Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

Những tín hiệu cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh sắp sửa bị " nhập kho"...; Phản ứng của ông Trịnh Xuân Thanh sau kết luận của UBKT trung ương; Hà Văn Thịnh - Như một trò hề; Nguyên Bí thư Hải Phòng vi phạm trong dự án nhạc nước; Cựu Bí thư Hải Phòng bị xem xét kỷ luật

15/7 xem xét tư cách đại biểu Quốc hội ông Trịnh 

Xuân Thanh

Phải xem xét xong đại biểu mới đủ tư cách để tham gia kỳ họp, theo đại diện Hội đồng Bầu cử Quốc gia...

15/7 xem xét tư cách đại biểu Quốc hội ông Trịnh Xuân Thanh
Ông Trịnh Xuân Thanh là một trong 496 vị đã trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 14.
Sáng 15/7 tới, Hội đồng Bầu cử Quốc gia sẽ họp, bỏ phiếu để xem xét tư cách đại biểu Quốc hội, trong đó có việc xem xét tư cách của ông Trịnh Xuân Thanh, Tổng thư ký Quốc hội - Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
bí thư hải phòng, dương anh điền, xem xét kỷ luật, ủy ban kiểm tra trung ương
Dương Anh Điền, nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng không biết có bị nhập kho đợt này không ?

Vẫn theo ông Phúc, ngày 12/7, Tiểu ban Nhân sự, giải quyết khiếu nại tố cáo sẽ họp xem xét và đề nghị với Hội đồng Bầu cử Quốc gia về các vấn đề liên quan đến đại biểu khóa 14.

Việc bỏ phiếu như nói trên được tiến hành trên cơ sở kết quả cuộc họp này.

Phải xem xét xong đại biểu mới đủ tư cách để tham gia kỳ họp. Đại biểu nào không được cấp giấy chứng nhận thì không phải là đại biểu Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia cho biết thêm.

Liên quan đến vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016, chiều 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có  thông báo chính thức về những khuyết điểm, vi phạm của ông Thanh.

Ủy ban đã kiến nghị Bộ Chính trị chỉ đạo Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khoá 14 đối với ông Trịnh Xuân Thanh.



Yêu cầu tiến hành kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh

Ông Thanh là người chịu trách nhiệm chính về khoản thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC...

Yêu cầu tiến hành kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận về những vi phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
NGUYỄN LÊ
Trong thời gian qua, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 4 và thứ 5. Ông Trần Quốc Vượng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp.

Tại hai kỳ họp này, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận nhiều nội dung, trong đó có việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016, theo ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chịu trách nhiệm chính việc PVC lỗ lớn

Sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Trịnh Xuân Thanh có khuyết điểm, vi phạm.

Thứ nhất, trong thời gian từ năm 2007-2013, trên các cương vị là Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), mặc dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng ông Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế.

Đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.

Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Với cương vị là người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh chưa nghiêm túc, thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân.

Thứ hai, khi thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, với cương vị là Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thanh đã dùng biển số xe công gắn vào xe ôtô tư nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc làm đó của ông là thiếu gương mẫu, vi phạm Quy định số 101 QĐ/TW, ngày 7/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.

Thứ ba, ông Trịnh Xuân Thanh là người chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm ở PVC, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đánh giá chưa hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVC.

Như vậy, ông Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Kết luận 146-KL/TW, ngày 4/10/2013 của Bộ Chính trị khóa 11. Nhưng, ông Thanh vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.

Thứ tư, qua kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công thương và tỉnh Hậu Giang đối với ông Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ.

Yêu cầu tiến hành kỷ luật

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư:

- Chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành tổng kết, rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về công tác cán bộ.

- Hội đồng Bầu cử Quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với ông Trịnh Xuân Thanh.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng quyết định và yêu cầu:

- Tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh.

- Tiếp tục kiểm tra, làm rõ trách nhiệm và xem xét việc kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại PVC.

- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015.

- Đề nghị Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng của ngành công an rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã được cấp và sử dụng trái quy định.

- Yêu cầu Ban Cán sự đảng Bộ Nội vụ và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm khắc đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm.


















































































































Ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm về khoản lỗ 3.200 tỷ tại PVC

Uỷ ban kiểm tra Trung ương kết luận nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh có nhiều khuyết điểm, vi phạm và đề nghị không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội.

Chiều 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo về kỳ họp thứ IV và thứ V của Ủy ban.
Theo thông báo, tại hai kỳ họp này, Ủy ban đã xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
Thông báo nêu, "thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với ông Trịnh Xuân Thanh, sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Trịnh Xuân Thanh có nhiều khuyết điểm, vi phạm".
uy-ban-kiem-tra-trung-uong-de-nghi-thu-hoi-bien-xe-cong-cap-cho-ong-trinh-xuan-thanh
Ông Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: Cửu Long
Thời gian 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế; đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.
"Những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Với cương vị là người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh chưa nghiêm túc, thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân", báo cáo có đoạn.
Báo cáo cho hay, khi thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, nhận chức vụ Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Trịnh Xuân Thanh đã dùng biển số xe công gắn vào ôtô tư nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc làm đó của ông Trịnh Xuân Thanh là thiếu gương mẫu, vi phạm Quy định số 101 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.
ong-trinh-xuan-thanh-phai-chiu-trach-nhiem-ve-khoan-lo-3200-ty-tai-pvc-1
Ông Trịnh Xuân Thanh đã dùng biển số xe công gắn vào ôtô tư nhân gây phản cảm
Báo cáo nhận định, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về các khuyết điểm, vi phạm ở Tổng Công ty PVC, đã bị lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đánh giá chưa hoàn thành nhiệm vụ và cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty. Như vậy, ông Trịnh Xuân Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Kết luận 146 của Bộ Chính trị khóa XI. Nhưng, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang với ông Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ.
uy-ban-kiem-tra-trung-uong-de-nghi-thu-hoi-bien-xe-cong-cap-cho-ong-trinh-xuan-thanh-1
Đường thăng tiến của ông Trịnh Xuân Thanh. Đồ họa: Tiến Thành - Võ Văn Thành.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân liên quan về các khuyết điểm, vi phạm; chỉ đạo các cơ quan chức năng tổng kết, rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về công tác cán bộ; Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV với ông Trịnh Xuân Thanh.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu xem xét, xử lý kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh; làm rõ trách nhiệm và xem xét kiểm điểm tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng Công ty PVC; kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với Ban cán sự đảng Bộ Công Thương và Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010-2015; Đảng ủy Công an Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát, thu hồi biển số xe công (biển xanh) đã cấp và sử dụng trái quy định; Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm khắc với tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm.
Xuân Hoa

Hà Văn Thịnh - Như một trò hề



Là tên gọi chính xác vụ "Kỷ luật" "đồng chí" Trịnh Xuân Thanh!

Đọc mà cảm thấy như đang ở trên đỉnh của say tàu, say xe!...

"Đồng chí" TXT ấy, trong những năm 20011-2013, với chức vụ là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây Lắp Dầu khí VN (PVC), mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo, vẫn làm thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng, nhưng vẫn trúng cử ĐBQH khóa... vừa bầu (22.5.2016), vẫn được đề bạt làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang!...

Tất cả mọi sự chỉ vì "tai nạn" lắp nhầm... biển số xe(?)

Các vị coi DÂN như một đàn bò, đập thì đi, hò thì đứng.

Các vị có dám trả lời Dân vài câu hỏi rất nhỏ không?

1, Ban Kiểm tra, Thanh tra, Nội chính, Công an kinh tế, Ban Tổ chức... các cấp, các ngành, vô số kiểu bố trí để ăn trên ngồi trốc Dân, sinh ra để làm gì, chẳng lẽ ăn hại hết hay sao?

2, Hội đồng Bầu cử Trung ương không lẽ vô trách nhiệm khi để lọt lưới, qua sổ một kẻ "làm thất thoát" (thực chất, chủ yếu là CƯỚP TIỀN DÂN để cho vào túi "đồng chí" ấy và nhiều "đồng chí" khác) BA NGÀN BA TRĂM TỶ ĐỒNG - tức là tương đương 1/3 số tiền Formosa bồi thường? Có "đồng chí" nào tương tự chưa bị lộ nữa không?

3, Phải chăng Bộ máy công quyền của tỉnh Hậu Giang là cái sọt rác (xin lỗi NGƯỜI DÂN Hậu Giang, tôi chỉ bàn đến các "đồng chí" thôi; vì, rõ ràng, Dân chưa bao giờ - không bao giờ là đồng chí với những kẻ này), nên, để ĐỔI CHÁC, mới giả mù, giả câm, giả điếc khi nhận một người như thế làm quan to nhì tỉnh, để sỉ nhục muôn Dân?

3, Nếu không "lắp nhầm" biển số xe công vào xe tư thì có ai biết không? Người Dân chúng tôi có quyền nghi ngờ rằng đây chỉ là vụ "thanh lý hợp đồng nội bộ" giữa kẻ thắng thế và kẻ sa cơ mà thôi; bởi 3,3 ngàn tỷ đâu phải là con muỗi? "Tội nghiệp" TXT, một trong nhiều đệ tử ruột của X! Cái "chết" của "đồng chí" ấy phải chăng là lời cảnh báo với tất cả những "ai" còn lại?

4, Phải chăng các vị đang THÍ "đồng chí" ấy để che giấu, lấp liếm vụ Formosa, để cho Dân "tin" là các "đồng chí" luôn ngang bằng sổ thẳng? 

5, Các "đồng chí" nghĩ sao khi chỉ 50 ngày sau khi bầu cử (22.5 - 10.7.2016), đã phải phế truất 1 ĐBQH do... Dân bầu(!) Như thế, công tác tổ chức cán bộ không phải là trò hề sao? nếu phanh phui tất cả những kẻ đứng sau, đứng xung quanh Formosa, dám chắc còn không ít vị nữa phải "trảm"...

6, Nếu các "đồng chí" tốt như các "đồng chí" nói, không XẤU như Dân nghĩ, sao không làm ngay, làm luôn vụ tày trời Formosa đi? Thảm họa khủng khiếp như thế mà hàng tháng trời không nhìn thấy bất kỳ ai có tội? Formosa có mọc sừng cũng không dám phá hoại nếu không được các "đồng chí" thả nổi, thả chìm... Cái biển số xe nhìn thấy rõ hơn mấy ngàn tỷ đồng là điều nói chẳng ai tin... 

Xin thưa, chỉ cần một tội thôi: Tội "3 tháng quan trắc xả thải một lần, thời gian và địa điểm do Formosa sắp xếp, bố trí" - cũng đủ đem cả lũ tham quan ấy ra phạt lăng trì - vì từ xưa đến nay, chưa thấy bất kỳ lũ quan ích kỷ, mê muội nào hành xử tàn độc với Dân như thế!

Hề hết biết!

Hà Văn Thịnh


Nguyên Bí thư Hải Phòng vi phạm trong dự án nhạc nước; Cựu Bí thư Hải Phòng bị xem xét kỷ luật



Những khuyết điểm, vi phạm của tập thể và cá nhân trong đó có nguyên Bí thư Thành uỷ Hải Phòng Dương Anh Điền dẫn đến Dự án nhạc nước còn dở dang, gây dư luận xấu.

Chiều 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo về kỳ họp thứ IV và thứ V của Ủy ban. Theo thông báo này, Ủy ban đã kiểm tra dấu hiệu vi phạm với Ban Cán sự đảng UBND thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 và một số cá nhân.
Thông báo nêu, Ban cán sự Đảng UBND thành phố nhiệm kỳ 2010-2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo UBND thành phố thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về phương án bố trí các đài phun nước, kết hợp ánh sáng, kỹ xảo nghệ thuật (Dự án nhạc nước), thực hiện không đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng với Dự án.

Với cá nhân, bao gồm ông Dương Anh Điền (nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND thành phố); ông Lê Khắc Nam (Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; ông Đoàn Duy Linh (Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố) có các khuyết điểm, vi phạm quy định số 51 của Ban Bí thư khóa X, vi phạm quy chế làm việc của Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015, quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011-2016 trong việc phê duyệt đầu tư Dự án nhạc nước; thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng, lựa chọn nhà thầu.
Những khuyết điểm, vi phạm của tập thể và cá nhân nêu trên dẫn đến Dự án nhạc nước còn dở dang, đến nay chưa thể nghiệm thu, thanh quyết toán, đưa vào sử dụng theo đúng mục tiêu, yêu cầu đã được phê duyệt, làm thất thoát, lãng phí cho ngân sách Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương.
Căn cứ Quy định số 263 và Quy định số 181của Bộ Chính trị (khóa XI) về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban cán sự Đảng UBND thành phố kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc và xem xét kỷ luật các ông Dương Anh Điền, Lê Khắc Nam, Đoàn Duy Linh.
Uỷ ban kiểm tra Trung ương cũng giải quyết tố cáo với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông.
Theo đó, UBND tỉnh chủ trương thu hồi Dự án, giao cho các ngành tham mưu đề xuất kinh phí bồi hoàn cho chủ đầu tư, trong khi dự án chưa hoàn thành để kéo dài, nhiều lần thay đổi chủ đầu tư, không mang lại hiệu quả, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Với ông Hà Trung Ký (Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (nguyên Giám đốc Sở Thương mại và Du lịch tỉnh) có vi phạm (như đã nêu tại Kết luận số 1084 của UBND tỉnh Đắk Nông), nhưng chưa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2005-2010 chỉ đạo xử lý là có khuyết điểm.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiểm điểm trách nhiệm ông Hà Trung Ký.
Ủy ban kiểm tra Trung ương đồng thời thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Đảng.
Ủy ban sẽ kiểm tra tài chính đảng với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk và Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật; xem xét kết quả giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng với Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra các Đảng ủy: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; giám sát chuyên đề với Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân và một số cá nhân; Đảng ủy Tổng cục Chính trị và Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục Trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân; tham gia ý kiến với Đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng của Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
Thông qua các nội dung kiểm tra, giám sát nêu trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm của tập thể và cá nhân và yêu cầu có biện pháp, giải pháp khắc phục, sửa chữa trong thời gian tới.
Theo TTXVN




Cựu Bí thư Hải Phòng bị xem xét kỷ luật

Công Khanh | 
Cựu Bí thư Hải Phòng bị xem xét kỷ luật
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu xem xét, xử lý kỷ luật đối với nguyên Bí thư TP Hải Phòng Dương Anh Điền. Ảnh: TTXVN

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu tiến hành quy trình xem xét xử lý kỷ luật đối với nguyên Bí thư Hải Phòng Dương Anh Điền, Phó chủ tịch TP Hải Phòng Lê Khắc Nam.

Chiều 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra thông báo về kết quả Kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Ban Cán sự đảng UBND TP Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 và một số cá nhân khác.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận Ban cán sự Đảng UBND Hải Phòng nhiệm kỳ 2010-2015 đã thiếu trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo UBND TP thực hiện kết luận của Thường trực Thành ủy về chủ trương nghiên cứu phương án bố trí các đài phun nước, kết hợp ánh sáng, kỹ xảo nghệ thuật (Dự án nhạc nước), thực hiện không đúng các quy định về quản lý đầu tư xây dựng đối với Dự án.
Đối với cá nhân các ông Dương Anh Điền, nguyên Bí thư Hải Phòng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND TP; Lê Khắc Nam, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó bí thư Ban cán sự Đảng, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP; Đoàn Duy Linh, Giám đốc Sở VH-TT-DL TP có các khuyết điểm, vi phạm: Vi phạm Quy định số 51-QĐ/TW, ngày 19/4/2007 của Ban Bí thư khóa X, Quy chế làm việc của Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015, Quy chế làm việc của Ban Cán sự đảng UBND TP nhiệm kỳ 2011-2016 trong việc quyết định phê duyệt đầu tư Dự án nhạc nước.
Thiếu trách nhiệm trong chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện và vi phạm các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng, lựa chọn nhà thầu.
Những khuyết điểm, vi phạm của tập thể và cá nhân nêu trên dẫn đến Dự án nhạc nước còn dở dang, đến nay chưa thể nghiệm thu, thanh quyết toán, bàn giao, đưa vào sử dụng theo đúng mục tiêu, yêu cầu đã được phê duyệt, làm thất thoát, lãng phí cho ngân sách Nhà nước, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương.
Căn cứ Quy định số 263-QĐ/TW, ngày 8/10/2014 và Quy định số 181- QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, vi phạm của các đồng chí nêu trên đến mức phải xem xét áp dụng hình thức kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc đối với Ban cán sự Đảng UBND TP và tiến hành quy trình xem xét, xử lý kỷ luật đối với các ông Dương Anh Điền, Lê Khắc Nam, Đoàn Duy Linh.
theo Zing



(Chính trị) - UBKT Trung ương kết luận nguyên phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh có nhiều khuyết điểm, vi phạm và đề nghị không công nhận tư cách ĐBQH.

Liên quan đến thông tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận về nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, tối 11/7, khi được hỏi về việc ông đã tiếp nhận thông tin về kết luận này hay chưa và có phản hồi gì không, ông Thanh trả lời ông không có phản hồi gì.
“Tất cả các quyết định của UBKT trung ương anh đều chấp hành hết”, ông Thanh nói.
Về việc này, chiều ngày 11/7, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo về kỳ họp thứ IV và thứ V của Ủy ban.
Theo thông báo, tại hai kỳ họp này, Ủy ban đã xem xét, kết luận việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016.
Phan ung cua ong Thanh sau ket luan cua UBKT trung uong
Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh
Thông báo nêu, “thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với ông Trịnh Xuân Thanh, sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận ông Trịnh Xuân Thanh có nhiều khuyết điểm, vi phạm”.
Thời gian 2007-2013, trên các cương vị là Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), dù đã có kiến nghị, cảnh báo của các cơ quan thanh tra, kiểm toán về tình hình thua lỗ và tiềm ẩn thua lỗ, nhưng ông Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát Tổng Công ty đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế; đã để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013), nhiều tổ chức, cá nhân trong Tổng Công ty bị kỷ luật và xử lý hình sự.
“Những vi phạm, thua lỗ nêu trên là nghiêm trọng, tạo dư luận xấu, làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Với cương vị là người đứng đầu, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên. Tuy nhiên, ông Trịnh Xuân Thanh chưa nghiêm túc, thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân”, báo cáo có đoạn.
Báo cáo cho hay, khi thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, nhận chức vụ Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Trịnh Xuân Thanh đã dùng biển số xe công gắn vào ôtô tư nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Việc làm đó của ông Trịnh Xuân Thanh là thiếu gương mẫu, vi phạm Quy định số 101 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”.
Như vậy, ông Trịnh Xuân Thanh không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Kết luận 146 của Bộ Chính trị khóa XI. Nhưng, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang là thể hiện thiếu trung thực, thiếu trách nhiệm và thiếu gương mẫu.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang với ông Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân liên quan về các khuyết điểm, vi phạm; chỉ đạo các cơ quan chức năng tổng kết, rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về công tác cán bộ; Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV với ông Trịnh Xuân Thanh.
(Theo Đất Việt)

Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương vô hiệu vì ông Trịnh Xuân Thanh ?

Dân trí Như tin đã đưa, hôm qua (11/7), Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có những kết luận rất rõ ràng về những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2011-2016. Qua kết luận này, có thể thấy, ông Trịnh Xuân Thanh đã có rất nhiều sai phạm nhưng lãnh đạo Bộ Công Thương nhiệm kỳ trước đã "tạo điều kiện" để ông này nhanh chóng, qua nhiều nấc thang khác nhau, trở thành Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, rồi được bầu làm Đại biểu Quốc hội.
 >> Xem xét, xử lý kỷ luật đối với ông Trịnh Xuân Thanh
 >> Ông Trịnh Xuân Thanh đã nói dối
 >> “Ông Trịnh Xuân Thanh không xứng đáng là đại biểu Quốc hội”


Nhiều người cho rằng, ông Trịnh Xuân Thanh chết vì chơi ngông
Nhiều người cho rằng, ông Trịnh Xuân Thanh "chết" vì chơi ngông
Trong thời kỳ từ việc giữ chức vụ Phó bí thư Đảng uỷ, Tổng giám đốc Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đến chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty này (từ năm 2007-2013), ôngTrịnh Xuân Thanh đã để lại một thảm trạng không thể xấu hơn cho PVC: Thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng, có thời điểm gần mất hết vốn nhà nước. Nhiều cá nhân, đơn vị trong PVC thời kỳ đó bị khởi tố hình sự.
Cho dù ông Trịnh Xuân Thanh khi trả lời với báo chí thường cho rằng mình không có lỗi trong câu chuyện thua lỗ của PVC như nói rằng do PVC phải sáp nhập một số đơn vị làm ăn thua lỗ (như khách sạn Lam Kinh)...
Theo tư liệu của Dân trí tập hợp từ các cơ quan nhà nước, một loạt dự án do PVC triển khai trong thời kỳ đó như các Dự án nhiên liệu xăng sinh học tại Phú Thọ (hiện nay gần như trong tình trạng đắp chiếu, phá sản) và Dự án Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) do PVC làm tổng thầu hay liên doanh tổng thầu. Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, PVC tạm ứng hàng trăm tỷ đồng cho các nhà thầu phụ nhưng các nhà thầu phụ không thi công hoặc làm cầm chừng dẫn đến nguy cơ mất vốn nhà nước...

Quá trình công tác của ông Trịnh Xuân Thanh tại cho đến khi làm Chủ tịch tại PVC
Quá trình công tác của ông Trịnh Xuân Thanh tại cho đến khi làm Chủ tịch tại PVC
Trong một văn bản về nhận xét, đánh giá cán bộ của tập thể lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) do ông Phùng Đình Thực, nguyên Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch Tập đoàn PVN ký đã ghi rõ: "Từ năm 2012 đến 5/2013, bên cạnh nguyên nhân khách quan là tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất là trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản nhưng còn có nguyên nhân chủ quan là do một số hạn chế trong công tác quản lý nhưng chậm được khắc phục nên PVC đã không hoàn thành kế hoạch, làm ăn thua lỗ, hoạt động của đơn vị gặp nhiều khó khăn, một số cán bộ cấp dưới mắc sai phạm".
"Trước tình hình trên, mặc dù đã có những cố gắng cùng tập thể lãnh đạo đơn vị đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ nhưng với cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty (PVC), đồng chí Trịnh Xuân Thanh có phần trách nhiệm", đánh giá của ban lãnh đạo PVN tháng 9/2013 nêu.
Chính vì nhận xét như vậy, lãnh đạo PVN đã kết luận ông Trịnh Xuân Thanh đã không hoàn thành nhiệm vụ và bị cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC.
Tuy nhiên, trải qua tất cả những câu chuyện bê bối đó, ông Trịnh Xuân Thanh vẫn bình an vô sự và tìm được bến đỗ mới, ban đầu chỉ là chức danh Phó chánh văn phòng, phụ trách Văn phòng đại diện miền Trung của Bộ Công Thương tại Đà Nẵng. Rồi lần lượt sau đó được lãnh đạo Bộ Công Thương bổ nhiệm lên các chức vụ: Phó chánh văn phòng phụ trách của Bộ, Vụ trưởng, Trưởng ban Đổi mới sắp xếp doanh nghiệp...và cuối cùng được thuyên chuyển về làm Tỉnh uỷ viên, Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, được bầu làm Đại biểu Quốc hội (hiện nay, ông Thanh đã không còn là Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang nhưng vẫn là đại biểu Quốc hội), sau việc bị phát hiện dùng biển xe công gắn vào xe cá nhân.
Theo Uỷ ban kiểm tra Trung ương thì từ thời kỳ làm lãnh đạo ở PVC, ông Trịnh Xuân Thanh phải chịu trách nhiệm chính về những khuyết điểm, vi phạm tại đó nhưng chưa nghiêm túc, thành khẩn tự giác nhận trách nhiệm, khuyết điểm, vi phạm của bản thân. Khi được thuyên chuyển vào Hậu Giang công tác, với cương vị là Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh lại dùng biển số xe công gắn vào xe ôtô tư nhân để sử dụng là trái quy định, gây phản cảm, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
"Việc làm đó của đồng chí là thiếu gương mẫu, vi phạm Quy định số 101- QĐ/TW, ngày 7-6-2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp”, kết luận của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương nêu.

Đánh giá của lãnh đạo PVN về ông Thanh như vậy nhưng ông này vẫn nói:Mọi đánh giá về tôi đều rất tốt (!)
Đánh giá của lãnh đạo PVN về ông Thanh như vậy nhưng ông này vẫn nói:"Mọi đánh giá về tôi đều rất tốt" (!)
Nhưng từ các việc này nhìn lại, theo đánh giá của cơ quan chức năng từ khi công tác tại PVC đến nay, ông Trịnh Xuân Thanh đã không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để được đề bạt, bổ nhiệm, quy hoạch các chức vụ cao hơn và không thuộc diện cán bộ luân chuyển theo Kết luận 146-KL/TW, ngày 04-10-2013 của Bộ Chính trị khóa XI. Tuy nhiên, ông này vẫn đề nghị, để các cơ quan chức năng làm quy trình tiếp nhận, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang.
Mặc dù vậy, ông Thanh vẫn luôn thể hiện sự thiếu trung thực, khi trả lời phỏng vấn của báo Tiền Phong, ông này vẫn nói rằng, các nhận xét, đánh giá về ông khi luân chuyển đều "rất tốt" (!).
Tuy nhiên, từ các sự việc trên, có thể nhận thấy, công tác xem xét, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ với ông Trịnh Xuân Thanh từ PVC về Bộ Công Thương và từ Bộ Công Thương đi tỉnh Hậu Giang là rất có vấn đề. Có nhiều người đề cập đến trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng với trách nhiệm là Bí thư Ban cán sự Đảng bộ Công Thương đã không thể hiện đầy đủ trách nhiệm của mình khi xem xét, phê duyệt, tạo điều kiện cho ông Trịnh Xuân Thanh liên tục và nhanh chóng được bổ nhiệm qua các chức vụ quan trọng ở Bộ này rồi luân chuyển đi Hậu Giang khi hồ sơ của ông Thanh không đủ điều kiện luân chuyển.
Cụ thể, qua kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: "Trong việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm, quy hoạch, giới thiệu bầu cử ở Bộ Công Thương và tỉnh Hậu Giang đối với đồng chí Trịnh Xuân Thanh, các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan có khuyết điểm, đã vi phạm nguyên tắc, quy trình, thủ tục và tiêu chuẩn cán bộ".
Ở đây, có thể nói, ngoài trách nhiệm của cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng, cả tập thể Ban cán sự Đảng bộ Công Thương, Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ Công Thương cũng có trách nhiệm khi gần như vô hiệu hoá, không thể hiện được trách nhiệm của mình khi biểu quyết về việc sắp xếp, bổ nhiệm các chức vụ cho ông Thanh tại Bộ Công Thương và trong việc làm hồ sơ cho ông Thanh luân chuyển đi tỉnh Hậu Giang.
Chính vì những điều này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư: - Chỉ đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang, Ban Thường vụ Đảng ủy và lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý các tập thể, cá nhân có liên quan về các khuyết điểm, vi phạm. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành tổng kết, rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình về công tác cán bộ.
Việc Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Hội đồng Bầu cử quốc gia xem xét, không công nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với ông Trịnh Xuân Thanh cũng là một kết luận hoàn toàn xác đáng đối với ông cựu Chủ tịch doanh nghiệp ngàn tỷ, ông "quan" lắm tật của ngành Công thương này bởi với một người quản lý yếu kém, thiếu trung thực, gian dối như vậy, không nên để giữ bất cứ chức vụ nào trong bộ máy, nói gì đến việc làm đại diện cho cử tri tỉnh Hậu Giang ?
Hà Nguyễn


Không có nhận xét nào: