Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2016

Thực hư "đập nước gần nơi chôn chất thải Formosa xả bất thường"; Trung Quốc làm khó sông Hồng; Kiểm tra mẫu nước, khai quật toàn bộ lô chất thải đã chôn lấp của Formosa



PV | 

Thực hư "đập nước gần nơi chôn chất thải Formosa xả bất thường"
Con suối Tò Vò chảy qua cạnh trang trại ông Lê Quang Hoà - nơi chôn 267 tấn chất thải Formosa khiến người dân lo lắng.

2 ngày qua, đập nước trên địa bàn TX. Kỳ Anh bất ngờ xả thải khiến người dân lo ngại và đặt nghi vấn "có hay không việc xả nước để trôi những chất thải của Formosa?".




Đập xả nước bất thường khiến người dân lo ngại
Trong 2 ngày 13,14/7, hai hồ đập nước thượng Sông Trí (xã Kỳ Hoa) và đập nước hồ Tàu Voi (phường Kỳ Thịnh, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh) tiến hành xả nước ồ ạt khiến người dân trong vùng tỏ ra bất ngờ.
Được biết, Đập thượng nguồn Sông Trí, thuộc địa phận xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh), có diện tích hàng chục nghìn m2 với thiết kế 25,4 triệu m3 nước, thuộc sự quản lý của Công ty Thủy lợi Nam Hà Tĩnh.

Hai hồ đập thượng nguồn Sông Trí và đập Tàu Voi này cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân TX. Kỳ Anh và vùng phụ cận.
Thực hư đập nước gần nơi chôn chất thải Formosa xả bất thường - Ảnh 1.
Đập thượng nguồn Sông Trí (xã Kỳ Hoa, TX. Kỳ Anh, Hà Tĩnh). (Ảnh: Báo Hà Tĩnh).
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, đây là lần đầu tiên người dân thấy các đập hồ này xả nước nhiều và mạnh nên tỏ ra khá bất ngờ.
Nhiều người phản ánh, họ không nghe thông báo nào về việc xả nước của cơ quan chức năng. Chỉ đến khi họ thấy nước ở hạ nguồn sông Trí dâng cao thì họ mới biết đập nước trên thượng nguồn sông đã xả.
Chính vì thế, nhiều người dân tỏ ra lo ngại và đặt ra nghi vấn "việc xả nước này có hay không liên quan đến vị trí chôn chất thải Formosa? Có hay không việc xả nước bất ngờ này có thể sẽ làm trôi chảy chất thải rắn của Formosa được phát hiện vừa qua?".
Đơn vị quản lý 2 hồ đập nói trên nói gì?
Để có cái nhìn khách quan hơn về sự việc này, PV đã liên hệ với ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Công ty Thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh, đơn vị quản lý 2 hồ đập nói trên.
Theo ông Sơn, bắt đầu từ ngày 13 và 14/7, Công ty đã chỉ đạo cho xả nước ở đập thượng nguồn Sông Trí và hồ Tàu Voi. Tuy nhiên, việc xả nước được thực hiện theo đúng quy trình vận hành hồ đập nước.
"Thời điểm này đang gần mùa mưa lũ, mực nước ở đập thượng nguồn Sông Trí đang cao hơn mức an toàn. Trong khi đó, nhu cầu người dân dùng nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp không cần nữa.
Vừa rồi, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh cũng đã họp và yêu cầu xả nước tại các hồ này để đảm bảo an toàn cho việc chống lũ sắp tơi. Đây gọi là xả đón lũ.
Để đảm bảo an toàn cho công tác phòng chống lụt bão nên Công ty được giao trách nhiệm xả và đây là trọng điểm", ông Sơn thông tin.
Thực hư đập nước gần nơi chôn chất thải Formosa xả bất thường - Ảnh 2.
Chiều 14/7, cơ quan chức năng đã tiến hành cất bốc, di dời và niêm phong 267 tấn chất thải bùn bánh được chôn trong trang trại của ông Lê Quang Hoà đi nơi khác để đảm bảo an toàn, tránh ngấm, lây lan vào nguồn nước.
Giải thích thêm về việc này, ông Sơn cho biết, tất cả các hồ đều có quy trình vận hành. Tại các thời điểm trong năm sẽ có quy định tương ứng với mực nước nào để đảm bảo an toàn hồ đập. Nếu hồ nào mực nước quá thì buộc phải xả để cho an toàn.
Theo ông Sơn, 2 hồ đập Sông Trí và Tàu Voi đều thừa trên vài mét. Như hồ thượng Sông Trí ở mực nước cao 29m sẽ được công ty cho xả xuống còn 27,5m (tức xả khoảng 1,5m).
Ông còn thông tin, 3 ngày trước khi xả nước tại các hồ đập này, Công ty đã có văn bản thông báo gửi cho chính quyền TX. Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh cùng như cơ quan có liên quan.
Việc thông báo này để giúp người dân chủ động phòng tránh nếu có ngập úng ở các khe hoặc ngập úng ở sản xuất nông nghiệp để biết mà phòng tránh.
Nói về những nghi ngại vấn đề xả nước có hay không liên quan đến hiện trường chôn chất thải vừa qua và có thể sẽ làm mất hiện trường nơi chôn chất thải, ông Sơn khẳng định, việc xả nước này không liên quan gì đến hiện trường chôn chất thải Formosa.
Thực hư đập nước gần nơi chôn chất thải Formosa xả bất thường - Ảnh 3.
Việc phát hiện Giám đốc Công ty môi trường tự ý cho chôn lấp 267 tấn chất thải trong trang trại đã khiến dư luận và người dân địa phương hoang mang, lo lắng.
"Việc xả nước 2 hồ đập nói trên theo quy trình, vận hành, đảm bảo an toàn hồ chứa cho mùa mưa lũ tới. Việc này không có vấn đề gì khác, không liên quan gì đến Formosa và cũng không liên quan gì đến vị trí chôn chất thải.
Hai hồ đập này có lượng nước đến rất nhiều. Trong khi đó ở vùng hạ lưu, nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp của người dân là rất ít nên công ty đã xả nước đón lũ.
Nước thải sẽ đi theo dòng sông Trí và chảy xuống hạ lưu sông. Trong khi đó, vị trí chôn chất thải nằm xa ở phường Kỳ Trinh.
Còn vị trí hồ đập nằm ở xã Kỳ Hoa theo sông Trí chảy dọc về, không chảy qua và không liên quan đến vị trí chôn chất thải Formosa vừa qua.
Từ chiều đã có nhiều người hỏi vấn đề này nhưng tôi không biết lý do họ hỏi.
Sau hỏi ra mới biết là họ nói có liên quan đến như rửa trôi chất thải cho Formosa nhưng hoàn toàn không phải như vậy", ông Sơn nói và cho biết, có thể người dân chưa hiểu rõ và có sự trùng lặp thời điểm khiến họ nghi ngờ và phản ánh như vậy.
Liên quan đến việc xả nước của 2 hồ đập nói trên, ông Nguyễn Quốc Hà - Chủ tịch UBND TX. Kỳ Anh cho biết, việc vận hành xả nước thuộc quyền của Công ty thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh và công ty xả lũ để đón mùa mưa bão sắp tới.
Thực hư đập nước gần nơi chôn chất thải Formosa xả bất thường - Ảnh 4.
Dự kiến vào ngày 15/7, cơ quan chức năng sẽ có kết quả phân tích chất thải này nguy hại hay thông thường.
"Nguyên tắc hồ đập thì ở thời điểm này, khi người dân dùng nước cho nông nghiệp đã đủ thì họ sẽ xả để chuẩn bị mùa mưa lũ tới", ông Hà nói và cho biết, trước khi xả nước, công ty đều phải thông báo cho chính quyền địa phương.
Khi PV hỏi về nghi vấn của người dân phản ánh hoang mang và nghi ngờ việc xả hồ đập có liên quan đến việc làm trôi chất thải Formosa thì ông Hà cho biết, những đập này không liên quan đến những vị trí phát hiện chôn chất thải vừa qua.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo phòng Quản lý đô thị TX. Kỳ Anh xác nhận, trước đó hơn 3 ngày, phòng này đã nhận được công văn của Công ty Thuỷ lợi Nam Hà Tĩnh về việc thông báo xả nước các hồ đập trên địa bàn.
Vị này cho biết, sau khi nhận được công văn của công ty, Ban Phòng chống bão lũ đã có thông báo về cho người dân ở các vùng hạ lưu sông để đảm bảo an toàn trong quá trình xả nước.
theo Trí Thức Tr



(Xã hội) - Tại hội thảo Lập quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình do Bộ TNMT tổ chức ngày 14.7, nhiều chuyên gia nhìn nhận không dễ quy hoạch tài nguyên nước sông Hồng – Thái Bình do liên quan trực tiếp đến Trung Quốc.

Mực nước sông Hồng nhiều năm gần đây liên tục hạ thấp. /// Ảnh: Ngọc Thắng
Mực nước sông Hồng nhiều năm gần đây liên tục hạ thấp
Ông Tống Ngọc Thanh, Tổng giám đốc Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia, thuộc Bộ TN-MT, cho biết tổng diện tích toàn lưu vực sông Hồng – Thái Bình là 169.000 km2. Trong đó, diện tích thuộc VN là 86.700 km2 (51,3%), thuộc Trung Quốc là 81.200 km2 (48%); thuộc Lào là 1.100 km2 (0,65%). Chiếm gần một nửa diện tích lưu vực sông ở phần thượng lưu, lượng dòng chảy hằng năm sản sinh trên lãnh thổ Trung Quốc khoảng 51 tỉ m3 (38% tổng lượng dòng chảy toàn lưu vực sông).
Phải xác định rõ rằng, rất khó lấy được các số liệu, tài liệu về nguồn nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình phần thượng lưu ở lãnh thổ Trung Quốc do nhiều năm nay họ không chịu hợp tác.
TS Đào Trọng Tứ
Tại phần lưu vực này, Trung Quốc đã cho vận hành hàng chục thủy điện, 1.870 đập dẫn và kênh dẫn nước, 9 hồ chứa có tổng dung tích 200 triệu m3… nên đã làm thay đổi lớn đến lượng nước, chế độ dòng chảy, chất lượng nước, phù sa của sông Đà, sông Thao, sông Chảy, sông Lô trước khi đổ vào nước ta. Đặc biệt các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang… chịu nhiều tác động xấu do thủy điện xả lũ gây lụt lội cũng như hoạt động khai khoáng gây ô nhiễm từ phía Trung Quốc gây ra. Chưa kể, lượng lớn cát, bùn bị giữ lại trong các hồ chứa của nước này làm giảm lượng phù sa chảy vào nước ta, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước, bất ổn định lòng sông, hai ven bờ…
Nước sông Hồng xuống thấp kỷ lục
Tuy nhiên, nghiêm trọng nhất là vấn đề các thủy điện của Trung Quốc tích nước, chuyển nước gây thiếu hụt nghiêm trọng đến lượng nước chảy vào VN, khiến ta luôn ở trong thế bị động về nguồn nước sông Hồng – Thái Bình.
“Mực nước sông Hồng nhiều năm gần đây liên tục hạ thấp, kỷ lục nhất là xuống thấp còn 0,1 m vào ngày 21.12.2010 tại Hà Nội đã gây tắc luồng vận tải thủy, thiếu nước tưới. Lòng sông Hồng nhiều đoạn bị biến đổi do bồi, xói tự nhiên. Các loài cá quý hiếm trên lưu vực sông Hồng – Thái Bình là cá anh vũ, lăng chấm, cá chiên, cá bỗng… cùng nhiều loài thủy sinh khác đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Hơn 1 thập niên qua, tình trạng hạn hán đã xảy ra khá phổ biến ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình”, ông Thanh cảnh báo.
Cũng theo ông Thanh, tài nguyên nước ở lưu vực sông Hồng – Thái Bình bị suy giảm gây thiếu nước sinh hoạt ở nhiều nơi, đặc biệt vùng cao. Đồng thời, hạn hán trên lưu vực sông cũng làm đẩy mạnh quá trình xâm nhập mặn ở cả tầng mặt lẫn tầng nước ngầm ở vùng ven biển của các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình…
Bên cạnh đó, ông Thanh cũng đề cập đến vấn đề nội tại trong nước như dự án Giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng; nạn khai thác cát bừa bãi đang tàn phá các dòng sông nặng nề; việc phát triển thủy điện trên các dòng sông, khai thác khoáng sản xả thải vào nguồn nước gây ô nhiễm dẫn đến không đảm bảo các mục tiêu sử dụng nước, càng gây khan hiếm, cạnh tranh giữa việc dùng nước cho phát điện, nông nghiệp, giao thông; việc chuyển nước từ các con sông trong chính lưu vực cũng chưa được quy hoạch rõ ràng…
Trung Quốc làm khó sông Hồng - ảnh 3
Mực nước sông Hồng nhiều năm gần đây liên tục hạ thấp. Ảnh: Ngọc Thắng
Trung Quốc không hợp tác
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà nhìn nhận, cần đẩy nhanh thực hiện quy hoạch tài nguyên nước sông Hồng – Thái Bình vì đây là nền tảng cơ bản để quy hoạch các ngành kinh tế liên quan khai thác sử dụng nguồn nước. Nhưng muốn làm được điều này, phải đánh giá được tổng thể nguồn nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình, xác định được lượng nước có thể phân bổ tại các vị trí, mùa, nguồn khác nhau và cần xem xét đến yếu tố biến đổi khí hậu.
TS Tô Văn Trường, chuyên gia về tài nguyên nước và môi trường cho rằng, quy hoạch tài nguyên nước sông Hồng – Thái Bình cũng phải lưu tâm đến vấn đề bảo vệ, phát triển nguồn nước để sử dụng lâu dài. Nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp. Đồng thời, trong quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình cũng nên lồng ghép quy hoạch bảo vệ môi trường vì có liên quan mật thiết.
Đồng thuận với ý kiến của Bộ trưởng nhưng các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng, đây là thách thức rất lớn vì lưu vực sông Hồng – Thái Bình có gần một nửa nằm ở phía lãnh thổ Trung Quốc nhưng nước này – “người hàng xóm khó chịu” – lâu nay vẫn không hợp tác.
TS Đào Trọng Tứ, Cố vấn mạng lưới sông ngòi VN, cho hay vấn đề quy hoạch tài nguyên nước sông Hồng đã được đặt ra và thực hiện từ những năm 1960. Lần lập quy hoạch này mang tính tổng rà soát, điều chỉnh nhiều hơn. “Phải xác định rõ rằng, rất khó lấy được các số liệu, tài liệu về nguồn nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình phần thượng lưu ở lãnh thổ Trung Quốc do nhiều năm nay họ không chịu hợp tác. Ngoài con đường đề nghị chính thức, chúng ta từng thông qua các tổ chức quốc tế nhờ lấy nhưng không được. Thông qua hợp tác giữa các tỉnh giáp biên giới nhưng không mấy hiệu quả. Người hàng xóm khó chịu vẫn tùy ý tích rồi xả nước khiến vùng hạ lưu sông ở VN luôn bị động, gánh chịu hậu quả”, TS Đào Trọng Tứ nói.
Tuy nhiên, theo GS-TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, vẫn có cách để nước ta nắm thế chủ động nguồn nước. Trước mắt, Trung Quốc nhất định không hợp tác trao đổi tài liệu, số liệu, quy trình sử dụng nước của họ thì ta có thể quan trắc, kết hợp với thực nghiệm mô hình thủy văn, tính toán được tổng tài nguyên nước phần diện tích bên Trung Quốc. Đồng thời, xây dựng kịch bản về nguồn nước, sử dụng nước phía Trung Quốc kết hợp với sử dụng mô hình để đánh giá số lượng, chất lượng nước chảy sang VN theo 3 nhánh sông Đà, Thao, Lô. Qua thời gian sẽ nắm được tương đối số liệu cần thiết dù không hẳn sẽ chính xác hoàn toàn. Phần trong lãnh thổ của ta, có thể dùng số liệu, tài liệu từ mạng quan trắc khí tượng, thủy văn hiện có để xác định tiềm năng nguồn nước. Bên cạnh đó, kế thừa sơ đồ thủy lực, số liệu mặt cắt, địa hình, thiết lập công cụ thủy văn, thủy lực; kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây để đánh giá tình hình khai thác, sử dụng nước. “Đấy sẽ là cơ sở để ta lập quy hoạch tài nguyên nước sông Hồng – Thái Bình”, GS-TS Vũ Trọng Hồng nêu ý kiến.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà cho rằng, cần phải thực hiện quy hoạch trên toàn bộ lưu vực sông Hồng – Thái Bình, gồm cả phần nằm trong lãnh thổ Trung Quốc để đảm bảo tính tổng thể. Bộ cũng sẽ rà soát lại hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, môi trường để lồng ghép vào quy hoạch cho chặt chẽ, hợp lý.
(Theo Thanh Niên)

Kiểm tra mẫu nước, khai quật toàn bộ lô chất thải đã chôn lấp của Formosa

Dân trí Chiều 14/7, đoàn chuyên gia chất thải thuộc Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã tiến hành lấy mẫu nước tại con suối và một số điểm xung quanh khu vực trang trại đã chôn lấp khoảng 270 tấn chất thải của Formosa để phân tích, kiểm tra.
 >> Vụ chôn chất thải của Formosa: Sở Tài nguyên - Môi trường quá chủ quan!
 >> Vụ chôn lấp chất thải của Formosa: Hé lộ nhiều sai phạm

Đoàn công tác do ông Nguyễn Thượng Hiền - Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường - chỉ đạo.
Cùng với đó, các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh cũng cho lấy mẫu nước tại con suối nằm cạnh bãi chôn chất thải trong trang trại của ông Lê Quang Hòa (ở tổ dân phó Hoàng Trinh, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và một số giếng nước ở khu vực lân cận để phân tích các thành phần trong nước.
Con suối được lấy mẫu nước cách nơi chôn chất thải khoảng 100 m. Đây là nguồn nước đổ về đập thủy lợi Mộc Hương, nơi cung cấp nước tưới cho các phường Kỳ Trinh, Kỳ Hưng (thị xã Kỳ Anh).

Con suối nhỏ, nơi đoàn công tác của Bộ TN-MT lấy mẫu thử nghiệm, cách khu vực chôn chất thải khoảng 100 m.
Con suối nhỏ, nơi đoàn công tác của Bộ TN-MT lấy mẫu thử nghiệm, cách khu vực chôn chất thải khoảng 100 m.
Đoàn công tác lấy mẫu nước tại giếng gần kề với bãi chôn chất thải trong trang trại của ông Lê Quang Hòa.
Đoàn công tác lấy mẫu nước tại giếng gần kề với bãi chôn chất thải trong trang trại của ông Lê Quang Hòa.
Cũng trong ngày 14/7, Tổng cục Môi trường tiến hành làm việc với Sở TN-MT Hà Tĩnh, Ban Quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát môi trường Hà Tĩnh, Phòng TN-MT thị xã Kỳ Anh, Công an thị xã Kỳ Anh, UBND phường Kỳ Trinh, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh tiến hành bốc dỡ toàn bộ lượng chất thải đã được chôn lấp tại trang trại ông Lê Quang Hòa.
Số chất thải này được đưa về lưu giữ, bảo quản tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh.

Khai quật số chất thải đã chôn lấp.
Khai quật số chất thải đã chôn lấp.
Theo ông Nguyễn Thượng Hiền, sau khi cất bốc chất thải đi lưu giữ, các cơ quan chức năng tiếp tục xác định hiện trạng môi trường trong khu vực. Dù chưa có kết quả phân tích chất thải nguy hại hay không, nhưng việc chôn lấp là vi phạm thì phải cất bốc đưa đi hết và xử lý môi trường bằng các giải pháp như cải tạo đất nhằm ổn định tình hình.
Trước đó, như đã đưa tin, nhân dân, báo chí và cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh phát hiện trang trại của ông Lê Quang Hòa tiến hành chôn lấp một khối lượng lớn chất thải được chở từ khu công nghiệp Formosa. Bước đầu xác định lượng chất thải được chôn lấp là khoảng 270 tấn, do Công ty cổ phần tư vấn xây dựng quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh hợp đồng với Công ty Formosa Hà Tĩnh vận chuyển, xử lý.
Minh Đức - Văn Dũn

Không có nhận xét nào: