(Chính trị) - Nếu danh sách trong hồ sơ Panama chính xác thì sẽ là một trong những căn cứ để Cục Chống tham nhũng đề xuất với Thủ tướng cùng các cơ quan trung ương vào cuộc xác minh.
Về vụ việc hồ sơ Panama trên trang offshoreleaks.icij.org do Hiệp hội Các nhà báo Điều tra quốc tế (ICIJ) công bố Việt Nam có tên gần 200 cá nhân, pháp nhân, công ty… liên quan, ngày 10-5, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã vào cuộc.
Tham khảo, bám sát
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương, cho biết: “Ban Nội chính trung ương xem đây là một nguồn tin quan trọng và đang theo dõi vụ việc. Tuy nhiên, đến thời điểm này chưa có chỉ đạo và hoạt động nào của Ban Nội chính trung ương liên quan đến việc này và mới dừng ở việc bám sát tình hình”.
Còn Cục trưởng Cục Chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ (TTCP) Phạm Trọng Đạt lưu ý: TTCP vẫn nắm bắt, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan tới các cá nhân người Việt Nam có tên trong hồ sơ Panama. Đây mới chỉ là thông tin tham khảo, không ngoại trừ có thể là thông tin không chính xác. Còn nếu chính xác, sẽ là một trong những căn cứ để cục đề xuất với Thủ tướng, Chính phủ cùng các cơ quan trung ương vào cuộc xác minh.
“Vào cuộc hay không phải chờ ý kiến chỉ đạo từ cấp trung ương, vì phải phối hợp với rất nhiều lực lượng. Phải phối hợp với quốc tế mới thực hiện được chứ không thể tin ngay các tài liệu đó và cũng không thể đơn phương làm được” – ông Đạt nói.
Ngành thuế soi kỹ
Trả lời báo giới, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cho rằng đây là vấn đề liên quan đến nhiều cơ quan chức năng. Ngành thuế sẽ kiểm tra thông tin này và sẽ có báo cáo.
Thông tin từ Tổng cục Thuế, ngay trong ngày 10-5, cơ quan này đã thành lập tổ công tác điều tra về nghĩa vụ thuế đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có tên trong hồ sơ Panama. Tổ công tác có nhiệm vụ làm rõ có dấu hiệu trốn thuế hay không đối với tổ chức, cá nhân bị nêu tên. Cụ thể là sẽ đối chiếu, trích xuất dữ liệu nộp thuế trên cơ sở dữ liệu thuế tại Việt Nam; làm rõ các mối quan hệ kinh doanh, các giao dịch giữa cá nhân, tổ chức ở Việt Nam liên kết với những cá nhân, tổ chức nào ở bên ngoài; tính toán sơ đồ tạo ra thu nhập, tìm bản chất của phương thức giao dịch. Từ đó đối chiếu với chính sách pháp luật Việt Nam để đánh giá. Các nghiệp vụ để làm rõ vấn đề này khá phức tạp, liên quan đến nhiều cơ quan khác như Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước.
Danh sách thật hay ảo?
Cùng ngày, phóng viên Báo Người Lao Động đã tìm đến một số địa chỉ theo hồ sơ Panama cung cấp. Tuy nhiên, rất nhiều tên cá nhân cùng công ty không có thật hoặc rất… bí ẩn!
Tại địa chỉ ghi “Dung Chi Nguyen, ORC Alliance, Corp” ở 48A Lý Thường Kiệt thì đây chính là trụ sở TAND Tối cao, nơi đặt Báo Công Lý. Bên cạnh đó, một số 48A khác là cửa hàng thời trang. Có một ngõ 48A ngay bên cạnh song khoảng hơn 20 nhà trong ngõ cũng không có biển hiệu nào có tên ORC Alliance Corp.
Ở địa chỉ 30 Hàng Bún, quận Ba Đình trong danh sách ghi là “Mr. Dang Thanh Phong”, Công ty Hong Viet International Limited song tại đây lại là điểm bán các sản phẩm văn hóa. Những người của công ty khẳng định không biết ai có tên như vậy.
Một địa điểm chưa rõ ràng là người có tên “Le Thi Bich Thuy” với 2 công ty là Aleph Venture Inc. và Management Link Limited tại số 49 Quán Thánh, quận Ba Đình. Người dân nơi đây cho biết trong ngõ 49 có người tên là Lê Thị Bích Thủy song sống ở Tây Hồ, còn nhà ở đây không ai ở.
Hoạt động đáng ngờ…Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho biết trong thực tế, Việt Nam là địa điểm để các cá nhân, tổ chức lợi dụng sơ hở của pháp luật để rửa tiền nhưng chưa đến mức trầm trọng như một số quốc gia trên thế giới, chỉ dừng ở mức tội phạm hay hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, cần phân biệt hoạt động trốn lậu thuế với việc mở tài khoản ở nước ngoài để phục vụ thanh toán cho hoạt động kinh doanh thương mại hợp pháp. Kể cả chính trị gia cũng có thể gửi tiền ở tài khoản nước ngoài nếu thấy đó là nơi tin tưởng. Đối với hồ sơ Panama, cơ quan pháp luật phải xem xét để có đánh giá kết luận có phải trốn thuế, rửa tiền hay không.Luật sư Trương Thanh Đức – Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam – lại cho rằng theo Luật Phòng chống rửa tiền, đây là hoạt động đáng ngờ có thể thực hiện xem xét các dấu hiệu rửa tiền, trốn thuế, không chấp hành quy định minh bạch về thông tin để trốn thuế. Ông Đức cũng cho biết Việt Nam vẫn là địa bàn rủi ro có liên quan đến tội phạm rửa tiền.Còn chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết sau “vụ Panama”, tất cả các quốc gia đều phải xem xét lại chính sách thuế của mình và khu vực. Việt Nam cũng phải như vậy. “Quan điểm của tôi nên nhìn nhận việc này bình tĩnh, không nên phản ứng thái quá, tạo ra tâm lý hoang mang” – ông Lực nêu ý kiến.
(Theo Người Lao Động)
Cục trưởng chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt nói hồ sơ Panama là không chính thức
(GDVN) - "Hiện tại, chúng ta chưa thể kiểm chứng được những thông tin trong hồ sơ này khách quan hay không khách quan?", ông Phạm Trọng Đạt nói.
Tổng cục Thuế: Cần xác minh rõ Hồ sơ PanamaTrung Quốc vật lộn ngăn chặn, lúng túng đối phó với "hồ sơ Panama"
LTS: Hồ sơ Panama vừa được công bố dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org bởi Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), có 189 cá nhân, tổ chức có liên quan đến từ khóa Việt Nam.
Trong danh sách này có nhiều doanh nhân nổi tiếng trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng...
Đại diện cơ quan chuyên trách Việt Nam cho rằng, sẽ xin ý kiến Chính phủ trong việc xác minh, làm rõ thông tin nếu tài liệu trên đảm bảo tính khác quan.
Để tìm hiểu thêm vấn đề này, hôm 10/5, phóng viên Báo điện tử đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh Tra Chính phủ, ông Phạm Trọng Đạt.
PV: Quan điểm của ông như thế nào trước thông tin “189 cá nhân, tổ chức liên quan đến Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama”?
Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Đây là những thông tin qua mạng, không chính thức.
Trong danh sách này có nhiều doanh nhân nổi tiếng trong các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, ngân hàng...
Đại diện cơ quan chuyên trách Việt Nam cho rằng, sẽ xin ý kiến Chính phủ trong việc xác minh, làm rõ thông tin nếu tài liệu trên đảm bảo tính khác quan.
Để tìm hiểu thêm vấn đề này, hôm 10/5, phóng viên Báo điện tử đã có cuộc trao đổi với Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh Tra Chính phủ, ông Phạm Trọng Đạt.
PV: Quan điểm của ông như thế nào trước thông tin “189 cá nhân, tổ chức liên quan đến Việt Nam có tên trong Hồ sơ Panama”?
Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Đây là những thông tin qua mạng, không chính thức.
Hiện tại, chúng ta chưa thể kiểm chứng được những thông tin trong hồ sơ này khách quan hay không khách quan?. Do đó hiện tại, chúng tôi chưa thể kết luận được điều gì?.
Mặt khác, muốn xác minh cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm trốn thuế, rửa tiền phải có bằng chứng cụ thể và sự vào cuộc của cơ quan điều tra.
Mặt khác, muốn xác minh cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm trốn thuế, rửa tiền phải có bằng chứng cụ thể và sự vào cuộc của cơ quan điều tra.
Cục trưởng Cục chống tham nhũng Phạm Trọng Đạt (ảnh của Báo Lao động). |
Khách quan mà nói, đây cũng có thể coi là những thông tin mang tính chất tham khảo. Chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo.
Trường hợp được sự đồng ý, thì việc xác minh, xử lý thông tin trên cần sự phối hợp của rất nhiều bên, trong đó phải kết hợp các mối quan hệ quốc tế. Còn việc xử lý thông tin trong nước chỉ là một phần nhỏ trong quá trình điều tra.
Trường hợp nếu xác định hồ sơ Panama là có căn cứ, đảm bảo tính khách quan thì việc xử lý vi phạm (nếu có) cũng không hề đơn giản. Bởi lẽ, để phán xét hành vi đó có phạm tội hay không, phải căn cứ vào luật pháp của từng nước.
Có khả năng, những người có chức vụ ở Việt Nam đứng đằng sau các hành vi trốn thuế, rửa tiền…?
Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Đó là do suy nghĩ, nhận thức của từng người. Bởi lẽ, hiện tại chúng ta chưa có cơ sở kết luận điều này.
Trường hợp nếu xác định hồ sơ Panama là có căn cứ, đảm bảo tính khách quan thì việc xử lý vi phạm (nếu có) cũng không hề đơn giản. Bởi lẽ, để phán xét hành vi đó có phạm tội hay không, phải căn cứ vào luật pháp của từng nước.
Có khả năng, những người có chức vụ ở Việt Nam đứng đằng sau các hành vi trốn thuế, rửa tiền…?
Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Đó là do suy nghĩ, nhận thức của từng người. Bởi lẽ, hiện tại chúng ta chưa có cơ sở kết luận điều này.
Hàng loạt nhân vật tiếng tăm từ hàng chục quốc gia trên thế giới được nhắc tên trong “Hồ sơ Panama”. Ảnh: eoinhiggins |
Mặt khác, chưa hẳn cứ có tên trong hồ sơ Panama là vi phạm pháp luật. Do đó, chưa thể kết luận họ là tội phạm được.
Tôi xin nhắc lại, muốn kết luận được người đó có hành vi vi phạm, phải xem xét các hành vi đó có phù hợp với pháp luật của chúng ta hay không, mới có thể xử lý được.
Trường hợp, xác định tổ chức, cá nhân chuyển tiền sang Panama có thu nhập “chìm”, hoặc có dấu hiệu tham nhũng liên quan tới người có chức vụ, thì xử lý thế nào?
Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có văn bản nào quy định cụ thể về cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ.
Tôi xin nhắc lại, muốn kết luận được người đó có hành vi vi phạm, phải xem xét các hành vi đó có phù hợp với pháp luật của chúng ta hay không, mới có thể xử lý được.
Trường hợp, xác định tổ chức, cá nhân chuyển tiền sang Panama có thu nhập “chìm”, hoặc có dấu hiệu tham nhũng liên quan tới người có chức vụ, thì xử lý thế nào?
Cục trưởng Phạm Trọng Đạt: Thực tế cho thấy, Việt Nam chưa có văn bản nào quy định cụ thể về cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ.
Mặt khác, các bản kê khai tài sản mới dừng ở mức độ kê khai để cho có, còn việc xác minh, giải trình về tài sản, thu nhập mà họ có được vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Do đó, ngay cả việc xác định đồng tiền đó có dấu hiệu vi phạm thì việc xử lý cũng không hề đơn giản.
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN
Có tên trong “hồ sơ Panama” là phải giải trình
Còn nhiều câu hỏi đằng sau vụ phanh phui "Hồ sơ Panama" (ảnh minh họa)
Cơn bão hồ sơ Panama bắt đầu từ hồi tháng 4 đã càn quét khắp thế giới, khiến nhiều yếu nhân đứng ngồi không yên. Và ở Việt Nam, dư luận thực sự nóng từ ngày 10.5, khi hồ sơ này công bố danh tính 189 cá nhân, tổ chức ở Việt Nam. Về vấn đề này, trên phương tiện thông tin đại chúng, một số vị lãnh đạo cơ quan chuyên môn, một số chuyên gia về ngân hàng, kinh tế đã đưa ra cách đánh giá, xử lý. Trong đó, có những ý kiến ngược nhau. Vậy nên xử lý hồ sơ này như thế nào khi Đảng và Nhà nước đang yêu cầu nâng cao sự minh bạch?
Chưa thể khẳng định những người có tên trong danh sách là không vi phạm
Chia sẻ với báo chí, ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - khẳng định, các cơ quan chức năng ở Việt Nam chắc chắn phải vào cuộc, bởi đây cũng là việc các nước khác đều làm. Theo ông Ngoạn: “Chưa thể khẳng định những người có tên trong danh sách đó là không vi phạm. Vấn đề này liên quan tới luật quản lý ngoại hối”.
Ông Ngoạn cũng đưa ra hai nguyên tắc rất đơn giản để xem xét những cá nhân này có vi phạm hay không. Thứ nhất, xem họ chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, kinh doanh hay tiền gửi có hợp pháp không? Thứ hai, trong quá trình thực hiện họ đã làm đầy đủ nghĩa vụ thuế hay chưa. Từ đó, ông Ngoạn nhấn mạnh: “Nếu một trong hai cái đó mà thiếu thì là sai phạm".
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia phân tích thêm, các cơ quan chức năng cần làm rõ nguồn tiền ở đâu, phương thức, cách thức sử dụng như thế nào. Nếu họ chuyển tiền ra nước ngoài hợp pháp hoặc có hoạt động đầu tư, kinh doanh, mở công ty theo tài khoản đó thì đó là chuyện bình thường. Hoặc nếu họ đầu tư ra nước ngoài, phát sinh lợi nhuận, nhưng đã nộp thuế đầy đủ thì không vấn đề gì cả. “Giờ phải yêu cầu họ giải trình cụ thể, xuất trình đủ chứng từ để kiểm tra, xác minh”, ông Ngoạn nói thêm.
Đồng quan điểm này, TS Cao Sĩ Kiêm – nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - nêu rõ: “Phải làm rõ vụ này. Một khi đã có tên trong danh sách được công bố công khai, dư luận sẽ đòi hỏi phải làm cho rõ ràng, minh bạch”. Để làm rõ thì Chính phủ, Bộ Công an, các cơ quan tư pháp, thậm chí cả các ngân hàng cũng phải vào cuộc, đối chiếu luật pháp trong nước, quốc tế để làm rõ vụ việc. Cơ quan chức năng cũng cần triệu tập những người có liên quan trực tiếp đến vụ việc để xác minh thông tin.
Dù rằng, ông Khiêm cho rằng, việc có tên trong “Tài liệu Panama” không có nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức nào đó đã vi phạm pháp luật hoặc có hành vi sai trái. Bởi, phân tích của nguyên Thống đốc, việc họ có tên trong danh sách này, có thể là họ có tài khoản gửi ra nước ngoài để trốn thuế, hoặc chỉ đơn giản là để thanh toán, để gửi tiết kiệm… Do vậy, theo ông Khiêm: “189 cá nhân đó cần giải trình đầy đủ các lý do để chứng minh mình trong sạch. Trên cơ sở đó các cơ quan chức năng đối chiếu, phân tích và đi tới kết luận”.
Tuy nhiên, ngược lại với những chuyên gia hàng đầu về ngân hàng nêu trên, chuyên gia tài chính ngân hàng, ông Cấn Văn Lực cho rằng, cần bình tâm suy xét có nên điều tra hay không bởi việc này cũng tốn kém nhiều chi phí. Về vấn đề này, tác giả bài viết này vẫn không thể hiểu, nếu là chuyên gia, đặc biệt về lĩnh vực tài chính ngân hàng, tại sao ông Lực lại băn khoăn “tốn kém nhiều chi phí”? Chi phí nào có thể đong đếm, so sánh được với tính cấp thiết của sự minh bạch, việc loại trừ được những kẻ trốn thuế, rửa tiền (nếu có)?
Tôi có tên trong “hồ sơ panama” là bình thường
Một số doanh nhân Việt Nam đã sẵn sàng lên tiếng khi báo chí phỏng vấn về việc mình có tên trong danh sách này. Trao đổi với VnExpress bà Đàm Bích Thủy - người từng đảm nhận vị trí Tổng giám đốc Ngân hàng ANZ Việt Nam – đã lý giải khá rõ vì sao mình có mặt trong danh sách này. Theo đó, Cty cho thuê mua tài chính ANZ V-Trac, được mở tại đảo Virgin (thuộc Anh), do đó khi làm Tổng giám đốc ANZ thì bà Thủy phụ trách nó. Do vậy, bà Thủy có mặt trong danh sách này.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển TP HCM, Tổng Giám đốc Vietjet Air, đồng thời cũng là cổ đông lớn kiêm nhà sáng lập Sovico Holdings (Công ty mẹ của Vietjet Air). Chính Sovico đã mua lại một Cty vốn có trụ sở ở thiên đường thuế ở quần đảo Virgin. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi hai nhân vật của Sovico là ông Nguyễn Thanh Hùng (Chủ tịch Sovico Holdings - chồng của bà Nguyễn Thị Phương Thảo) và ông Nguyễn Cảnh Sơn cũng có mặt trong hồ sơ này.
Còn ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho biết, SSI được cơ quan chức năng cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài. Do đó, việc có tên trong danh sách này là bình thường với những doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài.
Vậy những cá nhân, tổ chức khác có sẵn sàng đối thoại với báo chí, với các cơ quan chức năng để minh bạch thông tin?
Và để minh bạch thông tin, có hay không vi phạm pháp luật, chúng ta cần xem xét trên 2 nội dung được ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đưa ra: Việc chuyển tiền ra nước ngoài để đầu tư, kinh doanh hay tiền gửi có hợp pháp không? Trong quá trình thực hiện họ đã làm đầy đủ nghĩa vụ thuế hay chưa? Và “nếu một trong hai cái đó mà thiếu thì là sai phạm.”
Nhiều quan chức nước ngoài phải từ chức hoặc thanh minh trước dư luận
Hồ sơ Panama nhắc đến nhiều cái tên quan trọng trên toàn thế giới và khiến một số chính trị gia hàng đầu phải từ chức vì sức ép. Điều đó cho thấy, với các chính trị gia trên thế giới, dính líu tới việc trốn thuế cũng đồng nghĩa với việc “chết” trên chính trường.
Một trong những nạn nhân chính trị đầu tiên của Hồ sơ Panama, trớ trêu là người đứng đầu của Văn phòng Minh bạch Quốc tế của Chile đã từ chức vào ngày 4.4 (theo VnExpress). Tiếp theo là Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson. Ngay sau khi tài liệu tiết lộ ông và vợ đã lập tài khoản ở nước ngoài thông qua một công ty bình phong, ông này lập tức từ chức vào ngày 5.4. Giữa tháng 4, Bộ trưởng Công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria cũng phải từ chức khi tên của ông và anh trai được liệt kê là nhà điều hành của công ty có trụ sở tại Bahamas, được lập ra thông qua hãng luật Mossack Fonseca.
Thậm chí, phe đối lập của Pakistan đình công tại cả Quốc hội và Thượng viện, để phản đối việc Thủ tướng Nawaz Sharif vắng mặt trong các cuộc họp và không làm rõ lập trường về vụ Hồ sơ Panama. Lý do, tên ba người con của Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cũng xuất hiện trong các tài liệu do ICIJ công bố, có liên quan đến nhiều công ty nước ngoài sở hữu bất động sản ở London, Anh.
Tại châu Âu, Thủ tướng Anh David Cameron hôm 11.4 thừa nhận hưởng lợi từ việc bán cổ phần trong quỹ đầu tư nước ngoài Blairmore Holdings của cha mình. Tuy nhiên, ông khẳng định rằng Blairmore không được lập ra để trốn thuế và chỉ trích những "cáo buộc không đúng sự thật, gây tổn thương sâu sắc" về người cha quá cố của mình. Tương tự, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng phải lên tiếng việc ông ông lập quỹ ở nước ngoài nhằm tách biệt lợi ích kinh tế và chính trị và bác bỏ cáo buộc trốn thuế.
Quan trọng nhất, phát ngôn của những vị đứng đầu chính phủ này cho thấy, họ đã chủ động giải trình trước việc mình, gia đình mình dính líu tới hồ sơ Panama.
Vậy, chúng tôi thiết nghĩ, với những ai có dính tới hồ sơ Panama nên lên tiếng như một số doanh nhân đã trao đổi cùng báo chí để minh bạch thông tin. Và các cơ quan chức năng cũng rất cần vào cuộc để “yêu cầu họ giải trình cụ thể, xuất trình đủ chứng từ để kiểm tra, xác minh” như ông Vũ Viết Ngoạn – Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia - đã khẳng định.
Tin bài liên quan
- Kinh tế 24h: Rúng động hồ sơ Panama, “choáng” với công trình 37 tầng không phép
- Tin khó tin: Đại gia Việt cám ơn hồ sơ Panama và cái chết đúng quy trình!
- Bình tĩnh trước “Hồ sơ Panama”
- Vì sao doanh nhân Việt có tên trong hồ sơ Panama?
- 189 cá nhân, tổ chức người Việt có tên trong “hồ sơ Panama“: Doanh nhân Việt phủ nhận trốn thuế, rửa tiền
- Hồ sơ Panama: Sớm điều tra tránh việc tẩu tán chứng cứ
- Cục trưởng Cục phòng chống tham nhũng: “Hồ sơ Panama” liên quan đến Việt Nam chưa phải chính thống
- Doanh nhân Việt có tên trong Hồ sơ Panama nói gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét