(GDVN) - Phải chăng Thời báo Hoàn Cầu muốn nói rằng ở quá gần, hay là láng giềng của Trung Quốc là đại họa, là địa ngục hay tất cả những gì đối lập với thiên đường...
Thời báo Hoàn Cầu khinh lãnh đạo G7: Biển Đông ở đâu còn không biếtThời báo Hoàn Cầu tiếp tục xuyên tạc, đả kích, bôi nhọ quan hệ Việt - MỹThời báo Hoàn Cầu lại xúi Bắc Kinh bắn hạ máy bay Úc nếu vào Trường Sa
Thời báo Hoàn Cầu chống phá kịch liệt quan hệ Việt - Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm chính thức Việt Nam trở thành đề tài bôi nhọ của Thời báo Hoàn Cầu. Ảnh: Reuters. |
Tiếp tục chiến dịch bôi nhọ, chống phá kịch liệt Việt Nam, Thời báo Hoàn Cầu, một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 10/6 tiếp tục có bài xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam trước thông tin Việt Nam mua vũ khí phòng không của phương Tây để tăng cường năng lực phòng thủ.
Với tít bài sặc mùi khiêu khích và miệt thị người Việt, Hoàn Cầu viết: "Việt Nam muốn ôm chân phương Tây mua chiến đấu cơ chống Trung Quốc? Cư dân mạng: Tiểu quốc hạ đẳng!" Một tờ báo sống bằng ngân sách của chính phủ Trung Quốc chuyên làm cái việc tuyên truyền kích động chống Việt Nam thì không thể nói đây là "quan điểm riêng" của Thời báo Hoàn Cầu và Trung Nam Hải vô can được - PV.
Thời báo Hoàn Cầu đã làm một cuộc "thăm dò dư luận" về quan hệ Việt - Mỹ đối với các độc giả của tờ báo này lâu nay bị tuyên truyền nhồi sọ những luận điệu kích bác, chống phá Việt Nam quyết liệt. Tờ báo đảng Trung Quốc đã đưa ra 3 phương án đều là những lời rác rưởi miệt thị Việt Nam để cho những tín đồ của chủ nghĩa dân tộc cực đoan lựa chọn.
Phương án nhục mạ Việt Nam thứ nhất Thời báo Hoàn Cầu đưa ra: "Việt Nam cam tâm làm con tốt để Mỹ dùng chống Trung Quốc ở Biển Đông, vì mưu lợi mà không ngại dựa vào Mỹ", có 31,1% độc giả của Thời báo Hoàn Cầu lựa chọn. Phương án thứ 2 khích bác, chia rẽ bôi nhọ quan hệ Việt - Mỹ: "Việt Nam và Hoa Kỳ bề ngoài giữ khoảng cách, bên trong lại hòa hợp cùng mang thai quỷ tìm kiếm lợi riêng", 67,9% độc giả của tờ Hoàn Cầu lựa chọn.
Phương án thứ 3 là "không nắm rõ" có 1,1% độc giả báo này lựa chọn. Điều đó cho thấy đã có một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ trẻ đã bị Thời báo Hoàn Cầu đầu độc, tiêm nhiễm các tư tưởng cực đoan bài Việt, bài Nhật, bài Philippines, chống đối phương Tây kịch liệt. Phải chăng Trung Nam Hải muốn thông qua Thời báo Hoàn Cầu để "chuẩn bị dư luận" cho một hành động leo thang nào đó? PV.
Biển Đông khởi nguồn cho chiến tranh thế giới thứ 3?
Thanh Minh Thứ Hai, ngày 04/07/2016 18:30 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Làm thế nào để giải thích tại sao Trung Quốc có nguy cơ khơi mào và lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn vì những hòn đảo không có người ở?
Tranh chấp Biển Đông, biển Hoa Đông có thể ra Hội đồng Bảo an LHQ
Tập Cận Bình tuyên bố “không uống thuốc đắng” ở Biển Đông
Việt Nam nêu quan điểm về phán quyết trong vụ kiện Biển Đông
Tập Cận Bình "ve vãn" Philippines trước thềm phán quyết vụ kiện Biển Đông
Trung Quốc lĩnh hậu quả khi bác bỏ phán quyết vụ kiện Biển Đông
Theo trang mạng NationalInterest ngày 3.7, cuộc đụng độ gần đây ở Biển Đông giữa hải quân Indonesia và lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc đã "hồi sinh" lợi ích công cộng đối với khu vực. Một số hoan nghênh quyết tâm của Indonesia trong việc bảo vệ lãnh thổ hàng hải hợp pháp của mình. Tuy nhiên, một số vẫn còn tự hỏi về động cơ của Trung Quốc trong kích động xung đột như vậy, bao gồm cả khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Điều gì dẫn đến chiến tranh?
Làm thế nào để giải thích tại sao Trung Quốc có nguy cơ khơi mào và lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn vì những hòn đảo không có người ở?
Một số người cho rằng, những cuộc đụng độ trên Biển Đông là để kiểm soát trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn ở vùng biển này. Tuy nhiên, điều này có vẻ như không thực sự thuyết phục. Trong lịch sử hiện đại, các cường quốc hiếm khi tạo ra cuộc chiến tranh lớn nếu chỉ vì nguồn lực kinh tế.
Vậy cuộc chiến nếu có là vì “đường lưỡi bò” của Trung Quốc? Để chắc chắn chúng ta cần phân biệt các phương tiện cách thức và mục đích của tất cả các bên. Cái gọi là “đường lưỡi bò” là một phương tiện mà Trung Quốc sử dụng để biện minh cho mục đích chính sách của mình. Nhưng nó không phải là cái mà Trung Quốc muốn là đạt được để kết thúc trò chơi.
Nhìn lại lịch sử ở thế kỷ XX, Thế chiến I bắt đầu khi Áo-Hungary tuyên chiến và tấn công Serbia. Vì vậy, không có nghĩa là chiến tranh thế giới I đã được gây ra bởi cuộc xâm lược Áo-Hungary? Áo-Hungary đã bắt đầu chiến tranh, nhưng nó chắc chắn không do mình gây ra. Nguyên nhân của chiến tranh là mối quan tâm của các cường quốc về trật tự khu vực phổ biến ở châu Âu và mong muốn của họ để thay đổi nó.
Người Đức (cùng với Áo-Hungary) không thoải mái khi quyền lực chuyển dịch về phía Pháp-Nga (và có thể là người Anh) liên minh. Họ đã nhìn thấy sự xói mòn của sự thống trị của Đức về trật tự châu Âu trong khi tìm kiếm giải pháp để đảo ngược xu hướng. Người Pháp và người Nga đã bị làm nhục trong trật tự chính trị do Đức dẫn trước và cũng đã được tìm kiếm một cách để trừng phạt Đức cùng với các đồng minh.
Tương tự như chiến tranh thế giới I, Thế chiến II bắt đầu với một cuộc xâm lược, khi Hitler xâm lược Ba Lan. Tuy nhiên, Ba Lan không phải là nguyên nhân của sự leo thang đối đầu Anh-Pháp và Đức để dẫn đến một cuộc chiến tranh năm 1939. Thay vào đó, Anh và Pháp đã lo ngại về sự cân bằng chuyển dịch quyền lực hướng có lợi cho Đức và tìm cách ngăn chặn nó từ đi xa hơn theo hướng đó và cuối cùng dẫn đến chiến tranh trên sự sống còn của Ba Lan.
Nhìn một cách đơn giản, trường hợp của Serbia và Ba Lan có điểm chung với Biển Đông và biển Hoa Đông, đều được phục vụ như một địa điểm của sự cạnh tranh quyền lực rất lớn.
Nhưng Biển Đông và biển Hoa Đông cũng như Serbia và Ba Lan chắc chắn không phải là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh đó.
Để hiểu được nguyên nhân của sự cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Quốc, người ta cần phải xem lịch sử và hình ảnh chiến lược của khu vực châu Á. Sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II, Mỹ trở thành cường quốc duy nhất thống lĩnh toàn khu vực. Kể từ ngày đó, khu vực này đã đi theo trật tự khu vực do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong khu vực đều chấp nhận tính ưu việt của Mỹ.
Như hiện nay, khi Trung Quốc đã thu thập đủ sức mạnh và trở nên đủ mạnh mẽ để phù hợp với vị trí của một siêu cường, (hoặc thậm chí vượt qua Mỹ trong việc triển khai sức mạnh ở châu Á). Trung Quốc muốn có một vai trò lớn hơn trong lãnh đạo khu vực.
Nhà lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu có lần nhận xét, "Không giống như các nước mới nổi khác, Trung Quốc muốn là Trung Quốc và được chấp nhận như vậy, không phải là một thành viên danh dự của phương Tây." Rõ ràng là từ quan sát của ông Lý có thể thấy rằng Trung Quốc đã thiết lập tầm nhìn của mình để thay thế Mỹ quyết định trật tự khu vực trong khu vực châu Á.
Làm thế nào để Trung Quốc chiếm ghế của Mỹ?
Tuy vậy, khát vọng của Trung Quốc để thống lĩnh trận tự khu vực đã không may gặp những thách thức gay gắt từ Mỹ cũng như các cường quốc khác trong khu vực như Nhật Bản và Ấn Độ.
Sau sự nổi lên của sự quyết đoán của Trung Quốc, Mỹ đã giới thiệu mọt thuật ngữ "xoay trục" (sau này đổi tên là "tái cân bằng") trong khi đồng minh Nhật Bản cũng đã sửa lại hiến pháp, cho phép Tokyo chủ động hơn cả về chính trị và quân sự ở nước ngoài.
Ấn Độ, về phần mình, giới thiệu một chính sách hướng Đông để tăng cường sức mạnh hải quân của mình nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương.
Câu hỏi hết sức quan trọng đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc là: Làm thế nào Trung Quốc có thể thay thế Mỹ dẫn đầu trật tự khu vực từ châu Á?
Trung Quốc dường như tin rằng trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu được dựa trên trật tự an ninh chính trị của liên minh do Mỹ dẫn đầu gồm gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan. Hệ thống liên minh này cấp quyền cho Mỹ truy cập tới các căn cứ quân sự để đảm bảo khả năng của Mỹ trong các trường hợp nhanh chóng triển khai sức mạnh của mình trong khu vực khi cuộc khủng hoảng nổ ra.
Nếu không có những cơ sở đó, Mỹ sẽ không thể hoạt động hiệu quả, không thể bảo vệ đồng minh mà sẽ chỉ có ảnh hưởng cận biên trong một cuộc khủng hoảng. Do đó, giảm bớt khả năng của Mỹ để đối phó với một cuộc khủng hoảng trong khu vực có nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ trong trận tự khu vực sẽ giảm đi.
Vì vậy, như theo logic, phá vỡ hệ thống liên minh này sẽ dẫn đến một cuộc chia tay của trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu. Vì vậy, câu hỏi lúc này là: làm thế nào Trung Quốc có thể phá vỡ hệ thống đồng minh của Mỹ?
Mỹ đảm bảo với các đồng mình rằng, Washington sẽ giúp bảo vệ họ trong thời gian khủng hoảng. Và cũng giống như một công ty bảo hiểm thương mại, sự thành công của doanh nghiệp dựa trên sự tín nhiệm của người bảo hiểm. Miễn là đồng minh của Mỹ tin rằng Washington sẽ thực hiện lời nói của mình, hệ thống đồng minh sẽ bền chặt. Tuy nhiên, nếu các đồng minh của Mỹ không tin vào hành động của Mỹ, từ đó nghi ngờ về độ tin cậy của Washington, ắt hẳn hệ thống liên minh sẽ rạn nứt.
Vậy câu hỏi đặt ra, làm thế nào Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho Mỹ về uy tín dẫn đến việc hệ thống liên minh khu vực bị rạn nứt?
Để chắc chắn, không có cách nào tốt hơn là Trung Quốc phải cho đồng minh của Mỹ biết rằng, Mỹ sẽ không đến bên cạnh họ khi họ cần. Điều đó có nghĩa là kích động một cuộc xung đột với các đồng minh của Mỹ, làm cho chắc chắn rằng họ sẽ kêu gọi hỗ trợ của Mỹ, đồng thời, làm cho chắc chắn rằng Mỹ sẽ không thực hiện chính sách bảo vệ đồng minh.
Đó sẽ là một cuộc chơi nguy hiểm, hay nói cách khác, Trung Quốc đang chơi trò với lửa. Để làm được điều đó, Bắc Kinh phải làm hết sức mình để đảm bảo rằng Mỹ sẽ không đến với các đồng minh của mình hoặc nếu không Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh với Mỹ một với một kịch bản nghiệt ngã cho cả hai bên đó là sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tại Diễn đàn Shangri-la vừa qua ở Singapore, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã đề xuất ý tưởng xây dựng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thành “hình mẫu về các nền văn minh khác nhau chung sống hòa bình và cộng sinh hài hòa”. Luận điểm này có vẻ mềm dịu song hết sức mập mờ, có thể sẽ lôi kéo được sự đồng cảm của một số quốc gia không hài lòng với sự phê phán từ phương Tây, chưa kể là nhiều nước có nhu cầu tranh thủ vốn đầu tư đang bị hấp dẫn bởi thực lực tài chính hùng mạnh của Trung Quốc. Từ nay về sau, Trung Quốc sẽ tiếp tục cho thấy triển vọng đáng buồn, nhiều nước một mặt vẫn tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc nhưng mặt khác lại tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ.
Điều gì dẫn đến chiến tranh?
Làm thế nào để giải thích tại sao Trung Quốc có nguy cơ khơi mào và lôi kéo Mỹ vào một cuộc chiến tranh lớn vì những hòn đảo không có người ở?
Một số người cho rằng, những cuộc đụng độ trên Biển Đông là để kiểm soát trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn ở vùng biển này. Tuy nhiên, điều này có vẻ như không thực sự thuyết phục. Trong lịch sử hiện đại, các cường quốc hiếm khi tạo ra cuộc chiến tranh lớn nếu chỉ vì nguồn lực kinh tế.
Vậy cuộc chiến nếu có là vì “đường lưỡi bò” của Trung Quốc? Để chắc chắn chúng ta cần phân biệt các phương tiện cách thức và mục đích của tất cả các bên. Cái gọi là “đường lưỡi bò” là một phương tiện mà Trung Quốc sử dụng để biện minh cho mục đích chính sách của mình. Nhưng nó không phải là cái mà Trung Quốc muốn là đạt được để kết thúc trò chơi.
Nhìn lại lịch sử ở thế kỷ XX, Thế chiến I bắt đầu khi Áo-Hungary tuyên chiến và tấn công Serbia. Vì vậy, không có nghĩa là chiến tranh thế giới I đã được gây ra bởi cuộc xâm lược Áo-Hungary? Áo-Hungary đã bắt đầu chiến tranh, nhưng nó chắc chắn không do mình gây ra. Nguyên nhân của chiến tranh là mối quan tâm của các cường quốc về trật tự khu vực phổ biến ở châu Âu và mong muốn của họ để thay đổi nó.
Người Đức (cùng với Áo-Hungary) không thoải mái khi quyền lực chuyển dịch về phía Pháp-Nga (và có thể là người Anh) liên minh. Họ đã nhìn thấy sự xói mòn của sự thống trị của Đức về trật tự châu Âu trong khi tìm kiếm giải pháp để đảo ngược xu hướng. Người Pháp và người Nga đã bị làm nhục trong trật tự chính trị do Đức dẫn trước và cũng đã được tìm kiếm một cách để trừng phạt Đức cùng với các đồng minh.
Tương tự như chiến tranh thế giới I, Thế chiến II bắt đầu với một cuộc xâm lược, khi Hitler xâm lược Ba Lan. Tuy nhiên, Ba Lan không phải là nguyên nhân của sự leo thang đối đầu Anh-Pháp và Đức để dẫn đến một cuộc chiến tranh năm 1939. Thay vào đó, Anh và Pháp đã lo ngại về sự cân bằng chuyển dịch quyền lực hướng có lợi cho Đức và tìm cách ngăn chặn nó từ đi xa hơn theo hướng đó và cuối cùng dẫn đến chiến tranh trên sự sống còn của Ba Lan.
Nhìn một cách đơn giản, trường hợp của Serbia và Ba Lan có điểm chung với Biển Đông và biển Hoa Đông, đều được phục vụ như một địa điểm của sự cạnh tranh quyền lực rất lớn.
Nhưng Biển Đông và biển Hoa Đông cũng như Serbia và Ba Lan chắc chắn không phải là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh đó.
Để hiểu được nguyên nhân của sự cạnh tranh giữa Mỹ-Trung Quốc, người ta cần phải xem lịch sử và hình ảnh chiến lược của khu vực châu Á. Sau thất bại của Nhật Bản trong Thế chiến II, Mỹ trở thành cường quốc duy nhất thống lĩnh toàn khu vực. Kể từ ngày đó, khu vực này đã đi theo trật tự khu vực do Mỹ đứng đầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các quốc gia trong khu vực đều chấp nhận tính ưu việt của Mỹ.
Như hiện nay, khi Trung Quốc đã thu thập đủ sức mạnh và trở nên đủ mạnh mẽ để phù hợp với vị trí của một siêu cường, (hoặc thậm chí vượt qua Mỹ trong việc triển khai sức mạnh ở châu Á). Trung Quốc muốn có một vai trò lớn hơn trong lãnh đạo khu vực.
Nhà lãnh đạo Singapore Lý Quang Diệu có lần nhận xét, "Không giống như các nước mới nổi khác, Trung Quốc muốn là Trung Quốc và được chấp nhận như vậy, không phải là một thành viên danh dự của phương Tây." Rõ ràng là từ quan sát của ông Lý có thể thấy rằng Trung Quốc đã thiết lập tầm nhìn của mình để thay thế Mỹ quyết định trật tự khu vực trong khu vực châu Á.
Làm thế nào để Trung Quốc chiếm ghế của Mỹ?
Tuy vậy, khát vọng của Trung Quốc để thống lĩnh trận tự khu vực đã không may gặp những thách thức gay gắt từ Mỹ cũng như các cường quốc khác trong khu vực như Nhật Bản và Ấn Độ.
Sau sự nổi lên của sự quyết đoán của Trung Quốc, Mỹ đã giới thiệu mọt thuật ngữ "xoay trục" (sau này đổi tên là "tái cân bằng") trong khi đồng minh Nhật Bản cũng đã sửa lại hiến pháp, cho phép Tokyo chủ động hơn cả về chính trị và quân sự ở nước ngoài.
Ấn Độ, về phần mình, giới thiệu một chính sách hướng Đông để tăng cường sức mạnh hải quân của mình nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của Trung Quốc vào Ấn Độ Dương.
Câu hỏi hết sức quan trọng đối với các nhà lãnh đạo của Trung Quốc là: Làm thế nào Trung Quốc có thể thay thế Mỹ dẫn đầu trật tự khu vực từ châu Á?
Trung Quốc dường như tin rằng trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu được dựa trên trật tự an ninh chính trị của liên minh do Mỹ dẫn đầu gồm gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và Thái Lan. Hệ thống liên minh này cấp quyền cho Mỹ truy cập tới các căn cứ quân sự để đảm bảo khả năng của Mỹ trong các trường hợp nhanh chóng triển khai sức mạnh của mình trong khu vực khi cuộc khủng hoảng nổ ra.
Nếu không có những cơ sở đó, Mỹ sẽ không thể hoạt động hiệu quả, không thể bảo vệ đồng minh mà sẽ chỉ có ảnh hưởng cận biên trong một cuộc khủng hoảng. Do đó, giảm bớt khả năng của Mỹ để đối phó với một cuộc khủng hoảng trong khu vực có nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ trong trận tự khu vực sẽ giảm đi.
Vì vậy, như theo logic, phá vỡ hệ thống liên minh này sẽ dẫn đến một cuộc chia tay của trật tự khu vực do Mỹ dẫn đầu. Vì vậy, câu hỏi lúc này là: làm thế nào Trung Quốc có thể phá vỡ hệ thống đồng minh của Mỹ?
Mỹ đảm bảo với các đồng mình rằng, Washington sẽ giúp bảo vệ họ trong thời gian khủng hoảng. Và cũng giống như một công ty bảo hiểm thương mại, sự thành công của doanh nghiệp dựa trên sự tín nhiệm của người bảo hiểm. Miễn là đồng minh của Mỹ tin rằng Washington sẽ thực hiện lời nói của mình, hệ thống đồng minh sẽ bền chặt. Tuy nhiên, nếu các đồng minh của Mỹ không tin vào hành động của Mỹ, từ đó nghi ngờ về độ tin cậy của Washington, ắt hẳn hệ thống liên minh sẽ rạn nứt.
Vậy câu hỏi đặt ra, làm thế nào Trung Quốc có thể gây thiệt hại cho Mỹ về uy tín dẫn đến việc hệ thống liên minh khu vực bị rạn nứt?
Để chắc chắn, không có cách nào tốt hơn là Trung Quốc phải cho đồng minh của Mỹ biết rằng, Mỹ sẽ không đến bên cạnh họ khi họ cần. Điều đó có nghĩa là kích động một cuộc xung đột với các đồng minh của Mỹ, làm cho chắc chắn rằng họ sẽ kêu gọi hỗ trợ của Mỹ, đồng thời, làm cho chắc chắn rằng Mỹ sẽ không thực hiện chính sách bảo vệ đồng minh.
Đó sẽ là một cuộc chơi nguy hiểm, hay nói cách khác, Trung Quốc đang chơi trò với lửa. Để làm được điều đó, Bắc Kinh phải làm hết sức mình để đảm bảo rằng Mỹ sẽ không đến với các đồng minh của mình hoặc nếu không Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc chiến tranh với Mỹ một với một kịch bản nghiệt ngã cho cả hai bên đó là sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tại Diễn đàn Shangri-la vừa qua ở Singapore, Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Tôn Kiến Quốc đã đề xuất ý tưởng xây dựng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương thành “hình mẫu về các nền văn minh khác nhau chung sống hòa bình và cộng sinh hài hòa”. Luận điểm này có vẻ mềm dịu song hết sức mập mờ, có thể sẽ lôi kéo được sự đồng cảm của một số quốc gia không hài lòng với sự phê phán từ phương Tây, chưa kể là nhiều nước có nhu cầu tranh thủ vốn đầu tư đang bị hấp dẫn bởi thực lực tài chính hùng mạnh của Trung Quốc. Từ nay về sau, Trung Quốc sẽ tiếp tục cho thấy triển vọng đáng buồn, nhiều nước một mặt vẫn tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc nhưng mặt khác lại tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ.
Có nên lo lắng về tập trận của TQ?
- 4 tháng 7 2016
Trung Quốc vừa thông báo sẽ tiến hành tập trận phía Đông đảo Hải Nam, không xa quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, từ 5/7-11/7.
Thời điểm của cuộc tập trận là ngay trước khi Tòa Trọng tài LHQ ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với một số yêu sách chủ quyền của Trung Quốc vào ngày 12/7.
Đa số các chuyên gia cho rằng tuy về mặt thực tiễn đây chỉ là cuộc tập trận thường lệ, nó mang thông điệp chính trị quan trọng.
Ashley Townshend, nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney, cho rằng thời điểm tổ chức tập trận là nhằm cho thấy Trung Quốc "bất phục" phán quyết của tòa quốc tế.
"Việc khuếch trương sức mạnh có lẽ là để trấn an dư luận trong nước, rằng Bắc Kinh không chịu khuất phục áp lực của bên ngoài. Nó cũng gửi tín hiệu tới Hoa Kỳ và Asean rằng Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh hiện diện quân sự tại Biển Đông cho dù tòa quyết định ra sao chăng nữa."
Vasily Kashin, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga, cũng đồng ý với nhận định về thông điệp chính trị của Trung Quốc qua cuộc tập trận.
Tuy nhiên ông Kashin cho rằng địa điểm tập trận cho thấy Trung Quốc muốn điều chỉnh tình hình và không để căng thẳng Biển Đông lên quá cao.
Ông nói với BBC: "Cuộc tập trận là hoạt động thường kỳ của Trung Quốc, và Hoàng Sa, khác với Trường Sa, là khu vực hoàn toàn nằm trong kiểm soát của Trung Quốc, không bị ảnh hưởng của phán quyết tại Tòa Trọng tài".
Lựa chọn tập trận ở đây thay vì ở vùng biển Trường Sa "nóng" hơn đưa ra thông điệp chừng mực, "không muốn gia tăng căng thẳng quá mức trong lúc này".
Biện pháp mạnh hơn?
Cho tới nay, Trung Quốc cũng mới chỉ nói nhưng chưa làm về các động thái mạnh tay hơn ở Biển Đông, như thiết lập Vùng Nhận dạng Phòng không (Adiz) hay bắt đầu xây cất trên bãi cạn Scarborough mà nước này kiểm soát tuy đang tranh chấp với Philippines.
Có ý kiến cho rằng các quyết định của Bắc Kinh sẽ được đưa ra phụ thuộc vào hành động của các nước liên quan.
Ông Chu Phong, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại học Nam Ninh, Trung Quốc, nói kế hoạch tập trận của Trung Quốc là để phản ứng lại việc Hoa Kỳ mới đây điều ba tàu chiến lớp Aegis có hỏa tiễn dẫn đường tới Biển Đông.
Theo ông Vasily Kashin, Trung Quốc có thể tranh thủ được ủng hộ của Nga chính vì Moscow luôn luôn phản bác sự có mặt của các "quốc gia bên ngoài", đặc biệt là Hoa Kỳ, trong tranh chấp Biển Đông.
Ông Kashin nói: "Chính sách đối ngoại không đổi của Nga là chống lại sự can dự của Hoa Kỳ ở bất cứ nơi nào".
Theo chuyên gia Nga, thế giới phải chấp nhận hiện thực là Trung Quốc "đang phát triển một nền hải quân toàn cầu".
"Trung Quốc là cường quốc kinh tế, họ đầu tư hơn 700 tỷ đôla vào các nước ngoài. Bởi vậy quan tâm chính trị của họ cũng có phạm vi toàn cầu."
Tuy nhiên sự phát triển sức mạnh trên biển không chỉ là những gì Bắc Kinh công khai. Mới đây, các nhà quan sát chú ý tới một lực lượng mà lâu nay Trung Quốc ngấm ngầm củng cố và mở rộng: dân quân hoạt động ở các vùng biển.
Đã có cáo buộc Bắc Kinh ngoài việc trang bị cho ngư dân kiến thức về biển đảo và trang thiết bị đi biển, còn tập huấn quân sự và thậm chí cung cấp vũ khí cho dân quân.
TĐa Chiều: Mỹ phong tỏa Trung Quốc ở Biển Đông là “tự tìm đường chết“
VietTimes -- Sự xuất hiện của hai tàu sân bay ở cả khu vực Biển Đông và khu vực Địa Trung Hải đã trở thành vũ khí lợi hại để "phe tàu sân bay" tranh lấy kinh phí quân sự. Biển Đông chắc chắc đã trở thành "hòn đá thử vàng" của "đại chiến" chi tiêu quân sự của Quân đội Mỹ - Đa Chiều bình luận.
Như báo cáo trước VietTimes đã đăng tải, trang Đa Chiều của cộng đồng người Hoa tại Mỹ cho rằng bên cạnh chiến lược xoay trục, gia tăng ảnh hưởng kinh tế, chính trị, ngoại giao sang châu Á Thái Bình Dương, về khía cạnh quân sự, Mỹ cơ bản là để tìm được một đối thủ tác chiến đối xứng cho hải, không quân Mỹ, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược lớn của Lầu Năm Góc gồm “tác chiến hợp nhất hải - không quân” và “chiến lược triệt tiêu lần thứ ba”.
Tuy nhiên, Đa Chiều cho rằng Lầu Năm Góc đã hơi coi nhẹ tầm quan trọng của thương mại Trung-Mỹ đối với Mỹ, một khi Mỹ thực sự phong tỏa thương mại trên biển ở Biển Đông, chắc chắn cũng sẽ "tự tìm đường chết cho mình". Đa Chiều nói rằng Mỹ phát triển quân sự cần có sự hỗ trợ tiền bạc rất lớn. Mà thương mại với Trung Quốc sẽ hỗ trợ quan trọng cho phát triển kinh tế của Mỹ. Ngoài ra, không ai có thể bảo đảm Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị thương vong quy mô lớn. Vì vậy, Quân đội Mỹ tuy không ngừng bố trí ở Biển Đông, nhưng khả năng thực hiện lại tương đối thấp. Ngoài ra logic chiến lược của Lầu Năm Góc, nội bộ Hải quân Mỹ cũng tích cực nhấn mạnh đến mối đe dọa ở Biển Đông để tranh thủ ngân sách chi tiêu. Cùng với việc Trung Quốc triển khai tên lửa chống hạm ở Biển Đông được tiết lộ, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu gia tăng triển khai tàu ngầm.
Theo kế hoạch đóng tàu của Hải quân Mỹ công bố năm 2016, việc cấp phát bình quân hàng năm cho tàu ngầm đến năm 2025 cũng nhiều như việc cấp phát cho tàu sân bay.
Từ năm 2014 đến nay, Hải quân Mỹ luôn tuyên bố muốn cắt giảm tàu sân bay. Hơn nữa, tại Quốc hội vào tháng 6/2016, "phe tàu sân bay" đã thông qua ngân sách chi tiêu quốc phòng năm 2017 một cách không dễ dàng, đã khởi động "kế hoạch chu kỳ sửa chữa tàu sân bay", làm cho 6 tàu sân bay xuất hiện tập thể. Việc phô trương sức mạnh ở Biển Đông chính là do "phe tàu sân bay" đã nỗ lực để thể hiện giá trị của triển khai tàu sân bay.
Sự xuất hiện của hai tàu sân bay ở cả khu vực Biển Đông và khu vực Địa Trung Hải đã trở thành vũ khí lợi hại để "phe tàu sân bay" tranh lấy kinh phí quân sự. Biển Đông chắc chắc đã trở thành "hòn đá thử vàng" của "đại chiến" chi tiêu quân sự của Quân đội Mỹ - Đa Chiều bình luận.
Tóm lại, việc bố trí của Quân đội Mỹ ở Biển Đông có liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng phần lớn liên quan đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược của Mỹ. Mỹ cần tìm được đối thủ xứng tầm có "khả năng đe dọa tiềm tàng" cho hải, không quân của họ. Các động thái hải, không quân của Mỹ ở Biển Đông xem ra không hề có quy luật, nhưng đằng sau lại có sự triển khai chiến lược lớn ổn định, Quân đội Mỹ đang từng bước thực hiện các mục tiêu chiến lược của "tác chiến hợp nhất hải-không quân" và "chiến lược triệt tiêu lần thứ ba" ở khu vực Biển Đông. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét