8-7-2016
Dân
Hà Nội biểu tình ngày 1 tháng 5, 2016 chống công ty gang thép Formosa xả chất
độc giết biển Việt Nam. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Lời bàn: Có lẽ đẫ đến lúc dân viết lách nên nghĩ ra một hình thức gì đó để vinh danh cho ông Lê Doãn Hợp, nguyên BT Bộ 4T, người đã đưa ra khái niệm " lề phải-lề trái" để định hướng dư luận và định hướng quản lý...
Khái niệm này thật sự đã đi vào đời sống của dân viết lách !
HÀ
NỘI (NV) –
Tuy nằm trong guồng máy tuyên truyền và bị kiềm chế trong khuôn khổ chặt chẽ
của đảng cộng sản nhưng một số tờ báo tại Việt Nam vẫn “xé rào” nhằm cung cấp
cho độc giả những thông tin vốn làm cho các lãnh đạo chóp bu tức giận.
Vừa có
một cuộc họp “giao ban” của các lãnh đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ
Thông Tin Truyền Thông CSVN để hạch tội các tờ báo đã dám xé rào, đăng tải các
bản tin, ý kiến “trái chiều” trong vụ công ty gang thép Formosa xả hóa chất độc
hại giết biển miền Trung. Các tờ báo này bị hăm dọa trừng phạt, có thể từ tổng
biên tập mất chức đến đóng cửa báo.
Trong
cuộc họp diễn ra ngày 5 tháng 7, 2016 ở Hà Nội, Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Bộ
Thông Tin-Truyền Thông (thường gọi tắt là Bộ 4T) ra các chỉ thị cho báo chí,
truyền thanh, truyền hình, người ta thấy có 7 tờ báo bị kết tội là cung cấp
thông tin “sai định hướng” mà nếu cứ tiếp tục “sẽ bị cộng tội” trong báo cáo để
trừng phạt.
Ba tờ
Tuổi Trẻ, Giao Thông và Giáo Dục Việt Nam bị phê bình về việc thông tin bình
luận Formosa bồi thường $500 triệu là “quá ít” và có ý chê trách nhà cầm quyền
khi đặt câu hỏi bồi thường rồi “là hết trách nhiệm?”
Tờ Lao
Động ngày 30 tháng 6, 2016 thuật lời một số luật sư kêu gọi nhà nước khởi tố
Formosa.
Tờ Một
Thế Giới cho chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đòi hỏi “Cần nêu đích danh ai cho
phép Formosa hoạt động” ám chỉ kêu gọi lôi những người như cựu Thủ Tướng Nguyễn
Tấn Dũng, cựu bí thư tỉnh ủy Hà Tĩnh là Võ Kim Cự ra để hạch tội. Hai tờ Dân
Trí và VnExpress cho Tiến Sĩ Lưu Bích Hồ và Giáo Sư Chu Hảo đưa ý kiến “trái
chiều” về cách đối phó của nhà nước trong vụ Formosa.
Dịp
này, bên cạnh những lời đe nẹt các báo nói trên xé rào, tờ Pháp Luật TPHCM bị
kết tội là đã “phân tích, mổ xẻ sâu sai sót Bộ Luật Hình Sự 2015” mà ông bộ
trưởng Bộ 4T kêu rằng ông đang ngồi họp trung ương đảng mà được lệnh tới để
“nói trực tiếp” những sự khó chịu của “ở trên” đối với các báo đảng ăn cơm của
đảng mà viết lách giống “lề trái.”
Trong
cuộc họp ông 4T, Trương Minh Tuấn kết tội các báo “không thực hiện nghiêm” các
chỉ đạo thông tin vụ Formosa xả thải độc hại ra biển làm cá chết trắng dọc 4
tỉnh miền Trung gồm các tờ VnExpress, Người Lao Động, Dân Trí, Giáo Dục Việt
Nam, Zing, Thanh Niên, Tuổi Trẻ.
Ông
Tuấn dọa sẽ xem xét “dừng” báo Zing vì “Zing là rất linh tinh” bởi vì báo này
đã bị “nhắc rất nhiều sai phạm.” Ông đả kích các báo “chỉ khai thác, xoáy sâu
vào mỗi việc” bồi thường 500 triệu đô la quá ít mà “Các anh cố tình làm việc
đó.”
Bộ
trưởng 4T đòi hệ thống báo đài của chế độ “không đưa các bài viết có tính truy
bức, kích động dư luận là phải khởi tố hay không khởi tố (Formosa). Rồi bao giờ
biển mới sạch. Bây giờ đã có quan trắc, các báo có thể lấy số liệu từ các Sở
TNMT.” Và cũng “đừng đặt vấn đề là bao giờ mới ăn được cá. Hôm qua có báo đã
đưa vấn đề này. Tôi đã từng nhấn mạnh ngay từ đầu khi trả lời phỏng vấn là
chúng ta khuyến cáo người dân không ăn hải sản trong vùng bị nhiễm độc và hải
sản chết.”
Hai
tháng sau thảm họa, ngày 30 tháng 6, 2016, nhà cầm quyền Việt Nam mới họp báo
công bố nguyên nhân cá biển chết dạt vào bờ từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế là do
nhà máy gang thép Formosa (đầu tư trực tiếp của tập đoàn Formosa ở Đài Loan) ở
cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh, xả hàng trăm tấn hóa chất trực tiếp ra biển. Trong đó
có những chất kịch độc như cyanure, phenol kết hợp với Hydroxit Sắt, tạo thành
một hỗn hợp có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu di chuyển theo
hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế.
Hàng
triệu con cá và các loại thủy sản khác người ta nhìn thấy dạt vào bờ chỉ là
phần nhỏ của sự thiệt hại trong khi sự thiệt hại ở tầng đáy còn lớn gấp nhiều
lần và sự di hại được ước tính kéo dài nhiều thập kỷ chưa chắc đã phục hồi được
nếu không có một kế hoạch quy mô khoa học và vô cùng tốn kém.
Hàng
ngàn người dân ở Hà Nội, Sài Gòn cũng như các tỉnh có cá chết đã biểu tình rất
nhiều lần đòi hỏi nhà cầm quyền phải điều tra và công khai minh bạch nguyên
nhân đầu độc làm cá và các loại thủy sản, sinh vật biển chết, cũng như các kế
hoạch khôi phục biển. Sự chậm trễ, mập mờ và những thông tin nhỏ giọt được đưa
ra làm cho quần chúng phẫn nộ và mất tin tưởng vào lời tuyên truyền của nhà cầm
quyền.
Hiện
người ta không biết Formosa có bị buộc phải thực hiện một hệ thống xả thải theo
tiêu chuẩn tốt nhất trước khi xả chất thải ra không khí và ra biển hay chỉ bị
buộc “theo chuẩn Việt Nam” tức chỉ đòi hỏi một nửa tiêu chuẩn quốc tế về xả
chất thải nhà máy gang thép để tiếp tục tàn phá môi trường.
Theo
tin tức những ngày qua, công ty gang thép Formosa sẽ chỉ tạm dời ngày bắt đầu
sản xuất chứ không đóng cửa. Một số chuyên viên phân tích cho rằng, nếu vậy, cả
đất nước và con người Việt Nam sẽ chết dần chết mòn vì chất độc của Formosa và
các nhà máy xả thải từ Bắc chí Nam “theo chuẩn Việt Nam” mà đảng và nhà nước
CSVN đưa ra. (TN)
Chuyên gia cảnh báo tình trạng di dân có thể xảy ra nếu đời sống nhân dân tại các khu vực xảy ra thảm họa do Formosa gây nên không được đảm bảo...
Liệu có 'di dân' sau thảm họa Formosa?
Chuyên gia cảnh báo tình trạng di dân có thể xảy ra nếu đời sống nhân dân tại các khu vực xảy ra thảm họa do Formosa gây nên không được đảm bảo...
Đền bù 500 triệu USD chưa phải là xong việc
Một số chuyên gia nhận định, việc tìm ra nguyên nhân, công bố thủ phạm vụ cá chết tại 4 tỉnh Miền trung hồi đầu tháng 4/2016 vừa qua là thành công bước đầu trong cuộc đấu tranh pháp lý, buộc Formosa phải cúi đầu xin lỗi, đồng thời cam kết bồi thường thiệt hại cho người dân...
Bên cạnh đó, việc giải quyết hậu quả sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra được coi là vấn đề sống còn đối với ngư dân tại các vùng bị ảnh hưởng...
Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao
|
Đề cập tới số tiền đền bù 500 triệu USD của Formosa, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu 4, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XI, X cho rằng, việc Formosa cam kết bồi thường thiệt hại sau thảm họa môi trường chưa tương xứng với những tổn thất về môi trường, kinh tế, mà họ đã gây ra đối với người dân 4 tỉnh miền Trung.
Tướng Thước viện dẫn: “Trong chiến tranh, Mỹ từng rải chất độc hóa học (thực chất là chất diệt cỏ) trong đất liền để phục vụ kế hoạch chiến tranh của họ. Hòa bình lập lại, chúng ta phải mất rất nhiều năm, hao tốn nhiều tiền của mới xử lý được những độc tố tồn dư trong đất".
Từ dẫn chứng đó có thể thấy rằng, việc môi trường biển bị ô nhiễm trên diện tích hàng km2 thì việc xử lý lại càng khó khăn hơn. Chính Formosa phải có trách nhiệm (tài chính, nhân lực) trong việc khắc phục thảm họa môi trường này. Do đó, số tiền Formosa đền bù cho người dân trong thảm họa môi trường là quá nhỏ so với những tổn thất mà họ gây ra với người dân 4 tỉnh miền Trung.
Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và pháp luật (trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam) phân tích thêm, việc Formosa phải đền bù số tiền 500 triệu USD sau khi gây ra thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung chưa phải đã kết thúc sự việc.
Ông Trần Nguyên Thành - Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen) cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì sự cố hải sản chết ở miền Trung. (ảnh: VnExpress.net)
|
"Vấn đề là phải làm rõ số tiền Formosa bỏ ra đã đủ căn cứ pháp lý để coi là khoản tiền bồi thường hay chưa? Các nội dung liên quan tới khoản bồi thường đó phải được làm rõ để người dân được biết.
Việc này chỉ có thể thực hiện khi có sự tham gia của nhân dân, các tổ chức xã hội trong việc tập hợp thông tin, căn cứ, đưa ra mức bồi thường thỏa đáng.
Trong vụ việc này, Chính phủ được xem là cầu nối giữa các bên trong cuộc đấu tranh pháp lý.
Hay nói cách khác, Chính phủ cùng với nhân dân đứng ra đàm phán với Formosa về khoản tiền bồi thường sau thảm họa”, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao nhận định.
Cảnh báo di dân
Cũng theo Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao, nếu cơ quan có thẩm quyền không đáp ứng các điều kiện về môi sinh, kinh tế, an sinh xã hội tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa, rất có thể sẽ xảy ra tình trạng di dân ồ ạt, khó kiểm soát.
"Một thực tế có thể thấy, việc kinh doanh, buôn bán, du lịch... tại các khu vực đã bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi thảm họa cá chết đã hiện hữu.
Chúng ta cứ thử hình dung, ngư dân nhiều đời nay sống bằng nghề đi biển, lấy thuyền làm nhà, cá làm thức ăn. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu biển tại các khu vực bị ô nhiễm không còn hải sản?
Trong khi các thiết bị, ngư cụ, kinh nghiệm đánh bắt xa bờ của ngư dân còn còn hạn chế? Nếu không đánh bắt cá thì họ sẽ sống bằng gì?
Do đó, nếu chúng ta không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về môi sinh, kinh tế cho bà con, không loại trừ sẽ xảy ra tình trạng di dân ồ ạt, khó kiểm soát ở các khu vực này", Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao cho biết.
Vị chuyên gia này nhận định, vấn đề an ninh, quốc phòng có thể bị ảnh hưởng nếu xảy ra hiện tượng di dân xảy ra.
"Nếu ví mỗi ngư dân là một cột mốc bảo vệ chủ quyền thì thử hỏi, việc ngư dân không thể đi biển vì thảm họa môi trường thì vấn đề an ninh, quốc phòng, chủ quyền biển đảo sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong điều kiện hiện nay?
Khi đó, rất có thể kẻ xấu sẽ lợi dụng cơ hội để thực hiện âm mưu bành trướng.
Do đó, vấn đề này không chỉ liên quan tới kinh tế, an sinh xã hội, mà còn có thể ảnh hưởng tới vấn đề an ninh quốc phòng", Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao cảnh báo.
Vấn đề sống còn "hậu Formosa"
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước cho rằng, vấn đề đảm bảo kế sinh nhai cho người dân tại vùng có ô nhiễm là vấn đề quan trọng nhất, nhằm mục đích vừa phát triển kinh tế vừa đảm bảo an ninh, quốc phòng.
“Cấp gạo hỗ trợ, đào tạo lao động xuất khẩu cho người dân tại những vùng bị ảnh hưởng chỉ đáp ứng vấn đề an sinh tạm thời. Vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay là việc đảm bảo kế sinh nhai lâu dài của người dân tại các khu vực xảy ra thảm họa.
Mặt khác đối với những khu vực có vị trí chiến lược như Bình - Trị - Thiên thì vấn đề đặt ra là đảm bảo phát triển kinh tế tại những khu vực bị ảnh hưởng phải gắn với gắn với vấn đề an ninh, quốc phòng”, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nhận định.
Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao kiến nghị nhóm giải pháp nhằm khắc phục thảm họa mội trường này: “Căn cứ vào kết quả điều tra, cơ quan cảnh sát điều tra cần thiết phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về thảm họa môi trường do Formosa gây nên.
Chính phủ nên tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, người dân dưới sự hỗ trợ của các luật sư, thực hiện khởi kiện dân sự Formosa để đòi bồi thường. Căn cứ để đòi bồi thường sẽ hỗ trợ cho việc khởi kiện Formosa ra tòa. Số tiền bồi thường đó phải căn cứ vào quyết định của tòa án. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên đưa ra mức phạt cụ thể đối với thảm họa môi trường do Formosa gây ra", Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm.
Về vấn đề liên quan tới cuộc sống của người dân tại những vùng bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường, Tiến sĩ, Luật sư Hoàng Ngọc Giao cho rằng, chúng ta cần lập tức lên một kế hoạch hành động khẩn cấp để đánh giá thiệt hại môi trường ở vùng biển bị ảnh hưởng, với sự tham gia của các nhà khoa học, kể cả các nhà khoa học quốc tế.
"Chính phủ cần có chương trình hành động cụ thể, khôi phục biển miền Trung. Đây vấn đề sống còn của ngư dân tại các vùng biển bị ảnh hưởng bởi thảm họa.
Bởi lẽ, nếu chúng ta phục hồi nhanh được môi trường tại các vùng bị ảnh hưởng thì cơ hội làm ăn, sinh sống của bà con mới có thể được tái lập. Vấn đề này phải gắn với trách nhiệm của Formosa.
Việc chuyển đổi nghề nghiệp cho bà con tại các vùng bị ảnh hưởng cũng cần có kế hoạch và lộ trình thực hiện. Chúng ta cần tính đến phương án thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân tại khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa...", Tiến sĩ Luật sư Hoàng Ngọc Giao đề xuất.
Khuất Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét