04/03/2014 9:31:52 AM
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè càng xanh, sạch đẹp khi giai đoạn 2 dự án cải tạo dòng kênh hoàn thành
Lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có diện tích hơn 33km2 là nơi sinh sống của 1,2 triệu dân. Lưu vực trải dài trên địa phận của 7 quận TP HCM, trong đó có các quận trung tâm thành phố như quận 1 và quận 3. Nhiều năm trước khu vực này đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Năm 1993, Sở Giao thông Vận tải TPHCM triển khai dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 1 với số tiền là 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của WB là 5.252 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách thành phố là 3.348 tỷ đồng và phải di dời tới 7.000 hộ dân.
Toàn bộ dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 1 có 33 gói thầu, trong đó gói thầu đầu tiên được khởi công vào tháng 3/2003 lắp tuyến cống bao (có đường kính 2,5 - 3m) dài 8,9km nằm dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tiếp đó là 11 gói thầu đào đường lắp đặt 70km tuyến cống thoát nước các loại nhằm thu gom nước thải từ hộ dân đưa vào tuyến cống bao. Gói thầu xây dựng trạm bơm nước lớn nhất nước có công suất 64.000m3/giờ. Gói thầu số 10 có quy mô lớn nhất nạo vét hơn 1,1 triệu tấn bùn, đóng hơn 16.000m cừ bê tông kè hai bên bờ kênh
Giai đoạn 1 của dự án này vừa hoàn thành, mới dừng ở việc xây dựng bờ bao, nạo vét kênh, làm các tuyến cống thu gom nước thải. Ở giai đoạn 2, công tác quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng môi trường nước trong khu vực là xử lý nước thải. Hiện nay, nước thải sau khi được thu gom vẫn đổ thẳng ra sông Sài Gòn.
Giai đoạn 2 của dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè có ba hạng mục xây dựng quan trọng là hạng mục xây dựng nhà máy xử lý nước thải cho toàn bộ lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Nhà máy đặt tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, có công suất xử lý nước thải tới 480.000m3/ngày, đêm. Khi nhà máy hoàn thành, nước thải thu gom trong toàn lưu vực sẽ được đưa về đây xử lý thay vì đổ ra sông Sài Gòn như hiện nay.
Hai hạng mục quan trọng khác của dự án là xây dựng tuyến cống bao đường kính 3,2m, dài 8km dẫn nước thải về nhà máy và xây dựng khoảng 50km đường cống thu gom nước thải cho quận 2.
Ông Phan Châu Thuận - Giám đốc Ban Quản lý dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè cho biết, hạng mục quan trọng nhất nhà máy xử lý nước thải đã chọn đơn vị tư vấn CEM - một doanh nghiệp tư vấn đến từ Đức. Đây là đơn vị tư vấn sẽ giúp ban quản lý dự án nghiên cứu và đưa ra các tiêu chí đấu thầu. Trên cơ sở các tiêu chí chọn thầu, công tác đấu thầu mới được triển khai nhằm chọn ra nhà thầu xây dựng nhà máy tốt nhất. Hạng mục xây dựng tuyến cống bao cũng đã chọn tư vấn CDM của Mỹ giúp thực hiện công tác thiết kế và chọn thầu. Riêng hạng mục thứ ba, công tác chọn thầu lùi lại một bước vì mức độ quan trọng của hạng mục này sau một bậc so với hai hạng mục trên.
Dự kiến dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 2 sẽ hoàn thành vào năm 2018. Dự án giúp cải thiện căn bản tình trạng ô nhiễm môi trường, ngập nước trong toàn lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
QN - Diễn đàn doanh nghiệp
Shop TIN 4/7: VÌ FORMOSA: MẤT 50 NĂM HỆ SINH THÁI BIỂN MIỀN TRUNG MỚI PHỤC HỒI
Trong thời gian ba tháng hàm lượng phenol và xyanua đã mất đi 80% và đang cần được kiểm tra trầm tích để có kết luận chính xác. Và phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của bốn tỉnh miền trung mới có thể phục hồi lại được như trước....
1.
50 NĂM?
+ Báo Nhân Dân điện tử: Mất bao lâu thì biển miền trung sẽ phục hồi?
Theo khảo sát của các nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiên cứu phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền trung, sự cố xả thải của Formosa đã gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái.
Hội đồng khoa học đã khảo sát tại các điểm Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (Hà Tĩnh), cảng Hòn La và đảo Hòn Nồm (đảo Yến) – Vũng Chùa (Quảng Bình), Cửa Tùng và Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hòn Sơn Chà và điểm rạn Bãi Chuối, Bắc Hải Vân (Thừa Thiên – Huế).
San hô bị chết ở đáy biển bốn tỉnh miền trung. (Ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp)
Theo đánh giá, khoảng 50% diện tích san hô khu vực biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã bị phá hủy (trên tổng số gần 800 ha). Tại điểm khảo sát ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) không thấy hiện tượng chết bất thường của san hô, cá và các sinh vật sống trên rạn, cũng như tìm thấy nhiều loài cá có giá trị kinh tế.
Theo đánh giá, khoảng 50% diện tích san hô khu vực biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã bị phá hủy (trên tổng số gần 800 ha). Tại điểm khảo sát ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) không thấy hiện tượng chết bất thường của san hô, cá và các sinh vật sống trên rạn, cũng như tìm thấy nhiều loài cá có giá trị kinh tế.
Trong khi đó, các điểm khảo sát còn lại đều cho thấy hệ sinh vật khá nghèo nàn và không tìm thấy các loài cá có giá trị kinh tế, chỉ bắt gặp một số cá thể thuộc họ cá Thia (Pomacentridae) ít có giá trị kinh tế.
(Ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp)
TS Vũ Đức Lợi cho rằng, nếu hàm lượng phenol, xyanua còn lại ở trong nước biển vẫn cao, đồng thời có kim loại nặng thì bắt buộc phải hút trầm tích vì kim loại nặng không tự phân hủy. Nếu dùng phương án này thì sẽ phải huy động các tàu hút để thực hiện. Sau đó chúng ta sẽ phải tạo ra các hố rất to và sâu để chứa trầm tích, đồng thời sẽ tiến hành các công đoạn xử lý, chôn lấp an toàn. “Phải mất ít nhất 50 năm sau, hệ sinh thái biển ở bốn tỉnh này mới phục hồi lại như hiện trạng ban đầu”, TS Vũ Đức Lợi nhận định.
+ Báo Tiền Phong: Hệ sinh thái biển miền Trung: Nửa thế kỷ mới hồi phục hoàn toàn
Khảo sát đáy biển nhiều nơi thuộc bốn tỉnh Bắc Trung bộ sau sự cố môi trường nghiêm trọng, các nhà khoa học phát hiện hơn nửa rặng san hô ở những nơi đó đã bị chết, các loài tôm cá điển hình của vùng này cũng không còn. Họ đánh giá, phải mất khoảng 50 năm, hệ sinh thái biển ở đây mới có thể phục hồi hoàn toàn.
Để ghi nhận hiện trạng đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường cá chết hàng loạt, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức những đợt lặn xuống vùng biển nguy hiểm này. Kết quả cho thấy, nhiều khu vực của bốn tỉnh, hệ sinh thái bị hủy diệt.
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát tại đáy biển ở cả 4 tỉnh Bắc trung bộ xảy ra sự cố. Cùng Tiền phong xem bộ ảnh đáy biển miền Trung bị hủy diệt. Ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.
Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (cách họng xả công ty Formosa 7,5 km ngày 06/05/2016). Ở Mũi Ròn Mạ, san hô thưa thớt không tạo thành rạn, kích thước tập đoàn nhỏ, chủ yếu dạng phủ. Có nhiều tập đoàn mới chết trong khoảng 1 tháng. Ở Hòn Sơn Dương San hô chết khoảng 35-40%, hiện san hô còn sống dưới 10%. cả hai điểm này vắng mặt các đối tượng cá kinh tế có kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc các họ cá san hô điển hình.
San hô bị chết dưới đáy biển Bắc Trung bộ. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét