T.H |
Thái giám trong lịch sử Việt Nam tồn tại dưới các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Do không có bộ phận sinh dục nên con người của thái giám tiếng nói cũng như tính cách rụt rè thiên về nữ nhiều hơn nam.
Thái giám, hay hoạn quan là một chức quan tuy địa vị thấp nhưng chiếm vị trí quan trọng trong hậu cung xưa.
Cuộc đời của họ ngoài những thăng trầm biến cố theo thời cuộc, còn phải chịu thêm đủ nỗi nặng nề, thương tâm. Một trong số đó là cảm giác đơn độc, cô quạnh cho tới lúc nhắm mắt xuôi tay.
Chấp nhận "tịnh thân" đổi lấy vinh dự cho dòng tộc
Vốn từ tiếng Việt nhắc tới những vị thái giám với vô số danh từ điển hình như quan hoạn, quan thị, quan giám. Trong những từ đó đã bao hàm cả những khiếm khuyết về thể năng không thể bù đắp của những thái giám.
Không hiếm người làm thái giám bởi khi sinh ra họ đã phi nam phi nữ, không có bộ phận sinh dục của đàn ông hoặc đàn bà.
Nhưng phần đông là những người tự nguyện “tịnh thân” đặng thiến bộ phận sinh dục để được vào hầu hạ trong cung. Bởi thân làm thái giám, họ đã có thể giúp cả họ, cả tổng được nhờ.
Cái nhờ ấy lớn lao tới mức nhiều gia đình sẵn sằng hi song dòng giống nối dõi của gia tộc cho sự "cả làng còn nhờ", để đổi lấy vinh quang và sự tôn trọng của mọi người.
Nhiệm vụ chính của các thái giám thường là tổ chức và quản lý chốn hậu cung, cùng một số chuyện tế nhị khác.
Thái giám trong lịch sử Việt Nam tồn tại dưới các đời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Do không có bộ phận sinh dục nên con người của thái giám tiếng nói cũng như tính cách rụt rè thiên về nữ nhiều hơn nam.
Suốt đời họ phụng sự trong cung và lớn lên họ kết nghĩa với nhau, có thể cùng giới hoặc khác giới. Họ dùng sức đàn ông để phục vụ những việc nặng nề, sai bảo ở trong cung, nhưng trong cung toàn phụ nữ không chồng hoặc chỉ một ông chồng…
Cũng bởi môi trường sống và tâm lý phức tạp nên không ít nghiên cứu về các thái giám còn được sử dụng trong nghiên cứu về đồng tính luyến ái ngày nay.
Song hành cùng lịch sử dẫu bị chối bỏ công lao
Cũng do có thuận lợi được sống gần “thiên tử”, được nhiều ân sủng và nắm được những “thâm cung bí sử” trong triều nên thường họ cùng liên kết với nhau để thực hiện âm mưu nào đó.
Không ít triều đình rối ren, thậm chí bị đảo chính cũng là có phần góp sức không nhỏ của thái giám.
Rút kinh nghiệm từ những bậc tiền bối bị thái giám nổi loạn chuyên quyền, đến thời vua Minh Mạng (1820 – 1841) đã ban hẳn một chiếu chỉ riêng dành cho thái giám:
“Cho họ người nào việc ấy để sai khiến hầu hạ nhưng mãi mãi không cho dự vào giai và phẩm hàm quan chức. Vì chức vụ của họ là để nội đình sai khiến và truyền lệnh mà thôi.
Tất cả triều chính và việc ngoài đều không được tham dự, kẻ nào vi phạm phải trừng trị nặng, không khoan tha. Trẫm đã dặn dò, hết sức mưu tính sâu xa cho đời sau…”.
Sống quạnh hiu, chết nương nhờ cửa Phật
Tại Huế, bên cạnh những lăng tẩm lỗng lấy, không mấy người không biết tới chùa Từ Hiếu. nơi nương mình lặng lẽ của những người hầu cận vốn chiếm vai trò khá quan trọng trong cung đình xưa.
Nhưng tên tuổi cũng như vị trí của họ chưa bao giờ được đề cao. Họ là những thái giám chốn hậu cung.
Khuôn viên chùa Từ Hiếu, nơi có nghĩa trang thái giám với 25 ngôi mộ
Ngôi chùa là nơi “cưu mang” các quan thái giám trong triều Nguyễn, vốn không có con nối dõi, họ bày tỏ nguyện vọng với nhà vua, sau khi nhắm mắt xuôi tay, họ được chôn trong ngôi chùa này đặng có người lo hương khói.
Cảm thông với ước nguyện chính đáng này, vua Tự Đức đã xuống chỉ dụ chấp thuận. Họ đã đóng góp công đức vào ngôi chùa, để sau khi chết họ được mai táng, phục tự và cúng giỗ nơi này.
Vì thế, ngoài tên Từ Hiếu, chùa còn được nhiều người quen gọi là chùa Thái giám.Hiện nay, trong vườn chùa Từ Hiếu có đến 25 ngôi mộ của Thái giám triều Nguyễn. Trước mỗi ngôi mộ đều có tấm bia ghi rõ tên họ và chức vụ của từng người.
Nhiều mảnh đời chung tâm nguyện nhỏ nhoi
Về cuối đời, các thái giám triều Nguyễn lúc bấy giờ phải cư trú ở một ngôi nhà phía Bắc hoàng thành gọi là Cung giám viện.
Khi chết, số phận họ vô cùng bi thảm, không được chôn gần lăng tẩm hoặc những chốn linh thiêng và cũng chẳng được ai thờ cúng vì không có con cháu.
Để tránh bát hương trở nên lạnh lẽo khi “về trời”, nhiều người đã chọn con nuôi để dạy dỗ và lo hậu sự về sau.
Nghĩa trang thái giám hiu quạnh trong chùa Từ Hiếu
Theo tục lệ, cứ đến rằm tháng 11 hàng năm, chùa Từ Hiếu lại tổ chức ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã mất, trong đó có thái giám triều Nguyễn.
Có lẽ, một phần nhờ sự lãng quên của người đời, mà mặc dù trải qua các giai đoạn chiến tranh ác liệt nhưng phần lớn những ngôi mộ này vẫn nguyên vẹn và đa phần đều đọc được rõ chữ.
Theo lời dịch lại của một sư cụ trong chùa, thì xúc động nhất là lời lẽ trên tấm bia trước cổng nghĩa trang khiến hậu thế không khỏi chạnh lòng:
Bia đề: “Trong đời sống, chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên bình. Khi ốm đau, chúng tôi lui về đây và sau khi chết, chúng tôi sẽ được chôn chung ở đây. Dù sống hay chết, chúng tôi vẫn tìm thấy được ở đây sự yên bình”.
Phận đời đưa đẩy đã khiến nhiều thái giám có một nỗi sợ mãnh liệt lớn hơn cả cái chết, chết ở đâu, chết lúc nào… theo họ giờ không quan trọng.
Mà quan trọng nhất là được chết toàn thây, được chết cạnh cái mà mình đã cắt bỏ đi để khi về thế giới bên kia mình được chứng nhận là đã trải qua một kiếp con người.
Đó cũng là cái kết “đáng buồn thay” cho cuộc đời của những con người “sinh ra chẳng được mấy ai chấp nhận”.
theo MASK Online
Sự mê muội đến tàn độc trong thế giới Hoạn quan Trung Hoa
Nguyễn Nhung |
Sống trong trạng thái sinh lý có nhiều điểm khác với người bình thường nên đời sống của các hoạn quan Trung Hoa nhiều khi khiến người đời cảm thấy ớn lạnh.
“Nghề” Hoạn quan trong xã hội phong kiến Trung Quốc
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, có một tầng lớp quan lại đặc biệt, đó là Hoạn quan hay trịnh trọng hơn, họ được gọi là Thái giám.
Trong triều đình phong kiến Trung Quốc, nô bộc đích thực của Hoàng đế, chính là những Hoạn quan.
Dưới thời Bắc Ngụy, một số tội phạm sau khi chịu phạt (bị thiến) đã được sử dụng làm nô bộc. Đây chính là nguồn gốc đầu tiên của Hoạn quan.
Bởi thế, người ta hay gọi Hoạn quan là “người thừa”. Tuy nhiên, với nhiều cái lợi nên Hoạn quan dần trở thành nhu cầu không thể thiếu trong các triều đình.
Đến đời Đường, Tống, triều đình phong kiến không lấy Hoạn quan từ các phạm nhân mà tuyển chọn từ những người trẻ tuổi, có ngoại hình đẹp và thông minh, lanh lợi.
Đời nhà Tống, Hoạn quan đã thành một nghề nghiệp, nhiều người tự nguyện, thậm chí tranh nhau được thiến để làm Hoạn quan, được vào trong cung. Những người tự nguyện, phần lớn là ở tuổi thiếu niên.
Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn những thiếu niên tự nguyện này, thực chất là bị cha họ cho đi tìm con đường tiến thân. Cả gia đình gửi gắm hy vọng nơi đứa trẻ đi làm Hoạn quan sẽ cứu được cả nhà thoát khỏi nghèo khó.
Hoạn quan là những người thân cận với Hoàng đế hơn bất cứ ai. Họ chăm sóc, phục vụ Thiên tử mọi lúc, mọi nơi.
Những người tự nguyện dấn thân vào đường Hoạn quan, đến thời Minh đã tăng đột biến. Do vậy, trong xã hội nảy sinh những kẻ làm nghề “thiến người”.
Ngay bên ngoài Tử Cấm Thành có cửa hiệu tư nhân làm “phẫu thuật tịnh thân”. Quá nhiều người tự nguyện vào cung, triều đình không sao tiếp thu nổi.
Trong 17 năm đời Sùng Trinh, nhà Minh đã diễn ra 3 lần tuyển Hoạn quan với số lượng lên đến 10 nghìn người. Trong khi đó, số người đã “tịnh thân” trước đó nhiều gấp hai, ba lần con số trên.
Đến thời nhà Thanh, do các nô bộc đã “tịnh thân” tăng lên quá nhiều, nên triều đình đã cho phép các quan đại thần được sử dụng Hoạn quan làm nô bộc.
Làm khuynh đảo triều chính
Hoạn quan là một nghề đặc biệt. Họ được Hoàng đế rất tin cậy, có thân thế trong triều. Nhưng mặt khác, họ tự biết mình là loại người không giống ai, bị người đời khinh miệt.
Do mặc cảm nên các Hoạn quan có xu hướng cụm lại với nhau, trở thành một lực lượng đáng kể trong cung cấm.
Trong lịch sử Trung Quốc, đã có không ít chuyện các tập đoàn Thái giám làm khuynh đảo triều đình, xã tắc.
Sự biến ghê gớm do 10 Thái giám đã làm tan rã nhà Hán, mở đầu cho thời kỳ Tam quốc phân tranh, trong lịch sử Trung Quốc gọi là “Loạn Thập thường thị”.
Các Hoạn quan trong cung đình nhà Đường cũng cấu kết, tạo nên thế lực lớn đến mức có thể ép bỏ vua cũ, lập vua mới. Các vua Đường Hiến Tông, Đường Kính Tông đều bỏ mạng vì bị Hoạn quan sát hại.
Đến thời Minh, Hoạn quan thậm chí lập hẳn một “Đảng Hoạn quan” với những kẻ đứng đầu như Vương Chấn, Ngụy Trung Hiền khiến xã tắc bất an.
Ngụy Trung Hiền là một Thái giám khét tiếng trong xã hội phong kiến Trung Quốc vì thói lộng quyền, thao túng quyền lực, lũng đoạn triều đình.
Trong khi đó, dưới thời Thanh, hai Hoạn quan thân cận của Từ Hy Thái Hậu là An Đức Hải và Lý Liên Anh chính là những “hung thủ” làm sa đọa cả triều đình.
Dâm loạn trong và ngoài cung đình
Thế giới các Hoạn quan là một thế giới méo mó ghê gớm. Từ thiếu hụt về thể chất dẫn đến những thiếu hụt gớm ghiếc về mặt tâm tính.
Sau khi bị cắt bỏ "của quý", hầu hết Hoạn quan đều trở nên nữ tính, giọng nói bị thay đổi và sống trong trạng thái "dở nam, dở nữ". Chính những điểm khác người khiến họ cay độc và quái đản hơn.
Không ai khác ngoài Hoạn quan đã nghĩ ra những trò dâm loạn bạo liệt nhất, có lẽ vừa để phục vụ cho các ông vua khát thèm lạc thú, vừa tìm cách phấn khích quái đản cho đầu óc mình.
Nhiều tài liệu ghi chép lại cho thấy, Hoạn quan thường thay mặt vua ra ngoài cung để tuyển chọn mỹ nhân phục vụ cho những trò chơi chăn gối của Hoàng đế.
Chính họ cũng đã nghĩ ra trò thị dâm bằng cách tuyển trọn các mỹ nữ vào cung khỏa thân để Hoàng thượng và chính họ thị tẩm.
Không những thế, Hoạn quan cũng thường tìm đến những dụng cụ tình dục để làm thỏa mãn nhu cầu của mình.
Mặc dù đã "tịnh thân" nhưng nhu cầu sinh lý của các Thái giám không hề mất đi. Chính vì lẽ đó mà lịch sử Trung Quốc đã ghi lại không ít vụ việc liên quan đến chuyện "mây mưa" của tầng lớp này.
Chuyện quan hệ tình dục của Hoạn quan thường chỉ dừng lại ở sự đụng chạm và thỏa mãn các nhu cầu sinh lý và tâm lý mà thôi. Cũng bởi nó được phát sinh từ những suy nghĩ cay độc và biến thái của Thái giám nên "chuyện yêu" này thường rất dị dạng.
Sử sách Trung Quốc ghi chép lại nhiều mối tình đồng tính giữa Hoàng đế và Hoạn quan, đơn cử như mối tình của vua Vệ Linh Công thời Xuân Thu.
Ngoài ra, Hoạn quan có thể tìm tới những phi tần thất sủng hay gái lầu xanh để giở những trò bệnh hoạn và biến thái của mình.
Có thể nói, trong tâm lý các Hoạn quan luôn có mặc cảm bị khinh miệt, và cũng luôn muốn lăng nhục lại người khác. Bởi thế, họ có thể nghĩ ra những điều nhơ nhuốc và dã man đến mức quái quỉ. Và đó là thế giới của những bi kịch dị thường!
Có lẽ vì thừa hiểu tầng lớp Thái giám đã tác oai tác quái ra sao, nên trước khi qua đời, Từ Hy Thái Hậu dã trăng trối rằng: “Mai sau, không để cho đàn bà tham dự vào việc triều chính. Càng không được để bọn Thái giám can vào. Nhà Thanh chính vì Thái giám mà sụp…”
Mê muội và tàn bạo
Các Hoạn quan luôn mong ước vào một điều viển vông, rằng một ngày nào đó, bằng cách nào đó, họ có thể trở lại là một người đàn ông bình thường.
Không chỉ tàn độc, Hoạn quan còn đại diện cho những người mê muội và tàn bạo. Sử sách có ghi chép lại, mê tín và tin vào những điều không tưởng là đặc điểm rất dễ nhận biết của Hoạn quan Trung Hoa.
Tuy bị cắt đi bộ phận dương vật nhưng hầu hết các Hoạn quan đều mơ ước một ngày có thể tìm lại bộ phận bị cắt bỏ của mình một cách hoàn chỉnh. Họ còn hi vọng về sự hồi sinh một cách ngớ ngẩn.
Vào thời nhà Minh, rộ lên phong trào Công công ăn não và "của quý" trẻ em để hi vọng lấy lại được bộ phận đàn ông của mình.
Một số tài liệu lịch sử ghi chép lại rằng, rất nhiều trẻ nhỏ thời nhà Minh bị bắt cóc và giết hại để lấy não và “của quý” phục vụ cho những tên Thái giám tàn độc.
Không những thế, tuy thân là Hoạn quan nhưng những tên này thường thích ăn những món ăn tráng dương bổ huyết với hi vọng bộ phận sinh dục của mình sẽ tái sinh.
Có cả những tài liệu ghi chép về việc hoạn quan tìm ăn nhau thai, tinh dịch của những người chưa quan hệ vợ chồng, não người để phục vụ cho việc tìm cảm giác biến thái của mình.
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét