Gần đây, ông Lệnh Kế Hoạch – cựu Phó Chủ tịch Chính hiệp và Bộ trưởng Mặt trận thống nhất vì liên quan đến tội tham ô, trộm tài liệu mật quốc gia và lạm dụng chức quyền, đã được Viện Kiểm sát chuyển hồ sơ cho Tòa án đưa ra xét xử.
Nhiều nhà bình luận cho rằng, vụ án ông Lệnh Kế Hoạch là vụ án nghiêm trọng nhất kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền đến nay, gây chấn động Trung Nam Hải. Có ít nhất 55 người đã bị điều tra vì liên quan đến vụ án này.
Chuyển hồ sơ Lệnh Kế Hoạch cho Tòa án xét xử
Theo thông tin của Viện Kiểm sát Tối cao Trung Quốc ngày 13/5 vừa qua, vụ án ông Lệnh Kế Hoạch do Viện Kiểm sát Tối cao điều tra đã kết thúc, hồ sơ án được chuyển cho Phân viện 1 Viện Kiểm sát thành phố Thiên Tân thẩm tra. Vừa qua, Phân viện 1 Viện Kiểm sát thành phố Thiên Tân đã chuyển sang Tòa án Cấp trung số 1 để đưa ra xét xử.
Theo thẩm tra của Viện Kiểm sát Thiên Tân, ông Lệnh Kế Hoạch đã phạm tội tham ô, lấy trộm bí mật quốc gia, và gây thất thoát nghiêm trọng tài sản của nhân dân. Tất cả các tội danh đều ở mức đặc biệt nghiêm trọng, phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ông Lệnh Kế Hoạch ngã ngựa cuối tháng 12/2014, tháng 7/2015 bị khai trừ Đảng và loại ra hệ thống công chức nhà nước, và bị lập án điều tra vì tội tham ô. Ông Lệnh Kế Hoạch từng nhậm chức Phó Chủ nhiệm và Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, đã xây dựng được hệ thống thân tín hùng hậu.
Truyền thông phi chính thống từng đưa tin, ông Lệnh Kế Hoạch đã ăn trộm hơn 2700 bản tài liệu bí mật từ Văn phòng Trung ương thuộc các loại “bí mật”, “cơ mật”, thậm chí còn có tài liệu “tuyệt mật” liên quan đến các vấn đề kinh tế, quân sự, ngoại giao và văn hóa của chính quyền Trung Quốc.
Đa số những tài liệu mật này được lập sau tháng 9/2012, thời điểm khi Lệnh Kế Hoạch chuyển qua phụ trách Bộ trưởng Bộ Mặt trận thống nhất. Ông Lệnh Kế Hoạch đã thu được những tài liệu mật này nhờ hệ thống thân tín tại Văn phòng Trung ương.
Ngoài ra, ông Lệnh Kế Hoạch còn cho tiêu hủy nhiều tài liệu tối mật khi ông này chuẩn bị chuyển giao chức vụ, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là việc giao tài liệu mật về vũ khí hạt nhân cho người em Lệnh Hoàn Thành đưa sang Mỹ.
Sau khi ông Lệnh Kế Hoạch ngã ngựa đã xảy ra đợt thanh trừng tại Văn phòng Trung ương, nhiều thân tín của ông này đã bị bắt đi điều tra.
Truyền thông Hồng Kông từng đưa tin, quá trình điều tra tội trạng của ông Lệnh Kế Hoạch đã hoàn thành, và đây là vụ án nghiêm trọng nhất kể từ khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền đến nay, gây chấn động Trung Nam Hải. Sau khi ông Lệnh Kế Hoạch thoái vị là đợt thay máu cán bộ trong hệ thống Văn phòng Trung ương Đảng với 72 cán bộ thuộc 19 bộ phận khác nhau. Trong số này có ít nhất 55 người bị lập án điều tra, trong đó có 5 người là tình nhân bí mật của Lệnh Kế Hoạch.
Liên minh Lệnh Kế Hoạch và Chu Vĩnh Khang
Khoảng 4 giờ sáng 18/3/2012, đã xảy ra sự cố tai nạn xe Ferrari của người con Lệnh Cốc (23 tuổi) của ông Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lệnh Kế Hoạch. Lệnh Cốc thiệt mạng, hai người phụ nữ trong xe bị trọng thương.
Để che giấu sự thật, ông Lệnh Kế Hoạch đã tự ý điều động bộ phận cảnh vệ Trung ương làm nhiệm vụ bảo vệ an toàn lãnh đạo trung ương ĐCSTQ đi làm việc phong tỏa thông tin. Ngày 1/9/2012, ông Lệnh Kế Hoạch bất ngờ bị điều chuyển làm Trưởng Ban Mặt trận Thống nhất; ngày 22/12/2014 thì bị ngã ngựa.
Sau khi Lệnh Kế Hoạch ngã ngựa, báo mạng Caixin ở Trung Quốc Đại Lục đưa tin, sau vụ tai nạn xe Ferrari, “để che giấu nguyên nhân cái chết của con trai, ông Lệnh Kế Hoạch đã có thỏa thuận chính trị với người phụ trách hệ thống Chính pháp đương nhiệm. Nhưng thỏa thuận này nhanh chóng bị lộ làm con đường chính trị của ông Lệnh Kế Hoạch chuyển hướng”. Tuy nhiên, thông tin không thấy nhắc đến “thỏa thuận chính trị” cụ thể là như thế nào.
Theo sách “Đài Loan sinh tử thư” của Viên Hồng Băng: Sau sự cố tai nạn xe Ferrari, ông Chu Vĩnh Khang có buổi gặp bí mật với ông Lệnh Kế Hoạch, trước tiên cho ông Lệnh Kế Hoạch xem qua hồ sơ mật. Nội dung hồ sơ gồm toàn bộ những hoạt động tham ô, chiếm đoạt tài sản công… của gia tộc ông Lệnh Kế Hoạch. Hồ sơ đã làm ông Lệnh Kế Hoạch choáng váng. Sau đó thỏa thuận chính trị ngầm được đưa ra: Chu Vĩnh Khang sẽ giúp Lệnh Kế Hoạch vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội 18; Lệnh Kế Hoạch giúp Chu Vĩnh Khang xử lý vấn đề Bạc Hy Lai.
Qua thông tin tham ô của gia tộc Lệnh Kế Hoạch do truyền thông Trung Quốc Đại Lục đưa tin cho thấy, tuy vụ án Lệnh Kế Hoạch liên quan đến án Chu Vĩnh Khang, nhưng Lệnh Kế Hoạch cũng có hệ thống đen độc lập và hùng hậu, có thể sánh ngang ngửa với gia tộc Chu Vĩnh Khang (tiêu biểu như ông Lệnh Kế Hoạch là người thành lập “Hội Sơn Tây” để tập hợp các quan to tỉnh Sơn Tây…ads by ants
Hậu trường “tân Tứ nhân bang” là Giang Trạch Dân
“Tân Tứ nhân bang” bao gồm những quan to như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, họ liên kết cùng nhau để khống chế ông Hồ Cẩm Đào và muốn đoạt lại quyền lực bị rơi vào tay ông Tập Cận Bình.
Ngày 15/3/2015, ông cựu Phó Tổng biên tập Nhân Dân nhật báo Chu Thụy Kim có bài viết đăng trên trang mạng Caixin, theo đó bình luận ông Chu Vĩnh Khang không chỉ liên quan đến tất cả các vụ án của Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, ngoài ra còn liên kết với Lý Đông Sinh và Tưởng Khiết Mẫn… tạo thành thế lực đặc biệt hùng mạnh. Thông tin liên minh “che trời lấp đất” gồm Chu, Bạc, Từ, Lệnh này là do chính truyền thông chính thống Trung Quốc đưa ra.
Ông Tân Tử Lăng, Giám đốc Nhà xuất bản Học viện Quân sự Trung Quốc từng cho rằng, nếu xếp ông Lệnh Kế Hoạch đứng trên cả Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, có thể lên thay thế ông Tập Cận Bình thì không đúng. Đầu năm nay, ông Tân Tử Lăng đã chia sẻ với Đài Truyền hình Úc:“Gọi bốn người Lệnh, Chu, Bạc, Từ là tập đoàn chính biến vì mục tiêu của họ là lật đổ ông Tập Cận Bình, đây là một thực tế; nhưng nếu cho rằng ông Lệnh Kế Hoạch đứng đầu thì có phần không đúng. Nếu chính biến thành công thì địa vị của ông Lệnh Kế Hoạch cũng lên cao, nhưng vẫn đứng sau Bạc Hy Lai. Tuy nhiên, đứng sau ‘tân Tứ nhân bang’ còn có ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng.”
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
MQ biên dịch
MQ biên dịch
Trung Quốc: Công văn “hỏa tốc” yêu cầu chặn thảm cảnh quan tham tự sát
Theo thống kê của truyền thông Trung Quốc, trong 3 năm qua gần đây đã có 81 quan chức Trung Quốc Đại Lục tự sát. Theo đó, giới truyền thông Hồng Kông phân tích rằng, tham quan tự sát vì muốn gây nhiễu loạn tình hình và muốn bảo vệ nhiều thân tín khác. Có bình luận cho rằng, năm 2016 là năm tham quan tự sát, vì thế chính quyền Trung Quốc Đại Lục phải nhanh chóng có đối sách ngăn chặn tình trạng tiêu cực này.
Khó ngăn chặn tình trạng tham quan tự sát
Ngày 12/5 vừa qua, tạp chí “Liêm chính liêu vọng” của Trung Quốc đưa tin, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, từ ngày 1/1/2013 – 31/12/2015 đã có ít nhất 81 vụ quan chức Trung Quốc Đại Lục tự sát.
Trước đó có thống kê chỉ ra, năm 2015 có 28 trường hợp quan chức Trung Quốc Đại Lục chết không bình thường, trong đó chết vì bị ngã nhiều nhất (15 trường hợp), tiếp đến là treo cổ tự tử và đuối nước (mất tích). Trong năm nay, số quan chức tự sát có phần gia tăng, chỉ tính theo truyền thông Trung Quốc đưa tin thì đã có 10 trường hợp.
Trường hợp mới nhất gần đây là ông Thạch Ứng Khang, cựu Viện trưởng Y viện Tây Hoa thuộc Đại học Tứ Xuyên nhảy từ lầu 20 xuống đất vào ngày 11/5 vừa qua. Theo thông tin, trước đó ông này từng bị Ủy ban Kỷ luật điều tra, nhưng thông tin này không được chính quyền Trung Quốc xác nhận.
Bài viết trên tờ “Liêm chính liêu vọng” cho rằng, theo lý thuyết vòng xoáy về tự sát, khi một người không thể rời bỏ được một trong hai xung đột tâm lý thì tâm lý rơi vào tình trạng đau khổ. Nỗi đau tâm lý này có thể khiến đương sự đưa ra lựa chọn mà trong tình huống xấu nhất là tự sát.
Bài viết bình luận, quan chức là kẻ làm thuê cho công dân, là “người của cộng đồng”, cũng là một thành viên của cộng đồng, nhưng cũng là “con người kinh tế”. Hai con người này mâu thuẫn nhau và gây xung đột “quyền công lợi tư”, vì thế họ có thể trở thành “người hai mặt”. Trong phong trào kêu gọi chống tham nhũng, họ luôn là đối tượng bị nhân dân nghi ngờ và gây áp lực cao, vì thế dễ dẫn đến tâm lý mất thăng bằng, trường hợp quá nghiêm trọng sẽ lựa chọn tự sát để giải thoát.
Nhà sử học Chương Lập Phàm từng có bài bình luận trên VOA cho rằng, tự sát là một cách giải thoát của nhiều quan chức Trung Quốc hiện nay. Họ tự sát cũng có thể bảo vệ được nhiều tham quan khác, có thể là cấp trên, đồng sự, thậm chí là đồng mưu. Dưới thể chế hiện nay, rất khó thay đổi tình trạng này
Công văn “hỏa tốc” nhằm ngăn chặn thảm cảnh
Tạp chí Động Hướng (Hồng Kông) số tháng 4 có bài nhận định, tình trạng tham quan tự sát đang có xu hướng gia tăng, nhiều người bình luận năm nay là “năm tham quan tự sát”. Ngày 28/3, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc đã cùng có Công văn “hỏa tốc” với nội dung tập trung vào ngăn chặn tình trạng quan chức tự sát vì bị điều tra, thẩm tra.
Theo văn bản này, tham quan bị điều tra tự biết khó thoát lưới luật nên lựa chọn tự sát để chống đối phá hoại, trước khi tự sát họ cũng tiêu hủy mọi chứng cứ, thậm chí còn ngụy tạo chứng cứ để giáng họa cho người khác hoặc kéo nhiều người vào vòng xoáy vụ án… Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, làm cho bầu không khí chống tham nhũng trở nên quá căng thẳng.
Công văn “hỏa tốc” đề nghị các cơ quan liên quan phải có biện pháp hạn chế tối đa tình trạng quan chức muốn tự sát, tự làm tổn hại mình vì bị điều tra hoặc thẩm tra.
Theo Secretchina
MQ biên dịch
MQ biên dịch
Xem thêm:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét