được loan tải trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, khi dư luận vẫn còn chưa hết bức xúc về việc bà Đặng Thị Hoàng Yến, Châu Thị Thu Nga bị bãi bỏ tư cách ĐBQH khóa 13 thì đến nay lại xuất hiện thêm 2 trường hợp vi phạm nghiêm trọng làm dấy lên câu hỏi rất lớn về tư cách của những vị ĐBQH.
Cả hai trường hợp bị bãi nhiễm trong khóa 14 này đều được bầu chọn với số phiếu rất cao, đứng đầu đơn vị bầu cử đó, chứng tỏ niềm tin của người dân là rất lớn nhưng cái người dân nhận được là tỉ lệ thuận với niềm tin đó.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường và ông Trịnh Xuân Thanh đều thuộc trường hợp miễn nhiệm ĐBQH khóa 14 sau khi giành được số phiếu cao.
Điều đáng nói ở đây, cả hai trường hợp bị bãi nhiễm trong khóa 14 này đều được bầu chọn với số phiếu rất cao, đứng đầu đơn vị bầu cử đó, chứng tỏ niềm tin của người dân là rất lớn nhưng cái họ nhận được là tỉ lệ nghịch với niềm tin đó.
Đầu tiên là ông Trịnh Xuân Thanh, trúng cử với tỷ lệ 75,28%, đứng đầu danh sách đơn vị bầu cử số 1 ở tỉnh Hậu Giang. “Nổi lên” sau việc gắn biển số xanh vào xe tư nhân với lý do tiết kiệm ngân sách cho tỉnh mặc dù ông không thuộc diện được cấp xe công (!) Thậm chí, khi cơ quan ban ngành tiến hành điều tra thì đã phát hiện ông Thanh gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng từ việc quản lý yếu kém nhưng không bị kỷ luật mà còn được luân chuyển về vị trí cao hơn (?) khiến dư luận đang đặt câu hỏi rất lớn về việc “ưu ái” này, vì sao ông Thanh với cả quá trình đầy sai phạm như thế lại có thể “lọt” vào danh sách để bầu đại biểu Quốc hội khoá 14 và trúng cử với số phiếu thuận cao nhất đơn vị bầu cử đó? Vi phạm nghiêm trọng là thế, ấy vậy mà ông Thanh vẫn chưa có một thái độ hối lỗi nào, còn khẳng định luôn làm theo chỉ đạo khiến người dân ngày càng thất vọng hơn.
Bổ nhiệm ông Thanh và chiếc xe tư mang biển số xanh được thực hiện theo đúng quy trình.
Bổ nhiệm ông Thanh và chiếc xe tư mang biển số xanh được thực hiện theo đúng quy trình.
Điều bất ngờ hơn ở phút “89” khi chỉ còn 3 ngày nữa Quốc hội khoá 14 đã được triệu tập họp kỳ thứ nhất thì bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, trúng cử với tỷ lệ 78,51%, đứng đầu danh sách đơn vị bầu cử số 5 ở Hà Nội đã bị miễn nhiệm ĐBQH. Theo Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Bà Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam. Thậm chí, vị Chánh văn phòng này còn nói thêm bà Hường là đại biểu Quốc hội khoá 13, là uỷ viên đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tức là người am hiểu pháp luật nhưng cả nhà lại đăng ký quốc tịch Cộng hoà Malta.
Qua câu trả lời của ông Phúc, khiến không ít người thắc mắc tại sao sau 3 kỳ Quốc hội Hội đồng bầu cử quốc gia mới xác nhận về quốc tịch thứ hai của bà Nguyệt Hường, thậm chí là của cả gia đình, trong khi việc đăng kí thêm một quốc tịch không phải là chuyện một sớm một chiều có thể hoàn thành? Từ đó, có thể thấy công tác kiểm duyệt tư cách ĐBQH đang còn nhiều thiếu sót, mặc dù trước đó quốc hội 13 cũng đã có 2 vị nữ doanh nhân bị bãi nhiệm.
Riêng về bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường ngoài là ĐBQH khóa 12, 13 còn được biết đến là một vị doanh nhân thành đạt, một ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; một ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ VN; một chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội; một phó trưởng Ban Đối ngoại của Hội đồng Nữ doanh nhân thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp VN; một phó chủ tịch Hội liên lạc với người VN ở nước ngoài TP Hà Nội và cuối cùng là ủy viên BCH Hiệp hội nữ Doanh nhân VN lại ngang nhiên phạm pháp là điều không thể chấp nhận được.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường trong một lần tiếp xúc cử tri, được người dân rất yêu mến nhưng bản thân bà lại “phản bội” họ.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường trong một lần tiếp xúc cử tri, được người dân rất yêu mến nhưng bản thân bà lại “phản bội” họ.
Thông tin bà Hường vi phạm quốc tịch có lẽ sẽ gây sốc cho những người bỏ lá phiếu bầu chọn bà trong suốt 3 nhiệm kỳ vừa qua và với những người tin tưởng giao phó trọng trách cho bà Hường. Bởi có ai tin được rằng, một người đại diện cho tiếng nói, bảo vệ lợi ích cho nhân dân Việt Nam, được người dân tin tưởng trong suốt 2 nhiệm kì vừa qua, lại âm thầm thề trung thành và mang tiền tài, công sức đóng góp cho sự phát triển của một nước khác. Vẫn mang cái mác ĐBQH, vẫn tự tin tiếp xúc và hứa hẹn với cử tri nhưng sau lưng lại âm thầm muốn chối bỏ quê hương vì theo quy định nếu muốn nhập quốc tịch khác phải thôi quốc tịch Việt Nam.
Nếu có giây phút nhìn lại, liệu rằng bà có hối hận khi thấy những cái chép miệng, cái chặc lưỡi, cái lắc đầu và cả cái thở dài ngao ngán của người dân khi họ biết lợi ích cá nhân đã được đặt trên lợi ích dân tộc và trên cả pháp luật không? Trong khi giới doanh nhân đang là những người mang công sức đóng góp cho sự phát triển của đất nước, thì chính hành động vì lợi ích cá nhân của bà đã khiến cho họ bị mang tiếng, liệu rằng bà có đành lòng?
Bàn thêm chuyện bà Hường làm đơn xin rút không tham gia đại biểu quốc hội mới, thiết nghĩ đó là một hành động lố bịch bởi sự việc đã xảy ra rồi, bà Hường cũng đã cố ý vi phạm rồi nay bị phanh phui mới dùng một tờ đơn để lấp liếm cho hành động sai trái của mình. Nếu bà thực sự nghĩ về tư cách ĐBQH của mình thì ngay ở những khóa trước đã phải làm đơn rút khỏi vị trí danh giá để nhường lại cho những người có tâm và có tầm hơn.
Từ những sự việc đáng tiếc đang xảy ra thiết nghĩ, người là đại biểu của nhân dân cần phải hiểu rằng họ ngồi ở những vị trí như vậy không phải để “đánh bóng” tên tuổi, để “vinh thân phì gia” mà để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân và đương nhiên, họ phải nói tiếng nói của những người đã tín nhiệm, đã cầm lá phiếu bầu cho mình. Với những người đại biểu thiếu phẩm chất thì tất yếu phải bị loại bỏ khỏi vị trí đại diện cho dân. Có lẽ chính ông Thanh, bà Hường và những đại biểu quốc hội đã vi phạm vừa qua vẫn còn nợ một lời xin lỗi với niềm tin của nhân dân.
Mỹ Ý

LĐO XUÂN HẢI (GHI)  

Ông Nguyễn Hạnh Phúc trả lời báo chí bên lề hội nghị sáng 18.7 (Ảnh: Xuân Hải)
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, sáng 18.7, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia cho biết thông tin bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vi phạm Luật quốc tịch là do cơ quan chức năng cung cấp.
    Ông Phúc cho rằng, việc bà Hường có thêm quốc tịch nước ngoài là hoàn toàn bất ngờ. Bà Hường là 1 trong 31 ứng cử viên của Ủy ban TƯ Mặt trận tổ quốc Việt Nam giới thiệu cho Hội đồng bầu cử Quốc gia.
    Trả lời về việc ngoài lý do vi phạm Luật quốc tịch bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (TP Hà Nội), có vi phạm nào khác không, ông Phúc cho biết: “Đến giờ phút này chúng tôi mới biết một lý do đó và xử lý ngay, còn có lý do nào khác hay không thì chờ sau này cơ quan chức năng vào cuộc”.
    Ông Phúc cũng cho rằng: Tôi không chắc chị Nguyệt Hường biết mình đăng ký quốc tịch thứ hai là vi phạm pháp luật hay không. Có thể có những người nghĩ rằng người Việt Nam được hai quốc tịch. Tuy nhiên, trong Luật quốc tịch đã quy định rất rõ, phân biệt hai trường hợp. Thứ nhất, công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch, khi ai đó muốn có quốc tịch thứ hai thì phải xin thôi quốc tịch của mình, để đăng ký quốc tịch nước ngoài. Thứ hai, trường hợp một người Việt Nam ra định cư ở nước ngoài, nếu quốc gia sở tại cho phép công dân có nhiều quốc tịch thì đương nhiên người đó có từ hai quốc tịch trở lên.
    Vấn đề ở chỗ, cho dù một người có hai quốc tịch thì khi về Việt Nam chỉ được sử dụng một quốc tịch, chứ không thể cùng lúc hai quốc tịch. Nghĩa là khi về Việt Nam, người đó sử dụng hộ chiếu nước ngoài của quốc tịch nước ngoài thì người đó là người nước ngoài, không phải là công dân Việt Nam. Còn nếu sử dụng hộ chiếu Việt Nam thì là công dân Việt Nam, được hưởng cơ chế của công dân Việt Nam. Tóm lại, một người khi về nước chỉ được sử dụng một quốc tịch, không thể cùng lúc sử dụng hai quốc tịch. Từ nay đến hết nhiệm kỳ nếu xác định trường hợp nào vi phạm thì đều phải xử lý.
    Ông Phúc cũng nhấn mạnh, trong đơn xin rút không tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV, bà Hường chỉ nêu lý do không đủ điều kiện làm đại biểu Quốc hội. Theo quy định thì một trong những điều kiện là sức khoẻ phải đảm bảo.
    Trả lời về việc trách nhiệm của cơ quan bầu cử địa phương đối với trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, không được Hội đồng bầu cử quốc gia công nhận tư cách ĐBQH khóa XIV, ông Phúc cho rằng ông Trịnh Xuân Thanh là do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hậu Giang giới thiệu, hiệp thương qua các vòng. Ở đây có việc hồ sơ không trung thực, không rõ ràng, người dân không có thông tin, có thể nhiều người cứ tưởng ông này qua nhiều chức là “ghê gớm” lắm. 
    Bây giờ vào kiểm tra mới biết, tất cả không thể kiểm tra hết cùng lúc. Chính vì vậy mới có quy trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo. Thậm chí sau khi công bố danh sách trúng cử rồi, vẫn phải chờ 35 ngày xem những người trúng cử có vấn đề gì không và ông Trịnh Xuân Thanh rơi vào trường hợp này. 
    Clip Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử.



    (Chính trị) - Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị bác tư cách đại biểu Quốc hội khoá XIV vì vi phạm Luật Quốc tịch Nhà nước CHXHCN Việt Nam do đã nhập quốc tịch Cộng hòa Malta. Vậy Malta có gì hấp dẫn?

    dbqh__tp_ha_noi_nguyen_thi_nguyet_huong_phat_bieu_y_kien_ve_du_thao_dau_tu_sd_wbou.jpg
    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
    Trong phiên họp bất thường chiều 17/7 vừa diễn ra, 100% thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
    Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia, cho biết: “Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được biểu quyết không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khoá XIV vì vi phạm Luật Quốc tịch Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể, luật quy định công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trong khi bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã nhập quốc tịch Cộng hòa Malta. Việc nhập quốc tịch Malta cũng không được bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường kê khai trong hồ sơ ứng cử. Việc mang 2 quốc tịch đối với trường hợp bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là sai quy định pháp luật”.
    Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, việc bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhập quốc tịch Malta được cơ quan chức năng mới phát hiện nên Hội đồng bầu cử Quốc gia đã họp khẩn cấp để ra nghị quyết. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã xác nhận điều này và có đơn xin rút việc tham gia Quốc hội khoá XIV.
    Đầu tư định cư và nhập quốc tịch Malta khá hấp dẫn và đơn giản.
    Đầu tư định cư và nhập quốc tịch Malta khá hấp dẫn và đơn giản.
    Vì sao Malta?
    Cộng hòa Malta là một đảo quốc nhỏ gồm 7 hòn đảo giữa Địa Trung Hải, cách đảo Sicilia của Ý khoảng 93 km về phía nam, cách Tunisia 288 km về phía bắc, vịnh Gibralta 1826 km về phía đông và Alexandria 1.510 km về phía tây. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Malta và tiếng Anh. Chỉ rộng 300 km2, Malta là một trong những quốc gia nhỏ và có mật độ dân số cao bậc nhất thế giới.
    Bắt đầu từ tháng 2/2014, đảo quốc Malta ở vùng Địa Trung Hải chính thức triển khai chương trình mua bán quốc tịch, hiểu nôm na là bán quốc tịch hay có tiền là có quốc tịch.
    Là một quốc gia trung lập, Malta được xem là nơi có chính sách nhập cư thoáng nhất châu Âu. Chương trình CFC được khởi xướng làm cho nhiều người phấn khởi, nhất là nhóm người có nguyện vọng nhập cư vào châu Âu và xa hơn là đến các nước khác, nhất là Mỹ, còn chính phủ các nước nhất là Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ thì lại lo lắng bởi nó là phương tiện tiếp tay cho nạn di cư bất hợp pháp, khủng bố phát triển.
    Chương trình này chính thức được đảng Lao Động của Malta đề xướng và ủng hộ, nhằm thu hút vốn đầu tư, giúp kinh tế Malta có thêm sinh khí mới, tạo thêm công ăn việc làm.
    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường.
    Theo thông tin trên trang web www.maltaimmigration.com về đầu tư định cư ở Malta, Chương trình Nhà đầu tư cá nhân của Malta (IIP) sẽ “cấp quốc tịch cho các cá nhân và gia đình giàu có trên thế giới tại một quốc gia thành viên rất được coi trọng trong Liên minh Châu Âu (EU)”.
    Malta đã chính thức trở thành thành viên của Liên minh châu Âu kể từ năm 2004 và có một bầu không khí chính trị ổn định, hệ thống chính trị lưỡng đảng, nền kinh tế tăng trưởng nhanh và có nhiều ngân hàng tốt nhất thế giới.
    Các chương trình IIP là hình thức đầu tư để có quốc tịch đầu tiên được Ủy ban châu Âu công nhận và các cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu đã chính thức thừa nhận tính hợp pháp của chương trình, điều này mở đường cho sự thành công của chương trình.
    Hộ chiếu của người mang quốc tịch Malta.
    Hộ chiếu của người mang quốc tịch Malta.
    Các ứng viên đăng ký thành công sẽ được cấp quốc tịch ở Malta bằng một Giấy chứng nhận nhập tịch và có thể được mở rộng cho cả gia đình của họ. Khi một ứng viên được cấp quốc tịch Malta, sẽ trở thành công dân châu Âu, họ được hưởng quyền tự do đi lại tới tất cả 28 quốc gia châu Âu và Thụy Sĩ. Họ được phép thành lập doanh nghiệp ở Malta và được cấp hộ chiếu Malta cho phép họ được miễn thị thực khi đến hơn 160 quốc gia trên toàn thế giới trong đó có cả Mỹ.
    Tính đến tháng 5/2015, Chương trình Nhà đầu tư cá nhân đã nhận được hơn 585 đơn xin cấp hộ chiếu đại diện cho các nhà đầu tư đến từ hơn 40 quốc gia khác nhau trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Hiện nay, Chương trình IIP của Malta vẫn tiếp tục nhận đơn đăng ký mới.
    Các tiêu chuẩn của chương trình đầu tư định cư Malta
    Điều kiện của chương trình cấp quốc tịch Malta là đương đơn chính phải ít nhất 18 tuổi và và phải trải qua một quá trình thẩm định bốn vòng được thực hiện trực tiếp bởi chính phủ để đánh giá toàn diện các ứng viên.
    Các đương đơn phải có hồ sơ tư pháp trong sạch và chính phủ Malta tiến hành kiểm tra lý lịch tư pháp rộng rãi với Cảnh sát quốc tế, Tòa án Hình sự quốc tế và với các cơ quan và các nguồn khác nhau.
    Tất cả các cá nhân và gia đình đăng ký theo Chương trình Nhà đầu tư Cá nhân của Malta phải thực hiện việc đóng góp tài chính không hoàn lại đáng kể cho Quỹ Phát triển xã hội quốc gia được chính phủ Malta thành lập và do một hội đồng ủy thác điều hành. Quỹ này ở cùng một mức độ như ngân hàng trung ương, các dự án tài chính trong nước liên quan đến y tế công cộng, giáo dục, tạo công ăn việc làm, cải thiện xã hội và đổi mới.
    Đương đơn phải cam kết có một nơi cư trú cố định ở Malta trong một khoảng thời gian tối thiểu là 5 năm. Điều này có thể được thực hiện bằng cách mua bất động sản ở Malta với giá trị tối thiểu 350.000 euro và duy trì quyền sở hữu trong 5 năm hay lâu hơn hoặc bằng cách thuê bất động sản trong 5 năm hoặc lâu hơn với mức tiền thuê hàng năm tối thiểu là 16.000 euro.
    Trước khi một người có thể được chấp thuận vào chương trình đầu tư để có quốc tịch của Malta, các đương đơn phải đầu tư ít nhất 150.000 euro vào các công cụ tài chính được chính phủ phê duyệt (trái phiếu, cổ phiếu và các khoản nợ nhằm mang lại lợi ích cho đất nước) và phải cam kết duy trì đầu tư ít nhất là 5 năm .
    Mười hai tháng sau khi đương đơn đã có nơi cư trú ở Malta, các ứng viên duy trì nơi cư trú ở trong nước sẽ được cấp quốc tịch. Pháp luật Malta xác định nơi cư trú là “một ý định cư trú ở Malta cho bất kỳ một năm tài chính nào, thường được chứng minh bằng thời hạn cư trú tối thiểu là 183 ngày hoặc bằng việc mua/thuê bất động sản cùng với một chuyến đi tới Malta”.
    Hậu quả thuế của người mang quốc tịch Malta
    Việc đầu tư để có quốc tịch Châu Âu thông qua chương trình của Malta không có bất kỳ hậu quả nào về thuế. Ứng viên đã trở thành công dân của Malta nhưng không cư trú ở trong nước chỉ phải nộp thuế trên các khoản thu nhập mà họ kiếm được hoặc nhận được ở trong nước.
    Malta không có thuế địa phương, không có thuế bất động sản, không có thuế thừa kế hay và không có thuế tài sản hay giá trị tài sản ròng. Malta cũng tham gia hiệp ước không đánh thuế hai lần với khoảng 60 quốc gia trên thế giới. Mức thuế thu nhập doanh nghiệp ở Malta là 35%, nhưng có các ưu đãi giảm thuế đặc biệt áp dụng đối với chủ sở hữu công ty không cư trú.
    Chính sách hai quốc tịch và điều kiện mua bất động sản
    Theo quy định của pháp luật Malta thì các cá nhân đầu tư để có quốc tịch thứ hai không phải từ bỏ quốc tịch hiện có của họ. Malta không giới hạn về việc mang hai quốc tịch. Trong thực tế thì Luật Quốc tịch của quốc gia quy định cụ thể rằng việc mang hai quốc tịch là được phép ở Malta, nhưng quốc gia hiện tại của ứng viên có thể có những hạn chế về việc cấm bạn sở hữu hộ chiếu thứ hai của Malta.
    Trẻ em được cha hay mẹ đã có quốc tịch Malta thông qua Chương trình Nhà đầu tư cá nhân sinh ra sẽ là những công dân chính thức của châu Âu ngay cả khi nơi sinh không phải ở châu Âu.
    Quốc tịch Malta thông qua đầu tư được cấp theo một Giấy chứng nhận nhập tịch và khi bạn có được quốc tịch châu Âu thông qua Chương trình Nhà đầu tư cá nhân của Malta thì bạn sẽ sở hữu vĩnh viễn và thậm chí có thể chuyển sang cho các thế hệ tương lai.
    Nền kinh tế Malta tăng trưởng hơn 3% mỗi năm và kích thước nhỏ bé của các đảo có nghĩa rằng nguồn cung đất đai là rất hạn chế. Kết hợp với một hệ thống tài chính ngân hàng lành mạnh và số lượng người nhập cư rất lớn, do vậy rất có khả năng rằng các cá nhân mua bất động sản nhằm đáp ứng yêu cầu cư trú của chương trình IIP Malta sẽ thu được lợi nhuận đầu tư khi họ quyết định bán sau 5 năm hoặc lâu hơn.
    Điểm bất lợi lớn nhất khi mua bất động sản ở Malta chính là làm tăng tổng mức đầu tư cần thiết để tham gia vào chương trình. Tùy thuộc vào tình hình kinh doanh hiện tại, chi phí cơ hội của khoản tiền này có thể không thừa nhận sự tăng giá trị bất động sản. Cũng có thể là khá khó khăn để thế chấp trên bất động sản ở Malta đối với một người mua nước ngoài, vì vậy việc mua có thể phải được thực hiện bằng tiền mặt hoặc tài trợ tài chính trong nước.
    (Theo VietnamFinance)

    Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát









    Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát
    Đường ống nước sông Đà lại vỡ lần thứ 18.

    Ai tin nguyên Phó Chủ tịch Hà Nội được miễn xem xét trách nhiệm hình sự do phạm tội lần đầu? Chất thải của Formosa lại tiếp tục chôn giấu ở công viên? Xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) vỡ nợ do cán bộ ăn nhậu, hát hò suốt? Doanh nghiệp thà bị phạt để xả thải bức tử sông Hậu?… Phải tin thôi vì tất cả đã xảy ra dù khó tin hơn cả Tin khó tin hàng ngày.










    1. Miễn tội vì vi phạm lần đầu

    Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát - Ảnh 1.
    Đường ống nước sông Đà lại vỡ lần thứ 18. Ảnh: Ngọc Thắng

    Liên quan đến vụ án 14 lần vỡ ống nước Sông Đà. Cơ quan tố tụng xác định, ông Phí Thái Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng giám đốc Vinaconex cùng 3 thành viên HĐQT có dấu hiệu tội phạm nhưng khai báo thành khẩn, phạm tội lần đầu, sức khỏe yếu nên không xem xét trách nhiệm hình sự.
    Cứ trả hồ sơ tới lui rồi cuối cùng các bác ấy cũng thở phào nhẹ nhõm.
    Tôi tin họ có lý khi miễn tội cho ông Bình và cấp dưới. Tôi cũng chẳng muốn ai ngồi tù hay kêu gọi phải bỏ tù bằng mọi giá. Tôi chỉ muốn kể thêm câu chuyện khác.
    Vụ án Người cụt 2 chân bị xử tội chống người thi hành công vụ ở Bình Chánh (TPHCM). Cũng Viện đem đến Tòa bảo lấy về bởi quá nhiều tình tiết vô lý, bản án sơ thẩm nhiều vi phạm nhưng cuối tháng 6.2016, người cụt hai chân tên Văn Công Bình vẫn tiếp tục bị truy tố.
    Ông ấy phạm tội lần đầu, cụt hai chân thì sức khỏe chắc cũng chẳng khá hơn các vị trên, còn thành khẩn hay không xin để Tòa đánh giá. Chỉ khác là người đàn ông khuyết tật này không được miễn trách nhiệm hình sự.
    Sự so sánh nào cũng khập khiễng nhưng tôi lại chợt nhớ ống nước sông Đà vừa vỡ lần thứ 18, dân Hà Nội khốn đốn từ đây chắc cũng triệu lượt, dấu hiệu phạm tội quá rõ rồi. Mà họ miễn được chắc phải cân nhắc lắm, khó khăn lắm…
    2. Lại chôn giấu cho Formosa!

    Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát - Ảnh 2.
    Thải Formosa chôn ngay tại công viên. Ảnh:Trần Tuấn

    Mấy hôm trước còn bức xúc rồi phẫn nộ, chứ giờ chán lắm rồi Formosa với lời xin lỗi từ trái tim. Ngày nào cũng nghe họ không chôn chỗ này thì đổ trộm chỗ khác. Mấy ông mờ mắt vài triệu/xe cứ thế mà tương cho đồng bào mình.
    Thải ra biển lên rừng, sang tỉnh khác và hôm qua lại anh Nguyễn Văn Dân thấy những thứ hôi thối ấy ngay tại công viên ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
    Kết quả độc hay không họ vẫn bảo chờ nhưng hết ông Đinh GĐ Sở TNMT Hà Tĩnh tưởng là bùn đến cái anh Hòa GĐ Cty Môi trường Kỳ Anh tiếp tục bài ca đổ thải bón cây công viên!?
    Mà cũng chẳng ngạc nhiên, thùng phuy hóa chất, cặn lắng xúc đường ống mà họ không sao đâu thì nói mãi cũng bằng thừa.
    Cứ bảo Formosa sai, Cty ông Hòa ẩu, nhưng quản lý thế nào họ mới vậy chứ nhỉ? Chỗ nào cũng dân báo, nơi đâu cũng ngơ ngác nhìn nhau sao lại thế và hô hào xử nghiêm.
    Thưa các ông? Nếu không có thảm họa cá chết và Formosa cúi đầu, tôi chẳng tin những đống thải bầy hầy ấy được bơi ra rõ ràng thế đâu.
    3. Xã vỡ nợ vì cán bộ đi hát suốt

    Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát - Ảnh 3.
    Xã nợ nhưng cán bộ xã xài rất sang. Ảnh: NNVN

    Nước mình kể cũng lạ, nợ công hoa cả mắt đã đành. Đến mấy ông quan xã Đồng Thái (Ba Vì, Hà Nội) cũng bị chủ nợ xông vào trụ sở đòi vài tỷ nợ nhậu nhẹt, mua sắm, hát hò karaoke thì cũng phải bái phục mất.
    Có cán bộ nói cho dù 3 tháng không nhận lương nhưng anh em vẫn đi hát suốt. Sau mỗi sự kiện hay ăn uống xong là anh em lại kéo nhau đi hát. Chủ yếu hát nợ, tên người nợ ăn nhậu là… ủy ban xã.
    Hát quanh xã chưa đã, họ kéo nhau đi thực tế ở Cửa Lò, Sầm Sơn hết mấy trăm triệu. Quan xã vui như hội trong lúc cả xã vỡ nợ gần 40 tỷ và còn hơn 400 hộ nghèo!
    Cá biệt hay con sâu nồi canh gì đó tôi không chắc nhưng đã từng có một xã miền Tây Nam Bộ bị chủ quán nhậu mang xăng đòi đốt ủy ban vì nợ tiền ăn nhậu 48 triệu đồng hơn 2 năm chưa trả!
    Bảo là vung tay quá trán còn thấp, nói rằng con cháu Chúa Chổm chưa đủ. Kiểu ấy giờ này mới phát. Ông Lý, ông Tổng ngày xưa sống lại cũng lạy dài.
    4. Nộp phạt để bức tử sông Hậu!

    Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát - Ảnh 4.

    Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát - Ảnh 5.

    Chuyên doanh nghiệp thà xả thải ra môi trường rồi nộp phạt vì quá rẻ so với đầu tư và vận hành hệ thống xử lý thải xem ra phổ biến lắm rồi. 
    TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trường Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho hay: "Nhiều công ty tôi chứng kiến không chỉ ở Cần Thơ, không chỉ là các công ty có đầu tư nước ngoài, mà cả những công ty của Nhà nước nữa cũng có hoặc không cho vận hành hệ thống xử lý nước thải.
    Đó là điều đương nhiên, họ không muốn làm để tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất". Họ không như Chu Xuân Phàm, chẳng cần cá thép hay sản phẩm, họ chọn tiền và vì sao họ chọn được xin hỏi mấy ông quản lý.
    Bên dòng sông Hậu, người ta lo nhà máy giấy Lee&Man 10 thì hàng loạt doanh nghiệp ven sông cũng 7,8.
    Ai sai sẽ phạt nhưng rồi có lọc nước sông được không, môi trường bao giớ mới lại như xưa. Đừng có bảo muốn tiền thì phải chấp nhận. Cả thế giới này không nhiều nơi thêm tiền lại rước bệnh tật vào người như ở đây đâu.
    Nhắm mắt chờ may rủi cũng chẳng được, Formosa ấy vài ngày là thảm họa ngay thôi. Đời này khổ đủ rồi đừng kéo theo con cháu nữa, oán trách nặng lắm…
    5. Ngừng chiếu phim Tàu

    Tin khó tin: Miễn tội cho quan, chôn giấu cho Formosa và vỡ nợ do cán bộ mê hát - Ảnh 6.
    Đài TH Bình Thuận ngưng chiếu Tân Bến Thượng Hải vì có Huỳnh Hiểu Minh- diễn viên chính ủng hộ lưỡi bò phi lý.

    Không ồn ào ầm ĩ hay đao to búa lớn nhưng rất nhiều người Việt – cũng như tôi thích dòng tin trước đây có lẽ chưa từng nghe: Đài PTTH Bình Thuận thông báo dừng chiếu bộ phim truyện "Tân bến Thượng Hải" từ ngày 16.7 do diễn viên Huỳnh Hiểu Minh, người thủ vai chính cùng với nhiều sao Hoa ngữ khác đã bày tỏ sự không đồng ý với phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề biển Đông.
    Họ sẽ mất một lượng khán giả và có thể doanh thu từ quảng cáo trong thời gian đầu. Nhưng họ lại được cái khác, khó đong đếm bằng tiền: Tự tôn dân tộc. Tôi thích họ như đã từng thích anh bạn người Mỹ hát nhạc Trịnh Kyo York.
    Anh ấy viết: “Thật sự nghệ thuật và chính trị có thể không liên quan, nhưng khi những con người làm nghệ thuật đã lên tiếng xấc xược về chủ quyền thì việc ngưỡng mộ thần tượng của các bạn cũng nên xem lại.
    Vì chúng ta phải sống và giữ gìn bờ cõi chứ không thể sống để ca ngợi những nghệ sĩ Trung Quốc đang có tư duy muốn xâm hại chính lãnh thổ của dân tộc mình. Dẫu biết rằng các bạn cũng sẽ buồn vì có nhiều nghệ sĩ gắn liền với tuổi thơ mình”.
    theo Lao động

    VN tước tư cách dân biểu vì 'song tịch'

    • 5 giờ trước








    Image copyrightOTHER
    Image captionBà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư TNG Holdings Việt Nam.

    Hội đồng Bầu cử Quốc gia xác nhận việc tước tư cách một nữ dân biểu có hai quốc tịch vì “phạm luật”.
    Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc được truyền thông tại Việt Nam dẫn lời nói việc không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14 với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) có hai quốc tịch là “hoàn toàn bất ngờ”.
    Ông cho biết việc bà Hường có hai quốc tịch được phát hiện là từ “cơ quan chức năng” chứ “chúng tôi không biết”.
    Ông Phúc xác nhận với báo giới là bà Nguyệt Hường có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.
    Trong khi ông Phúc nói nguyên nhân tước tư cách đối với đại biểu Hường là vì người ta “không trung thực trong kê khai hồ sơ” và “nói dối” thì ông cũng nói rằng Tôi không chắc chị Nguyệt Hường biết mình đăng ký quốc tịch thứ hai là vi phạm pháp luật hay không.
    Ông Phúc nói thêm rằng Luật Quốc tịch đã quy định “công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch” và rằng “muốn có quốc tịch thứ hai thì phải xin thôi quốc tịch của mình”.
    “Trường hợp một người Việt Nam ra định cư ở nước ngoài, nếu quốc gia sở tại cho phép công dân có nhiều quốc tịch thì đương nhiên người đó có từ hai quốc tịch trở lên.
    “Vấn đề ở chỗ, cho dù một người có hai quốc tịch thì khi về Việt Nam chỉ được sử dụng một quốc tịch, chứ không thể cùng lúc hai quốc tịch.”
    Được biết Hội đồng Bầu cử Quốc gia sau khi phát hiện ra vi phạm của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường từ sau phiên họp thứ bảy ngày 15/7 đã họp khẩn cấp phiên thứ tám vào chiều 17/7 để xem xét, biểu quyết tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14 của bà.
    Chiều 17/7, 100% thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia nhất trí không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì không đủ tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa 14.
    Được biết cá nhân bà Hường cũng nộp đơn xin rút “vì l‎y do sức khỏe”.
    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường sinh năm 1970, quê Nam Định, từng là đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa 12, 13; đại biểu Quốc hội khóa 12 và 13.
    Trước khi bị tước tư cách dân biểu, bà là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư TNG Holdings Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hiệp hội Công thương Thành phố Hà Nội; Phó chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài của Thành phố Hà Nội; Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội nữ Doanh nhân Việt Nam, theo truyền thông trong nước.

    Nhà bà Nguyệt Hường: Vợ tỷ phú BĐS, chồng chủ tịch ngân hàng

    Ngoài việc sở hữu 11 khu và cụm công nghiệp khác nhau, bà Hường còn nắm trong tay nhiều dự án BĐS lớn tại HN và TP.HCM. Đặc biệt, bà Hường còn là Chủ tịch Hội đồng sáng lập MaritimeBank.
    Chiều muộn ngày 17/7, báo chí đưa tin 100% thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ngoài ra, cá nhân bà Hường cũng có đơn xin rút không tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV.
    Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đại biểu quốc hội, khu công nghiệp, bất động sản
    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường
    Bà Nguyệt Hường được biết đến không chỉ với tư cách một Đại biểu Quốc hội trúng cử liên tiếp tại Quốc hội khóa XII, XIII, XIV mà còn là một doanh nhân.
    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường sinh ngày 9/41970 tại xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Bà là thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Đại học IMPAC (Mỹ); cử nhân ngôn ngữ - Đại học Tổng hợp Lenin – Matxcova; Cử nhân Anh văn – Đại học Ngoại ngữ Hà Nội.
    Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường giữ vai trò Chủ tịch Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VID Group - một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp hàng đầu tại miền Bắc - kể từ năm 2006, khi tuổi đời chỉ mới 37. Khi đó, Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam – VID Group - được thành lập với 6 thành viên. Trụ sở chính của Tập đoàn tại số 115, đường Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.
    Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Đại biểu quốc hội, khu công nghiệp, bất động sản
    Từ năm 2006 đến nay, số thành viên trong VID Group phát triển lên 12 công ty, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, cung ứng các dịch vụ và thực hiện các dự án bất động sản. Phạm vi hoạt động của VID Group mở rộng sang 7 tỉnh và thành phố khác nhau của miền Bắc Việt Nam, bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Nam Định, với tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng.
    VID Group đã trở thành một trong những nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp có quy mô và đang là chủ đầu tư và quản lý của 9 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc như Quang Minh, Hà Nội – Đài Tư, Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội); Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách (Hải Dương); Minh Quang, Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên) và Đồng Văn II (Hà Nam).
    Trong giới kinh doanh, bà Nguyệt Hường từng được ví von là “bà đỡ của các khu công nghiệp”. Thời gian gần đây, VID Group đã và đang chuyển hướng dần sang lĩnh vực bất động sản.
    Sau 10 năm hình thành và phát triển, tính đến nay, VID Group đã là chủ đầu tư của 11 khu và cụm công nghiệp khác nhau ở miền Bắc.
    Bên cạnh việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp, VID Group còn tập trung đầu tư vào các khu dân cư phục vụ cho các khu công nghiệp này. Các khu dân cư và dịch vụ này bao gồm Khu dân cư và dịch vụ phục vụ công nhân KCN Nam Sách 28 ha (Hải Dương); Khu dân cư và dịch vụ phục vụ KCN Tân Trường: 50ha (Hải Dương); Khu dân cư và dịch vụ phục vụ KCN Đồng Văn: 48 ha (Hà Nam).
    Theo VID Group, tập đoàn này đã thu hút được trên 400 doanh nghiệp vào đầu tư tại các KCN, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, … với tổng vốn đầu tư thu hút trên 3 tỷ USD.
    Ngoài ra, bà Hường cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNG Holdings. Gần đây nhất, Công ty gây chú ý với việc cùng đối tác Nga hợp tác xây dựng dự án tổ hợp bất động sản 6.500 tỷ đồng tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. 
    Ngoài ra, từ năm 2007, VID Group mở rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng và trở thành cổ đông chiến lược của Maritime Bank.
    Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường chính là Chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng Maritime Bank. Bà Hường cũng là vợ ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng MaritimeBank nhiệm kỳ I (2012-2016).
    Quá trình công tác của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường
    Từ năm 1992-1995, bà là Phó giám đốc Công ty TNHH Intelcom – Matxcova.
    Từ năm 1996-2003: Nhân viên kế toán, sản xuất, Trưởng phòng, Phó giám đốc, Phó Tổng giám đốc sản xuất – CTCP Nam Thắng
    2000-2007: Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Chủ tịch HĐQT các công ty Nam Hòa, Nam Đức, Nam Quang, Hà Tây, Phó Chủ tịch HĐQT Khu Công nghiệp Hà Nội – Đài Tư.
    04/2004: Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Thanh Dương
    01/2005-01/2006: Thành viên HĐQT – Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng (Tiền thân của Oceanbank)
    09/2007: Chủ tịch HĐQT CTCP Bất động sản Mùa đông – VID
    03/2010-10/2010: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
    06/2006-2011: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (V.I.D Group), Đại biểu HĐND TP Hà Nội khóa XII nhiệm kỳ 1999-2004 và khóa XIII nhiệm kỳ 2004-2011.
    1999 – nay: Ủy viên Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (2004-2009) và khóa VII (2009-2014), Đại biểu Quốc hội khóa XII (2007-2011), khóa XIII (2011-2016), Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội
    02/2011-02/2012: Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT MSB
    02/2012 – nay: Chủ tịch Hội đồng sáng lập MSB
    Chức vụ hiện nay:
    Chủ tịch Hội đồng sáng lập MSB
    Chủ tịch HĐQT V.I.D Group
    Ủy viên Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII (2009-2014)
    Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016)
    Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội
    Phó Chủ tịch Hiệp hội Công thương TP Hà Nội
    PV (tổng hợp)
    Không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường

    Không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường

    100% thành viên trong Hội đồng bầu cử quốc gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì không đủ tiêu chuẩn và bà Nguyệt...
    Bà Nguyệt Hường bị bác tư cách ĐBQH: ‘Không ai có quyền đứng trên pháp luật’

    Bà Nguyệt Hường bị bác tư cách ĐBQH: ‘Không ai có quyền đứng trên pháp luật’

    Chiều nay 17-7, 100% thành viên Hội đồng bầu cử quốc gia có mặt đã bỏ phiếu bác tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì không đủ...
    1,57 triệu USD để nhập quốc tịch vào Malta…?

    1,57 triệu USD để nhập quốc tịch vào Malta…?

    Hôm qua (17/7), sự kiện Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã bỏ phiếu không xác nhận tư cách ĐBQH khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường thu hút sự quan tâm của dư luận. Trong đó, có nhiều thắc mắc...

    Không có nhận xét nào: