Hà Tĩnh có số lượng ủy viên nhiều nhất với 16 người
Đó là các ông: Nguyễn Thanh Bình (Phó trưởng Ban tổ chức trung ương), Nguyễn Chí Dũng (Thứ trưởng Kế hoạch Đầu tư), Phan Xuân Dũng (Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường), Trần Hồng Hà (Thứ trưởng Tài nguyên - Môi trường), Nguyễn Mạnh Hùng (Bí thư Bình Thuận), Lê Minh Hưng (Phó chánh Văn phòng Trung ương), Thuận Hữu (Tổng biên tậpbáo Nhân Dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam), Uông Chu Lưu (Phó chủ tịch Quốc hội), Lê Thị Nga (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp), Lê Đình Sơn (Bí thư Hà Tĩnh), Nguyễn Đức Thanh (Bí thư Ninh Thuận), Trần Cẩm Tú (Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Võ Trọng Việt (Thứ trưởng Quốc phòng)...
VietNamNet
Formosa muốn ưu đãi trọn đời, đòi lập đặc khu riêng
1-7-2016
Với diện tích dự án lên tới hơn 3.000 ha, thời gian hoạt
động 70 năm kể từ ngày được cấp phép, đến năm 2078, Formosa mới hết thời gian
hoạt động ở Việt Nam. Dự án này đang được hưởng nhiều ưu đãi lớn, và trong quá
trình xây dựng nhà máy liên tục muốn có thêm các cơ chế đặc thù.
Dự án FDI “lớn nhất Việt Nam”, ưu đãi vượt trội
Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương của Tập
đoàn Formosa được Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp phép vào tháng 6/2008.
Tổng vốn đầu tư của dự án là hơn 10,5 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện tại, dự
án của Formosa vẫn là dự án có vốn đầu tư lớn nhất ở VN.
Mục tiêu của Formosa là đầu tư nhà máy liên hợp gang thép công
suất 7,5 triệu tấn/năm và cảng Sơn Dương phục vụ nhà máy gang thép. Vào thời
điểm cấp phép, Formosa cũng đề cập sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên gấp
đôi là 15 triệu tấn/năm.
Tổng diện tích đất của dự án là trên 3.000 ha với thời gian hoạt
động lên tới 70 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư (12/6/2008). Như vậy,
đến năm 2078 dự án mới hết thời gian hoạt động ở VN.
Trong kết luận thanh tra công bố tháng 3/2015, Thanh tra Chính
phủ đã chỉ ra thiếu sót của Hà Tĩnh liên quan đến thời gian thuê đất này.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng
cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho nhà đầu tư Công ty TNHH Gang
Thép Hưng Nghiệp Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu tư
2005. Sau đó, thời hạn cấp phép cho Formosa đã được bảo lưu.
Nhiều ưu đãi “khủng” cũng được ghi trong giấy phép đầu tư dự án
này Đó là được hưởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% áp dụng trong
15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh; được miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế
phải nộp cho 9 năm tiếp theo.
Lưu ý thêm, thời điểm Formosa được cấp phép năm 2008, thuế suất
thuế TNDN là 28%.
Đặc biệt, trong giấy chứng nhận đầu tư dự án này còn được ghi
thêm “UBND tỉnh Hà Tĩnh, Ban quản lý khu kinh tế Vũng Áng trình Thủ tướng Chính
phủ cho phép hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời
gian thực hiện dự án”, tức 70 năm.
Formosa cũng được miễn tiền thuê đất 15 năm kể từ ngày hợp đồng
thuê đất có hiệu lực. Đối với khu đất làm khu sinh hoạt, khu nhà ở và khu phúc
lợi cho người lao động, Formosa không phải nộp tiền thuê đất trong suốt vòng
đời dự án này.
Bên cạnh đó, Formosa còn được hưởng nhiều ưu đãi khác về thuế
nhập khẩu, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chi phí quảng cáo, hạ tầng… Đặc biệt.
trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi
cao hơn so với quyền lợi và ưu đãi đã được hưởng thì Formosa được hưởng quyền
lợi và ưu đãi mới trong thời gian còn lại.
Liên tục đòi ưu đãi
Với một nhà máy thép, nguồn nước là vô cùng quan trọng. Nguồn
nước từ hồ Thượng Sông Trí, hồ Kim Sơn được cho là để phục vụ dự án Formosa
cũng như các dự án trong khu kinh tế Vũng Áng. Nhưng Formosa cho rằng nguồn
nước này là không đủ, dẫn đến khi đi vào hoạt động chính thức nhà máy phải cắt
giảm sản xuất, thậm chí dừng hoạt động vì thiếu nước. Cho nên Formosa đã đề
nghị Chính phủ cho phép sử dụng thêm nguồn nước từ hồ chứa nước Tàu Voi.
Chủ đầu tư dự án đang nghiên cứu đầu tư giai đoạn
tiếp theo, nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD. Ảnh: VNN
Dự tính, doanh thu hàng năm của Formosa khoảng 4,3 tỷ USD, trong
đó 2,6 tỷ USD nguồn thu từ xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, 1,7 tỷ USD từ tiêu
thụ trong nước. Trong khi đó, theo Formosa, chi phí cho quặng sắt, than luyện
kim, khoản vay ngân hàng và lãi vay cần đến 3,7 tỷ USD/năm. Cho nên mỗi năm
Formosa vẫn còn thiếu 1,1 tỷ USD, cần đảm bảo lượng ngoại tệ quy đổi cần thiết
mới đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường.
Nhưng Ngân hàng Nhà nước từng cho rằng chỉ xem xét cấp cân đối
ngoại tệ mức tối đa là 30% doanh thu của dự án bằng tiền VN sau khi trừ đi số
chi tiêu bằng tiền VN cho 2 hạng mục của dự án là cảng nước sâu và nhà máy phát
điện, không cam kết bảo lãnh ngoại tệ đối với nhu cầu của dự án thép…
Sau vụ việc mất an ninh trật tự xảy ra tại khu vực dự án Formosa
vào tháng 5/2014, Formosa tiếp tục gửi nhiều kiến nghị ưu đãi, trong đó có đề
xuất thành lập một đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Theo dự thảo điều lệ của công ty về quản lý đặc khu kinh tế gang
thép, ngoài các ưu đãi công ty được hưởng cao nhất hiện tại, công ty còn kiến
nghị đặc khu được áp dụng các quy định ưu đãi đặc thù như miễn thuế nhập khẩu
nguyên vật liệu trong suốt thời gian kinh doanh của dự án; được Chính phủ bảo
hộ ngành thép; miễn thuế đối với khoản vay vốn từ các tổ chức nước ngoài; thành
lập Ban quản lý đặc khu trực thuộc Văn phòng Chính phủ và do các bộ trưởng liên
quan tham gia để quản lý đặc khu.
Sau đó, Bộ KH-ĐT, Chính phủ đã bác bỏ vì không phù hợp quy định
của pháp luật VN.
Có thể nâng vốn lên hơn 28 tỷ USD
Trong một báo cáo vào cuối năm 2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh
cho biết, đến thời điểm hết tháng 9/2015, Formosa đã và đang đáp ứng đúng tiến
độ cam kết, giá trị thực hiện đến thời điểm đó đạt 9,5 tỷ USD. “Chủ đầu tư đang
nghiên cứu đầu tư giai đoạn tiếp theo nâng tổng mức đầu tư khoảng 28,5 tỷ USD”.
Trước đó, vào tháng 7/2015 Formosa đã tổ chức khánh thành tổ máy
số 1 nhà máy nhiệt điện Formosa.
Theo báo cáo của Formosa, một số hạng mục như: nhà máy sản xuất
thép, cầu cảng, nhiệt điện… đã đi vào hoạt động sản xuất, đạt công suất, chất
lượng thiết kế. Tháng 12/2015, FHS đã cho ra lò sản phẩm thép cuộn cán nóng đầu
tiên và đã có ít nhất 7.000 tấn thép cuộn được xuất ra thị trường trong và
ngoài nước. Theo dự định, tháng 6/2016 sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động lò
cao số 1. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là nhà máy luyện gang thép lớn nhất Đông
Nam Á.
Tuy nhiên, do sự cố môi trường gây ra hiện tượng cá chết ở miền
Trung, đến nay, kế hoạch đi vào hoạt động của Formosa đã được điều chỉnh.
TIN LIÊN QUAN
Danh sách 200 ủy viên Trung ương khoá XII đã được đại hội bỏ phiếu bầu chiều 26/1. Theo đó, cơ cấu ủy viên có nhiều điểm đáng chú ý.
19 người dưới 45 tuổi
Số lượng người trẻ trong Ban Chấp hành Trung ương chiếm một tỷ lệ đáng kể. Trong đó, hai ủy viên chính thức trẻ tuổi nhất là ông Nguyễn Thanh Nghị (Bí thư Kiên Giang) và ông Nguyễn Xuân Anh (Bí thư Đà Nẵng) đều có học vị tiến sĩ, tu nghiệp nước ngoài. Các ông cũng là những Bí thư tỉnh ủy trẻ nhất hiện nay.
Ủy viên dự khuyết có 4 người từ 40 tuổi trở xuống, trong đó trẻ nhất là Bí thư Trung ương Đoàn Lê Quốc Phong (38 tuổi). Ba người cùng 40 tuổi là Nguyễn Văn Hiếu (Bí thư quận 2, TP HCM), Đặng Quốc Khánh (Phó chủ tịch Hà Tĩnh) và Nguyễn Hải Ninh (Phó chủ tịch Đắk Lắk).
16 ủy viên chính thức khoá XI được giới thiệu nhưng không tái đắc cử
Trong đó, mặc dù là một trong 4 trường hợp quá tuổi theo quy định nhưng được Ban Chấp hành cũ đề cử vào danh sách Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh (sinh năm 1955) không nhận được đủ phiếu bầu.
7 ủy viên Bộ Chính trị tái cử
Số người tái đắc cử là 100 trong đó có 7 Ủy viên Bộ Chính trị gồm: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng và Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Hà Tĩnh có số lượng ủy viên nhiều nhất với 16 người
Đó là các ông: Nguyễn Thanh Bình (Phó trưởng Ban tổ chức trung ương), Nguyễn Chí Dũng (Thứ trưởng Kế hoạch Đầu tư), Phan Xuân Dũng (Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường), Trần Hồng Hà (Thứ trưởng Tài nguyên - Môi trường), Nguyễn Mạnh Hùng (Bí thư Bình Thuận), Lê Minh Hưng (Phó chánh Văn phòng Trung ương), Thuận Hữu (Tổng biên tậpbáo Nhân Dân, Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam), Uông Chu Lưu (Phó chủ tịch Quốc hội), Lê Thị Nga (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp), Lê Đình Sơn (Bí thư Hà Tĩnh), Nguyễn Đức Thanh (Bí thư Ninh Thuận), Trần Cẩm Tú (Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương), Võ Trọng Việt (Thứ trưởng Quốc phòng).
Các ủy viên dự khuyết cũng là người Hà Tĩnh gồm: Đoàn Minh Huấn (Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I), Đặng Quốc Khánh (Phó chủ tịch Hà Tĩnh), Lê Quang Tùng (Phó chủ tịch Quảng Ninh).
Bộ Quốc phòng có 20 ủy viên
Đây là Bộ có nhiều người vào Ban Chấp hành khóa mới nhất. Đó là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xuân Lịch, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Lương Cường, Nguyễn Trọng Nghĩa, Tổng tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ, các Thứ trưởng Lê Chiêm, Trần Đơn, Bế Xuân Trường, Vũ Trọng Việt, Nguyễn Chí Vịnh, cùng nhiều tư lệnh, phó tư lệnh, chính ủy, phó chính ủy quân khu. Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cũng nằm trong danh sách ủy viên chính thức.
Bộ Công an có 5 ủy viên
Các ủy viên công tác trong ngành Công an gồm có: Bộ trưởng Trần Đại Quang và 4 thứ trưởng Bùi Văn Nam, Tô Lâm, Nguyễn Văn Thành, Lê Quý Vương.
Bộ Y tế không có đại diện
Hai đại diện của ngành Y tế trong danh sách đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII là Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long. Tuy nhiên, cả hai vị này đều không trúng cử. Đây là ngành duy nhất không có đại diện trong Ban Chấp hành khóa mới.
16 thành viên Chính phủ không có trong danh sách Ban Chấp hành mới
Ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút khỏi danh sách đề cử, Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh và 14 bộ trưởng không phải là ủy viên Trung ương.
Đó là: Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hoàng Tuấn Anh; Bộ trưởng Lao động - Thương binh - Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền; Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình; Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng; Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến; Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Nguyễn Bắc Son; Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường; Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử; Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Nguyễn Minh Quang và Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Những thành viên Chính phủ này đã đến tuổi nghỉ hưu.
Điều này đồng nghĩa với việc 14 bộ trên sẽ có bộ trưởng mới vào kỳ họp giữa năm 2016 sau khi Thủ tướng trình nội các mới.
Theo Hoàng Thùy - VnExpress
Tập Cận Bình : Trung Quốc không bao giờ « từ bỏ chủ quyền » Biển Đông
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và thủ tướng Lý Khắc Cường tại lễ kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Bắc Kinh không bao giờ khoan nhượng về chủ quyền. Đó là lời tuyên bố của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc nhân ngày lễ 95 năm ngày thành lập đảng và trong bối cảnh Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ công bố phán quyết vào ngày 12/07 về đòi hỏi chủ quyền của Hoa lục tại Biển Đông.
Hôm nay 01/07/2016, trong thông điệp đọc trước một cử tọa gồm đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình tuyên bố «Đừng có một nước ngoại bang nào… chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển ». Trung Quốc « không sợ rắc rối ».
Ông Tập Cận Bình đưa ra những lời tuyên bố này vào lúc tình hình biển Đông nóng bỏng vì Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông và xây dựng một loại « vạn lý trường thành » trên vùng biển do Việt Nam và Philippines kiểm soát. Vào ngày 12/7 này,Toà Án Trọng Tài Thường Trực sắp công bố phán quyết về đơn kiện của Philippines mà theo giới phân tích sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.
Để không cho Trung Quốc áp đặt quốc tế trước chuyện đã rồi, Hoa Kỳ phải tăng cường hải quân và tuần tra trong khu vực. Ám chỉ chiến dịch quân sự của Mỹ, ông Tập Cận Bình tuyên bố là « không sợ thái độ diễu võ dương oai (của Hoa Kỳ)…. đến tận cửa nhà người để phô trương sức mạnh ».
Cũng trong thông điệp 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình một mặt ca ngợi chế độ độc đảng một mặt lo ngại tệ nạn tham ô đe dọa sự tồn vong của chế độ.
Mỹ : Tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông là điên rồ
Chiến lược bồi đảo lấp biển xây « Vạn lý trường thành » bằng cát của Trung Quốc ở Biển Đông bị Hoa Kỳ xem là một hành động « điên rồ ». Nhân chuyến công du bốn ngày tại Ấn Độ để thắt chặt hợp tác an ninh khu vực, thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Thomas Shannon nhận định: Điều Hoa Kỳ hy vọng là Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế về giao thông tại Biển Đông. Xây dựng các đảo nhân tạo và phi trường, phi đạo cho máy bay là chuyện điên rồ. Lực lượng hải thuyền cũng thế. Trung Quốc đang xây bia (cho đối phương tấn công).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét