(Tin tức 24h) - Indonesia quyết kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sau rất nhiều nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông.
Phát biểu tại Jakarta hôm 21/3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia, bà Susi Pudjiastuti khẳng định những nỗ lực của nước này trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông đang bị phá hoại, đồng thời tuyên bố có thể đưa vụ đụng độ với nhất với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
“Trong nhiều năm qua, Indonesia đã theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở biển Đông. Tuy nhiên, với sự việc diễn ra ngày hôm qua (hôm 20/3), chúng tôi cảm thấy nỗ lực của mình bị phá hoại”, bà Pudjiastuti nói.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: Reuters |
Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết Jakarta đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với hành động trái phép của tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc trong cuộc gặp nói trên.
Cụ thể, bà Marsudi cho biết ngày 19/3 các tàu tuần duyên của Indonesia đã tiến hành truy đuổi sau khi phát hiện ra một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Trong quá trình cẩu chiếc tàu cá này lên tàu của Indonesia, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia. Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi, nhưng toàn bộ thủy thủ đoàn 8 người của tàu cá bị bắt giữ.
Phía Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu phía Indonesia phải “thả ngay những ngư dân Trung Quốc bị Indonesia bắt và đảm bảo an toàn cho họ”.
Trung Quốc sử dụng tàu Cảnh sát biển khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp ngư dân đánh bắt cá trái phép. |
Việc Indonesia kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế đi sau loạt phản ứng Nhật Bản cũng có dự tính theo chân Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc.
Đảng cầm quyền Nhật Bản hôm 16/3 kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trái phép ở biển Hoa Đông.
“Nếu Trung Quốc thờ ơ trước yêu cầu đó, chính quyền cần phải có hành động. Mọi người đều đồng ý rằng chúng ta không nên né tránh động thái đưa vấn đề này lên tòa án trọng tài quốc tế, cần bắt đầu xem xét khả năng đó”, Nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Yoshiaki Harada, người đứng đầu ủy ban phát triển nguồn tài nguyên ở biển Hoa Đông nói.
Trước đó, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại The Hague, Hà Lan, liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh phản ứng một cách giận dữ và tuyên bố không tham gia.
Kim Hoa (Tổng hợp)
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/indonesia-tuyen-bo-kien-trung-quoc-ra-toa-quoc-te-3303432/
Lai lịch tàu Trung Quốc chuyên 'bắt nạt' ở Biển Đông
06/06/2016 09:53 GMT+7
Các lực lượng bảo vệ bờ biển trên thế giới thường không được chú ý nhiều. Nhiệm vụ của họ thường là hành pháp, tìm kiếm, cứu nạn.
Theo tạp chí National Interest, lực lượng bảo vệ bờ biển của Trung Quốc lại có vẻ uy lực hơn cả. Và Trung Quốc có một tàu đặc biệt rất dễ gây gổ, đó là ‘siêu’ tàu hải cảnh CCG3210, trước đây thường được biết tới với tên gọi Ngư chính 310.
‘Siêu’ tàu hải cảnh CCG3210, trước đây thường được biết tới với tên gọi Ngư chính 310.
|
Tàu CCG3210 đã tác động lên chính trị tại Biển Đông. Chẳng hạn, hồi tháng 5, tàu khu trục Oswald Sihaan-354 của Indonesia đã bắn vào đuôi một tàu đánh bắt cá trái phép của Trung Quốc, do tàu cá này xâm phạm vùng biển Indonesia, gần quần đảo Natuna.
Việc phải dùng tới tàu khu trục hạng nặng để chặn tàu cá Trung Quốc, một phần là bởi Indonesia thấy cần phải rắn tay hơn khi đối diện với những vụ xâm phạm của Trung Quốc. Và phần khác có thể là bởi những lần chạm trán giữa Indonesia và tàu CCG3210 trở nên thường xuyên hơn.
Siêu tàu hải cảnh CCG3210 của Trung Quốc có tải trọng tới 2.580 tấn, vũ trang bằng súng máy, pháo hạng nhẹ, và (có thể) có khả năng mang theo các thiết bị gây nhiễu tín hiệu. Được lắp ráp năm 2010, CCG3210 hộ tống nhóm tàu cá và uy hiếp tàu hải quân Philippines trong một vụ đối đầu liên quan tới tranh chấp chủ quyền.
Tháng 3/2013, tàu tuần tra của Indonesia Hiu Macan 001 đã chặn một tàu cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Indonesia, cách quần đảo Natuna 200km về phía tây bắc. Tàu Hiu Macan 001 đã bắt nhóm thủy thủ. Chỉ vài giờ sau đó, một con tàu lớn hơn của TQ xuất hiện – đó là CCG3210.
Tàu CCG3210 ra tín hiệu với tàu Hiu Macan 001 và đòi trao trả các thủy thủ. Thuyền trưởng tàu Hiu Macan 001 sau đó phát hiện ra thiết bị liên lạc vệ tinh của tàu đã ngừng hoạt động.
Bị uy hiếp bởi một tàu lớn hơn, hung hãn, lại không thể liên lạc về tổng hành dinh, thuyền trưởng tàu Hiu Macan 001 buộc phải thực hiện yêu cầu của tàu CCG3210. Khi nhóm thủy thủ Trung Quốc rời đi, tín hiệu liên lạc của tàu Indonesia được khôi phục lại.
‘Siêu’ tàu hải cảnh CCG3210.
|
Theo Scott Bentley, một nhà phân tích trên trang The Strategist, vụ việc này cùng với hai lần khác liên quan tới tàu YZ-311 của Trung Quốc, “chỉ là những vụ việc xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên Biển Đông, mà tàu (hành pháp) Trung Quốc có thể đe dọa sử dụng vũ lực trực tiếp, với ý định rõ ràng là ép buộc hoặc thuyết phục một tàu an ninh khác phải đảo ngược lại hành động chấp pháp mà họ đã tiến hành trước đó”.
Chưa đầy ba năm sau, cũng chính con tàu này đã xuất hiện trong nhiều vụ đối đầu, và một trong số đó đã biến thành bạo lực.
Tháng 3/2016, tàu tuần tra của Indonesia lại bắt tàu cá trái phép của Trung Quốc, lần này là tàu Kway Fey khi tàu này cách quần đảo Natuna gần 3 dặm. Tuy nhiên, khi tàu Indonesia bắt nhóm thủy thủ và đưa họ lên tàu, hai con tàu tuần tra ven biển khác của Trung Quốc xuất hiện. Trong đó, phía Indonesia nhận ra một tàu lớn uy nghi, màu trắng – y như tàu hải cảnh CCG3210.
Chiếc tàu khổng lồ này đâm vào tàu cá và thoát khỏi bẫy của tàu Indonesia, sau đó bỏ đi. Phía Indonesia vẫn giữ được 8 thủy thủ để phục vụ điều tra.
Indonesia không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền tranh chấp tại Biển Đông. Tuy nhiên, vùng biển quanh quần đảo Natuna do Jakarta kiểm soát, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, lại thường xuyên bị tàu cá Trung Quốc xâm nhập.
Bắc Kinh yêu sách vùng biển quanh quần đảo Natuna là một phần trong ‘ngư trường truyền thống của Trung Quốc’.
Với những tiềm lực và kỹ năng ‘bắt nạt’ mà tàu CCG3210 có thể thao tác, lại ở một khoảng cách rất xa đại lục Trung Quốc như vậy, không có gì khó hiểu khi Indonesia phải điều tàu khu trục đi tuần tra ven biển.
Lê Thu
Báo TQ bình về phản đối của VN
- 6 tháng 7 2016
Hoàn Cầu Thời báo hôm thứ Tư 6/7 đăng bài bình luận về lời phản đối mà Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra hôm 4/7 khi Trung Quốc thông báo tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Tối 4/7 giờ Hà Nội, ông Lê Hải Bình lên tiếng gọi đây là "hành động vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) và Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)".
Ông Bình nói: "Việt Nam phản đối mạnh mẽ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, hành xử có trách nhiệm, chấm dứt ngay và không có những hành động đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông hay làm gia tăng căng thẳng tại khu vực này”.
Bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu hai hôm sau gọi phản đối của người phát ngôn Việt Nam là "tuyên bố định kỳ", không có ảnh hưởng gì tới hoạt động tập trận của Trung Quốc.
Báo này viết "cứ mỗi khi Trung Quốc có hoạt động gì tại Tây Sa (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa)... thì Việt Nam lại lên tiếng phản đối".
"Thế nhưng nói chung Việt Nam không có hành động can thiệp gì."
Theo tờ báo khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc, việc Việt Nam phản ứng dữ dội sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào vùng biển tranh chấp năm 2014 là "rất hiếm" khi xảy ra.
Hoàn Cầu Thời báo cũng cáo buộc Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp hơn 20 hòn đảo và rạn san hô của Nam Sa (tên Việt Nam là quần đảo Trường Sa)".
Với một chính phủ mới và một dàn lãnh đạo mới, tờ báo Trung Quốc cho rằng Việt Nam hết sức quan tâm tới Biển Đông.
Sau một năm 2014 đầy biến động, hiện "tình hình Nam Hải (Biển Đông) có vẻ ít căng thẳng hơn".
Báo này đề cập tới vai trò 'đòn bẩy' của Hoa Kỳ trong xung đột Biển Đông nhưng cho rằng Việt Nam sẽ không vì Hoa Kỳ mà đối đầu với Trung Quốc.
"Quan hệ Trung-Việt phức tạp và tế nhị... muốn ổn định ở Việt Nam thì không thể thiếu ảnh hưởng chính trị từ Trung Quốc."
Hoàn Cầu Thời báo kết luận là về phương diện chiến lược, "Việt Nam không có khả năng đối đầu với Trung Quốc" và Trung Quốc cũng không muốn đối đầu với Việt Nam, bởi vậy phương cách tốt nhất là duy trì hữu nghị và hợp tác.
Philippines kiện Trung Quốc: Tòa trọng tài sẽ phán quyết những gì?
TP - Vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan các vấn đề pháp lý rất phức tạp và phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (dự kiến đưa ra ngày 12/7) là chưa có tiền lệ. GS Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc, trao đổi với phóng viên Tiền Phong về dự đoán nội dung phán quyết và khả năng tác động tới những nước liên quan.
Hải quân Philippines và Mỹ tập trận chung gần bãi biển nhìn thẳng ra bãi cạn Scarborough. Nếu được Tòa trọng tài phán quyết là đá, Scarborough sẽ có lãnh hải 12 hải lý. Ảnh: AP
"Tòa trọng tài không thể và sẽ không ra phán quyết về vấn đề chủ quyền - ai sở hữu đảo nào, đá nào. Tòa trọng tài không thể ra phán quyết về phân định biển - đâu là biên giới biển của các nước đối với vùng tranh chấp.
Tòa trọng tài có thể sẽ ra phán quyết rằng, nguyên tắc “đất thống trị biển” là nền tảng duy nhất để xác định các thực thể biển có được hưởng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa hay không. Phán quyết này sẽ có lợi cho Việt Nam vì không có thực thể đất liền (đảo hoặc đá) nào thuộc dạng tranh chấp trong EEZ 200 hải lý của Việt Nam. Tòa trọng tài có thể sẽ phán quyết bãi cạn Scarborough (tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc) là đá.
Tòa trọng tài có thể sẽ xác định bản chất của các thực thể ở biển Đông và các vùng biển mà chúng được hưởng. Những thực thể này bao gồm đảo, đá và bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Đảo và đá được hưởng lãnh hải 12 hải lý; đảo còn có thêm EEZ 200 hải lý.
Bãi cạn lúc chìm lúc nổi không có bất kỳ vùng biển nào. Tòa trọng tài cũng có thể sẽ tuyên bố các đảo nhân tạo được xây dựng trên bãi cạn nửa chìm nửa nổi không có vùng biển nào cả. Tòa trọng tài cũng có thể tuyên bố yêu sách “quyền lịch sử” mà Trung Quốc đưa ra không được Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) ủng hộ.
GS Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc.
Vấn đề khó khăn nhất là liệu Tòa trọng tài có ra phán quyết về địa vị của đảo Ba Bình (đảo lớn nhất Trường Sa) mà Đài Loan đang chiếm giữ hay không. Philippines nói rằng, tất cả 49 thực thể đất liền ở biển Đông, bao gồm đảo Ba Bình, không phải là đảo, chỉ là đá hoặc bãi cạn lúc chìm lúc nổi.
UNCLOS cấm tòa trọng tài ra phán quyết về hành động của các cơ quan thực thi pháp luận trên biển trong phạm vi EEZ. Điều này có nghĩa có thể sẽ không có phán quyết về sự than phiền của Philippines rằng, ngư dân của họ bị ngăn đánh cá ở biển Đông, máy bay, tàu quân sự của họ bị cả tàu hải cảnh và ngư dân Trung Quốc can thiệp, quấy rối trên biển Đông.
Cuối cùng, Tòa trọng tài có thể ra phán quyết về trách nhiệm của các nước ký kết UNCLOS để bảo tồn, bảo vệ môi trường biển. Điều này có thể dẫn đến một tuyên bố là việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo vi phạm nghĩa vụ này. Nhưng không biết là Tòa trọng tài sẽ yêu cầu Trung Quốc áp dụng các biện pháp nào để bảo vệ, bảo tồn môi trường biển”.
Dân trí Các tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã liên tục tuần tra một số các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, trước thềm phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện “đường lưỡi bò”.
Ba tàu khu trục Mỹ liên tục tuần tra gần các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép
Dân trí Các tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã liên tục tuần tra một số các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, trước thềm phán quyết của tòa trọng tài quốc tế về vụ kiện “đường lưỡi bò”.
>> Ngoại trưởng Philippines tuyên bố thận trọng với viện trợ của Trung Quốc
>> Tại sao tàu sân bay Mỹ lạnh lùng "trước mũi" Trung Quốc?
>> Trung Quốc liên tục đe dọa Mỹ trước thềm phán quyết của tòa trọng tài
Tàu sân bay John C. Stennis đã tuần tra Biển Đông trong gần 3 tháng (Ảnh: Hải quân Mỹ)
Trong 2 tuần qua, các tàu khu trục USS Stethem, USS Spruance và USS Momsen đều đã tuần tra gần các thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng tại bãi cạn Scarborough và tại quần đảo Trường Sa, theo hai quan chức quốc phòng Mỹ, Navy Times đưa tin.
“Chúng tôi thường xuyên tuần tra trong vùng từ 14-20 hải lý quanh các thực thể đó”, một quan chức giấu tên nói.
Khoảng cách có ý nghĩa quan trọng vì nếu các tàu tuần tra trong vùng 12 hải lý thì Hải quân Mỹ coi đó là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) để khẳng định quyền của Mỹ nhằm hoạt động tự do trong các vùng biển mà nước khác đòi chủ quyền. FONOP phải được phê chuẩn ở cấp cao nhất, nhưng các cuộc tuần tra mới đây diễn ra tại vùng biển quốc tế nằm ngoài vùng 12 hải lý.
Các chuyên gia cho hay chiến thuật trên là một thông điệp quyết tâm được gửi tới Trung Quốc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực và là sự phô diễn lực lượng có tính toán trước một phán quyết quan trọng của tòa quốc tế về đường lưỡi bò.
Một phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết các cuộc tuần tra trên nằm trong “sự hiện diện thường xuyên” của Mỹ trong khu vực.
“Các cuộc tuần tra của các tàu khu trục Mỹ Spruance, Momsen và Stethem, cũng như nhóm tàu sân bay tấn công USS Ronald Reagan là một phần trong sự hiện diện thường xuyên và bình thường của chúng tôi trên khắp tây Thái Bình Dương. Các lực lượng Hải quân Mỹ đã hoạt động trong khu vực trong nhiều thập niên và sẽ tiếp tục làm điều đó”, Trung úy Clint Ramsden nói.
Tàu sân bay Ronald Reagan cũng đã di chuyển vào Biển Đông cùng các tàu hộ tống, nhóm tàu sân bay tấn công thứ 2 được điều tới khu vực trong năm nay. Tàu sân bay John C. Stennis đã tuần tra Biển Đông trong gần 3 tháng, trước khi rời đi vào ngày 5/6.
Vào ngày 6/7, Hải quân Mỹ có 7 tàu trong khu vực, gồm Reagan, 2 tàu tuần dương và 4 tàu khu trục, một quan chức Hải quân Mỹ tiết lộ. Tàu ngầm lớp Virginia Mississippi cũng tuần tra ở tây Thái Bình Dương, theo một thông cáo báo chí gần đây, nhưng Hải quân Mỹ không bình luận về địa điểm hay hoạt động của tàu.
Gia tăng sự hiện diện ở Biển Đông
Jerry Hendrix, một chuyên gia tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, cho rằng sự hiện diện dày đặc của các tàu chiến Mỹ ở Biển Đông, trong đó có một đội bay và hàng trăm ống tên lửa trên các tàu khu trục, không chỉ nằm trong sự hiện diện liên tục của Hải quân Mỹ trong khu vực, mà còn là sự đề phòng trước phán quyết của tòa quốc tế vào tuần tới.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Philippines đã khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Phụ lục VII Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tòa dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về vụ kiện vào ngày 12/7 tới.
“Hải quân đang cố gắng khẳng định rất mạnh mẽ sự tự do hàng hải và tự do của các vùng biển”, ông Hendrix, một Đại tá Hải quân về hưu, nói. “Tôi cho rằng cũng có sự đề phòng trước phán quyết tại La Hay về các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc”.
“Tôi đoán Trung Quốc sẽ có các hành động khác sau phán quyết của tòa, và Mỹ muốn chứng tỏ rằng sau phán quyết đó sẽ không có sự gia tăng các lực lượng trong khu vực vì họ đã ở đó”, ông Hendrix nói thêm.
Bonnie Glaser, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington, cho rằng các cuộc tuần tra tăng cường quanh các đảo nhân tạo, cũng như sự hiện diện liên lục của một nhóm tàu sân bay tấn công trong khu vực là một phần trong sự hiện diện gia tăng của Mỹ ở Biển Đông.
Ông Glaser cho hay các tàu của Mỹ đã có tổng cộng hơn 700 ngày ở Biển Đông trong năm 2015 và dự kiến sẽ ở trên 1.000 ngày trong năm 2016.
“Bất kể ngày nào bạn cũng thấy có ít nhất 2 tàu hoạt động ở Biển Đông”, chuyên gia trên nói thêm.
Thúc đẩy chiến lược toàn diện
Theo ông Glaser, dự hiện diện gia tăng của Mỹ ở Biển Đông là một dấu hiệu cho thấy các lãnh đạo hạm đội, trong đó có Đô đốc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, đã và đang thành công trong việc thúc đẩy một chiến lược toàn diện về sự hiện diện trong khu vực.
Trước đó, hồi tháng 4, báo chí Mỹ đưa tin rằng ông Harris đã hối thúc một cách tiếp cận quyết liệt hơn ở Biển Đông nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và bắt nạt các nước láng giềng. Các quan chức tại Nhà Trắng đã tỏ ra thận trọng về cách tiếp cận đó, trong bối cảnh Washington tìm kiếm sự hợp tác của Bắc Kinh trong một loạt các ưu tiên chính sách khác.
Một viên chức quốc hội biết về các vấn đề trên cho hay các hoạt động hiện diện tăng cường của Hải quân Mỹ ở Biển Đông cũng được hoan nghênh tại Đồi Capitol.
“Việc tăng cường hiện diện trên biển và trên không ở Biển Đông trong 3 tháng qua được hoan nghênh tại Quốc hội Mỹ, nơi có những ngờ vực rằng liệu chính quyền có sẵn sàng tạo ra bất kỳ dạng cản trở thực tế nào mà có thể thực sự răn đe Bắc Kinh”.
An Bình
Trung Quốc đã điều các chiến đấu cơ ngay sau khi tàu chiến Mỹ đi vào vùng 12 hải lý của đá Chữ Thập vào ngày hôm nay.
Hải quân Mỹ cho biết, phía Trung Quốc đã cho tàu bám đuôi khu trục hạm USS Lassen, nhưng không xảy ra va chạm giữa hai bên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét