Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có dám...đụng "người" của Trung Quốc ?; Huy Đức - Hãy đóng cửa Formosa và bỏ tù những kẻ cõng rắn vào nhà; Bộ Công an truy trách nhiệm vụ Formosa đầu độc biển

Đang làm rõ trách nhiệm việc cho Formosa thuê đất 70 năm

Dân trí Trao đổi với PV Dân trí sáng nay 7/7, ông Ngô Văn Khánh - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, Thanh tra Chính phủ đang hoàn tất việc kiểm tra, xử lý sau thanh tra đối với Kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó có việc cấp phép cho Formosa thuê đất 70 năm trái quy định.
 >> Phải làm rõ việc cấp phép đầu tư cho Formosa lên tới 70 năm
 >> Thanh tra Chính phủ chỉ rõ sai phạm tại Khu kinh tế Vũng Áng

Formosa Hà Tĩnh được ưu ái cấp phép đầu tư tới 70 năm đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ là trái quy định của Luật Đầu tư.
Formosa Hà Tĩnh được "ưu ái" cấp phép đầu tư tới 70 năm đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ rõ là trái quy định của Luật Đầu tư.
Ông Ngô Văn Khánh khẳng định, sau khi kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng việc thực hiện các kết luận, kiến nghị đã được Thanh tra Chính phủ đưa ra trước đây, cơ quan này sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó sẽ có phần nội dung liên quan đến trách nhiệm trong việc cho Formosa thuê đất tới 70 năm, trái quy định của Luật Đầu tư.
“Tới đây chúng tôi sẽ nói rõ việc đó”- ông Khánh chia sẻ.

Hoan nghênh chỉ đạo quyết liệt của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình trong việc làm rõ có hay không tiêu cực khi thẩm định, phê duyệt, quy hoạch dự án Formosa, TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh: “Cơ quan chức năng cần phải điều tra làm rõ trách nhiệm của bất kỳ ai trong việc này”.
TS Doanh khẳng định, việc cấp phép đầu tư cho Formosa lên tới 70 năm trên một diện tích rất rộng lớn và nhạy cảm về an ninh - quốc phòng đã vượt ra khỏi khung quy định của Luật Đầu tư và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh không có quyền làm việc đó nhưng cuối cùng vẫn cứ làm.
Bên cạnh đó, TS Lê Đăng Doanh đánh giá việc cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh ký hợp đồng với Formosa và yêu cầu doanh nghiệp này hàng tháng gửi báo cáo về các chỉ số nước thải trong khu công nghiệp là việc không thể chấp nhận được.
“Đó là việc chẳng khác nào “giao trứng cho ác”. Tại sao cơ quan quản lý nhà nước mà lại ký hợp đồng để tự họ báo cáo về việc gây ô nhiễm tới đâu? Đó là việc hoàn toàn không thể chấp nhận được. Những ai phải chịu trách nhiệm trong tất cả những việc vừa qua phải được làm cho rõ ràng và nếu có sai phạm tới mức hình sự thì phải khởi tố ngay để làm gương cho những trường hợp khác”- ông Doanh nêu quan điểm.
Cũng ủng hộ chỉ đạo cứng rắn của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên Tư lệnh Quân khu 4 (Bộ Quốc phòng) bức xúc: “Luật Đầu tư chỉ quy định cho phép cấp 50 năm mà họ “nhắm mắt” cấp thêm 20 năm nữa thành 70 năm thì không thể chấp nhận được. Đất là của Tổ quốc, của Nhân dân chứ không phải của cơ quan, cá nhân nào cả. Chính vì thế phải xử lý nghiêm và công khai kết quả cho nhân dân được biết”.
Trước đó, tại cuộc họp Chính phủ ngày 1/7 vừa qua, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu thanh tra, kiểm tra quá trình cấp phép cho Formosa sau khi doanh nghiệp này cúi đầu nhận trách nhiệm gây ô nhiễm nặng nề và hứa bồi thường 500 triệu USD cũng như thực hiện ngay các biện pháp khắc phục hậu quả và không tái phạm.
“Phải xem trong quá trình thẩm định, phê duyệt, quy hoạch có tiêu cực hay không để xử lý nghiêm trước pháp luật” - Phó Thủ tướng nói.
Phản ánh với PV Dân tríGS Nguyễn Minh Thuyết - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đề nghị phải làm cho ra nhẽ việc cho phép Formosa thuê đất đầu tư tới 70 năm thay vì 50 năm như quy định của Luật Đầu tư.
“Nếu không làm rõ trách nhiệm và xử lý tập thể, cá nhân có liên quan thì không tránh khỏi việc mọc ra những Formosa mới trong tương lai” - ông Thuyết nói.
Theo Kết luận thanh tra, việc chấp hành chính sách pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý, sử dụng đất đai đối với một số dự án trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Thanh tra Chính phủ đã dẫn ra quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư năm 2005 cho thấy thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không được quá 70 năm. Đối chiếu với hồ sơ tại thời điểm thanh tra, Thanh tra Chính phủ chưa thấy ý kiến của Chính phủ cho phép thời hạn hoạt động của dự án Formosa trên 50 năm.
“Đây là nội dung quan trọng, tác động tích cực đến hoạt động của dự án FDI, nhưng cũng là nội dung khá nhạy cảm đối với nhà đầu tư, địa điểm đầu tư (cảng biển khu vực liên quan đến quốc phòng và an ninh), cần phải được xác định rõ hơn để tạo sự đồng thuận, phối hợp hiệu quả trong quá trình triển khai dự án và quản lý hoạt động động dự án sau đầu tư”- Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh trong kết luận thanh tra được công bố vào đầu năm 2015.
Thế Kha


Lời bình của Huy Đức: Lượng các chất ô nhiễm mà Formosa Hà Tĩnh sẽ thải ra môi trường là những con số khủng khiếp: khí thải (gần 36 triệu tấn/năm), nước thải (trên 28.000 tấn/năm các chất ô nhiễm); lượng phenol và xyanua trong nước thải của Formosa trước khi xử lý là 120 tấn/năm hay 0,36 tấn/ngày… Chỉ riêng chất thải rắn (gần 9 triệu tấn/năm) đã đủ biến VŨNG ÁNG THÀNH MỘT VÙNG ĐẤT CHẾT. Thời hạn giao đất 70 năm đâu còn ý nghĩa gì khi bãi rác sẽ là vĩnh viễn!

Nếu những người cấp phép không phản bác được các số liệu và lập luận được nêu trong bài này thì còn chờ gì nữa.

http://static.laodong.com.vn/w440/uploaded/cms/2016_07_02/hcm394242-2.jpg

Chiều nay BÀI BÁO ĐÃ BỊ KIỂM DUYỆT, phải gỡ ra khỏi TBKTSG online, tôi xin đưa text lên đây:

Formosa Hà Tĩnh: phát thải “siêu độc”, quản lý “chưa tiên liệu”?

Thứ Năm, 7/7/2016, 07:41 (GMT+7)

Trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 30-6-2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà nói rằng: “Về quy chuẩn môi trường, trước đây vì nhiều lý do nên một số ngành ô nhiễm được ưu tiên. Ví dụ trong ngành luyện kim, luyện thép… nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển”(VnExpress). Vậy “trước đây”, hay nói đúng hơn là cho đến thời điểm này, các vấn đề môi trường của ngành thép được quản lý như thế nào để bây giờ Formosa Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường ven biển miền Trung, đến nỗi Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà phải thừa nhận:“Có thể nói ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” (Tuổi Trẻ)?

Phát thải “siêu độc” của Formosa

Thật ra, từ năm 2009, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT) đã cho xuất bản tài liệu “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang thép” (Hướng dẫn ĐTM). Hướng dẫn ĐTM này gồm lời nói đầu và 8 chương, đưa ra các phân tích chi tiết về công nghệ luyện gang thép, các tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, tham vấn ý kiến cộng đồng và cuối cùng là khung hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang thép.

Hướng dẫn ĐTM này đã nêu rất rõ “…trong quá trình xây dựng và vận hành các dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang thép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Vì vậy cần phải tiến hành đánh giá tác động môi trường cho dự án, nhằm mục đích phân tích, đánh giá và dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mặt và lâu dài mà các hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường khu vực, để từ đó xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp cho cơ quan chủ đầu tư dự án có những quyết định toàn diện và đúng đắn về các giải pháp phát triển dự án gắn với bảo vệ môi trường”. Với những gì được viết ra một cách chi tiết trong hướng dẫn này, thật khó hiểu với sự thừa nhận của Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà ở trên.

H1

Cân bằng nguyên vật liệu và năng lượng để sản xuất ra 1 tấn thép thô từ nhà máy liên hợp gang thép như của Formosa mà Bộ TN-MT hướng dẫn (xem hình).

Theo hướng dẫn ĐTM này để tính toán với công suất giai đoạn 1 là 15 triệu tấn thép/năm, Formosa Hà Tĩnh sẽ thải ra môi trường với tải lượng các chất ô nhiễm (xem bảng).

H1

Đó quả là những con số khủng khiếp cho dù xét theo bất cứ nguồn ô nhiễm nào: khí thải (gần 36 triệu tấn/năm), nước thải (trên 28.000 tấn/năm các chất ô nhiễm) hay chất thải rắn (gần 9 triệu tấn/năm). Tất nhiên đây là tải lượng ô nhiễm trước khi được xử lý bằng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn.

Một điều đáng lưu ý, đó là tổng lượng phenol và xyanua trong nước thải của Formosa trước khi xử lý là 120 tấn/năm hay 0,36 tấn/ngày (cho rằng nhà máy vận hành 330 ngày/năm), tính theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Bộ TN-MT ở trên.

Như vậy, tính ra trong năm ngày nhà máy mất điện và không thể xử lý được nước thải, tổng lượng phenol và xyanua đã thải ra biển Vũng Áng mà Bộ TN-MT công bố đó là nguyên nhân chính gây ra thảm họa cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế trong tháng 4-2016 vừa qua, là 1,82 tấn (giả định chạy theo công suất của giai đoạn 1). “Chỉ” 1,82 tấn phenol và xyanua trong năm ngày, mà phá hủy gần như toàn bộ rạn san hô trên 200 cây số bờ biển miển Trung mà có khi cần đến cả trăm năm để phục hồi. “Chỉ” 1,82 tấn phenol và xyanua trong năm ngày, mà hàng triệu ngư dân miền Trung điêu đứng vì mất ngư trường trong vài tháng qua và sẽ còn khó khăn không biết đến bao giờ.

Nếu tính theo giấy phép xả thải mà Formosa đã được cấp với lưu lượng 45.000 mét khối/ngày, chỉ riêng với nồng độ phenol hay xyanua cho phép đều là 0,585 mg/l, thì tổng lượng phenol và xyanua sẽ thải ra biển Vũng Áng trong điều kiện Formosa vận hành ổn định và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ là 17,37 tấn/năm, tức là lớn gấp 9,5 lần so với lượng thải của năm ngày gây ra thảm họa.

Vậy liệu rằng hệ sinh thái biển miền Trung kia, vốn đã bị phá hủy gần như toàn bộ “chỉ” với 1,82 tấn phenol và xyanua, có tiếp tục chịu đựng nổi trong 70 năm tới khi còn tiếp nhận hàng năm một số lượng phenol và xyanua “ổn định” là 17,37 tấn/năm, đó là chưa kể Formosa còn dự kiến nâng công suất nhà máy lên 1,5 lần, đạt 22 triệu tấn thép/năm cũng sẽ dẫn đến lượng phát thải gấp 1,5 lần như thế?

Xem ra Bộ TN-MT cần phải nỗ lực nhiều để có bộ quy chuẩn nước thải cũng như giấy phép xả thải phù hợp cho Formosa Hà Tĩnh, thay cho bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất gang thép QCVN 52:2013/BTNMT đang được áp dụng và “chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” với chỉ 12 thông số.

Để tham khảo, Hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) áp dụng cho nước thải của các nhà máy sản xuất thép liên hợp như Formosa quy định đến 25 thông số, trong đó có rất nhiều thông số về kim loại nặng mà QCVN 52:2013/BTNMT không quy định.

Sau nước thải là khí thải

Dư luận chưa chú ý đến nhiều về khí thải từ Formosa Hà Tĩnh, cho dù đó cũng là một nguồn ô nhiễm cực lớn, có lẽ do khu liên hợp gang thép này chưa vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất. Theo tính toán ở trên, chỉ riêng phát thải CO2 của Formosa Hà Tĩnh đã đạt đến 34,5 triệu tấn/năm, so với tổng lượng phát thải khí nhà kính năm 2020 của tất cả các ngành sản xuất và xây dựng là 68,3 triệu tấn/năm (không kể ngành công nghiệp sản xuất năng lượng), theo báo cáo dự báo phát thải khí nhà kính của Bộ TN-MT năm 2014.

Nghĩa là, chỉ riêng khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh, phát thải khí nhà kính đã chiếm đến trên 50,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong toàn bộ các ngành sản xuất và xây dựng tại Việt Nam! Ta biết rằng Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới do biến đổi khí hậu, và những thảm họa do thiên tai như hạn hán, lũ lụt và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác xảy ra khắp cả nước trong thời gian qua với cường độ tác hại ngày càng lớn cũng như tần suất xảy ra ngày càng dày đặc đã chứng minh điều đó. Vậy thì không rõ khi vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất, Formosa Hà Tĩnh sẽ tiếp tục góp phần làm nghiêm trọng thêm tác động do biến đổi khí hậu đến mức nào?

Cùng với CO2 còn là những chất ô nhiễm khác độc hại không kém, đó là bụi và khí kim loại gần 1 triệu tấn/năm có nguy cơ rất cao gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có ung thư phổi. Ngoài ra, SO2 và NOx là những khí gây ra mưa axit, làm suy giảm chất lượng đất, chất lượng nước, giảm năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cũng đạt đến lượng phát thải theo thứ tự là 33.000 tấn/năm và 34.500 tấn/năm.

Tương tự nước thải, khí thải cũng có quy định riêng, đó là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép QCVN 51:2013/BTNMT. Quy chuẩn này quy định 11 thông số cho khí thải sản xuất thép nói chung, và 11 thông số cho khí thải sản xuất cốc (luyện cốc).

Trong khi đó, hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn của IFC áp dụng cho khí thải của các nhà máy sản xuất thép liên hợp như Formosa quy định chung đến 18 thông số, không phân biệt quy trình sản xuất.

Có hai điều đáng nói về QCVN 51:2013/BTNMT, đó là quy định chỉ tiêu dioxin/furan chỉ được áp dụng từ ngày 1-1-2017, và nồng độ bụi cho phép cao gấp 2-5 lần so với hướng dẫn của IFC (100 mg/Nm3 so với 20-50 mg/Nm3, trong đó IFC đề nghị áp dụng 20 mg/Nm3 khi trong bụi phát hiện có các kim loại độc hại). Dioxin, thành phần chính của chất độc màu da cam mà không lạ gì với người dân Việt Nam, là tác nhân gây chết người, ung thư và để lại nhiều di chứng về sức khỏe cho nhiều thế hệ; Dioxin/Furan là những hợp chất có độc tính cao nhất được biết trong khoa học cho đến nay.

Trong khi đó, bụi phát sinh từ các ống khói nhà máy liên hợp sản xuất thép có tính chất là bụi lơ lửng (SPM), trong đó hàm chứa rất nhiều các kim loại nặng độc hại khác nhau như asen, thủy ngân, cadmi, chì, niken, crôm, kẽm, mangan… Vậy thì, dioxin/furan độc hại như thế, sao chỉ yêu cầu áp dụng từ ngày 1-1-2017? Bụi lơ lửng phức tạp với nhiều kim loại nặng độc hại như thế, dựa vào đâu để cho phép thải với nồng độ quá cao so với tiêu chuẩn quốc tế?

Ngoài ra, hiện nay giấy phép xả thải chỉ mới được áp dụng cho nước thải và chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, còn giấy phép xả thải cho khí thải chỉ được áp dụng sau ngày 1-1-2018, theo quy định trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Với nguy cơ ô nhiễm do khí thải của Formosa Hà Tĩnh như hiện nay, rõ ràng không có lý do gì phải trì hoãn việc áp dụng giấy phép xả thải cho khí thải đến sau ngày 1-1-2018. Việc áp dụng giấy phép xả thải cho khí thải càng sớm càng tốt sẽ góp phần ngăn ngừa thảm họa môi trường do ô nhiễm không khí từ Formosa Hà Tĩnh có thể gây ra cho đồng bào miền Trung.

Kiểm soát ô nhiễm ở Formosa, cần đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ!

Theo báo cáo nghiên cứu “Modelling and Analysis of Environmental Pollution in an integrated steel plant” (Mô hình hóa và phân tích ô nhiễm môi trường của một nhà máy liên hợp gang thép) do Giáo sư K. Vizayakumar đến từ Indian Institute of Technology (Viện Công nghệ Ấn Độ) thực hiện năm 2001, thống kê cho thấy để các hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các dự án liên hợp gang thép hoạt động thực sự hiệu quả, chi phí đầu tư cho các hệ thống này chiếm đến 10% tổng vốn đầu tư dự án. Nghĩa là với quy mô đầu tư 10 tỉ đô la Mỹ của dự án Formosa Hà Tĩnh, chi phí để đầu tư cho các hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn tại đây cần đến 1 tỉ đô la Mỹ.

Trong khi đó, hệ thống xử lý nước thải 45.000 mét khối/ngày mà Formosa tự cho là hiện đại chỉ tốn có 45 triệu đô la Mỹ, chưa bằng 1/22 con số 1 tỉ đô la Mỹ nhu cầu đầu tư ở trên. Vậy liệu rằng Formosa có dành đến 955 triệu đô la Mỹ còn lại để đầu tư vào hệ thống xử lý khí thải và quản lý chất thải rắn, để đảm bảo tuân thủ về môi trường theo các chuẩn mực quốc tế? Hay “nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển”, nên Formosa đã và sẽ còn tiếp tục lợi dụng để rồi môi trường của Việt Nam sẽ bị ô nhiễm, người dân của Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị trả giá?

Chỉ có Bộ TN-MT với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp và cao nhất trong Chính phủ về các lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu… mới có thể trả lời những câu hỏi đó.


Đăng Nguyễn



(Thời báoKinh tế SG)

Sáng nay, lực lượng công an Bộ và Hà Tĩnh đã làm việc với Sở TN&MT, thu thập tài liệu, làm rõ trách nhiệm Formosa xả thải huỷ hoại môi trường biển 4 tỉnh.

Ngoài Sở TN&MT, cơ quan công an cũng làm việc, thu thập tài liệu liên quan tại Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh tại Vũng Áng. Cơ quan công an sẽ xem xét trách nhiệm của các cơ quan chức năng về trách nhiệm quản lý nhà nước về pháp luật bảo vệ môi trường đối với dự án Formosa.

Ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho biết, sáng nay, cơ quan công an đã đến làm việc với ông và tiếp cận một số hồ sơ liên quan tới sự việc Formosa xả thải gây chết cá.

cá chết, cá chết hàng loạt, biển miền trung, ô nhiễm môi trường biển, Formosa, Formosa xả thải,
Formosa xả thải gây cá chết tại 4 tỉnh miền trung khiến dư luận rất bức xúc, thiệt hại rất lớn. Ảnh: Duy Tuấn
Theo ông Đinh, không chỉ Sở TN&TM mà trách nhiệm của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, chính quyền địa phương cũng sẽ được làm rõ.

Cũng trong sáng nay, lực lượng công an cũng đã làm việc với cơ quan thuế, lấy các số liệu liên quan đến hoạt động thuế của công ty Formosa Hà Tĩnh.

Một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, quan điểm của tỉnh là sẽ xử lý nghiêm theo quy định trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan trong việc quản lý, giám sát Formosa xả thải.

Duy Tuấn - Trần Văn

(VNN)

Không có nhận xét nào: