09/07/2016
7-7-2016
Bây giờ, nói đến thuật ngữ kền kền, người ta nghĩ ngay đến các
nhà báo chuyên lợi dụng “quyền lực thứ tư” của mình để tống tiền hoặc làm hại
cho các cá nhân hoặc tập thể, doanh nghiệp… Tuy nhiên, bài viết này nói về một
kỉ niệm gắn với từ kền kền theo một kiểu khác.
Hồi đó, bệnh viện tôi có qui định, bất kì bệnh nhân nào tử vong,
sẽ phải mổ xác. Vì vậy mới có chuyện “cướp” xác mà tôi đã từng kể. Việc mổ xác
có một lợi ích vô cùng to lớn, là nó kiểm tra lại chẩn đoán và cách thức điều
trị của bác sĩ. Tôi thường xuyên theo dõi mổ xác những ca bệnh tử vong mà mình
có liên quan hoặc quan tâm.
Tôi thường xuyên canh giờ mổ xác để xuống phòng, xem lại xem
chẩn đoán có chính xác không, mổ có đúng chỗ, đúng bệnh không, và đặc biệt,
bệnh nhân chết vì gì. Tuy nhiên, có nhiều ca phải chờ công an vô thì mới mổ xác
được. Và thường thì công an sẽ không vô cho đến giờ nghỉ trưa, hẹn đầu giờ
chiều mới vô để chứng kiến mổ xác. Nhưng tất cả những ca ấy, chỉ cần tôi bước
ra khỏi phòng chừng 10 phút là ca mổ xác đã tiến hành xong và công an cũng đã
ra về. Tôi không có dịp chứng kiến xem bệnh nhân chết vì cái gì.
Một hôm, một gia đình bệnh nhân mời chúng tôi đi ăn trưa, tại
một nhà hàng khá sang trọng ngay gần bệnh viện. Hồi ấy, gần như không có bác sĩ
nào có đủ khả năng để tự vào ăn nhậu tại những nhà hàng sang trọng như vậy. Chỉ
vài đàn anh lớn, có phòng mạch, mới có tiền, nhưng họ cũng ít khi nào vào những
chỗ ấy.
Chúng tôi gặp nhiều người của khoa Giải phẫu bệnh (GPB – khoa
phụ trách việc mổ xác), từ bác sĩ, kĩ thuật viên người vận chuyển xác… ngồi ăn
ở đó. Khi đó, tôi luôn nghĩ họ là những người rất khổ. Khi thân nhân bệnh nhân
gặp họ thì bệnh nhân đã chết rồi, đâu có ai biết họ là ai mà cám ơn.
Sau nhiều lần thắc mắc, một đàn anh mới giải thích cho tôi. Đó
là những con kền kền. Họ nhậu từ tiền không mổ xác. Thì ra chẳng có công an nào
chứng kiến cả. Họ đuổi tôi ra, để nhanh chóng hoàn tất biên bản mổ xác mà thực
tế là không mổ, theo đặt hàng của người nhà. Và họ nhận một số tiền từ đó. Cái
nhà hàng mà sau bao nhiêu tháng ra trường tôi mới được bước chân vào lần đầu
tiên, là nơi mà trưa nào các anh cũng họp mặt.
Các bác sĩ nghĩ ra một cách, đó là nặng xin về. Khi bệnh nhân
nặng, không còn khả năng cứu chữa, các bác sĩ khuyên gia đình kí cam kết, xin
đưa bệnh nhân về. Tôi cũng đã từng làm việc đó, với suy nghĩ giúp cho gia đình
người bệnh tránh được bầy kền kền. Những câu chuyện lan truyền trong nhân viên
bệnh viện, rằng gia đình bệnh nhân bị bắt phải mua hòm với giá trên trời thì
mới được cho phép lấy xác ra, vì những qui định về vệ sinh.
Khi giám đốc mới nhậm chức, một cuộc chiến cực kì căng thẳng,
phải có sự can thiệp của bao nhiêu ô dù mà giám đốc mới mới có thể dẹp được ổ
kền kền nói trên. Khoa GPB lột xác hoàn toàn. Gia đình bệnh nhân không còn bị
bắt chẹt chuyện mổ xác hay mang xác về nữa.
Hồi đó, nhà xác của bệnh viện nằm bên ngoài bệnh viện, nên phải
có xe chở từ phòng lạnh của khoa GPB qua nhà xác. Xác được chở bằng xe chuyên
dùng. Xe cấp cứu không dùng để chở xác. Mấy anh em lái xe của bệnh viện kể, gặp
bệnh nhân nặng chết trên xe, các anh em phải cúng bái dữ dội lắm, cầu cho chở
bệnh nhân được yên ổn.
Sau này, một bữa đi công tác tỉnh bằng xe bệnh viện, tôi mới
được biết, các xe cấp cứu của bệnh viện đều chở xác về nhà bệnh nhân. Mỗi
chuyến đi như vậy sẽ được trả tiền. Và nhiều anh em hùn nhau mua xe để chở bệnh
nhân hay chở xác về nhà.
Một bệnh nhân của tôi khi bệnh nặng, gia đình muốn mang xe nhà
vào chở người bệnh nặng về. Họ rất lo lắng và nhờ tôi can thiệp. Tôi không nghĩ
ra lí do gì để phải can thiệp. Khi tôi kể cho anh đội trưởng đội xe, tôi mới
biết là ở một số bệnh viện, việc chở bệnh nhân nặng xin về, và bệnh nhân tử
vong, bị bắt buộc phải hợp đồng (có trả tiền) với xe do bệnh viện quản lí.
Khi tôi thấy những chiếc xe cấp cứu từ thiện chạy ngoài đường,
tôi rất mừng vì những người nghèo có xe chuyển bệnh khi cần. Một hôm, một người
đến gặp tôi, nhờ phòng khám đứng tên, giúp họ mua một xe cấp cứu, để chở bệnh
nhân từ thiện. Một người bạn biết chuyện liền ngăn tôi lại. Anh ấy nói: “Thế
anh tưởng mấy cái xe từ thiện đó là từ thiện thật à”.
Sau khi tôi dùng “thủ thuật” điều tra, người đàn ông đề nghị
phòng khám tôi đứng tên cho anh ấy mua xe cấp cứu cho biết, anh ta mua xe để
kinh doanh, và đồng ý chi tiền cho tôi nếu tôi giúp anh ta đứng tên mua xe cấp
cứu để kinh doanh dưới danh nghĩa từ thiện.
Bệnh
viện Nhi Trung ương đã phạm tội hình sự
Bệnh
viện Nhi Trung ương đã phạm tội hình sự
09/07/2016
9-7-2016
Vụ em bé chết trong xe cứu thương do “bảo vệ bệnh viện” không
cho xe đi đã dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dư luận. Đọc báo cũng thấy ông giám
đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã lên tiếng xin lỗi gia đình em bé và người dân
“những điều đáng tiếc đã xảy ra”.
Theo tôi, dư luận và báo chí chỉ bàn việc chiếc xe cứu thương
chở em bé bị chặn, làm cho em bé (hấp hối) chết trong xe. Trong khi một vấn đề
khác về y đức, lớn lao hơn, như phần chìm của băng sơn dưới nước, không ai
thấy.
Đó là toàn thể ban quản trị và nhân viên bệnh viện Nhi Trung
ương đã phạm vào tội (hình sự): thấy người nguy hiểm đến tính mạng mà không
cứu.
Ở các xứ đang “giẫy chết”, kém văn minh hơn VN, thì không có
việc “bác sĩ chê”, cha mẹ phải ôm con đang hấp hối rời bệnh viện để về nhà, để
con được chết ở nhà. Bác sĩ nào, bệnh viện nào làm vậy đều phạm tội “không cứu
chữa người đang nguy hiểm đến tính mạng”. Trong một vài trường hợp, không thể
cứu, theo yêu cầu của người thân, bác sĩ phụ trách bệnh nhân có thể “rút ống
thở”, hay cho một liều thuốc mê, để bệnh nhân (và gia đình) không quằn quại
trong đau khổ.
Về bệnh tình đứa bé bị “bệnh viện chê”, được mẹ ẳm về, chuyện xe
bị chặn là chuyện đạo đức lẻ tẻ. Chuyện hình sự lớn lao là vì sao “bệnh viện
chê” đứa bé ?
Ông giám đốc bệnh viện thay vì đạo đức giả lên tiếng xin lỗi này
kia, theo tôi, thì nên truy tìm nguyên nhân vì sao đứa bé bị trả về?
Theo tin báo chí, thì gia đình đứa bé đã “kiệt” vì lo thuốc men
cho con. Bấm bụng ẳm con về để con được chết ở nhà vì mẹ không còn tiền lo
thuốc thang cho con ? Hay vì bệnh trạng bé quá nặng, không thể cứu được ?
Dầu thế nào, để một đứa bé chết trước cửa bệnh viện, trước hết
là một vấn đề thuộc hình sự. Sau đó là vấn đề đạo đức y giới.
Trường học và nhà thương là hai nơi mà đạo đức được đặt lên hàng
đầu. Kế đến là trái tim yêu thương và tấm lòng bao dung.
Xã hội VN đang tiến dần đến địa ngục. Chỉ ở địa ngục, đạo đức là
đạo đức của quỉ. Ở đây trái tim yêu thương ngừng đập và tấm lòng bao dung trở
nên chật hẹp.
BV Nhi Trung ương: Tiết lộ sốc giá bán 'lốt' cho taxi ABC độc quyền
Khuôn viên Bệnh viện Nhi Trung ương đang bị “xẻ thịt” thành bến đỗ “độc quyền" của hãng taxi ABC. Cánh tài xế cũng hé lộ góc khuất phía sau hoạt động này...?
"Xẻ thịt" khuôn viên bệnh viện thành bến đỗ taxi độc quyền
Tin tức về việc bảo vệ chặn xe cứu thương tại Bệnh viện Nhi Trung ương những ngày qua đang gây bức xúc trong dư luận.
Trả lời báo chí, bà Lê Minh Hương - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Theo nguyên tắc, xe cấp cứu có chở bệnh nhân trên xe, tài xế phải xuất trình giấy tờ mới được cho vào bệnh viện. Bệnh viện bé, xe nào cũng cho vào đỗ bên trong thì không được”. Theo bà Phó giám đốc, khuôn viên bệnh viện chật hẹp nên không thể cho taxi hay xe của người nhà bệnh nhân tự ý ra vào. Vậy thực tế thì sao?
Trong các clip đều xuất hiện hình ảnh dãy xe taxi ABC dừng đỗ trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Trung ương.
|
Từ các clip đăng tải, PV báo Người đưa tin phát hiện một sự việc bất ngờ. Đó là trong các cảnh quay, tại khuôn viên bệnh viện đều xuất hiện hàng loạt xe của hãng taxi ABC đỗ.
Ghi nhận thực tế của PV trong nhiều ngày liên tiếp cũng cho thấy, việc taxi ABC hoạt động dừng đỗ, đón trả khách trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Trung ương diễn ra công khai, “mọi chỗ” mà không bị bất cứ cản trở nào. Thậm chí trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Trung ương còn có vạch kẻ chỉ nơi dừng đỗ cho taxi ABC.
Trong khi đó, theo ghi nhận, hầu hết taxi ở hãng khác đều không thể bén mảng qua cánh cổng vào phía trong bắt khách.
Như vậy, việc Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nói “Bệnh viện bé, xe nào cũng cho vào đỗ bên trong thì không được” có bất hợp lý?
Bệnh viện Nhi Trung ương thành bến đỗ độc quyền của taxi ABC.
|
Hé lộ hoạt động mua bán “lốt” xe
Theo lời một tài xế taxi, việc bán “lốt” diễn ra ở nhiều nơi, nhiều bệnh viện chứ không riêng gì Bệnh viện Nhi Trung ương.
Vị tài xế này cho biết, khi ký hợp đồng, taxi sẽ được hoạt động “độc quyền” trong sảnh hoặc khuôn viên của đơn vị. “Khi đón phải có bệnh nhân yêu cầu và nếu đi qua cửa thì phải nộp một số tiền nhất định”, tài xế taxi nói.
Theo tài xế này, nếu đơn vị “mua lốt” thì việc ra vào bệnh viện sẽ không mất tiền phí. “Đó là điều dễ hiểu mà anh em lái taxi đều biết hết”. Thậm chí, theo thông tin từ một quản lý hãng xe taxi, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân phải trả tiền qua cổng?
Thông tin từ một lái xe taxi ABC hoạt động tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, chỉ có taxi của ABC mới được đón khách trong viện, các xe khác chỉ được trả khách bên ngoài chứ không được đón khách bên trong.
Chỉ có taxi ABC được đỗ trong sảnh khám bệnh để đón trả khách.
|
Các xe của hãng ABC thường có hai hình thức: Một là tài xế sẽ sử dụng xe của công ty, hình thức này tài xế chỉ được nhận lương. Hình thức thứ hai là tài xế sử dụng xe cá nhân để hoạt động, do đó lái xe sẽ được quyền sử dụng thương hiệu, logo của hãng, tuy nhiên họ phải đóng tiền hàng tháng cho chính hãng ABC để hoạt động.
Các xe này muốn hoạt động trong bệnh viện phải đóng tiền với mức từ 3-4 triệu/tháng, gọi là mua “lốt”. Chỉ cần như vậy, các xe này có thể ra vào thoải mái, thậm chí có thể đi vòng quanh bệnh viện.
Ngoài Bệnh viện Nhi Trung ương thì một số nguồn tin cho biết hãng này còn độc quyền hoạt động tại một số bệnh viện khác.
Có thông tin cũng cho rằng, việc mua được các vị trí này phụ thuộc vào việc hãng taxi bỏ thầu và cần phải có mối quan hệ, quan hệ tốt, đấu thầu tốt thì trúng?
Phía trong khuôn viên Bệnh viện Nhi Trung ương.
|
Trong khi các xe taxi khác chỉ dám ở ngoài đón trả khách.
|
Khuôn viện Bệnh viện Nhi Trung ương thành bãi đỗ xe độc quyền của hãng taxi ABC.
|
Trong khi đó nhiều taxi của các hãng phải đứng bên ngoài bắt khách.
|
Taxi ABC đậu lũ lượt trong khuôn viên bệnh viện.
|
Báo Người đưa tin tiếp tục thông tin sự việc.
Nhất Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét