(Quốc tế) - Điều gì sẽ xảy ra nếu việc triển khai khu vực nhận diện phòng không là không đủ
trong mắt Trung Quốc và nước này muốn đẩy vấn đề tới xung đột? Trung Quốc có thể sẽ quyết định gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á, đặc biệt là trở thành kẻ phá bĩnh, National Interest nhận định.
trong mắt Trung Quốc và nước này muốn đẩy vấn đề tới xung đột? Trung Quốc có thể sẽ quyết định gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á, đặc biệt là trở thành kẻ phá bĩnh, National Interest nhận định.
Nếu có một khoảng thời gian đáng chú ý nhất để theo dõi vụ đối đầu trên Biển Đông, hãy đánh dấu ngày 12/7. Tại sao lại là ngày này? Đó là ngày mà tòa trọng tài quốc tế sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Trung Quốc với Philippines . Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng Trung Quốc có khả năng phải chịu một phán quyết tiêu cực – kết quả mà nước này đã cố tránh.
Nhưng Trung Quốc sẽ làm gì khi bản án được ban hành và liệu họ có thua đậm như dư luận rộng rãi trông đợi hay không?
Trung Quốc vẫn còn một số lựa chọn cho mình và phần lớn những phương án này đều hoàn toàn xấu, không chỉ với toàn châu Á nói chung mà đặc biệt với Mỹ, khi xem xét hiệp ước đồng minh của Philippines và bên duy nhất có khả năng khống chế Bắc Kinh nếu khủng hoảng nổ ra. Theo dự báo của chuyên gia Harry J.Kazianis trên National Interest, sẽ có những khả năng sau:
1. Lựa chọn ít có khả năng xảy ra nhất: Trung Quốc sẽ chẳng làm gì và chấp nhận phán quyết trên thực tế.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc chỉ đơn giản là đưa ra một văn bản tuyên bố chuẩn mực, chỉ tuyên bố rằng Biển Đông là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Đây không phải là một lựa chọn tồi, Trung Quốc vẫn có thể tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo trong khu vực, biến chúng thành những căn cứ quân sự nhỏ được trang bị đến tận răng với những vũ khí chống hạm “sát thủ tàu sân bay” tối tân nhất để chống lại những chiến thuyền, luân phiên số lượng lớn các chiến đấu cơ và máy bay ném bom mới nhất của mình, cuối cùng biến Biển Đông thành khu vực chống tiếp cận.
Với kịch bản trên, Trung Quốc sẽ cao giọng bày tỏ sự tức giận của họ với phán quyết, nhưng đơn giản là sẽ thúc đẩy nhanh những việc làm phi pháp nước này đang thực hiện, những việc được cho là rất hiệu quả trong việc củng cố yêu sách chủ quyền phi pháp của nước này.
Theo National Interest, một phản ứng như vậy có vẻ quá nhẹ nhàng so với chuẩn mực của Trung Quốc hiện nay, dường như khó xảy ra. Tập Cận Bình và các cộng sự của ông ta sẽ phải chịu một áp lực khủng khiếp để đáp trả phán quyết này một cách công khai và mạnh mẽ.
Chiến lược cũ sẽ không áp dụng được nữa, nhiều người dân Trung Quốc bị nhồi sọ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cực đoan sẽ đòi hỏi một phản ứng cứng rắn và phô trương sức mạnh, theo đó Trung Quốc sẽ không để bị “bắt nạt” bởi các lực lượng bên ngoài trong khu vực Bắc Knh tự coi là “vùng ảnh hưởng của Trung Quốc” trên Biển Đông.
Điều này sẽ dẫn tới hai khả năng khác và chúng đều có thể kích động một cuộc đối đầu nguy hiểm giữa các siêu cường.
2- Lựa chọn khả năng cao nhất: Trung Quốc tuyên bố vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ).
National Interest cho rằng Bắc Kinh đã đánh tín hiệu bước đi này từ nhiều tháng. Trong những tuyên bố hoặc bình luận công khai, khi được hỏi về khả năng của tuyên bố này, phần lớn các quan chức Trung Quốc đều nói đại ý rằng chưa có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không vào thời điểm này, nhưng quyết định trong tương lai sẽ dựa trên những mối đe dọa ở Biển Đông. National Interest cho rằng phán quyết chống lại Trung Quốc có thể sẽ là cơ sở để họ thay đổi quyết định của mình (nghĩa là cho thiết lập ADIZ).
Lí do hợp lí sẽ dễ dàng hơn cho ông Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc biện minh trên báo chí chính thức: Trung Quốc đơn giản tuyên bố rằng nước này cảm thấy bị đe dọa bởi phán quyết của tòa, và Trung Quốc sẽ tuyên bố rằng “bị buộc” phải tuyên bố vùng nhận dạng phòng không dựa trên những sai lầm của các nước khác và áp lực quốc tế.
Và khi xem xét việc Trung Quốc đã triển khai những thiết bị phòng không vào khu vực cũng như luân phiên cất hạ cánh các máy bay chiến đấu, có vẻ như Bắc Kinh ít nhất đã đủ năng lực để gây rắc rối, và có thể tuyên bố thiết lập ADIZ, kể cả khi nó không hoàn toàn có hiệu lực thi hành, giống như ở Biển Hoa Đông. Nhưng chỉ một lời tuyên bố đó cũng có thể đẩy căng thẳng lên cao trào.
Một vùng nhận diện phòng không như vậy, tùy thuộc vào kích thước và phạm vi, có thể tạo nên một cuộc khủng hoảng khu vực, lôi kéo các bên từ tất cả toàn bộ châu Á. Tất nhiên Mỹ sẽ phải đáp trả, không chỉ với 1 hay 2 chiếc máy bay B-52 như trước.
3. Khả năng Trung Quốc sẽ trở thành kẻ phá bĩnh
Điều gì sẽ xảy ra nếu việc triển khai khu vực nhận diện phòng không là không đủ trong mắt Trung Quốc và nước này muốn đẩy vấn đề đi xa tới một dạng xung đột? Trung Quốc có thể sẽ quyết định gây sức ép tại tất cả các điểm nóng ở châu Á, đặc biệt là trở thành kẻ phá bĩnh. Chẳng hạn:
-Trung Quốc có thể đột ngột tăng mạnh các cuộc tuần tra không quân và hải quân được tiến hành trên biển Hoa Đông, nhiều đến mức chọc giận Nhật Bản. Và khi họ đã hiện diện ở đó, tại sao không bắt đầu khai thác dầu và khí đốt tự nhiên khối lượng lớn trên toàn bộ khu vực, vượt qua cả điều vốn đã gây lo lắng cho Nhật Bản?
– Trung Quốc cũng có thể quyết định đánh cược lớn hơn vào Đài Loan. Ông Tập có thể bắt đầu cắt giảm mạnh số lượng khách du lịch đến Đài Loan. Ông Tập cũng có thể bắt đầu giảm lượng trao đổi mậu dịch và đầu tư mà Đài Loan đang phụ thuộc khá nặng nề. Thực tế, ông Tập có nhiều điểm có thể tận dụng gây áp lực để buộc Đài Loan phải đau đớn và ông có thể thấy việc này rất hữu dụng để thay đổi cuộc chơi ở châu Á về hướng căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan
– Cũng có thể Trung Quốc sẽ quyết định đây là thời điểm thích hợp để bồi lấp bãi cạn Scarborough. Điều này có thể cực kỳ nguy hiểm và gây tranh cãi. Mỹ đã cảnh báo rằng nước này sẽ hành động, và đã triển khai một số thiết bị quân sự như máy bay A-10 Warthog và các máy bay khác trong một cuộc phô trương lực lượng. Tuy nhiên, Mỹ sẽ làm gì nếu các tàu cuốc của Trung Quốc xuất hiện ở khoảng cách 150 dặm từ bờ biển Philippines và quyết định Scarborough sẽ là địa điểm lí tưởng cho căn cứ quân sự tiếp theo của Trung Quốc trên Biển Đông?
Hướng tới cuộc đối đầu trên Biển Đông
Khi cân nhắc các khả năng, các nhà quan sát ở châu Á và trên toàn thế giới sẽ có những ngày bận rộn trước và sau phán quyết ngày 12/7. Thật không may cho khu vực, điều xảy ra sau đó có thể tạo ra một tình thế thậm chí còn căng thẳng hơn nhiều ở trên Biển Đông. Và khi xem xét những sự lựa chọn của Trung Quốc và những điều mà nước này dễ có khả năng thực hiện, cũng như đã hành động trong vài năm qua để làm thay đổi nguyên trạng, có vẻ người ta sẽ phải đón đợi những tháng căng thẳng sắp tới.
(Theo Viettimes)
Sau 2 ngày Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết bất thường là do Formosa Hà Tĩnh xả thải độc ra biển thì giá cá biển ở Cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng (cảng cá lớn nhất miền Trung) lao dốc không phanh. Trong khi đó, các tàu thuyền vẫn chấp nhận không có lợi nhuận để ra khơi giữ bạn thuyền chờ biển sạch trở lại…
Cảng cá lớn nhất miền Trung: Giá cá rớt thê thảm sau vụ Formosa
Sau 2 ngày Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết bất thường là do Formosa Hà Tĩnh xả thải độc ra biển thì giá cá biển ở Cảng cá Thọ Quang, Đà Nẵng (cảng cá lớn nhất miền Trung) lao dốc không phanh. Trong khi đó, các tàu thuyền vẫn chấp nhận không có lợi nhuận để ra khơi giữ bạn thuyền chờ biển sạch trở lại…
>> Luôn cảnh giác, bảo vệ môi trường từ bài học Formosa
>> TS Lưu Bích Hồ: Thảm họa của Formosa do mất điện… không thuyết phục!
>> Formosa phản ứng bị ấn định thuế hơn 31 tỷ đồng
Giá cá lao dốc không phanh
Sáng ngày 3.7, tại âu thuyền Thọ Quang (Đà Nẵng), tàu thuyền các tỉnh, miền Trung như Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi… vẫn ra vào như những ngày bình thường nhưng không khí có phần trầm lắng hẳn đi.
Anh Trần Đình Chiêu, chủ cặp tàu QNg 97600, 97601 (Quảng Ngãi) trở về sau chuyến đánh bắt hơn 20 ngày từ vùng biển Hoàng Sa vừa cập cảng Thọ Quang bán hải sản cho hay, cặp tàu của anh đánh bắt được gần 40 tấn hải sản các loại. Trong đó chủ yếu là cá nục. Tuy nhiên, vào bờ giá hải sản giảm mạnh khiến anh rất buồn vì chỉ đủ bù tổn phí.
Tàu ĐNa 90521 tiếp nguyên nhiên liệu chuẩn bị ra khơi dù chuyến biển mới nhất đã bị lỗ. (ảnh Đình Thiên).
“Tính ra lượng hải sản đánh bắt cũng được không phải là ít nhưng bán chỉ có được gần 400 triệu. Trừ tiền bạn đã ứng trước khi đi và tổn phí như xăng dầu, đá, thực phẩm…tôi không dư đồng nào cả…”, anh Chiêu buồn bã nói.
Anh Chiêu cũng cho biết, trước khi đi chuyến này, anh cũng lường trước được giá hải sản vẫn đang thấp do ảnh hưởng của việc cá chết bất thường hơn 2 tháng trước nhưng anh không thể ngờ giá cá lại giảm sâu như vậy.
Còn anh Nguyễn Văn Na, thuyền trưởng tàu ĐNa 90521 (Đà Nẵng) thì cho biết, chuyến biển gần 1 tháng của tàu anh đã bị lỗ gần 100 triệu đồng do giá cá nục rớt xuống thê thảm.
“Trước khi đi chuyến này, cá nục có giá 13-17.000 đồng/kg, giá này đã thấp hơn nhiều so với năm ngoái nhưng tôi không ngờ hôm nay giá cá rớt xuống 7.000 đồng/kg. Cá nục đẹp cũng chỉ có giá hơn 10.000 đồng/kg. Cả tàu hơn 20 tấn cá nục nhưng chỉ bán được 140 triệu đồng, lỗ hơn 100 triệu rồi…”, anh Na than thở.
Câu chuyện của anh Chiêu và anh Na cũng là tình trạng trạng chung của hàng trăm tàu thuyền tại các tỉnh miền Trung ra vào cảng cá Thọ Quang để bán hải sản 2 ngày hôm nay.
Tuy nhiên, khi được hỏi, tất cả các chủ tàu đều cho biết sẽ tiếp tục ra khơi dù họ biết sẽ không có lời thậm chí lỗ hàng trăm triệu.
“Chúng tôi vẫn cho thuyền ra biển đánh bắt vì nằm bờ chắc chắn chết đói và không thể giữ bạn thuyền vốn đã rất khó tìm kiếm mấy năm nay. Ra khơi mong đánh bắt được nhiều, chờ cho biển được làm sạch hơn và giá ổn định trở lại…”, ông Lê Văn Nhắn, chủ tàu ĐNa 91789 (Đà Nẵng) chia sẻ.
Cần khoanh vùng, cấm biển nếu còn độc?
Tàu thuyền đánh bắt gặp rất nhiều khó khăn thì trong bờ các doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh hải sản cũng điêu đứng.
Ông Lê Mến, chủ cơ sở thu mua hải sản Mến Hương (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho hay, sau hơn 2 tháng bị ảnh hưởng bởi vụ cá biển chết hàng loạt ở các tỉnh bắc miền Trung thì giá hải sản ở cảng cá Thọ Quang đã có nhích lên một phần. Các doanh nghiệp, tiểu thương đang từng bước tìm cách thích ứng với thị trường trở lại.
Theo ông Mến, “2 tháng nay, chúng tôi chủ yếu thu mua hải sản đánh bắt xa bờ để bán ra thị trường. Hải sản gần bờ chúng tôi thu mua ít vì người tiêu dùng không tin tưởng lắm. Tuy nhiên, hiện nay không còn ai mua hải sản gần bờ nữa.”
Ông Mến cũng cho biết, hiện thị trường tiêu thụ ở các chợ gần như đứng yên. Tiểu thương buôn bán ở thị trường này cũng không còn ai xuống cảng thu mua hải sản.
Anh Lê Văn Sang, Giám đốc HTX thuỷ sản Hải Nhi (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho biết, “mùa này đang trúng vào mùa cá nục. Các loại cá gần bờ như cá nục bông…rất khó bán vì người dân e ngại. Doanh nghiệp giờ chủ yếu kinh doanh thị trường xuất khẩu còn khu vực nội địa xem như bỏ trắng…”.
Theo anh Sang, nếu tình trạng này để lâu thì ngư dân không đủ sức chịu đựng, sẽ có rất nhiều người bỏ biển.
“Hiện, cần các cơ quan chức năng công bố nước biển còn độc hay không? Nếu có thì ở vùng biển nào và phải cấm biển vùng đó không cho đánh bắt. Phải làm như vậy thì người dân mới tin tưởng ăn hải sản trở lại được”, anh Sang đề xuất.
Theo Đình Thiên
Dân Việt
(Quốc tế) - Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Philippines về vấn đề Biển Đông nếu Manila lờ vụ kiện lên Tòa trọng tài Quốc tế.
Ngày 4/7, tờ China Daily của Trung Quốc đưa tin, đàm phán giữa Trung Quốc và Philippines có thể sẽ bao gồm các vấn đề như phát triển chung, hợp tác nghiên cứu khoa học nếu chính phủ mới của Philippines gạt phán quyết Tòa trọng tài Thường trực (PCA) sang một bên trước khi ngồi vào bàn đàm phán”. Tờ báo Trung Quốc phiên bản tiếng Anh này không đề cập cụ thể danh tính nguồn tin nhưng cho biết đây là những người “biết nhiều về vấn đề giữa hai nước”.Trích lời một nguồn tin giấu tên, Chinadaily cho biết: “Manila phải gạt kết quả phán quyết sang một bên”.
Chỉ còn ít ngày nữa tòa Trọng tài Quốc tế sẽ ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện Trung Quốc trên Biển Đông vào ngày 12/7. Trước thềm Tòa ra phán quyết, Trung Quốc liên tiếp hô hào khẳng định chủ quyền. Tháng trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng nói, Philippines – Trung Quốc từng đồng ý giải quyết vấn đề Biển Đông bằng “phương pháp hòa bình và hữu nghị thông qua đàm phán dựa trên tôn trọng lẫn nhau và công bằng”.
Mặt khác, họ tiếp tục các hoạt động gây bất ổn trong khu vực trện Biển Đông. Chẳng hạn, mới đây, Trung Quốc tuyên bố sẽ tập trận tại Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, kết thúc trước khi tòa ra phán quyết một ngày. Đồng thời, Trung Quốc ngang nhiên cấm toàn bộ tàu thuyền qua lại khu vực này trong thời gian tập trận.
(Theo Báo Giao Thông)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét