Phạm Viết Đào.
“Phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Thời kỳ đó,Zyklon-B, một phát minh của Gerhard Lenz, được sử dụng trong các phòng hơi ngạt để giết người với số lượng lớn, phát xít Đức còn dùng phenol tiêm cho từng nạn nhân để sát hại nhóm ít người như một biện pháp tiết kiệm kinh tế. Việc tiêm phenol được áp dụng với hàng ngàn người dân trong các trại tập trung, đặc biệt là ở Auschwitz-Birkenau…”
“Phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Thời kỳ đó,Zyklon-B, một phát minh của Gerhard Lenz, được sử dụng trong các phòng hơi ngạt để giết người với số lượng lớn, phát xít Đức còn dùng phenol tiêm cho từng nạn nhân để sát hại nhóm ít người như một biện pháp tiết kiệm kinh tế. Việc tiêm phenol được áp dụng với hàng ngàn người dân trong các trại tập trung, đặc biệt là ở Auschwitz-Birkenau…”
( WikiPedia )
Trong buổi họp báo của Chính phủ công bố thủ phạm và nguyên nhân cá chết hàng loạt tại vùng biển của 4 tỉnh miền trung, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết:
” Đã tổ chức trên 100 nhà khoa học, có sự phản biện của chuyên gia quốc tế, xác định nguồn thải lớn nhất tại khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa độc tố như phenol, xyanua, kết hợp với hydro, tạo thành phức hợp theo dòng hải lưu đến Thừa Thiên - Huế làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt… “
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/313134/formosa-lam-ca-chet-boi-thuong-500-trieu-usd.html )
Hiện nay, thông tin mới chỉ dừng lại đó; người viết bài này đã tham vấn một số bạn bè từng là kỹ sư, tốt nghiệp đại học bách khoa hóa đặt vấn đề: Tại sao mới trong giai đoạn chạy thử, chắc chưa sử dụng nhiều hóa chất mà Tập đoàn Formosa đã gây tác hại ghê gớm như vậy ?
Tại sao lại Formosa lại sử dụng nhiều Xyanua và Phenol- theo như Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thì đây là 2 độc tố gây nên thảm họa môi trường ở vùng biển miền trung; Trong khi đó hoạt động công nghiệp của Formosa là luyện thép là công nghiệp ít khi nghe nói tới sự cần thiết phải sử dụng tới 2 loại hóa chất này ?
Rất nhiều bạn bè có nhiều kiến thức về luyện thép đều lắc đầu không trả lời được tại sao Formosa lại cố tình sử dụng một khối lượng Xyanua và Phenol cực lớn như vậy khiến cho vùng biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam bị đầu độc? Vì theo như thông tin người viết bài này biết được: Xyanua chủ yếu sử dụng trong công nghệ khai thác vàng, tách vàng ra khỏi tạp chất vì nó chất tẩy cực mạnh; Còn phenon là loại hóa chất mà Hitler đã từng sử dụng trong các vụ giết người hàng loạt trong thế chiến thứ 2…
Theo WikiPedia thì:”Nguồn gốc sự tồn đọng Xyanua gây ô nhiễm môi trường trong khai thác vàng:
Quặng tươi ở dạng bột ướt sau khi tuyển trọng lực được đưa vào bể hoà tách Xyanua trong kiềm vôi có thiết bị cấp Oxy cưỡng bức và thêm các phụ gia cần thiết. Sau thời gian hoà tan thích hợp, dung dịch chứa các phức Xyanua Au, Ag được chuyển sang cột hoàn nguyên kim loại vàng, bạc.Hỗn hợp thu được đem phân kim để thu vàng tinh khiết và bạc tinh khiết.
Xyanua được xem là một chất độc mạnh và phản ứng nhanh. HCN, NaCN, KCN…”
Về loại hóa chất độc hại thứ 2 là Phenol, WikiPedia đã viết về lịch sử phát triển của hóa chất này:” Được phát hiện vào năm 1834, khi nó được chiết xuất từ nhựa than đá, đó là nguồn chính sản xuất phenol cho đến khi ngành công nghiệp hóa dầu phát triển.
Các chất sát trùng mang đặc tính của phenol được sử dụng bởi Sir Joseph Lister (1827-1912) trong kỹ thuật phẫu thuật tiên phong của ông dùng chất khử trùng, mặc việc tiếp xúc liên tục với phenol gây kích ứng da. Lister đã phủ những vết thương với một miếng giẻ hoặc vải thô được ngâm trong axit carbolic (một tên khác của phenol).
Vì rẻ tiền, dễ điều chế, gây ra cái chết nhanh chóng và êm dịu chỉ với 1 gram, phenol được sử dụng như một phương tiện giết người của Đức quốc xã trong thế chiến thứ hai từ năm 1939 đến những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Thời kỳ đó,Zyklon-B, một phát minh của Gerhard Lenz, được sử dụng trong các phòng hơi ngạt để giết người với số lượng lớn, phát xít Đức còn dùng phenol tiêm cho từng nạn nhân để sát hại nhóm ít người như một biện pháp tiết kiệm kinh tế. Việc tiêm phenol được áp dụng với hàng ngàn người dân trong các trại tập trung, đặc biệt là ở Auschwitz-Birkenau…”
Như vậy, Phenol ít có tác động tới sắt thép, kim loại mà tác động chủ yếu vào các chất hữu cơ trên cơ thể của con người người và sinh vật biển...
Là người ngoại đạo về công nghệ luyện kim và về sử dụng hóa chất, xin nêu ra một số câu hỏi để các cơ quan chức năng Việt Nam vào cuộc điều tra, tìm động cơ của Formosa khi đưa vào sử dụng 2 hóa chất cực độc kể trên dẫn tới sinh vật biển miền trung Việt Nam như cá, tôm, san hô và nhiều sinh vật bị hủy diệt….
Việc sử dụng 2 hóa chất này nhằm mục đích cố tình đầu độc biển miền trung hay do sơ suất; do vì để tiết kiệm chi phí, trong quá trình vận hành bắt buộc phải sử dụng 2 hóa chất này đã không sử dụng những thiết bị kỹ thuất cần thiết để lọc, trước khi đổ thải ra ra môi trường…
Nếu cơ quan chức năng phát hiện:
-Việc sử dụng 2 hóa chất đặc thù Xyanua và Phenol này không do nhu cầu cấp thiết của nghề nghiệp luyện thép, dẫn tới hậu quả hủy hoại môi trường thì đây là hành vi cố tình đầu độc, phá hoại môi trường biển?
-Việc sử dụng 2 hóa chất độc hại này là cấp thiết của quy trình công nghiệp luyện thép; song do chưa thiết kế được hệ thống lọc thải tương thích để hạn chế sự tác hại tới môi trường thì hành vi này có thế khép vào tội danh: Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng ?
Phạm Viết Đào.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Formosa có 6 nhà thầu lắp ghép, chủ yếu là từ Trung Quốc
(GDVN) - Ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, qua kiểm tra đã phát hiện 53 hành vi vi phạm của Formosa Hà Tĩnh.
Video Formosa Hà Tĩnh xin lỗi Nhà nước nhân dân Việt NamCó khởi tố hình sự vụ Formosa xả thải ra biển miền Trung?Formosa nhận lỗi, cam kết 5 điểm, đền bù 500 triệu USD vì làm chết cá miền Trung
Tại phiên làm việc sáng 11/7 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Nguyễn Chí Dũng – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, sự cố môi trường biển miền Trung đã gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với sản xuất và đời sống của người dân trong vùng, mà còn hủy hoại môi trường sinh thái biển, phải mất thời gian dài mới tái tạo lại được.
Đây là vấn đề nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc lựa chọn nhà đầu tư, thẩm định các điều kiện bảo vệ môi trường khi cấp phép đầu tư và tăng cường công tác giám sát, thanh kiểm tra ô nhiễm môi trường, nhất là các cơ sở có nhiều khả năng ô nhiễm.
Ông Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, theo số liệu báo cáo thì vừa qua người dân không dám ăn thức ăn ở các nhà hàng tại những địa phương nói trên; du khách e ngại khi tắm biển... tình hình du lịch tại các tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong những ngày tới đây, Chính phủ sẽ có một buổi họp bàn tìm các giải pháp khắc phục hậu quả ảnh hưởng tới du lịch miền Trung.
Sự cố Formosa Hà Tĩnh xả thải trái pháp luật Việt Nam đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của ngư dân và tình hình phát triển du lịch biển miền Trung. ảnh: Báo Nhân dân. |
Thông tin thêm về vụ việc này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường – ông Trần Hồng Hà cho biết, Formosa Hà Tĩnh đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm trước khi cơ quan nhà nước thẩm định.
Có 6 nhà thầu nước ngoài liên quan tới lắp ghép tại dự án này và hầu hết là của Trung Quốc.
“Qua kiểm tra đã phát hiện ra 53 hành vi vi phạm về hành chính, kể cả thiết kế và quá trình vận hành, thi công... qua giai đoạn thử nghiệm thì chúng ta phát hiện các dấu hiệu xảy ra liên quan đến điện, liên quan đến hệ thống xử lý chất thải chưa đáp ứng yêu cầu của pháp luật và yêu cầu của cơ quan quản lý Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Chính phủ yêu cầu tăng cường rà soát, kiểm tra các nguồn thải vào các lưu vực sông, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là các cơ sở gây ô nhiễm ngay trong khu dân cư.
Xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường, cảnh quan ở khu vực nông thôn, các khu đô thị lớn.
Kiên quyết xử lý các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
|
Trong 53 hành vi vi phạm đó đáng chú ý là hành vi tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ khô sang công nghệ xử lý ướt, phát tán rất nhiều chất thải, không khí thải.
Công nghệ này hoàn toàn do họ tự ý điều chỉnh và đây là bằng chứng pháp lý quan trọng cho thấy sai phạm tại Formosa.
Tuy nhiên việc sửa đổi này không liên quan tới sự cố môi trường vừa qua mà liên quan tới việc họ đã vi phạm các quy định của Việt Nam”, ông Hà cho biết.
Cũng theo ông Trần Hồng Hà, trên thực tế nếu vận hành đầy đủ theo quy định và kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ thì hoàn toàn có thể đảm bảo được yêu cầu xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
Cho đến nay khi Formosa đã thừa nhận trách nhiệm và khắc phục hậu quả, Chính phủ đã triển khai các biện pháp giám sát yêu cầu Formosa khắc phục hậu quả.
Liên quan tới nội dung này, bà Tòng Thị Phóng – Phó Chủ tịch Quốc hội đặt ra vấn đề, Thường vụ Quốc hội đã thực hiện giám sát đối với dự án này chưa?
“Ngay cả chuyện cấp phép 70 năm quyền sử dụng đất đai, tôi cho là đến lúc hôm nay Thường vụ Quốc hội cũng chưa biết đâu”, bà Phóng nói.
Trong khi đó, ông Hà Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị, khắc phục hậu quả môi trường vụ Formosa gây ra cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung cần nêu tập trung nhấn mạnh vào giải pháp khắc phục.
“Đây là một dự án được phê duyệt rất nhanh, đánh giá tác động môi trường được phê duyệt rất nhanh; sau khi nhà đầu tư được cấp phép thì được đáp ứng rất nhanh... và cuối cùng là hậu quả xảy ra cũng rất nhanh.
Đối với vụ Formosa phải làm rõ vai trò quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, phải làm rõ thì mới có uy tín với cử tri, với nhân dân.
Cũng nên nhìn nhận lại việc cấp phép 70 năm ở địa bàn nhạy cảm và quy mô lớn như vậy thì cũng nên đặt vấn đề là cần phải được phê duyệt, xét duyệt ở mức nào?
Có phải công trình trọng điểm quốc gia không?
Tới đây triển khai thế nào, có điều chỉnh lại quy mô dự án không?", ông Chiến đặt vấn đề.
Có chuyện cắt dán đánh giá tác động môi trường ở các dự án?
Bà Lê Thị Nga – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đánh giá cao sự vào cuộc của Chính phủ ngay khi sự cố môi trường xảy ra, chỉ đạo sát sao ổn định đời sống của ngư dân miền Trung, tìm các biện pháp khắc phục hậu quả.
Đồng thời, bà Nga cũng dẫn chứng cho thấy, trong quá khứ đã từng xảy ra các sự cố môi trường lớn như: Sai phạm của Vedan xả thải ra sông Thị Vải (tỉnh Đồng Nai), Nicotext Thanh Thái xả thải ra môi trường (tỉnh Thanh Hóa), Công ty Hào Dương xả thải ra môi trường tại TP. Hồ Chí Minh...
Qua đó, Chính phủ cần phải có rà soát đánh giá lại việc chấp hành các quy định đảm bảo môi trường tại những doanh nghiệp có thông tin phản ánh từ dư luận xã hội.
“Xả thải, gây ô nhiễm môi trường có 3 cách: Một là thải khí lên trời, hai là thải ra sông, biển; ba là thải vào lòng đất.
Chúng tôi đề nghị phải kiểm tra các dự án, các khu công nghiệp đặt tại các lưu vực sông và biển.
Trong đó đặc biệt chú ý tới việc đánh giá, kiểm tra lại ĐTM (dự đoán hệ quả về môi trường tích cực hoặc tiêu cực) ở các dự án này. ĐTM là gác chắn đầu tiên ngăn chặn ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, thực tế lại có những bản ĐTM rất kém, mang tính đối phó, không đáp ứng đúng yêu cầu của Luật Bảo vệ môi trường.
“Báo chí từng phản ánh, có các bản ĐTM copy, cắt dán.
Sau đó, công tác kiểm tra của các cơ quan nhà nước cũng không đạt yêu cầu, không phát hiện ra sai phạm.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị rà soát tất cả các dự án có nghi ngờ ô nhiễm môi trường, đánh giá lại các bản ĐTM có thực sự đáng ứng được yêu cầu không, có chuyện cắt gián từ dự án này sang dự án khác không?
Nếu có thì trách nhiệm thuộc về ai?", bà Nga nêu quan điểm.
Ngọc Quang
Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Formosa có 53 vi phạm
Sáng 11/7, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, qua kiểm tra đã phát hiện 53 hành vi vi phạm của Formosa.
Theo đó, báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện Formosa đang trong giai đoạn chạy thử nghiệm.
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, khi cơ quan quản lý nhà nước vào kiểm tra Formosa, có 6 nhà thầu nước ngoài liên quan đến việc chuyển giao công nghệ, lắp ghép thiết bị, chuyển giao quản lý, hầu hết nhà thầu là Trung Quốc. Qua kiểm tra đã phát hiện ra 53 hành vi vi phạm về thiết kế, vận hành, xây dựng, thi công.
“Qua giai đoạn chạy thử nghiệm đã xảy ra sự cố liên quan đến điện, liên quan đến việc triển khai hệ thống xử lý chưa đáp ứng quy định của pháp luật cũng như của cơ quan quản lý”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội. (Ảnh: Xuân Tùng) |
Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, trong 53 hành vi vi phạm có hành vi đặc biệt quan trọng, đó là hành vi tự ý thay đổi công nghệ xử lý cốc từ cốc khô- công nghệ thân thiện sang công nghệ xử lý cốc ướt, là công nghệ phát tán rất nhiều chất thải.
“Họ tự ý điều chỉnh. Đây là bằng chứng pháp lý quan trọng. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ này không liên quan đến sự cố môi trường mà chỉ liên quan đến vi phạm pháp lý của ta”, ông Trần Hồng Hà nói.
Cũng theo ông Trần Hồng Hà, hiện nay các vấn đề về xử lý đang trong giai đoạn chạy thử, trên thực tế công suất và nơi có nguồn thải nguy hiểm nhất là lò luyện cốc, tại đó nguồn nước thải ra được xử lý ở trạm sinh hoá mà đến nay mới chạy được ¼ công suất nên việc nó diễn ra ô nhiễm như vậy có thể khẳng định là do sự cố, còn trên thực tế nếu vận hành đầy đủ, đúng quy định và được kiểm tra chặt chẽ thì nó hoàn toàn có thể đáp ứng được việc kiểm soát và xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.
Hiện nay, sau khi Formosa đã thừa nhuận trách nhiệm và khắc phục hậu quả, Chính phủ đã triển khai đồng bộ các công việc liên quan đến kiểm soát, giám sát và yêu cầu họ khắc phục các tồn tại.
Hiện nay, sau khi Formosa đã thừa nhuận trách nhiệm và khắc phục hậu quả, Chính phủ đã triển khai đồng bộ các công việc liên quan đến kiểm soát, giám sát và yêu cầu họ khắc phục các tồn tại.
Tham dự phiên họp, trao đổi thêm về việc sử dụng lao động Trung Quốc tại Formosa, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết, về việc quản lý lao động nước ngoài ở Formosa, Bộ đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra để kiểm tra việc cấp giấy phép. Hiện 70% lao động làm việc tại đây được cấp giấy phép. Tuy nhiên, con số biến động theo từng giai đoạn.
“Hiện việc cấp phép cho lao động nước ngoài làm việc tại Formosa đã giao cho Hà Tĩnh cấp giấy phép. Việc cấp phép này theo đúng quy định”, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nói.
Theo báo cáo của Chính phủ, ngay sau khi có thông tin về sự cố, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, trực tiếp và thường xuyên là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người dân vùng bị thiệt hại; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; bước đầu đánh giá thiệt hại về kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời, đã chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan khoa học, trên tinh thần thận trọng, khoa học, chính xác, khách quan và đúng pháp luật, xác định, làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra sự cố để có giải pháp xử lý.
Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các bộ ngành liên quan, huy động trên 100 chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành từ 30 cơ quan trong và ngoài nước đã tổ chức thu thập, phân tích dữ liệu, có sự phản biện độc lập của các chuyên gia quốc tế, đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh, chứa độc tố như Phenol, Xyanua,… kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo hướng Bắc - Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biển chết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan tổ chức rà soát các nguồn thải; thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước với sự tham gia của các cán bộ, chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành và đã phát hiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà tĩnh (FHS) có một số hành vi vi phạm; xác định những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thử nghiệm của FHS đã dẫn đến nước thải từ công ty xả ra biển có chứa các độc tố Phenol, Xyanua, Hydroxit Sắt vượt quá mức cho phép.
“Từ các căn cứ nêu trên, các bộ ngành, cơ quan chức năng có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong, ngoài nước và kết luận: những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công, vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường tại 4 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế trong tháng 4 vừa qua”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông báo.
Trước đó, hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên - Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.
Sau sự việc trên, nhiều giả thiết về nguyên nhân cá chết được đưa ra, tập trung vào hai nhóm là tảo đỏ và độc tố hoá học thải ra từ hoạt động của con người.
Trong số các nguồn xả thải gần khu vực Vũng Áng, cái tên được nhắc đến nhiều lần là Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa). Cuối cùng sau gần 3 tháng tìm hiểu nguyên nhân, lãnh đạo Formosa cũng cúi đầu nhận lỗi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét