Lao động là chân chính – điều này không bao giờ cũ. Vì vậy, nghề thu phân người khổ sở nhưng lương thiện bao giờ cũng đáng tôn vinh hơn những việc bất lương ác đức… Trước đây tôi cũng mục sở thị nhiều người dân Cổ Nhuế lấy phân ở nhà xí công cộng nội thành cũng như dẻo dai gánh những gánh nặng ” sản phẩm ” trên đường. Tôi, được cái biết nghĩ, và lúc còn thiếu niên nhi đồng cũng từng nhặt phân trâu làm phân chuồng bón ruộng, nên chưa bao giờ dám coi khinh những người làm việc này mà chỉ thấy ghê ghê kinh kinh cái ” món” hàng kia. Và cũng có lúc nghĩ: làm phim đề tài này nhỉ, tại sao không? Nhưng rồi tự trả lời: ai duyệt cho, ngay đề cương đã không thể thông qua, và giả sử nếu cho làm thì ngôn ngữ phim chưa biểu đạt được phần mùi vị, sẽ làm hỏng 1 đề tài hay.
Thanh niên Cổ Nhuế xin thề/ Chưa đầy 2 sọt chưa về quê hương |
LÀNG CỔ NHUẾ
Lúc tôi còn nhỏ mẹ tôi thường đe tôi: “Nếu không học hành tử tế thì sau này chỉ có đi hót cứt thôi con ạ”. Hình ảnh người gánh phân suốt ngày lang thang trong cái thị trấn nghèo quê tôi làm tôi rùng mình. Cái tương lai có mùi khó ngửi này chẳng quyến rũ được ai. Nhưng mẹ tôi lầm. Thời tôi lớn đây là cái nghề hái ra tiền. Ít nhất cũng hơn hẳn cái sự kiếm ăn với cái bằng tiến sĩ của tôi. Anh biết đấy, viện Khoa Học của tôi nằm cạnh làng Cổ Nhuế, tôi có đủ sở cú để khẳng định với anh điều đó.
Làng này sống bằng nghề hót cứt, có đền thờ Thành Hoàng hẳn hòi. Thành Hoàng làng Cổ Nhuế là một vị hót cứt chính hiệu. Trong đền người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay … Người làng Cổ Nhuế đã đời này qua đời khác, ngày lại ngày, làm sạch cho thủ đô Hà Nội. Vua Lê Thánh Tông từng ban cho làng này câu đối : “Khoác tấm áo bào giang tay gánh vác Thiên hạ Vung hai thước kiếm, tận thu lòng dạ Thế gian”. Anh đừng so sánh làng Cổ Nhuế với làng Phương Lưu ; cạnh trường đại học Hàng Hải của anh ở Hải Phòng. So sánh như thế là hạ nhục làng Cổ Nhuế của tôi đấy. Ngoài cái vinh quang của nghề hót cứt (lao động là vinh quang).
Hơn nữa làng Phương Lưu của anh tuy hót cứt nhưng chủ yếu sống bằng nghề đạo chích, chứ đâu có được ‘’tôn chỉ mục đích’’ như dân Cổ Nhuế. Thanh niên Cổ Nhuế ta thề Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương Nhưng không phải dân làng Cổ Nhuế lúc nào cũng được hưởng cái vinh quang của lao động đâu anh ạ. Kể từ những năm hợp tác hóa ồ ạt vào cuối thập niên 50, nghề hót cứt đã phải chịu nhiều cay đắng. Người ta ngăn cấm những người nông dân đi hót cứt, coi như họ là những người trốn lao động, bỏ việc đồng áng để đi ‘’buôn’’ cứt. Người làng Cổ Nhuế phải tôn trọng pháp luật đành ngồi nhà mà tiếc rẻ những bãi…… đơn côi không người chăm sóc.
Chỉ mãi tới cuối năm 1986, sau đổi mới, đất đai được chia ra để cho các gia đình nông dân tự canh tác. Nghề trồng rau ở ngoại thành Hà Nội sống lại, người Cổ Nhuế ơn Đảng mới lại được phép đi…. hót cứt và buôn… cứt. Rau cỏ của xứ ta thơm ngon là nhờ phân Bắc. Các cụ lão nông chi điền dạy thế ! Phân hóa học cho dù là sản phẩm của trí tuệ văn minh, chỉ cho những thứ rau xanh tươi nhưng nhạt thếch. Ðổi mới và cởi trói do mẫu công khai (Glasnost) có cái mặt trái của nó. Trước đây ai muốn đi hót cứt thì hót. Nhưng từ ngày người người đi hót, nhà nhà đi hót thì theo qui luật. ‘’Người khôn, của hiếm’’, dân Cổ Nhuế đã chiến đấu ngoan cường để dành lấy địa vị đầu ngành…. cứt Việt Nam.
Không biết đại tướng đồng hương, ngày ấy có can thiệp vào chuyện này hay không, nhưng theo qui định của UBND thành phố HàNội dân ngoại thành không được phép tự do đi hót cứt và lấy cứt nữa. Trước đây ngoài những bãi cứt vô tổ chức, vô kỷ luật mà bất cứ ai cũng có thể hót. Người đi lấy cứt có thể đến làm vệ sinh cho các nhà xí hai ngăn ở các thành phố để để thu về cho mình một số cứt kiếm được. Bây giờ người nông dân ngoại thành bị bắt buộc phải mua phân tại chợ Cổ Nhuế, một chợ tự cổ chí kim, từ Ðông sang Tây đều không có, được thành lập năm 1989. Giá cả tùy thuộc chất lượng (nói sau). Dân ngoại thành bây giờ trở thành người đi lấy phân thuê cho Cổ Nhuế. Họ được phân chia địa bàn hoạt động, theo lịch sắp xếp mang sản phẩm đến chợ nhưng không phải để họ tự bán. Họ chỉ được nhận phần trăm tiền bán mà giá do ban quản lý chợ Cổ Nhuế quyết định. Chống lại ư ?? Mất việc ngay. Ðội hậu bị, hàng ngàn người xung phong thay chân kiếm cứt (xã hội hiện tại cứt hơi ít lắm, nay phải kiếm, tức là phải đi làm vệ sinh để lấy cứt ở các hố xí, như đã nói trên).
Ði kiếm cứt hơn hẳn làm thương nghiệp, đừng nói gì đến nông nghiệp. Có lần tôi hỏi một anh Cổ Nhuế :
– Giá cả như thế chắc các anh chóng giàu lắm.
Anh đáp : – Anh Giai ơi, trông thế thôi, chứ kiếm được hai sọt thì cũng ăn mẹ nó hết một sọt rồi còn gi !?!
Trong chợ phân, xuất hiện phân giả. Người ta dùng đất sét thuồn qua ống nứa, giã nhỏ thân chối trộn lẫn với nghệ bôi bên ngoài và cho tất cả lẫn vào phân thật. Ðó là bí quyết. Phân giả gây náo loạn cho chợ phân khiên thanh niên Cổ Nhuế phải cử ra một bộ phận ‘’kiểm tra chất lượng’’ trước khi giao hàng. Anh còn nhớ dốc Bưởi chạy về viện Khoa Học không? Trạm kiểm tra được lập ra tại đó, hoạt động từ mờ sáng đến trưa. Mùi uế khí từ tay các kiểm tra viên thọc thẳng vào sọt phân tìm của giả. Nhờ lành nghề và cương quyết, sau đó vài tuần, những đứa làm phân giả bị cắt giấy phép. Tại chợ cứt được chia làm bốn loại:
- – Hạng nhất (first class) là phân lấy từ khu Ba Ðình… nơi có nhiều gia đình quan chức nên cứt được coi là ‘’nạc’’(tiếng nhà nghề chỉ cục phân rắn chất lượng cao) (!).
- – Hạng 2, Từ khu Hoàn Kiếm, nơi có nhiều dân buôn bán, nhiều nhà hàng khách sạn.
- – Hạng 3. Từ khu Hai Bà Trưng và Ðống Ða, nơi đa số dân cư là ngưòi lao động, xài nhiều rau nên ‘’mờ’’ (nhiều nước lỏng bõng)
- – Hạng 4. Từ ngoại thành, loại này xanh lẹt vì ‘’nguồn nguyên liệu thuần túy là rau muống. Bà con nông dân làm gì có thịt mà ăn.
Có lần tại chợ xuất hiện một sọt phân đề chữ : ‘’Phân ngoại 100 phần trăm’’. Dân chúng không hiểu tại sao có bọn dám qua mặt Hải quan, dám nhập cảng ‘’phân ngoại’’ về xài. Về sau chủ nhân sọt phân giải thích : Phân lấy từ bể ‘’phốt’’ (fosse septique) của các sứ quán nước ngoài thì không phải là phân ngoại còn là gì ? Ðây là những điều tai nghe mắt thấy, tôi ghi lại gửi anh để có dịp kể lại cho bà con xa nước nghe chơi… Cho biết quê hương ta có những thứ…. mà người ta hoàn toàn không có.
Tôi bảo đảm đây là sự thật ‘’chăm phần chăm’’. Chuyện có thật .
Hàn Sĩ – Tiến sĩ Vật Lý, Hà Nội
(troinam.net)
Hàng ngàn vụ kiện Formosa sắp tới sẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất của chính quyền
Phỏng vấn Luật sư Lê Công Định: “hàng ngàn vụ kiện sắp tới nhắm vào Formosa sẽ là vấn đề an ninh nghiêm trọng và tồi tệ nhất của nhà cầm quyền từ trước đến nay”
"Tôi cũng như tất cả mọi người dân đều ngạc nhiên vì cho đến giờ quan chức Chính phủ và các bộ ngành liên quan vẫn ung dung tự tại trong chiếc ghế của mình, bất kể những yếu kém chuyên môn, hành động vô trách nhiệm và vi phạm pháp luật rõ ràng mà toàn dân đều trông thấy như thế. Đất nước này thật lạ!" - Lê Công Định.
Phạm Thanh Nghiên: Thưa luật sư, cuối cùng thì gần ba tháng kể từ khi thảm họa môi trường xảy ra, sau nhiều lần trì hoãn trả lời công luận, “chính phủ” đã phải thừa nhận nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt là do Công ty Formosa Hà Tĩnh gây ra. Với hậu quả nghiêm trọng của nó, vụ việc lẽ ra phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp. Tuy nhiên, như chúng ta theo dõi, cách xử lý của “chính phủ” dường như không bình thường và không tuân thủ quy trình luật định. Công luận vì vậy đã nghi ngờ, thậm chí lên án về những khuất tất ẩn sau đó.
Vậy theo luật sư, sự việc phải được giải quyết như thế nào mới đúng thủ tục pháp lý?
Luật sư Lê Công Định: Khi xảy ra một hành vi có dấu hiệu phạm pháp, việc điều tra xác minh thuộc về một cơ quan chuyên trách thuộc ngành hành pháp. Trong thảm họa môi trường do Formosa gây ra, Chính phủ - cơ quan hành pháp - đã ủy quyền cho hai bộ phận trực thuộc mình là Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Công an tiến hành điều tra nguyên nhân và xác minh thủ phạm. Do tính chất nghiêm trọng của thảm hoạ này, chắc chắn thủ tục điều tra không chỉ dừng ở cấp độ xem xét xử phạt vi phạm hành chính đơn thuần, mà xa hơn phải khởi tố vụ án theo thủ tục tố tụng hình sự.
Tất nhiên, theo Bộ Luật Hình Sự hiện hành, pháp nhân thương mại như Formosa không phải chịu trách nhiệm hình sự để bị khởi tố bị can, nhưng hành vi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải bị khởi tố vụ án để Tòa án xác định thiệt hại và ấn định mức giá bồi thường.
Không hiểu vì sao nhà cầm quyền lại bỏ qua thủ tục tố tụng hình sự lẽ ra phải được khởi động một cách đương nhiên này? Kế tiếp, nếu tuân thủ đúng thủ tục tố tụng hình sự hiện hành tại Việt Nam, sau khi có kết quả điều tra ban đầu, Cơ quan điều tra phải chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát xem cần thiết hay không truy tố hành vi phạm pháp ra trước Toà án. Sau đó, căn cứ vào kết luận điều tra của Cơ quan điều tra, cáo trạng của Viện Kiểm sát và yêu cầu của các nạn nhân về bồi thường thiệt hại, chỉ Toà án - cơ quan tư pháp - mới có quyền xác định thiệt hại và ấn định mức giá bồi thường.
Tuy nhiên, những gì đã diễn ra trong 84 ngày kể từ khi xảy ra thảm hoạ cho thấy Chính phủ đã bỏ qua tất cả trình tự luật định cần thiết để tự mình điều tra và kết luận điều tra, qua đó tự mình xác định thiệt hại mà hoàn toàn không tạo điều kiện cho các nạn nhân thảm hoạ chính thức yêu cầu đòi bồi thường, rồi cũng tự mình làm việc riêng với Formosa để giải quyết sự việc và dễ dàng chấp nhận mức giá bồi thường 500 triệu USD mà Formosa đề xuất.
Phạm Thanh Nghiên: Dựa vào đâu để đưa ra mức đền bù thiệt hại là 500 triệu USD? So với thiệt hại thực tế đã xảy ra con số này có đủ để khắc phục những hậu quả mà thảm họa này mang lại?
Luật sư Lê Công Định: Để ấn định mức bồi thường thiệt hại, trên phương diện pháp lý, Tòa án luôn dựa vào kết quả thẩm định thiệt hại thực tế một cách độc lập. Các thiệt hại có thể bao gồm như sau: thiệt hại môi trường biển nói riêng, môi trường sinh thái nói chung và môi trường sinh hoạt cụ thể của ngư dân và các doanh nghiệp kinh doanh liên quan đến biển tại những địa phương chịu ảnh hưởng của thảm hoạ, cùng những thiệt hại về sinh mạng và thương tật lâu dài của con người khi bơi lặn và ăn hải sản trong vùng biển có liên quan. Cho đến này Chính phủ vẫn giữ thái độ im lặng, không công bố cách tính từng hạng mục thiệt hại và giá trị thiệt hại tương ứng bằng tiền, để hiểu vì sao Chính phủ chấp nhận con số 500 triệu USD.
Như tôi đã nói, trên phương diện pháp lý, mọi con số bồi thường dù lớn hay nhỏ, chẵn hay lẻ, đều phải có cơ sở pháp lý và khoa học chính xác của nó, mà cơ quan phân xử, thủ phạm và nạn nhân đều phải cân nhắc thận trọng.
Phạm Thanh Nghiên: Vậy thì công dân Việt Nam, cụ thể là những ngư dân bị ảnh hưởng trực tiếp từ thảm họa này có thể kiện Formosa không? Xin luật sư cho biết họ phải thực hiện những trình tự luật định cần thiết nào?
Luật sư Lê Công Định: Chính phủ chưa bao giờ được các nạn nhân của thảm họa môi trường ủy quyền chính thức hoặc trao quyền công nhiên theo luật định để thương lượng với Formosa về tiền bồi thường. Trách nhiệm luật định của Chính phủ chỉ dừng lại ở việc điều tra nguyên nhân thảm họa và tạo điều kiện để chính nạn nhân khởi kiện Formosa trước Tòa án.
Về việc đòi bồi thường thiệt hại, các nạn nhân có thể khởi kiện Formosa theo thủ tục tố tụng dân sự trước Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Họ có thể thu thập các chứng cứ về thiệt hại kinh tế, tổn hại sức khỏe và tổn hại tinh thần làm cơ sở cho đơn khởi kiện của mình. Thông thường trong một vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại, việc chứng minh lỗi và hành vi vi phạm pháp luật của bị đơn có mối liên hệ nhân quả với thiệt hại của nạn nhân là vấn đề khó khăn và thuộc nghĩa vụ của nguyên đơn. Điều may mắn là trong trường hợp này, Formosa - bị đơn tương lai - đã chính thức nhận lỗi và xin lỗi, nên nghĩa vụ chứng minh của các nguyên đơn sẽ giảm nhẹ hơn.
Phạm Thanh Nghiên: Luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành dường như không cho phép kiện tập thể, như vậy có ảnh hưởng gì đến vụ kiện sắp tới của các nạn nhân khi chúng ta biết số người bị thiệt hại thực tế có thể lên đến hàng ngàn?
Luật sư Lê Công Định: Nhà cầm quyền Việt Nam sở dĩ không cho phép kiện tập thể là vì họ sợ hãi tình trạng dân oan càng gia tăng, khiến có thể dẫn đến những vụ khiếu kiện đông người. Trong vụ kiện Formosa sắp tới, nếu mỗi nạn nhân nộp một đơn khởi kiện, sẽ có hàng ngàn vụ kiện đồng thời của hàng ngàn nạn nhân. Điều này luật pháp không ngăn cấm và hoàn toàn có thể tiến hành ngay. Hàng ngàn vụ kiện tiến hành đồng thời chắc chắn làm tê liệt hoạt động của Tòa án Nhân dân Hà Tĩnh. Trước đây nhà cầm quyền tưởng rằng cấm kiện tập thể thì sẽ dễ kiểm soát an ninh hơn. Song tôi tin rằng hàng ngàn vụ kiện sắp tới nhắm vào Formosa sẽ là vấn đề an ninh nghiêm trọng và tồi tệ nhất của nhà cầm quyền từ trước đến nay. Cái này người ta gọi là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”!
Phạm Thanh Nghiên: Một điều nữa công luận cũng rất quan tâm, đó là sau những gì đã xảy ra, chẳng lẽ ngoài Formosa, không một tập thể hay cá nhân nào trong Chính phủ phải chịu trách nhiệm hay sao? Ý tôi muốn hỏi nhìn từ góc độ pháp lý?
Luật sư Lê Công Định: Để xảy ra thảm họa môi trường nghiêm trọng này không chỉ Formosa mà thôi, trên hết và trước hết chính là sự thiếu sót nghiêm trọng trách nhiệm quản lý của các quan chức Việt Nam, cụ thể là Bộ Tài nguyên Môi trường và Chính phủ. Nhận định chủ quan khi cấp phép xả thải và sau đó thiếu giám sát quy trình xả thải của Formosa chắc chắn thuộc về Bộ Tài nguyên Môi trường. Mặt khác, kể từ lần đầu tiên phát hiện tình trạng cá chết hàng loạt vào ngày 6/4/2016, Chính phủ đã quá yếu kém trong việc xử lý khủng hoảng, khiến mức độ ô nhiễm môi trường leo thang trở thành thảm họa như chúng ta thấy sau 3 tháng, bất chấp công luận đầy phẫn nộ của toàn dân. Và thay cho việc khắc phục nhanh chóng hậu quả thiệt hại, chúng ta không thấy Chính phủ hành động gì ngoài việc cố tình bưng bít thông tin, đàn áp người biểu tình phản đối Formosa, dùng truyền thông đánh lạc hướng dư luận và làm sai lệch thông tin về thảm họa này, v.v...
Tôi cũng như tất cả mọi người dân đều ngạc nhiên vì cho đến giờ quan chức Chính phủ và các bộ ngành liên quan vẫn ung dung tự tại trong chiếc ghế của mình, bất kể những yếu kém chuyên môn, hành động vô trách nhiệm và vi phạm pháp luật rõ ràng mà toàn dân đều trông thấy như thế. Đất nước này thật lạ!
Phạm Thanh Nghiên: Cảm ơn Luật sư Lê Công Định! Hy vọng, mọi nỗ lực của người dân Việt Nam, nhất là của những nạn nhân trực tiếp, bị ảnh hưởng bởi việc xả thải của Formosa sẽ đạt được kết quả. Nói như Nhạc sĩ Tuấn Khanh: “Cần phải hành động để công lý trên đất nước này phải có giá trị như một niềm hy vọng của người dân Việt Nam vào tương lai mới”.
10.07.2016
Phạm Thanh Nghiên
Luật pháp công lý phải chiến thắng cường quyền trên Biển Đông
(GDVN) - Tuân thủ phán quyết của PCA chỉ cho thấy Trung Quốc thực sự trỗi dậy hòa bình và có trách nhiệm, xứng tầm một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng.
Biển Đông sẽ là thử nghiệm mới với trật tự ở châu ÁNgoại trưởng Philippines giải thích vấn đề hợp tác với Trung Quốc ở Biển ĐôngBộ Quốc phòng Hoa Kỳ lên tiếng về phán quyết của PCA
Ngày 10/7, Đại sứ Philippines tại Israel ông Neal Imperial đã có bài bình luận trên tờ Te Jerusalem Post xung quanh vụ kiện của Philippines và phán quyết sắp tới đây của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) về việc Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).
Phán quyết sẽ được PCA công bố ngày 12/7 tới, trong khi Ngoại trưởng Trung Quốc đã và đang tiếp tục cố làm mất uy tín vụ kiện hợp pháp của Philippines khi cáo buộc nó là "khiêu khích chính trị". Tuy nhiên sáng kiến của
Philippines theo đuổi giải pháp trọng tài để giải quyết các câu hỏi cơ bản về yêu sách hàng hải của Trung Quốc cần được nhìn nhận là một bước tiến quan trọng trong xây dựng tiêu chuẩn, kiến trúc hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ trong thế kỷ 21.
Tháng Giêng năm 2013, Philippines xúc tiến thủ tục khởi kiện Trung Quốc ra PCA là một biểu hiện của cam kết mạnh mẽ cho hòa bình, giải quyết các tranh chấp khác biệt trên cơ sử luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.
Đại sứ Philippines tại Israel, Neal Imperial, ảnh: Internet. |
Yêu sách quá mức của Trung Quốc dựa trên cái gọi là đường 9 đoạn của họ là một phân định tùy tiện ranh giới trên biển với lập luận về cái gọi là "quyền lịch sử", tuyên bố 85,7% toàn bộ diện tích Biển Đông.
Đường 9 đoạn thậm chí chẳng có tọa độ địa lý cụ thể bao gồm các khu vực xa hơn nhiều mức quy định của luật pháp quốc tế và thực sự xâm hại tới quyền chủ quyền, quyền tài phán của Philippines và các nước láng giềng.
Thông qua cơ quan tài phán quốc tế, Philippines tìm cách để có được một phán quyết về tính hợp lệ của yêu sách đường 9 đoạn mà Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông, làm rõ và bảo vệ quyền lợi hàng hải của mình với tư cách một quốc gia ven Biển Đông.
Nội dung vụ kiện của Philippines không phải về tranh chấp lãnh thổ và cũng không phải là về phân định biển. Philippines nhiều lần tuyên bố không đòi hỏi PCA ra phán quyết về các khía cạnh tranh chấp chủ quyền / lãnh thổ với Trung Quốc.
Thay vào đó, Philippines chỉ tìm cách làm rõ các quyền lợi hàng hải UNCLOS 1982 cho phép trong khu vực này là gì. Do đó vụ kiện này không chỉ bao gồm trường hợp cụ thể của Philippines, mà còn là quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nhiều quốc gia khác ven Biển Đông theo UNCLOS 1982.
Xét trên phạm vi khu vực và toàn cầu, vụ kiện này là một nỗ lực chân thành của Philippines thúc đẩy sự cai trị của pháp luật, tự kiềm chế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong việc giải quyết các tranh chấp.
Bằng cách theo đuổi giải pháp trọng tài quốc tế, Philippines đề cao tính ưu việt của luật pháp trong quan hệ quốc tế. Chính bởi điều này Philippines đã giành được sự ủng hộ rộng rãi từ các quốc gia khác, trong đó có Mỹ, EU, Nhật Bản và các nước G-7.
Họ tin rằng trọng tài quốc tế là một cách hợp pháp để giải quyết tranh chấp và tự do hàng hải, hàng không phải được tôn trọng ở Biển Đông.
Về kinh tế cũng như quân sự, Philippines là nước nhỏ với năng lực khiêm tốn, Philippines không có khuynh hướng gây hấn mà cũng không đủ tiền để "trả thù" một nước rộng lớn và mạnh mẽ như Trung Quốc.
Những hiểu lầm về phán quyết của PCA |
Mặc dù Trung Quốc vẫn tuyên bố cam kết "bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực", nhưng họ đã không cân đối trong việc sử dụng sức mạnh thúc đẩy lợi ích ở Biển Đông thông qua các hành động đơn phương phá vỡ hiện trạng những năm gần đây.
Trung Quốc đã phá hủy 17 rặng san hô, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này núp dưới chiêu bài "dịch vụ công", ngăn cản các nước láng giềng có cơ hội để thực thi các quyền hợp pháp của mình theo UNCLOS 1982, đe dọa tư do hàng hải, hàng không trong tuyến đường thương mại sầm uất nhất thế giới.
Những hành động hung hăng này buộc dư luận đặt câu hỏi về những dự định và khuynh hướng thực sự của Trung Quốc trong vai trò cường quốc đang lên với tuyên bố cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định.
Trái ngược với những cáo buộc vô lý và chụp mũ của Trung Quốc, trong hơn 2 thập kỷ Philippines đã tham gia các cuộc đàm phán song phương và đa phương với Trung Quốc để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Ví dụ trong trường hợp Scarborough, hơn 50 cuộc họp song phương đã được tổ chức, nhưng không đi đến đâu vì Trung Quốc cứ đòi Philippines phải chấp nhận cái gọi là "chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc với toàn bộ Biển Đông".
Trung Quốc tuyên truyền Philippines hoàn toàn không muốn đàm phán song phương với họ là sai.
Tiếc rằng hành vi của Trung Quốc đã không làm sáng tỏ sự tin tưởng và thiện chí tạo ra sau nhiều thập kỷ đối thoại, cũng như các biện pháp xây dựng lòng tin giữa ASEAN và Trung Quốc. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC).
Trong khi tiếp tục dây dưa, trì hoàn các cuộc đàm phán, Trung Quốc bắt đầu quân sự hóa các điểm chiếm đóng có hệ thống các thực htể ở Biển Đông, vi phạm Điều 5 DOC.
Ở trong bối cảnh cụ thể này, thực sự rất khôi hài khi Trung Quốc nói rằng họ là một nạn nhân. Đàm phán song phương với Trung Quốc là con đường dẫn đến kiệt sức và vô ích. Philippines có quyền sử dụng pháp lý quốc tế, đưa ra những câu hỏi cơ bản tại một cơ quan tài phán quốc tế theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982.
Philippines và PCA đã mời Trung Quốc tham gia tiến trình tố tụng, nhưng họ liên tục từ chối yêu cầu. Trong khi đây có thể là một cơ hội tuyệt vời cho Trung Quốc làm rõ yêu sách của họ và đường 9 đoạn.
Tháng 10/2015 PCA đã ra một phán quyết cụ thể về thẩm quyền của mình và chấp nhận xét xử (7/15 nội dung) vụ kiện của Philippines. Thực tế là Hội đồng Trọng tài 5 thẩm phán là các chuyên gia UNCLOS 1982 khách quan, vô tư, chỉ tuân theo công lý. Điều này đánh bại mọi nghi ngờ về sự "khôn ngoan" trong việc nhờ cơ quan tài phán xét xử.
PCA đã khẳng định, việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện không làm mất thẩm quyền của Tòa cũng như của Philippines đơn phương khởi kiện. Đó không phải một sự "lạm dụng" UNCLOS 1982 như Trung Quốc tuyên truyền.
PCA kết luận, DOC không ngăn cản quyền tài phán của Tòa, theo Điều 28 UNCLOS 1982, vì các nước thành viên Công ước có thể theo đuổi quy chế giải quyết tranh chấp được quy định trong UNCLOS 1982. Do đó Trung Quốc tuyên truyền Philippines kiện họ ra PCA là vi phạm DOC, đó là điều sai sự thật.
Trọng tài quốc tế được công nhận rộng rãi là một biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp. Phán quyết của PCA mang tính ràng buộc pháp lý với tất cả các bên, cung cấp một nền tảng vững chắc cho việc di chuyển về phía trước, một sự khởi đầu mới của trật tự dựa trên luật pháp quốc tế ở Biển Đông.
Philippines sẽ hoàn toàn tôn trọng phán quyết của PCA như một lời khẳng định giá trị của UNCLOS 1982, đồng thời hy vọng tất cả các thành viên cộng đồng quốc tế, các nước thành viên UNCLOS cũng làm như vậy.
Tuân thủ phán quyết của PCA chỉ cho thấy Trung Quốc thực sự trỗi dậy hòa bình và có trách nhiệm, xứng tầm một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng nhân loại văn minh, tuân thủ hệ thống luật pháp quốc tế mà chính họ đã góp phần kiến tạo.
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét