30/06/2016 02:51:51
Nội dung bài viết đăng tải trên báo chí Đài Loan ngày 30/06 cho thấy, Tập đoàn Formosa (công ty mẹ của Công ty gang thép Formosa Hà Tĩnh FHS) đã phủi bỏ hoàn toàn trách nhiệm trong vụ thảm họa gây chết cá ở các tỉnh miền Trung, đồng thời xuyên tạc chính sách đối đãi doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Trong khi Chính phủ Việt Nam chuẩn bị công bố nguyên nhân cá chết, thì Tập đoàn Formosa lại thông báo rằng Formosa Hà Tĩnh “chỉ” bị Chính phủ Việt Nam phạt vì lỗi “sơ suất của nhà thầu” , rằng công ty sẽ “sớm hoạt động trở lại, dự kiến nhanh nhất là quý 3/2016” và “tình hình trước mắt rất có lợi cho Formosa Hà Tĩnh” .
Trước đó ngày 29/06, Tập đoàn Formosa cho biết “sẽ không bình luận về kết quả điều tra môi trường tại nhà máy Formosa, tôn trọng điều tra của chính phủ Việt Nam” . Tuy nhiên trong lý giải của mình, Tập đoàn này đã đẩy hết trách nhiệm gây ra thảm họa cá chết cho các nhà thầu con và Formosa Hà Tĩnh chỉ là một “nạn nhân” .
Đáng nói hơn, không những chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm, Tập đoàn này còn lớn tiếng xuyên tạc chính sách đối đãi doanh nghiệp nước ngoài của Chính phủ, bôi nhọ hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế thông qua lời lẽ “ngầm” dẫn dắt dư luận thế giới nghĩ rằng: Formosa đang bị chèn ép, trở thành “nơi trút giận” của Chính phủ và người dân địa phương.
Theo đó, Tập đoàn Formosa trắng trợn nói dối rằng, trước khi kết quả điều tra được công bố, Chính phủ Việt Nam đối đãi “không công bằng”, “dùng mọi cách để ép buộc”Formosa Hà Tĩnh ngưng hoạt động; qua đó lớn tiếng yêu cầu Chính phủ đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp Đài Loan khi đầu tư tại Việt Nam.
Trong thông báo của mình, Tập đoàn Formosa còn “gián tiếp đe dọa” Chính phủ Việt Nam rằng, nếu công bố kết quả điều tra (gây bất lợi cho doanh nghiệp này) sẽ dẫn đến “kích động người dân” và doanh nghiệp này đã dự tính “phương án dự phòng ” riêng, trong trường hợp xấu.
Không rõ liệu Formosa Hà Tĩnh đã tính toán và dự phòng điều gì, nhưng nếu doanh nghiệp tự tin là vô tội, rằng “tình hình trước mắt có lợi cho doanh nghiệp” thì tại sao lại cần đến phương án dự phòng? Rõ ràng Tập đoàn Formosa ở Đài Loan đang cố tình lấp liếm, xuyên tạc kết quả điều tra của Chính phủ Việt Nam nhưng lại vô tình “lạy ông tôi ở bụi này”.
Trước đó, ngày 29/06 Phó Giám đốc điều hành Tổng công ty thép Trung Quốc Vương Tích Khâm còn nói, “Trường hợp này ảnh hưởng rất lớn, nhất định phải thận trọng đáp ứng, nhưng đáp ứng không được có thể tạo nên những hành vi phi lý mới” . Vẫn chưa rõ “hành vi phi lý mới” ở đây là gì? Nếu Formosa tuân thủ đầy đủ các yêu cầu bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả sau thảm họa môi trường gây ra cho Việt Nam thì làm sao nảy sinh “hành vi phi lý mới” như ông Vương Tích Khâm đề cập? Hay, công ty đã chuẩn bị sẵn phương án chạy tội khác?
Kết quả như thế nào, người dân cả nước sẽ được thông báo rõ ràng, minh bạch chỉ trong vài giờ đồng hồ tới. Thế nhưng, với những lời lẽ đầy xuyên tạc và lấp liếm từ Tập đoàn mẹ Formosa ở Đài Loan và Tổng Công ty thép Trung Quốc, đáp án thế nào chắc hẳn nhiều người đã đoán được.
nguyên văn bài viết “chạy tội” của Tập đoàn Formosa trên báo Đài Loan
Formosa Hà Tĩnh báo tin vui, có thể đi vào sản suất vào quý 03/2016
Trang mạng tài chính Đài Loan ngày 30/06 trích dẫn nguồn tin địa phương cùng ngày tiết lộ, Formosa Hà Tĩnh sẽ bị chính phủ Việt Nam phạt vì “sơ suất của nhà thầu”, nhưng Formosa Hà Tĩnh có khả năng sẽ hoạt động trở lại, dự kiến nhanh nhất là quý 3 sẽ đưa vào sản xuất, tình hình trước mắt rất có lợi cho Formosa Hà Tĩnh.
Formosa Hà Tĩnh do Tập đoàn Formosa Đài Loan, Tổng Công ty thép Trung Quốc và Tập đoàn JFE Nhật Bản cùng đầu tư.
Tập đoàn Formosa ngày 29/06 cho biết, sẽ không bình luận về kết quả điều tra môi trường tại nhà máy Formosa và tôn trọng điều tra của chính phủ Việt Nam. Theo lý giải, Formosa Hà Tĩnh lo ngại sau khi công bố kết quả điều tra sẽ kích động người dân Việt Nam. Với mong muốn giảm đến mức thấp nhất các trường hợp xấu, công ty đã dự tính những phương án dự phòng.
Theo Phó Giám đốc điều hành Tổng công ty thép Trung Quốc Vương Tích Khâm ngày 29/06, trường hợp này ảnh hưởng rất lớn, nhất định phải thận trọng đáp ứng, nhưng đáp ứng không được có thể tạo nên những hành vi phi lý mới.
“Đáng lẽ hôm nay tôi đến Trung Quốc công tác, đặc biệt là bị giữ chân lại để đối phó với chuyện này” – ông Vương nói thêm.
Một doanh nhân Đài Loan quen biết các lãnh đạo Hà Tĩnh ngày 29/06 cho biết, kết quả điều tra là do sự cẩu thả của một số nhà thầu của Formosa và sẽ căn cứ vào đó để phạt Formosa. Về phía Tập đoàn Formosa Đài Loan thì nói rằng không hề biết gì về chuyện này.
Sự việc cá chết ven biển miền Trung Việt Nam hồi tháng 04/2016, khiến người dân địa phương bức xúc, chính phủ Việt Nam phải chịu áp lực rất lớn. Không ít doanh nhân Đài Loan cho rằng Formosa Hà Tĩnh đã trở thành “nơi trút giận” của người dân địa phương. Trước khi kết quả điều tra được công bố, Việt Nam đã dùng mọi cách để ép buộc Formosa Hà Tĩnh ngưng hoạt động, điều này không công bằng với Formosa Hà Tĩnh và yêu cầu chính phủ Việt Nam đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp Đài Loan khi đầu tư tại Việt Nam.
Minh Anh
( https://myweb.pro.vn/thoi-bao-hom-nay/tap-doan-formosa-xuyen-tac-boi-nho-viet-nam-tren-bao-dai-loan-700237)
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Có thế lực chống phá lợi dụng tình trạng cá chết để công kích
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã lý giải vì sao đến thời điểm này mới công bố nguyên nhân cá chết.
Tại cuộc họp báo Chính phủ chuyên đề diễn ra chiều 30/6, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã lý giải vì sao đến thời điểm này mới công bố nguyên nhân cá chết và khẳng định không có chuyện ngăn cản báo chí đưa tin về sự việc này.
Việc chính thức công bố nguyên nhân, chủ thể cũng như các biện pháp xử lý xung quanh việc cá chết chứng tỏ Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương công khai minh bạch diễn biến và các biện pháp xử lý sự cố môi trường nghiêm trọng này.
Tôi xin nhắc lại, ngay từ đầu, các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã tích cực, quyết liệt chỉ đạo. Thủ tướng, các Phó thủ tướng đã quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và tổ chức hàng chục cuộc họp về vấn đề này, yêu cầu điều tra nhanh chóng, xác định nguyên nhân và thủ phạm gây ra nguyên nhân, đánh giá thiệt hại kinh tế, xã hội, môi trường, kịp thời có biện pháp hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và chỉ đạo kiên quyết xử lý nghiêm minh theo pháp luật các tổ chức cá nhân sai phạm, bất kể họ là ai.
Tại sao tìm ra nguyên nhân nhưng chậm công bố. Chúng ta biết, công bố nguyên nhân là để giải quyết kịp thời hậu quả, công bố thủ phạm là để xử lý sai phạm, điều tra nguyên nhân và điều tra thủ phạm là hai quá trình điều tra khác nhau và công bố vào các thời điểm khác nhau.
Điều tra nguyên nhân được tiến hành bởi các nhà khoa học, đối tượng là các dữ kiện. Điều tra tìm thủ phạm được tiến hành bởi các cơ quan điều tra phối hợp với các nhà khoa học, đối tượng là con người nên phức tạp hơn nhiều. Như tôi đã nói tại cuộc họp báo lần trước, việc công bố ai là kẻ gây ra sự cố nghiêm trọng này cần có quá trình điều tra để xác định chứng cứ, quá trình điều tra có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan quản lý chuyên ngành, các nhà khoa học và các địa phương.
Tôi xin nhấn mạnh, kết quả điều tra là khách quan, chỉ dựa trên chứng cứ, hoàn toàn loại trừ mọi sự can thiệp làm chậm quá trình điều tra và làm sai lệch kết quả từ bất cứ khâu nào của quá trình điều tra. Các cơ quan tham gia điều tra đã nỗ lực rất lớn, làm hết năng lực và trách nhiệm của mình.
Thời gian qua, dư luận trên các trang mạng xã hội có nhiều ý kiến phản ứng việc chậm trễ công bố nguyên nhân cá chết. Tôi cho rằng sự bức xúc đó là sự chính đáng và dễ hiểu, vì sự cố này liên quan đến sự an lành của đất nước, liên quan đến đời sống người dân, đặc biệt là đời sống của hàng vạn ngư dân ven biển tại 4 tỉnh miền Trung.
Tuy nhiên, sự phản ứng thái quá, sự suy diễn không dựa trên kết quả điều tra đã làm nhiễu loạn thông tin, gây bất lợi cho quá trình điều tra. Tôi cần nói thẳng rằng, có thế lực chống phá chế độ đã lợi dụng tình trạng cá chết để công kích sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, thậm chí kích động gây mất trật tự công cộng, gây bất an trong nhân dân.
Video: Lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi người dân Việt Nam
Quan điểm của chúng tôi là tôn trọng sự bức xúc chính đáng của đông đảo người dân nhưng không thể chấp nhận việc lợi dụng sự bức xúc đó để kích động chống phá Đảng, Nhà nước.
Đến giờ này, có thể khẳng định việc công bố nguyên nhân và thủ phạm gây ra sự cố môi trường này là kịp thời.
Thực tế chúng ta thấy, sau khi sự cố môi trường xảy ra, báo chí trong và ngoài nước đã đưa rất nhiều, báo chí Việt Nam đã thông tin nhiều chiều về tình trạng cá chết với tần suất dày đặc.
Đảng và Nhà nước không hề có chủ trương che giấu thông tin, không chỉ người dân cần biết sự thật mà Đảng và Nhà nước cũng cần biết sự thật, nên yêu cầu tất cả các bộ ngành, địa phương phải vào cuộc.
Tuy nhiên, sau một thời gian, đối với báo chí trong nước, để tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi có đề nghị các cơ quan truyền thông hoạt động theo đúng Luật Báo chí và giảm liều lượng, tạm ngừng thông tin suy diễn, quy chụp để chờ kết luận điều tra. Việc này là cần thiết để tránh những thông tin suy diễn làm trở ngại quá trình điều tra, tác động đến quá trình điều tra. Trong một sự cố nghiêm trọng và phức tạp như vụ cá chết vừa rồi, các nhà báo không đủ khả năng để tìm ra thủ phạm, sự điều tra của báo chí không thể thay thế được điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan chuyên môn và các nhà khoa học.
Video Giám đốc đối ngoại Formosa nói: Không thể được cả 2, phải chọn hoặc nhà máy, hoặc cá tôm
Nhìn chung, các cơ quan báo chí trong và ngoài nước đã thông tin kịp thời về sự cố này, đã có sự hậu thuẫn đáng ghi nhận của các cơ quan điều tra nhanh chóng xác định nguyên nhân và thủ phạm gây ra sự cố môi trường này.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, nếu chúng ta cung cấp hết thông tin cho báo chí, thì chúng tôi không còn gì là bảo bối để đấu tranh, tìm ra nguyên nhân nữa.
MÔI TRƯỜNG BỜ BIỂN VIÊT NAM GIÁ BAO NHIÊU TIỀN ?
Tổng chiều dài bờ biển Việt Nam là 3260km
Tổng chiều dài bờ biển 4 tỉnh bị thảm họa môi trường do Formosa gây ra là 400km.
Giá đền bù cho thảm họa 400km bờ biển là 500 triệuUSD
Để gây thảm họa toàn bộ bờ biển Việt Nam, cần đền bù số tiền là :
(3,260:400)*500,000,000 = 4,050,000,000USD
(Bằng chữ : Bốn tỷ không trăm năm mươi triệu USD)
Làm tròn thành : Bốn tỷ USD
Một tượng đài 1400 tỷ VND tương đương 62,769,010USD (Gần sáu mươi ba triệu USD).
Giá trị môi trường bờ biển Việt Nam tương đương 64 tượng đài (đủ để mỗi tỉnh một cái)
Doanh thu một ngày của công ty Facebook là 6 tỷ USD.
Giả sử Mark Zuckerberg muốn xây dựng hàng loạt nhà máy thép Facebook Steel chẳng hạn ở suốt dọc bờ biển Việt Nam thì y chỉ cần bỏ ra số tiền chưa bằng doanh thu 1 ngày.
Yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài là đó chứ đâu !
(TSPC)
Bình luậnCá chết ở miền Trung: Giật mình sự kiện khủng khiếp vịnh Minamata
Hạ Anh Thứ Bảy, ngày 23/04/2016 17:05 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Một sự kiện tương tự như hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung Việt Nam từng xảy ra ở Nhật Bản đã gây ra một căn bệnh khủng khiếp cho người dân nơi này.
Bệnh nhân mắc bệnh Minamata có các triệu chứng tê liệt, co giật đến tử vong.
Công ty hóa chất đã đổ chất thải nhà máy chưa được xử lý vào biển Shiranui ở vịnh Minamata, gây ngộ độc thủy ngân cho các cư dân địa phương và gây ra căn bệnh được gọi là bệnh Minamata sau khi ăn một lượng lớn cá và sò trong vùng biển bị ô nhiễm nặng.Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện tại Minamata thuộc tỉnh Kumamoto vào năm 1956. Đến năm 1968, chính phủ Nhật bản đã chính thức tuyên bố, căn bệnh này do công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường.
Bệnh nhân đầu tiên
Ngày 21.4.1956, một bé gái 5 tuổi đã được kiểm tra tại bệnh viện nhà máy của Tổng công ty Chisso ở Minamata, Kumamoto, một thành phố tại Kyushu, giáp ranh giữa hai tỉnh Kagoshima và Kumamoto. Các bác sĩ đã bối rối bởi các triệu chứng của cô bé gặp phải như đi đứng khó khăn, khó nói, và co giật. Hai ngày sau đó, em gái của cô bé này cũng bắt đầu biểu lộ những triệu chứng tương tự và cô bé cũng đã phải nhập viện. Mẹ của hai em bé này thông báo với các bác sĩ rằng con gái hàng xóm của cô cũng đã gặp vấn đề tương tự. Sau một cuộc điều tra từng nhà, thêm 8 bệnh nhân được phát hiện và nhập viện.
Ngày 1.5. 1956, giám đốc bệnh viện báo cáo cho cơ quan y tế địa phương rằng đã phát hiện ra một "căn bệnh lạ của hệ thống thần kinh trung ương", đánh dấu sự xuất hiện chính thức của căn bệnh Minamata.
Để điều tra dịch bệnh, chính quyền thành phố và nhiều học viên y tế đã thành lập Ủy ban đối phó dịch bệnh lạ. Vào cuối tháng 5.1956. Do tính chất cục bộ của bệnh, đã có nhiều nghi ngờ rằng đây là căn bệnh truyền nhiễm nên yêu cầu người dân phải khử trùng nhà cửa. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó đã bác bỏ sự lây lan của căn bệnh Minamata.
Ống xả thải hoá chất của công ty Chisso đổ ra vịnh Minamata.
Trong cuộc điều tra độc lập, ủy ban nói trên đã phát hiện bằng chứng đáng ngạc nhiên từ các hành vi kỳ lạ của mèo và động vật hoang dã khác trong khu vực xung quanh nhà bệnh nhân. Ngoài ra, họ cũng phát hiện những bất thường khác như rong biển không còn mọc trên đáy biển, và nhiều cá chết trôi dạt trên bãi biển.Ủy ban nói trên mời các nhà nghiên cứu từ Đại học Kumamoto để giúp đỡ trong nỗ lực nghiên cứu. Một bức tranh hoàn chỉnh hơn về các triệu chứng biểu hiện của bệnh nhân đã dần dần được giải mã. Bệnh phát triển mà không có cảnh báo nào trước, các bệnh nhân thường phàn nàn họ bị mất cảm giác và tê ở bàn tay và bàn chân khiến không thể cầm nắm được các vật dụng, dù là nhỏ nhất. Các triệu chứng khác như mệt mỏi, ù tai, mắt mờ, điếc, nói lắp bắp…các hành động của cơ thể trở nên yếu ớt. Những bệnh nhân đầu tiên ở Minamata đã bị điên, co giật, bất tỉnh và chết một tháng sau khi bị mắc bệnh.
Đến tháng 5.1956, 40 bệnh nhân đã được phát hiện, 14 người trong số đó đã chết, một tỷ lệ tử vong đáng báo động là 35%.
Từ phát điên đến tử vong vì ăn cá nhiễm độc
Vào ngày 4.11.1956, nhóm nghiên cứu đã công bố những phát hiện ban đầu nêu rõ: “ Bệnh Minamata do một loại kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu thông qua cá và sinh vật có vỏ”.
Thủ phạm là Methyl thủy ngân
Methyl thủy ngân gây nên căn bệnh Minamata là một loại của thủy ngân hữu cơ. Đây lào một loại bột trắng và có mùi giống như mùi lưu huỳnh bốc lên từ các suối nước nóng. Methyl thủy ngân dễ dàng được dạ dày và ruột hấp thụ và chuyển theo đường máu tới não, gan, thận và thậm chí nhau thai. Khi methyl thủy ngân xâm nhâp vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương.
Sự ô nhiễm đã làm nồng độ thủy ngân có trong nước biển của vịnh Minamata vượt quá 25 ppm. Lòng vịnh Minamata đã được nạo vét suốt 14 năm và tiêu phí tới 48.5 tỉ yên, những chi phí này do tỉnh Kumamoto đảm nhiệm.
Những cuộc điều tra về nồng độ thủy ngân trong các loài cá và sò trong vịnh Minamata đều được tiến hành mỗi năm 2 lần và sẽ kéo dài trong suốt 3 năm tới nữa.
Căn bệnh kiểu Minamata đã không chỉ xảy ra ở riêng vùng Minamata. Năm 1965 bệnh Minamata đã bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống. Những căn bệnh tương tự do bị nhiễm độc thủy ngân cũng đã xảy ra ở Trung Quốc và Canada. Trong những năm gần đây, sông và hồ vùng Amazon và Tanzania bị nhiễm thủy ngân cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Cho đến nay, nhiều nạn nhân của căn bệnh này vẫn khó nhọc trong hành trình đi đòi công lý.
Các số liệu về Minamata là bài học rút ra cho không chỉ người Nhật và còn cho nhiều người dân trên thế giới nữa về việc môi trường bị tàn phá và sức khỏe con người bị ảnh hưởng trên diện rộng.Cho đến ngày 30.4.1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người. Trong đó có 2.265 (trong đó 1.484 người đã qua đời cho đến 31.1.2003) đã được chính phủ công nhận. 10.625 người sau khi được chứng nhận là bệnh nhân Minamata đã được Chính phủ bồi thường. Như vậy, theo Chính phủ Nhật thì có tổng cộng 12.890 người đã mắc bệnh cho đến nay.
Theo một thống kê mới nhất của tờ Japan Times ngày 20.4.2016, đến nay chỉ còn khoảng 3.000 người được chấp nhận là bệnh nhân của căn bệnh Minamata, mặc dù vẫn còn 33.540 người đang tìm kiếm sự công nhận họ mắc căn bệnh này. Bệnh nhân Minamata đã được nhận một khoản tiền bồi thường từ 16-18 triệu yên. Ngoài ra Chisso còn phải trả tiền trợ cấp hang năm, chi phí thuốc men, tiền chăm sóc, tiền mai tang, tiền trị liệu suối nước nóng, châm cứu…. Ngoài ra công ty này còn phải trả tiền giúp đỡ, quà tặng an ủi, trị liệu massage, chi phí đi và về của bệnh nhân tới bệnh viện….
Công ty Chisso có một thời gian dài sản xuất phân hóa học, và là một trong những công ty hóa chất hàng đầu của Nhật bản. Từ năm 1932-1968, công ty Chisso tiếp tục sử dụng thủy ngân hữu cơ là chất xúc tác để sản xuất acetaldehyde, axit acetic và các chất dẻo. Tất nhiên trong quá trình sản xuất, methyl thủy ngân đã được sinh ra và cứ được đổ thẳng xuống biển mà không qua bất kì một sự xử lý nào.Vụ cá chết: Có khởi tố vụ án hình sự hay không?
(PLO)- Đây là một trong những câu hỏi được giới báo chí đặt ra tại cuộc họp báo chiều nay (30-6) công bố kết luận về vụ cá chết hàng loạt ở bốn tỉnh miền Trung.
Trả lời câu hỏi "các cơ quan chức năng có khởi tố vụ án gây ra sự cố cá chết ở bốn tỉnh miền Trung hay không", Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết trong vụ việc này, các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước đã chỉ đạo kiên quyết các cơ quan trong nước, yêu cầu có sự tham gia của các nhà khoa học ngoài nước để tìm ra nguyên nhân sự cố.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc đấu tranh là việc làm tỏ thái độ rất kiên quyết của Chính phủ Việt Nam, không loại trừ bất cứ một tổ chức, cá nhân nào. Tuy nhiên, Việt Nam đang xây dựng môi trường đầu tư, tham gia môi trường thương mại, ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam.
Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi trước Đảng, Chính phủ, nhân dân Việt Nam và đưa ra 5 cam kết thực hiện. Chính phủ Việt Nam có thái độ rất rõ, xử lý nghiêm minh đối với ai vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng cũng có chính sách khoan hồng và xem xét đúng pháp luật Việt Nam.
"Việc đưa Formosa Hà Tĩnh ra khởi tố hay không thì cần phải được xem xét. Nhân dân Việt Nam luôn thể hiện, tỏ rõ thái độ khoan hồng khi biết nhận lỗi" - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cũng cho biết việc có khởi tố đối với Formosa Hà Tĩnh hay không thì phải dựa trên pháp luật, lợi ích nhân dân, điều này phụ thuộc vào cơ quan tư pháp, Chính phủ không can thiệp.
ĐẶNG TRUNG
|
Chính phủ: Nguyên nhân cá chết do Formosa, Formosa đổ lỗi thầu phụ, vẫn cho “nhà máy tiếp tục hoạt động”
Nguyên nhân cá chết dọc biển miền Trung từ đầu tháng 4/2016 đã được chính phủ Việt Nam chiều 30/6 tuyên bố là do xả thải từ công ty Formosa của Đài Loan, tuy nhiên tập đoàn này lại đổ lỗi cho thầu phụ và tuyên bố vẫn cho “nhà máy tiếp tục hoạt động” sau khi có lời xin lỗi nhân dân và chính phủ Việt Nam, kèm ký kết văn bản môi trường với Bộ TNMT trước đó 1 ngày (29/6).
Nguyên nhân cá chết dọc biển miền Trung Việt Nam đã được chính phủ công bố vào chiều 30/6, theo đó “những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói trong họp báo ngày 30/6/2016 tại Hà Nội.
“Đây là nguồn thải lớn nhất ở khu vực Vũng Áng của Hà Tĩnh, chứa độc tố tạo thành một dạng phức hợp, di chuyển vào Nam làm hải sản ở tầng đáy biển chết. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước với sự tham gia của các chuyên gia. Đoàn phát hiện Công ty TNHH Hưng Nguyên Formosa Hà Tĩnh có vi phạm, dẫn tới xả thải độc tố ra biển, chất hydroxit, vượt quá mức cho phép”, ông Dũng nói tiếp và đi đến kết luận, “những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của Công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền Trung chết bất thường”.
Cá chết hàng loạt ở biển miền Trung “gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội” và “lãnh đạo đảng nhà nước đã quyết liệt chỉ đạo ban ngành, địa phương đánh giá thiệt hại môi trường, chỉ đạo các ngành cơ quan khoa học, xác định làm rõ nguyên nhân gây ra sự cố” “ngay sau khi xảy ra sự việc”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu trước báo giới ngày 30/6 tại Hà Nội.
Ông Hà cũng nói rằng, Bộ Khoa học Công nghệ đã huy động 100 chuyên gia từ 30 cơ quan trong và ngoài nước, xác định được nguồn thải lớn từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) theo dòng hải lưu chảy đi là nguyên nhân làm hải sản chết hàng loạt dọc biển miền Trung, nhất là ở tầng đáy.
Đoàn kiểm tra liên ngành với sự tham gia của các ngành đã phát hiện Công ty Hưng nghiệp Formosa có hành vi vi phạm, dẫn đến nước thải từ công ty thải ra biển, vượt qua mức cho phép nhiều lần.
Bộ trưởng cho biết các bộ ngành và cơ quan chức năng kết luận, Formosa vi phạm thi công vận hành thử nghiệm và đây là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường biển miền Trung.
Tiếp đến, người đứng đầu Formosa Hà Tĩnh đã chính thức phát biểu xin lỗi người dân và Nhà nước Việt Nam vì họ là thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung từ tháng 4/2016.
Formosa Hà Tĩnh cũng đã ký kết với Bộ Tài Nguyên Môi trường biên bản Môi trường trước đó 1 ngày, vào 29/6.
Cũng trong ngày 30/6 vào buổi sáng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Nguyên Thành của công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp để động viên tinh thần và đổ lỗi cá chết cho thầu phụ “trong giai đoạn vận hành thử”. Trong bức thư này, ông Trần còn khẳng định rằng, “trong bất kỳ tình huống nào công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động” kèm cam kết “bảo vệ môi trường” đặt lên “hàng đầu”.
Tổng hợp từ Zing, VietnamNet
Vụ Formosa: “Chưa đánh giá hết thiệt hại, bồi thường bao nhiêu mới thỏa đáng ?"
Dân trí Nói về việc Formosa sẽ chi 500 triệu USD để bồi thường thảm họa cá chết hàng loạt, TS Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, do chưa có đánh giá nào về thiệt hại nên không thể kết luận về con số bồi thường. Ông Dũng cũng kiến nghị phải thẳng tay loại bỏ tất cả các dự án đầu tư nếu không đáp ứng được tiêu chí bảo vệ môi trường.
>> Chủ tịch Formosa gửi thư cho toàn bộ nhân viên
>> Dấu hiệu chuyển giá ở Formosa Hà Tĩnh
Như cam kết trước đó của Chính phủ, sau 85 ngày chờ đợi, chiều nay (30/6/2016), Văn phòng Chính phủ cùng với các bộ ngành cũng đã công bố rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết và thủ phạm không ngoài dự đoán là Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh).
Phóng viên Dân Trí đã có cuộc trao đổi với PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep). Hiện ông đang là Phó trưởng ban thường trực của Ban vận động thành lập Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam (Vietnam Sea Farming Association), dự kiến sẽ thành lập trong một vài tháng tới.
PGS. TS Nguyễn Hữu Dũng (ảnh: LĐ)
Thưa ông, với việc Chính phủ công bố nguyên nhân cá chết vào chiều nay, ông có đánh giá như thế nào?
Thời gian vừa qua, vấn đề này khiến không chỉ tôi mà người dân đều rất bức xúc. Bức xúc là vì không hiểu nguyên nhân cá chết hàng loạt xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, bây giờ Chính phủ đã công bố nguyên nhân, công khai, minh bạch cả thủ phạm gây ra sự cố này, tôi cho đây là điều đáng hoan nghênh.
Formosa cam kết sẽ đền bù 500 triệu USD và cam kết khắc phục hậu quả. Mức đền bù này theo ông liệu rằng có xứng đáng? Và hậu quả đối với môi trường liệu có khắc phục được?
Cái mà tôi quan tâm trước hết ở đây không phải là chuyện đền bù. Cái mà tôi quan tâm là trong tương lai những sự việc như thế này có xảy ra nữa hay không và cơ chế nào để đảm bảo không còn tái diễn sự cố tương tự như vừa qua? Đấy là mới là điều cơ bản.
Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đang được vận động để thành lập đại diện cho tiếng nói của các thành viên hiệp hội là các doanh nghiệp (DN) trong chuỗi nuôi biển và các chuyên gia, nhà khoa học cùng các tổ chức, cá nhân khác. Trong chuỗi nuôi biển, chẳng hạn chuỗi nuôi cá biển gồm doanh nghiệp sản xuất giống cá biển, DN sản xuất thức ăn cho nuôi cá biển, DN làm lồng bè nuôi cá biển, DN đóng tàu dịch vụ cho nuôi cá biển, DN tiến hành nuôi biển, DN thu gom, DN chế biến, DN thương mại và xuất khẩu.
Đối tượng nuôi ngoài cá biển còn có rong biển, nhuyễn thể biển (nghêu, sò, ốc, hến…), giáp xác biển (các loại tôm cua), đặc sản biển (trai ngọc, cá cảnh, hải sâm, cầu gai…).
Có đền nửa tỷ USD, nhưng nay mai nếu lại tái phạm, rồi lại phải mất tới 6 tháng, 1 năm mới tìm ra nguyên nhân thì sự đền bù đó cũng vô nghĩa, không giải quyết được gì. Cho nên, cái mà người dân quan tâm là sự bền vững của môi trường, sự đảm bảo của doanh nghiệp đối với môi trường biển.
Chúng tôi đang nỗ lực để thành lập Hiệp hội Nuôi biển, nhưng nếu môi trường biển không được ổn định, không được bảo vệ thì làm sao nuôi được!
Ở đây không phải chỉ có câu chuyện cá chết mà là hệ sinh thái dưới đáy biển của 3 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế. Chưa cơ quan, tổ chức nào đánh giá được hết mức độ thiệt hại của hệ sinh thái biển ở những địa phương này.
Phải đánh giá được thiệt hại, từ đó mới ước tính được mức đền bù, mới biết bao nhiêu tiền thì có thể coi là thích hợp. Cá chết chỉ là bề nổi của tảng băng mà thôi. Thiệt hại của hệ sinh thái biển, đặc biệt là các hệ san hô, hệ rong biển, các hệ sinh vật biển… lâu hồi phục hơn rất nhiều so với chuyện cá chết.
Khi chưa đánh giá được hết thì chưa có cơ sở để kết luận Formosa phải đền bù bao nhiêu thì thỏa đáng.
Vậy để có được sự công bằng thì cần làm gì thưa ông?
Công bố nguyên nhân cá chết là một chuyện. Bây giờ sau khi đã công bố thì phải có được kết quả đánh giá một cách khoa học về mức độ thiệt hại đối với hệ sinh thái và tài nguyên sinh vật biển ở 3 tỉnh đó (chưa cần đến những nơi khác), rồi mới nói đến chuyện đền bù.
Siêu dự án 10 tỉ USD Formosa chưa vận hành chính thức nhưng đã gây ra sự cố môi trường mang tính thảm họa tại ven biển một số tỉnh miền Trung
Formosa - siêu dự án này được coi là động lực phát triển của một tỉnh nghèo là Hà Tĩnh, nhưng hậu quả môi trường lại quá nặng nề. Nên chăng đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận lại, phải thay đổi không chỉ là thái độ mà còn phải là sự kiên quyết trên thực tiễn trong vấn đề thu hút đầu tư FDI?
Trước hết phải nhận thức rằng, hoạt động kinh tế và đầu tư là việc ngắn hạn hơn rất nhiều so với bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là công việc dài hạn, cho nên nếu chỉ chú ý đến khía cạnh kinh tế, trong đó có thu hút đầu tư thì sẽ phải gánh hậu quả môi trường rất kinh khủng.
Cho nên cần phải có chính sách về bảo vệ môi trường trước khi có đầu tư. Chính quyền nên đặt việc bảo vệ môi trường lên trên hết chứ không phải vì thu hút vốn nước ngoài vào mà châm chước đi câu chuyện môi trường. Chúng ta không nên đánh đổi môi trường để lấy đầu tư và tăng trưởng trong ngắn hạn.
Tôi chưa muốn nói về thời gian thuê đất rồi vấn đề tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế… nhưng trước hết, doanh nghiệp đã đầu tư vào thì không được ảnh hưởng đến môi trường.
Câu chuyện ở đây không chỉ dừng ở vấn đề con cá chết mà là môi trường biển, là hàng triệu con người sống ven biển, sống nhờ vào biển, trong đó bao gồm cả hạt muối bé xíu mà chúng ta ăn.
Quan niệm của tôi đó là, tiêu chí bảo vệ môi trường phải là điều kiện tiên quyết cho mọi khoản đầu tư, kể cả của nước ngoài lẫn của Việt Nam. Có nghĩa là, điều kiện trước tiên để chấp nhận một dự án đầu tư là phải đảm bảo yếu tố môi trường, chứ không phải là sự lựa chọn “hoặc là cá, hoặc là thép”. Phải có cơ chế và tiêu chí cụ thể để loại bỏ thẳng thừng những dự án đầu tư gây hại đến môi trường, tránh cho tương lai phải đối mặt thêm với những “Formosa” khác.
Ghi nhận với phóng viên Dân Trí, ông Nghiêm Xuân Đa, Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSteel) cho rằng, dù thời gian công bố kết quả nguyên nhân cá chết bị kéo dài song trong công tác tìm kiếm nguyên nhân, Chính phủ đã tiến hành khẩn trương và quyết liệt.
Sự kiện này, theo ông Đa, là “hồi chuông cảnh tỉnh” với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, đặc biệt là những doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề nhạy cảm với môi trường phải có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, cũng đặt ra yêu cầu với cơ quan quản lý, chính quyền địa phương siết chặt hơn nữa công tác giám sát môi trường, tạo niềm tin cho người dân.
Việc xử lý hậu quả với sự cố này là vô cùng cấp thiết, nhưng bởi “sự đã rồi” nên chỉ có thể khắc phục được phần nào mà thôi. Hậu quả rất nhiều và còn rất dai dẳng trong tương lai, không thể ngày một ngày hai có thể giải quyết được.
Chính vì vậy, theo ông Đa, rút kinh nghiệm “xương máu” từ thảm họa môi trường này, trong công tác thu hút dự án đầu tư FDI, cần tăng cường hơn nữa khâu thẩm định. Khi thẩm định những dự án lớn, liên ngành, liên vùng thì cần phải do trung ương thực hiện, từ đó xem xét, phê duyệt chứ không nên giao cho các địa phương. Phân cấp tuy có lợi nhưng các dự án lớn thì không nên trao toàn quyền định đoạt cho phía địa phương.
Bích Diệp (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét