“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015
Về sự xảo ngôn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tại diễn đàn Quốc hội ?!
Phạm Viết Đào.
Tại phiên chất vấn hôm qua
tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT lại quanh co, xảo ngôn khi giải trình
về chủ trường cho “ tích hợp môn lịch sử” với một vài môn khác; Đây là một ý đồ
thâm hiểm muốn xóa lịch sử dân tộc Việt, một chủ trương có nguồn gốc từ thời
Minh Thành Tổ ( Chu Nguyên Chương): cho thu đốt, đục phá những di chỉ về văn
hóa của người Giao Chỉ và phương thức “Dĩ Di trị Di”…
Xin được hỏi BT Phạm Vũ Luận
cái sự ngụy trá khi giải thích việc tích hợp này:”Về việc vì sao đưa môn
lịch sử vào môn giáo dục công dân với tổ quốc, Bộ trưởng Luận nói đó là chủ
trương tích hợp. Hơn nữa Luật giáo dục quốc phòng và an ninh, có quy định giảng
dạy về lịch sử giữ nước, lịch sử quốc phòng, “vì vậy anh em đưa nội dung môn
lịch sử vào chỗ đó để tránh trùng lắp”.( tuổi
trẻ )
Hàng ngay chắc BT cũng đi ra đường hoặc xem TV, ông không thấy các hãng
sản xuất lớn của thế giới người ta bỏ ra bao nhiêu tiền để quảng cáo, giới thiệu
khắp nơi thương hiệu ngắn gọn, dễ nhận ra nhất: SAMSUNG, SONY, TOYOTA…Mặc dù
các hãng này cũng sản xuất, kinh doanh rất nhiều thứ nhưng chỉ cần nhìn thấy
thương hiệu trên là người ta nhận ra nó từ quốc gia nào và sở hữu nhưng mặt
hàng gì và uy tín chất lượng mặt hàng đó đến đâu…
Môn lịch sử về phương diện truyền thông, về phương diện giáo dục đào tạo
nó đã trở thành một danh hiệu thiêng liêng, một thương hiệu đụng chạm vào tâm
cân vào biết bao con người. Một nền giáo dục tốt, khi soạn chương trình về các
môn khoa học xã hội nhân văn, thậm chí các môn tự nhiên, môn kỹ thuật thậm chí
tên đường phố người ta đều dựa vào “LỊCH SỬ”, khai thác những điển tích lịch sử
như một điểm tựa về kiến thức, về sự linh thiêng; một tài sản tinh thần, một
đức tin không kém hơn thần linh…
Chả nhẽ một vị BT, lại có học hàm học vị giáo sư, tiến sĩ lại không nhận
thức được điều đó ?
Người ta phải sử dụng các kiến thức lịch sử để giáo dục điều hay lẽ phải
cho công dân, cho học sinh nước mình chứ không ai làm cái quy trình ngược, bắt
lịch sử thành môn thêm nếm, ăn theo những loại thông tin, kiến thức khác…
Như ông biết những kiến thức xã hội nhiều khi nó mang màu sắc chính trị,
nó phục vụ cho những tham vọng nhất thời của giới chính trị, cầm quyền xôi thịt
nào đó; Còn lịch sử là những tinh hoa được đúc kết bằng mồ hôi, xương máu của
cả một dân tộc, của cả biết bao triều đại, thời đại…
Bây giờ, đùng một phát, các ông viện lỹ do hành chính này nọ đem xóa nó
đi ? Tại sao người Nhật, Hàn Quốc khi vào Việt Nam
lại đem chưng TOYOTA hay SAMSUNG mà không đặt một cái tên Việt hóa
nào đó cho thuận lợi, dễ nhớ, dễ thuộc?
Dựa vào lịch sử chứ không được phép bắt lịch sử ghé kế nhờ vào cái khác;
giá trị thiêng liêng của môn lịch sử là ở chỗ đó. Việc Bộ GD-ĐT cho tích hợp
lịch sử các môn khác là bước một đánh bật danh hiệu lịch sử ra khỏi những bộ óc
non trẻ của các em đang ở độ tuổi trưởng thành; coi nó là thứ thêm nếm, ăn ké,
ngủ nhờ…
Các ông coi là một sáng kiến của Bộ GD-ĐT và vi cái sáng kiến này nhà
nước nhân dân này đã mất bao nhiêu tiền trong việc xóa đi một giáo trình đã
hình thành bao nhiêu năm nay?
Xin hỏi ông Bộ trưởng: ông có thấy nước nào người ta làm vậy không?
Người ta giáo dục công dân dựa vào kiến thức lịch sử chứ không ai bắt lịch sử
gia vị cho giáo dục công dân hay an ninh, quốc phòng?
Ông hãy xem Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng vừa công bố,
phần về an ninh quốc phòng người ta nhấn mạnh tới thế lục thù địch, nguy hiểm
nhất đó là thế lực tự diễn biến và diễn biến hòa bình trong đảng và trong nhân
dân chứ chuyện Trung Quốc xây đảo, đánh ngư dân chỉ là chuyện “ ghẻ lở ngoài
da”…
Nếu đọc Dự thảo thấy những tác giả của công trình này cũng không coi
trọng các kiến thức lịch sử, để ngoài tai những bài học lịch sử của Việt Nam và đông tây
kim cổ…
“Liên quan đến dự kiến chương trình mới không
còn môn lịch sử, Bộ trưởng Luận khẳng định môn lịch sử không coi nhẹ mà coi
trọng hơn so với chương trình hiện hành, lâu nay học 1,5 tiết lịch
sử/ tuần, theo chương trình mới thì không chuyên ban học 2,5 tiết/tuần,
còn phân ban khoa học xã hội học 4 tiết/tuần, đều là các tiết học bắt
buộc, nghĩa là nội dung và khối lượng kiến thức về lịch sử là tăng lên.”( tuổi
trẻ )
Đây là cách giải trình như người Nghệ nói: “ Đưa tru ( trâu) qua rào”
cho qua chuyện; Khi lịch sử bị tích hợp vào các môn khác rồi thì ai mà đi theo
các ông kỳ nào cũng giở sách giáo khoa ra mà kiểm đếm: lịch sử có mấy bài,
giảng mấy tiết ??
Với cách dịch và biên soạn bài Nam quốc sơn hà… trong sách giáo
khoa lớp 7 vừa rồi là cách mà Bộ GD-ĐT đã làm cho học sinh chán môn sử, coi
thường môn sử…
Chính cách biên soạn và giảng dạy môn sử một cách chiếu lệ, hời hợt,
được những công chức vô cảm, vô tâm của ngành giáo dục, của hệ thống nhà trường
đã làm cho môn sử mất thiêng…Cách làm này tiếp sức cho chủ trương “ Hưng Hoa
diệt Di ”… như Khổng Tử từng nói…
Trong khi Bộ GD-ĐT tìm cách đẩy môn sử vào bóng tối thì ngày đêm tràn
ngập trên màn ảnh truyền hình là phim giã sử Tàu chiếm trọn những giờ vàng… Qua những việc làm của Bộ GD-ĐT cho thấy: nguy cơ bị Hán hóa bằng chiêu trò: "Hưng Hoa diệt Di" ( Khổng Tử ); " Dĩ Di trị Di " ( Minh Thành tổ ) là có thật; Chiêu trò này còn được hiện đại hóa theo sách lược Việt Nam áp dụng trong chiến tranh chống Mỹ: Đẩy lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận, tiến tới " Hán hóa" toàn bộ...
Với tư cách là một cử tri tôi yêu cầu ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chấm dứt
chủ trương điên rồ: tích hợp môn lịch sử vào các môn khác !
P.V.Đ.
Bộ Giáo dục thừa nhận gây hiểu nhầm về cách dạy lịch sử
Cập nhật : 10:49 | 17/11/2015
- Sáng nay, 17/11, trao đổi với lãnh đạo nhiều cơ quan báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đã hồi đáp lại các ý kiến không đồng tình về cách bố trí giảng dạy lịch sử như trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Theo Ban Xây dựng chương trình, các ý kiến chưa đồng tình với Dự thảo chương trình tổng thể có thể tổng hợp lại thành 5 vấn đề.
Thứ nhất là cần đổi mới môn học Lịch sử/ giáo dục lịch sử theo tinh thần Nghị quyết 29 là chuyển từ tập trung trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh; Muốn vậy phải rất coi trọng việc làm cho giáo dục Lịch sử không gây áp lực nặng nề, làm buồn chán học sinh như hiện nay. Trái lại, GD lịch sử phải trở nên hấp dẫn, hứng thú với người học.
Học sinh nhập vai các nhân vật trong lịch sử vụ án "hai người đàn bà sống với nhau có mang" thời Trần trong một tiết học Lịch sử. Ảnh: Lê Anh Dũng
Thứ hai, Ban Xây dựng chương trình không coi trọng GD lịch sử, để lịch sử là môn học tự chọn thì sẽ rất ít HS chọn học lịch sử, như thế chẳng khác gì xóa sổ lịch sử trong giáo dục cấp THPT.
Thứ ba, theo tinh thần coi trọng GD lịch sử, có ý kiến cho rằng nếu tích hợp trong môn KHXH hoặc môn Công dân với Tổ quốc thì không thể hiện được tầm quan trọng của GD lích sử; khó tích hợp các mạch kiến thức Giáo dục công dân, GD lịch sử và GD Quốc phòng an ninh; trái với yêu cầu giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp THPT; đội ngũ giáo viên hiện nay không dạy được môn học mới này.
Thứ tư, nếu để kiến thức lịch sử ở 3 môn Công dân với Tổ quốc, Khoa học xã hội, Lịch sử ở cùng cấp học thì kiến thức lịch sử bị xé lẻ hoặc chồng chéo nhau giữa 3 môn.
Và thứ năm, đề nghị duy trì Lịch sử là môn học riêng, bắt buộc với tất cả học sinh.
Thừa nhận gây hiểu nhầm
Trước những ý kiến chưa đồng tình này, Ban Xây dựng chương trình cho biết nhất trí về vấn đề thứ nhất. Và trong những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã tổ chức các hội thảo, cuộc thi về lịch sử, tổ chức tập huấn giáo viên, đưa các nội dung về biển đảo vào đề thi các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn…
Về vấn đề thứ hai - học sinh không chọn học Lịch sử nếu là môn tự chọn, Ban Xây dựng chương trình cho rằng, không phải học sinh thích thì chọn, không thích thì thôi, xóa sổ môn Lịch sử. Trái lại, theo Dự thảo chương trình, tất cả học sinh đều bắt buộc phải học nội dung giáo dục Lịch sử trong ít nhất 2 môn: Công dân với Tổ quốc và 1 trong 2 môn Lịch sử hoặc môn Khoa học xã hội.
Ngoài ra học sinh còn học Lịch sử trong các môn học khác và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Thời lượng học Lịch sử cũng nhiều hơn.
Ban Xây dựng chương trình nhận thiếu sót là đã trình bày chưa rõ ràng trong băn bản dự thảo, gây hiểu nhầm và từ một vài người phát biểu không chính xác dẫn đến xôn xao dư luận. Tiếp thu các ý kiến góp ý, văn bản chương trình sẽ được điều chỉnh, bổ sung rõ vấn đề này.
Bảo lưu quan điểm không để môn Lịch sử đứng độc lập
Về vấn đề thứ ba, liên quan đến tích hợp và phân hóa, Ban Xây dựng chương trình khẳng định đây là vấn đề có nhiều yêu cầu mới của Chương trình giáo dục phổ thông nên không thể tránh khỏi băng khoăn, thắc mắc.
Ban Xây dựng chương trình cho rằng cách sắp xếp các môn học Công dân với Tổ quốc và môn Khoa học xã hội (hoặc môn) Lịch sử trong Dự thảo chương trình mới là kết quả của việc rút kinh nghiệm nhằm khắc phục hạn chế của chương trình hiện hành và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của chương trình giáo dục một số nước. Về tên gọi của môn học, việc đặt tên như vậy được thực hiện thống nhất với các môn học/ lĩnh vực khác trong chương trình.
Việc sắp xếp môn học như vậy không trái với yêu cầu giáo dục định hướng nghề nghiệp ở THPT vì đã đảm bảo cho học sinh phân hóa..
Việc thiết kế môn học tích hợp mới theo các mạch kiến thức dựa trên các môn học truyền thống mà chưa tích hợp thật mạnh (như một số nước phát triển đã làm) là một giải pháp đã cân nhắc đến năng lực dạy học tích hợp còn hạn chế của đa số giáo viên các môn học hiện nay. Các mạch kiến thức trong từng môn không phải là sự sắp đặt cạnh nhau đơn giản mà có sự tích hợp đến mức độ cần thiết, đảm bảo giáo viên từng môn học hiện nay sẽ dạy được từng mạch kiến thức tương ứng.
Về vấn đề thứ tư, học sinh sẽ học kiến thức lịch sử trong ít nhất 2 môn học. Kiến thức lịch sử sẽ được sắp xếp theo logic mới chứ không phải xé lẻ.
Đối với vấn đề đang được tranh luận gay gắt nhất là để môn Lịch sử là môn độc lập và bắt buộc, Ban Xây dựng chương trình cho rằng, nếu giữ môn học với tên gọi Lịch sử, với logic nội dung kiến thức như hiện nay thì khó đáp ứng được các yêu cầu đổi mới.
TT - Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?
Tượng đài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn tại đảo Song Tử Tây - Trường Sa - Ảnh tư liệu.
Đầu tiên phải nói qua một chút về môn văn trước đã. Vì sao? Vì văn - sử có liên quan mật thiết với nhau, một đằng là tiếng - tiếng Việt, một đằng là sử - sử Việt.
Nói hơi hình tượng, hai môn học ấy giống như đôi chân của một cơ thể, chúng khiến con người vững vàng cất bước với tâm hồn và trái tim yêu thương ở bên trong.
Môn văn đã bị chán từ lâu rồi, từ khi giáo khoa thư bị gò vào một định hướng hẹp và khi học sinh thực hành bằng văn mẫu nữa thì chao ơi, sự phản văn đã rành rành.
Trong khi môn văn bị đối tượng tiếp nhận nó lắc đầu thì môn sử cũng cùng chung số phận. Chúng ta đã đưa cho học sinh thứ sử gì vậy? Vì sao có tình trạng học sinh ngấy sử và không chọn nó làm môn thi bắt buộc?
Nguyên do rất nhiều, nhưng tựu trung sử trong giáo khoa thư cho cấp II và cấp III cũng với nguy cơ phản sử. Sử mà các em phải học đậm nhất từ sau nước Việt Nam đánh đổ phong kiến và giành độc lập, rồi cứ thế là liên hồi chiến công, hết chiến dịch này đến trận đánh khác.
Các em phải thuộc những thắng lợi luôn luôn là vẻ vang ấy và không chỉ có vậy, còn phải thuộc những liệt kê trong đó mà chúng tôi gọi là cách học sử đếm xác và đếm súng.
Tai hại rõ ràng, môn sử bị chính đối tượng tiếp nhận đẩy ra như một thứ bánh đã bị áp đặt vào khẩu phần ăn mỗi ngày cho những người đang lớn lên. Ai mà không ngấy, và khi đã ngấy rồi thì sẽ chán lẫn sợ.
Nhưng nỗi chán và ngán môn sử của học sinh có đủ là lý do để chúng ta khước từ nó? Chúng ta - cụ thể là các nhà hoạch định, nhà sư phạm, nhà làm sách giáo khoa - đã làm gì với môn sử, với lịch sử của chính dân tộc mình?
Lịch sử là môn xã hội bắt buộc trong giáo dục phổ thông của mọi quốc gia. Địa chính trị của Việt Nam nói riêng, môn lịch sử thiết nghĩ càng phải thấu đáo, khoa học, sâu sắc và dậy hương nữa mới phải.
Nói như một danh nhân của nước Việt: “Học sử để làm gì? Học sử để sống với người đã chết”. Người Việt ta phải thấm sử để mài gươm, để khôn ngoan lên, rốt cùng là để tự tin với máu xương ngàn đời của ông cha đã dựng nên non sông đất nước này.
Vậy mà người ta còn định thủ tiêu môn sử, ngụy biện rằng sử sẽ tan vào an ninh quốc phòng và giáo dục công dân... Mới nghe qua mà ai ai đều thấy rùng mình, thấy sử Việt bị tổn thương, bị xé vụn!
Môn văn và môn sử chừng như đang bị “làm thịt”. Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn, một danh nhân khác nữa đã nói đại ý như vậy đó. Chúng ta đã đi qua biển dâu với hình ảnh “Gươm đàn nửa gánh non sông một chèo”, ấy vậy mà giờ đây có không ít học sinh phổ thông không biết Nguyễn Du là ai, Trần Hưng Đạo oai phong lẫm liệt thế nào.
Chúng ta đã đánh mất nhiều thứ và giờ định đánh mất luôn môn sử trong nhà trường nữa hay sao? Vì đâu nên nỗi, ai trả lời cho người dân Việt câu hỏi đắng cay này?
Lịch sử là lịch sử, xin thưa, dù nó có thể biến tướng hoặc biến mất trong giáo dục. Nhưng dân tộc này đã chứng minh bằng hàng ngàn năm dựng và giữ nước của mình, rằng lịch sử Việt Nam nằm trong máu thịt và tâm thức của người Việt, niềm kiêu hãnh của dân mình sẽ làm nó sáng lên dù có lúc nó phải sáng lên trong bóng tối.
Và lịch sử cũng là thời gian, thời gian sẽ đặt mọi thứ vào đúng chỗ. Tôi tin môn văn rồi sẽ hấp dẫn như bản thân tiếng Việt và văn học.
Song song đó, môn sử cũng được hồi sinh bằng mùi hương của ký ức và sức sống của một môn học xác thực có khái niệm quốc tế chung là khoa học lịch sử.
Giới sử học cần phải chủ động thay đổi trước vì nếu tiếp tục dạy như cũ thì 'thà đừng dạy còn hơn', đó là ý kiến của Giáo sư Trần Ngọc Thêm, thành viên Hội đồng lý luận Trung ương trao đổi với Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC về môn sử trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam.
Trách nhiệm 'lớn hơn' đối với môn lịch sử hiện nay trong nhà trường là của 'những người biên soạn sách giáo khoa' và trách nhiệm này còn lớn hơn nữa 'chính là giới sử học', theo ý kiến tại tọa đàm của Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam.
Truyền thông và diễn đàn chất vấn ở Quốc hội Việt Nam những ngày gần đây nóng lên vì một chủ đề có liên quan tới điều được cho là ‘số phận’ của môn lịch sử trong nhà trường ở Việt Nam, mà đặc biệt tới môn sử sẽ được dạy và học ra sao ở cấp trung học phổ thông.
Liệu có đúng là môn sử có thể sẽ bị ‘xóa sổ’, thậm chí có người nói là ‘khai tử’ hay không ở đây, hay là môn lịch sử đang được tổ chức lại, mà như cách gọi là ‘tích hợp’ để dạy và học tốt hơn, hiệu quả hơn trong nhà trường, có lợi hơn cho học sinh và xã hội?
Trao đổi tại Bàn tròn Thứ Năm hôm 19/11/2015 từ Sài Gòn, Giáo sư Trần Ngọc Thêm bình luận về cuộc tranh luận đang diễn ra ở Việt Nam.
Ông nói: "Trước hết đối với giới sử học và các giáo viên, các thầy cô dạy sử, tôi nghĩ là phải chủ động thay đổi trước... Nếu mà tiếp tục dạy sử như hiện nay thì thà đừng dạy còn hơn. Nhưng mà nếu đừng dạy thì vô cùng nguy hiểm bởi vì nó sẽ đứt đoạn.
"Nếu như nghỉ dạy một thời gian, để chuẩn bị, chuẩn bị tốt, rồi sau đó tiếp tục dạy, thì như thế có những thế hệ sẽ không được đào tạo sử đến nơi đến chốn.
"Hoặc là nếu bớt hẳn chương trình dành cho môn sử đi, dù như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có nói rằng là số giờ dạy sử vẫn là nhiều đấy, nhưng tôi thì tôi nghĩ rằng nó cần phải được dạy ngang với môn văn, môn tiếng Việt.
"Tôi rất đồng ý với Giáo sư Phan Huy Lê rằng có ba môn ở Việt Nam luôn luôn có truyền thống coi trọng, đó là Quốc ngữ, Quốc văn và Quốc sử, chứ địa là không có, không có Quốc địa rồi."
'Điều rất tổn thương'
Giáo sư Trần Ngọc Thêm nói tiếp:
"Ba môn đó tôi đồng ý là phải dạy đến nơi, đến chốn, nhưng mà phải dạy theo cách khác, chắc chắn là phải theo cách khác... Nội dung giảng dạy phải tôn trọng sử học, chứ không thể có chuyện là Lê Văn Tám...
"Bởi vì Giáo sư Phan Huy Lê đã được sự ủy nhiệm của nhà sử học, Bộ trưởng Trần Huy Liệu đã công bố chuyện rằng là hình tượng Lê Văn Tám là hình tượng do ông sáng tác ra.
"Thế thì không thể để một giai đoạn mấy chục năm là học sinh, cả bản thân chúng tôi cũng được học Lê Văn Tám, và như thế thế hệ chúng tôi đã bị đánh lừa.
"Chúng ta có thể nhân danh cuộc chiến đối với kẻ xâm lược là đế quốc Pháp để mà làm chuyện nọ, chuyện kia, nhưng mà không được nhân danh đó để đánh lừa cả một thế hệ.
"Tôi cho điều đó là điều rất tổn thương đối với chúng tôi và không thể để sự tổn thương này tiếp tục được nữa...", Giám đốc Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, nói với BBC.
Trách nhiệm của ai?
Từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nêu quan điểm về cuộc tranh luận đang diễn ra về môn lịch sử ở nhà trường Việt Nam.
Ông nói: "Tôi cho rằng những ý kiến mà dư luận đã đưa lên, hoặc là những ý kiến ngay trong buổi tọa đàm của chúng ta hôm nay, nói về việc dạy sử ở Việt Nam, thì tôi nghĩ rằng đúng như thế thật.
"Thế nhưng trách nhiệm là của ai? Tôi nghĩ rằng trách nhiệm trước hết là của các thầy, các cô trực tiếp đứng lớp. Nhưng mà trách nhiệm lớn hơn các thầy các cô là của những người biên soạn chương trình và sách giáo khoa.
"Nhưng mà lại lớn hơn trách nhiệm của những người biên soạn chương trình và sách giáo khoa nữa chính là của giới sử học.
"Bởi vì... người ta than phiền là vì sao mà chúng ta (Việt Nam) chỉ dạy có lịch sử chiến tranh, mà không có lịch sử văn hóa, lịch sử kinh tế, thế thì là vì tại anh không có thành tựu nghiên cứu thì lấy đâu ra mà dạy?
"Thứ hai người ta chê là tại sao sử của mình cứ viết một chiều, một chiều tôi phải xin nói cái đấy không phải là lỗi của người viết sách giáo khoa."
"Người viết sách giáo khoa người ta phải viết theo chính sử của nhà nước, cho nên bây giờ tôi nghĩ chính các vị ở giới sử học ấy là phải có một sự đổi mới thật là mạnh mẽ thì như vậy ta mới mong dạy môn sử tốt được.
"Điểm thứ hai là dạy sử phải gắn với thực tế, thí dụ như là cho học sinh đi tham quan bảo tàng, tham quan những địa điểm lịch sử, ví dụ ở Hà Nội có thể đến thăm Gò Đống Đa, địa điểm lịch sử.
"Các địa phương khác, địa phương nào cũng có những địa điểm lịch sử, cho học sinh gặp những nhân vật lịch sử, những người mà đã trải qua những giai đoạn lịch sử, hoặc là mời họ đến trường nói chuyện, thì tôi thấy tất cả những cách làm đó nó sẽ làm cho môn sử sinh động hơn nhiều.
"Và tôi cũng chia sẻ với Giáo sư Trần Ngọc Thêm là giới văn nghệ sỹ cũng không thể đứng ngoài chuyện ấy được.
"Nếu chúng ta có nhiều phim hay, nhiều thơ hay, nhiều truyện hay, nhiều nhạc hay về các giai đoạn lịch sử thì chắc chắn là trẻ em mà người lớn cũng sẽ hiểu sử hơn," Giáo sư Thuyết nói.
Vẫn rất cần thiết
Từ Sơn Tây, một phụ huynh đồng thời là nhà giáo, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn nói với BBC dù được 'tích hợp' hay là không trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông tổng quát, thì môn lịch sử vẫn là một học rất cần thiết trong nhà trường.
Bà Thanh Nhàn nói:
"Tôi cũng nghe đồng nghiệp trao đổi về việc dạy tích hợp môn lịch sử và cũng như là một số môn học khác ở trong nhà trường.
"Bởi vì tích hợp là rất nhiều môn chứ không phải chỉ là môn lịch sử và chúng tôi cũng nói với nhau nhiều về chuyện này.
"Với riêng bản thân tôi, tôi nghĩ rằng cho dù là tích hợp hay là không tích hợp, thì môn lịch sử vẫn là môn học rất cần thiết cho nhà trường.
"Bởi vì rõ ràng là con người có tổ, có tông, có nguồn, có gốc, và môn lịch sử không chỉ dạy cho học sinh, trang bị cho học sinh kiến thức, mà nó còn góp phần hình thành nhân cách, rồi cả tinh thần yêu nước, rồi cả chuyện yêu truyền thống của cả dân tộc mình.
"Cũng như là cần hiểu biết về nền văn minh của dân tộc, cũng như là nền văn minh của cả nhân loại, và từ đó thì nó có thể có được tinh thần tự tôn dân tộc, cũng như là sự kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông.
"Tôi nghĩ rằng môn lịch sử là rất cần thiết trong nhà trường, còn nếu để dạy tích hợp, thì có thể đấy cũng là một cách giảm tải tốt cho học sinh.
"Giảm tải tốt, bởi vì học sinh sẽ bớt đi cái áp lực của bộ môn.
"Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng Bộ Giáo dục sẽ cần phải xây dựng chương trình và đổi mới cách dạy sao đó để môn sử đạt được hiệu quả cần thiết nhất của nó trong trường học," nhà giáo Thanh Nhàn, từ Trường Trung học Phổ thông Sơn Tây, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nói với Bàn tròn của BBC.
Truyền thông quan tâm
Trao đổi với Bàn tròn Thứ Năm từ Bangkok, phóng viên Ben Ngô của BBC Việt ngữ tường thuật góc nhìn và quan tâm của truyền thông, báo chí với cuộc tranh luận về môn lịch sử ở trường học Việt Nam.
Anh Ben Ngô nói: "Theo tôi thấy một số tờ báo lớn ở Sài Gòn cũng như Hà Nội chủ yếu họ đề cập đến chuyện yêu nước với môn lịch sử.
"Nhưng mà thực ra tôi thấy trong vấn đề này nó có ba chuyện.
"Thứ nhất là bối cảnh, thời điểm diễn ra dự án tích hợp môn lịch sử này, trong lúc ông Tập (Cận Bình) mới thăm Việt Nam xong, rồi trong lúc Biển Đông tiếp tục căng thẳng, thì cái chuyện đề án tích hợp môn lịch sử có thể khiến công luận người ta hoài nghi cái lộ trình gì đó.
"Ngoài ra tôi cảm thấy một vấn đề mà nhiều nhà báo họ có nói trên mạng xã hội thôi chứ họ không nói trên mặt báo ở trong nước (Việt Nam) là chuyện môn lịch sử ở trong nhà trường lâu nay thì... hình như là chỉ dạy về lịch sử của chế độ thôi, là gần như bỏ qua quá trình lịch sử dân tộc trước hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
"Ngoài ra, tôi thấy một nhà báo đặt vấn đề cũng đáng quan tâm là ông ấy nói có những nhân vật trong sách giáo khoa lịch sử như là Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn, thì nhân vật đó là hư cấu hay là thực?
"Bao giờ công bố sự thật về những nhân vật lịch sử mà người ta không biết chắc là hư cấu hay là có thực trong lịch sử.
"Những vấn đề đó người ta ít đọc được trên những tờ báo trong nước mà chỉ có thể thấy trên mạng xã hội thôi," phóng viên Ben Ngô nói với Tọa đàm.
Tích hợp và thích hợp
Từ Đại học Maine Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia chia sẻ với BBC góc nhìn của ông về việc dạy học môn sử trong các nhà trường ở Mỹ và so sánh với Việt Nam.
Ông nói: "Trước hết là nước Mỹ có 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang ở nước Mỹ họ chọn cách dạy và họ chọn những sách giáo khoa các môn học sử và các môn khoa học xã hội.
"Ở Mỹ, tất cả các bang đều tích hợp, họ tích hợp từ lớp 6 cho đến lớp 12. Nhưng vấn đề không phải là vấn đề tích hợp, mà vấn đề dạy có thích hợp hay là không.
"Những bang nghèo, ví dụ như bang Maine của chúng tôi, thì không có đủ tiền để tiếp tục tập huấn và dạy cho các giáo viên, cho nên thường thường ở nhiều chỗ giáo viên không đồng đều.
"Thành ra chúng tôi ở Đại học bang Maine, chúng tôi tự lập ra những chương trình đi từ trường này cho đến trường kia, giúp tập huấn lại cho các giáo viên để cho họ có thể hiểu vấn đề phân tích lịch sử, phân tích xã hội như thế nào.
"Bởi vì vấn đề lịch sử nó không chỉ là lịch sử, không chỉ là sự kiện thế này, thế kia, mà lịch sử là học vấn đề phát triển của đất nước, phát triển của loài người và phải giúp cho người ta hiểu những mô hình phát triển nó như thế nào.
"Các thời đại như thế nào, các thời kỳ như thế nào, thì những vấn đề này giáo viên lúc ban đầu họ không được huấn luyện tốt, thành ra bây giờ vẫn tiếp tục làm.
"Thành ra nếu bây giờ so sánh bang của tôi với bang California là bang rất là giàu, thì nhất định là bang California họ dạy rất là giỏi. Trong khi chúng tôi, khi các em lên đại học, ở Đại học vẫn bắt buộc học ở khoa sử, thì chúng tôi phải dạy lại hết, là bởi vì họ dạy sai ở dưới trung học và tiểu học.
"Thành ra cái vấn đề nó không phải chỉ là vấn đề ở Việt Nam, nhưng mà nếu nói vấn đề ở Việt Nam, tôi xin nói thêm như thế này: Việt Nam phân luồng quá sớm... rồi bây giờ nói rằng các em không đi vào khoa học tự nhiên, thì nên học thứ khác, thì nó vô lý.
"Bởi vì làm như vậy các giới trẻ lớn lên, nó có sự hiểu biết về lịch sử gián đoạn và khác nhau, ở Mỹ không như vậy. Ở Mỹ, tất cả mọi người học cùng và nếu mà chưa hiểu hết, thì lên đại học sẽ tiếp tục dạy thêm.
"Bao giờ môn lịch sử và tất cả các môn khác nó cũng đi với nhau, nó tích hợp, tích hợp tùy cách tích hợp, tuy nhiên nó có thích hợp hay là không, lên trên Đại học phải chọn bao nhiêu là lớp sử, được chọn bao nhiêu lớp khoa học xã hội khác, nhưng thường thường các giáo sư họ làm những lớp thích hợp và ở dưới bắt buộc tất cả mọi em đều học giống như nhau, để cho có một nền tảng giống như nhau," Giáo sư Ngô Vĩnh Long nói với BBC.
Suy nghĩ sâu xa, vấn đề này ( bỏ dạy môn lịch sử trong nhà trường PT) có " mùi " Red China ! Có một ai đó nói rằng : Mất nước là thảm họa nhưng mất dân tộc còn nguy hơn, vì nó mất tất cả, mất vĩnh viễn. Câu này hoàn toàn không có ý nghĩa vs những kẻ cam tâm làm nô lệ.
Không cần phải cao kiến , viễn thức lắm cũng hiểu được Lịch sử là một trong những môn học cơ bản, quan trọng và lâu đời nhất trong nền giáo dục của nhân loại. Không có một quốc gia nào đưa ra ý định bỏ hay sát nhập môn Lịch sử với môn học khác, ngoại trừ quốc gia đó sắp bị diệt vong!
Thật nực cười cho ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT! Bàn dân Việt Nam từ đứa bé học lớp 5 tới các cụ già 70-80 tuổi đều ngơ ngác khi nghe ông trình bày như vậy trước Quốc Hôi!
Có một câu hỏi cơ bản về hiện tượng lạ lùng này: Tại sao ông Bộ trưởng GD-ĐT (ghớm thật - Bộ trưởng GD-ĐT nữa cơ chứ!) phải đặt vấn đề bỏ hay sát nhập môn Lịch sử với các môn học khác?
Rất mong ông Bộ trưởng trả lời rõ ràng, công khai trước 90 triệu người Việt nam và vểnh tai lên để nghe các câu chất vấn khác hoặc các câu trả lời của người Việt khắp nơi!
Thật không hiểu làm sao mà ông có thể trở thành Bộ trưởng Bộ GD-ĐT???????...
2 nhận xét:
Suy nghĩ sâu xa, vấn đề này ( bỏ dạy môn lịch sử trong nhà trường PT) có " mùi " Red China !
Có một ai đó nói rằng : Mất nước là thảm họa nhưng mất dân tộc còn nguy hơn, vì nó mất tất cả, mất vĩnh viễn.
Câu này hoàn toàn không có ý nghĩa vs những kẻ cam tâm làm nô lệ.
Không cần phải cao kiến , viễn thức lắm cũng hiểu được Lịch sử là một trong những môn học cơ bản, quan trọng và lâu đời nhất trong nền giáo dục của nhân loại. Không có một quốc gia nào đưa ra ý định bỏ hay sát nhập môn Lịch sử với môn học khác, ngoại trừ quốc gia đó sắp bị diệt vong!
Thật nực cười cho ông Bộ trưởng Bộ GD-ĐT! Bàn dân Việt Nam từ đứa bé học lớp 5 tới các cụ già 70-80 tuổi đều ngơ ngác khi nghe ông trình bày như vậy trước Quốc Hôi!
Có một câu hỏi cơ bản về hiện tượng lạ lùng này:
Tại sao ông Bộ trưởng GD-ĐT (ghớm thật - Bộ trưởng GD-ĐT nữa cơ chứ!) phải đặt vấn đề bỏ hay sát nhập môn Lịch sử với các môn học khác?
Rất mong ông Bộ trưởng trả lời rõ ràng, công khai trước 90 triệu người Việt nam và vểnh tai lên để nghe các câu chất vấn khác hoặc các câu trả lời của người Việt khắp nơi!
Thật không hiểu làm sao mà ông có thể trở thành Bộ trưởng Bộ GD-ĐT???????...
Đăng nhận xét