Trên khắp các vùng của Bắc Mỹ, người ta đã tìm thấy rất nhiều những bức tranh khắc đá mà ký tự và hình thù trên đó gợi ý rằng các nhà thám hiểm Trung Quốc cổ đại đã từng tiếp xúc với người Mỹ bản địa từ hàng nghìn năm trước, trước cả nhà thám hiểm Columbus. Giáo sư Yaoliang Song của Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải, người từng nghiên cứu về các bức tranh khắc đá trong thời gian thỉnh giảng tại Đại học Havard, gần đây tuyên bố rằng ông ủng hộ cách lý giải cho rằng các bức tranh đó có nguồn gốc từ người Trung Quốc cổ đại.
Tiến sĩ giáo dục John A.Ruskamp Jr là người đứng đầu nghiên cứu về tranh khắc đá trong những năm vừa qua, ông nhận được sự giúp đỡ của các chuyên gia như Tiến sĩ David N.Keightley, người được coi là chuyên gia phân tích hàng đầu ở Mỹ về chữ Giáp Cốt Trung Quốc.
Ví dụ, ông Keightleys cho biết rằng trên một bức tranh khắc đá được Ruskamp tìm thấy ở một trang trại chăn nuôi tư nhân ở bang Arizona (Mỹ) có các văn tự ăn khớp với các lối viết chữ kiểu Giáp Cốt từ thời nhà Thương (1600-1050 trước Công Nguyên). Keightley dịch thông điệp được viết trên tảng đá ở Arizona như sau: “Sát cánh 1o năm cùng nhau; tuyên bố trở về, cuộc hành trình đã hoàn tất, tới ngôi nhà của Mặt Trời, cùng nhau hoàn thành chuyến đi”.
(Courtesy of John Ruskamp)
Một phần của văn tự được khắc trên bức tranh khắc đá được tìm thấy ở một trang trại ở Arizona: “Tuyên bố trở về, cuộc hành trình đã hoàn tất, tới ngôi nhà của Mặt Trời”. (Ảnh do John Ruskamp cung cấp)
The Arizona glyph site on a private ranch property located miles from any public access or road. (Courtesy of John Ruskamp)
Vị trí tìm thấy các bức tranh khắc đá ở bang Arizona, trong một trang trại chăn nuôi tư nhân nằm cách xa các tuyến giao thông công cộng nhiều ki-lô-mét.(Ảnh do John Ruskamp cung cấp)
Đây chỉ là một trong hàng chục bức tranh khắc đá được Ruskamp xác định là ăn khớp với các văn tự cổ đại Trung Quốc. Đầu tháng 6 này, trong bức thư ủng hộ gửi tới Ruskamp, giáo sư Song đã tán thành mạnh mẽ nghiên cứu của ông (một bản sao của bức thư đã được Ruskamp gửi cho Epoch Times) và khuyến khích các học giả khác quan tâm đến vấn đề này.

Đầu tháng 6 này, Yaoliang Song, một giáo sư của Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải, từng tham gia thỉnh giảng tại Đại học Havard, đã tán thành mạnh mẽ nghiên cứu của Ruskamp trong một bức thư ủng hộ và khuyến khích các học giả khác quan tâm đến vấn đề này.

Ông Song là một chuyên gia về tranh khắc đá của Trung Quốc, các công trình của ông từ lâu đã ủng hộ giả thuyết gây tranh cãi cho rằng sự giao lưu giữa Châu Á và Bắc Mỹ trong lịch sử là hoàn toàn khác với quan niệm thông thường đang được chấp nhận bởi các nhà khảo cổ học và nhân chủng học. Cụ thể, quan niệm thông thường cho rằng lần tiếp xúc đầu tiên giữa hai châu lục là cách đây 12000 năm trước đây khi tổ tiên của người Mỹ bản địa đã đi qua cầu lục địa Bering (nay là eo biển Bering), nơi nối liền Châu Á và Châu Mỹ, và lần tiếp xúc tiếp theo giữa Cựu thế giới và Tân thế giới đã không diễn ra cho đến khi người Bắc Âu đổ bộ lên Bờ biển phía Đông của nước Mỹ khoảng 1000 năm sau Công Nguyên. Mặc dù quan niệm thông thường là như vậy, nhưng trong vài thập kỷ qua rất nhiều học giả đã đưa ra các bằng chứng cho thấy khả năng có thể có các thời điểm, vị trí tiếp xúc khác nữa giữa hai lục địa.
Chính ông Song đã đưa ra những bằng chứng như vậy trong quá khứ. Trong thập niên 90, ông đã được giáo sư K.C. Chang mời tham gia nghiên cứu tại Đại học Harvard về những tranh khắc đá mặt người thời tiền sử ở Đông Bắc Á và Tây Bắc Mỹ. Trong quá trình nghiên cứu của mình, ông ngày càng chắc chắn rằng những điểm tương đồng giữa các bức tranh khắc đá ở hai khu vực trên gợi ý về một sự tiếp xúc từ xa xưa.
Ông có một bài viết mang tiêu đề “Những tranh khắc đá mặt người thời tiền sử của vùng Bắc Thái Bình Dương” đã được xuất bản bởi Viện Smithsonian vào năm 1998. Trong đó, ông đã viết rằng: “Trong số những bức tranh khắc mặt người ở khu vực Đông Á, có nhiều bức rất giống với các bức tranh khắc trên đá được tìm thấy ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương của Bắc Mỹ, từ Đảo Kodiak (thuộc Alaska, Mỹ) đến sông Columbia (ở miền nam tỉnh British Columbia của Canada và phía Bắc nước Mỹ). … Tất cả các học giả đều coi tập hợp tranh khắc đá ở khu vực Bờ biển Tây Bắc là một nhóm riêng biệt”.
Left: A petroglyph in Lianyungang, China. Right: A petroglyph in British Columbia, Canada.
Bên trái: Một bức tranh khắc đá ở Liên Vân Cảng, Trung Quốc, đã được nhắc đến trong bài viết của ông Song vào năm 1998. Bên phải: Một bức tranh khắc đá ở British Columbia, Canada.
Các bức tranh khắc đá mà ông Song nhắc đến ước tính đã được tạo ra khoảng 5.000 đến 7.000 năm trước đây. Như vậy sự tiếp xúc hay sự hiện diện của người Châu Á cổ đại ở Bắc Mỹ đã có từ rất sớm so với thời điểm mà Ruskamp đề xuất là vào thời nhà Thương khoảng 3.000 năm trước đây, nhưng cũng diễn ra sau khi dải đất Bering đã biến mất (11.000 năm trước) được một thời gian dài.
Ông Song đã viết về nghiên cứu của Ruskamp như sau: “Ruskamp đã tìm ra … những thông điệp bằng tiếng Trung cổ đại vốn có thể nhận biết rõ ràng, những ký tự này đã được viết từ xa xưa trên các khối đá qua hình thức chạm khắc, và cho đến nay chúng vẫn chưa nhận được sự quan tâm và chưa được công nhận”.
Ông nói tiếp: “Dù bị phân loại sai và bị thờ ơ bởi các nhà nhân chủng học và khảo cổ học hiện đại (phần lớn nguyên nhân là do kiến thức về chữ  viết cổ Trung Quốc thường không được biết đến rộng rãi, và các mẫu vật được thảo luận … lại nằm tại các địa điểm xa xôi và khó tiếp cận), nhưng những chữ viết Trung Quốc không thể lẫn vào đâu này đã củng cố vững chắc một sự kiện lịch sử, đó là sự hiện diện xuyên Thái Bình Dương từ thuở sơ khai của người Trung Quốc trên lục địa Bắc Mỹ”.
Ruskamp tiếp tục nhận diện thêm nhiều bức tranh khắc đá đáng chú ý trên khắp nước Mỹ. Ông sử dụng một phương pháp phân tích thống kê đối với các điểm tương đồng giữa các ký tự được chạm khắc và chữ Trung Quốc cổ đại để xác định xác suất những ký tự đó chỉ ngẫu nhiên trông giống chữ viết Trung Quốc cổ.
John A. Ruskamp stands near petroglyphs that match ancient Chinese script in Nine Mile Canyon, Utah. (Courtesy of John A. Ruskamp)
John A.Ruskamp ở hẻm núi Nine Mile, bang Utah, Mỹ, bên cạnh những bức tranh khắc trên đá mà trùng khớp với chữ viết Trung Quốc. (Ảnh do John A.Ruskamp cung cấp)
Những ký tự cổ này không phải 100% đồng dạng, một số điểm khác biệt là do ký tự được khắc bởi những người khác nhau. Nhưng Ruskamp đã xác định rằng các ký tự được chạm khắc có đủ độ ăn khớp với các mẫu văn tự Trung Quốc cổ được biết đến, với xác suất hơn 95 phần trăm sự giống nhau có liên quan trực tiếp tới người Trung Quốc, không phải do ngẫu nhiên.
Tiến sĩ Michael F. Medrano, trưởng Bộ phận quản lý tài nguyên cho Khu tưởng niệm tranh khắc đá Quốc gia Mỹ đã cùng với Ruskamp xem xét các bức tranh khắc đá tại Khu tưởng niệm. Ông nghĩ rằng các bức tranh khắc đá là xác thực và rằng chúng không đến từ nền văn hóa người Mỹ bản địa tại địa phương. Ông viết cho Ruskamp một email và nói: “Tôi tin rằng ông đã phát hiện ra điều gì đó quan trọng trong lịch sử loài người và có đủ các nguồn lực cần thiết để nhận ra điều đó và khám phá nó”.

Tôi tin rằng ông đã phát hiện ra điều gì đó quan trọng trong lịch sử loài người và có đủ các nguồn lực cần thiết để nhận ra điều đó và khám phá nó.

— Michael F. Medrano, trưởng Bộ phận quản lý tài nguyên cho Khu tưởng niệm tranh chữ khắc trên đá Quốc gia

Theo Ruskamp, một số bức tranh khắc đá trên khắp nước Mỹ mà tương đồng với chữ viết Trung Quốc có khả năng là sự sao chép của người Mỹ bản địa. Ruskamp đưa ra giả thuyết: Thay vì thiết lập một chỗ ở cố định, đoàn thám hiểm Trung Quốc cổ đại đã di chuyển khắp Bắc Mỹ. Ông đưa ra giả thuyết này dựa trên một kiểu khắc chữ mà ông phân loại ra từ tập hợp các bức tranh khắc đá. Các tranh khắc kiểu đó có lẽ là các bản sao của người Mỹ bản địa, ông nói.
Mới quý độc giả xem thêm các bài viết liên quan tới nghiên cứu của Ruskamp trên Việt Đại Kỷ Nguyên: