Tác giả: David T. John | Dịch giả: Jessica
Sau Thế chiến thứ II, Mỹ trở thành nước thống trị toàn cầu về kinh tế. Sau cuộc thế chiến, thời gian đầu Mỹ, chỉ có Mỹ là có một nền kinh tế đáng kể khi mà họ không hoàn toàn trở thành đống đổ nát (như Đức, Nhật, Ý) hay là không bị huỷ hoại nặng nề bởi những hi sinh cho cuộc chiến (như Vương quốc Anh hay Nga).
Những hãng sản xuất lớn của Mỹ không bị hề hấn gì và họ đã sản xuất khối lượng lớn các vật liệu cho chiến tranh (như máy bay, xe cộ, thiết bị điện tử); tất cả những sản phẩm này đã nhanh chóng trở thành các loại hang hoá tiêu dùng đáp ứng nhu cầu người Mỹ cũng như người tiêu dùng toàn cầu. Đồng thời những đổi mới, phát minh về khoa học và kỹ thuật của Mỹ từ phương diện kinh tế lẫn văn hoá đã tạo ra một loạt những sản phẩm chuẩn mực cho sau này như: ti vi, máy bay thương mại xuyên lục địa, máy tính được phát triển nhỏ gọn từ những “cỗ máy to bằng cả phòng ngủ của bạn”, sử dụng ống chân không, tiền đề của những chiếc iPhone với khả năng điện toán tốt hơn những cỗ máy cồng kềnh sơ khai kia; ngoài ra còn là ngành nông nghiệp cách mạng xanh mà ở một vài thời điểm nó đã giúp cung cấp lương thực cho cả thế giới. Có lẽ đỉnh vinh quang nhất của sự thống trị bá chủ này là sự kiện đưa con người lên mặt trăng vào năm 1969, hơn nửa thế kỷ sau chuyến bay một người lái xuyên Đại Tây Dương được thực hiện bởi viên phi công trẻ Lindberg vào năm 1927.
Tuy nhiên sự huy hoàng này đã giảm dần đi. Nhiều nước khác đã phát triển những trình độ công nghệ tương đương (nhiều trong số những sự phát triển đó được khuyến khích bởi chính các hãng sản xuất của Mỹ, những hãng này đã thành lập các nhà máy ở các quốc gia đó để tận dụng lợi thế chi phí lao động thấp). Và Mỹ từ một nơi là xưởng sản xuất của thế giới trở thành thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới của các loại hàng hoá tiêu dùng được sản xuất từ nước ngoài.
Từ vị thế là người cho vay của cả thế giới, chúng ta nay đã trở thành kẻ vay nợ lớn nhất thế giới.
Từ vị thế là người cho vay của cả thế giới chúng ta nay đã trở thành kẻ vay nợ lớn nhất thế giới. Chúng ta hình thành kỹ năng không ai bì được trong các thao túng tài chính, biến Phố Wall trở thành cái nôi của các công cụ tài chính, ví dụ như công cụ “giao dịch phái sinh” mà chỉ có một Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) chứ không ai khác mới có thể hiểu được về nó.
Tuy nhiên những “chuyên gia” này có vẻ biết rõ mình đang làm gì, ai cũng có thể kiếm được tiền và những ai gọi giá cổ phiếu hay tài chính thế chấp là “kiểu tăng giá ngớ ngẩn” không hẳn là vì họ là những kẻ lỗi thời mà là do họ không “phù hợp” với thời đại của thế kỷ 21.
Và “thời kỳ vàng son” đó lan ra toàn cầu – ở một số nước thì thực thi tốt hơn những nước khác – nhưng họ có những bước tiến dài trong việc xoá bỏ đói nghèo trên toàn cầu và cải thiện cấu trúc kinh tế-xã hội.
Và rồi năm 2008 thị trường thế chấp của Mỹ sụp đổ, các ngân hàng “lớn đến nỗi tưởng như không bao giờ sụp đổ” cũng đồng loạt phá sản. Nếu không bị bắt buộc phải phá sản thì các ngân hàng đó đã bị thiệt hại đáng kể, quá trình phục hồi của nó (đó là chưa kể quá trình lấy lại niềm tin từ người tiêu dung) là một quá trình dài hơi.
Cùng lúc, thị trường chứng khoán bất ngờ lao dốc và những nhà đầu tư nhỏ lẻ phải chứng kiến giá trị các khoản danh mục đầu tư của mình cũng sụp đổ theo. Vì vậy câu bình luận mỉa mai “khoản hưu trí 401k của tôi giờ đã thành khoản 201k mất rồi” đã gắn liền với tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên mức 2 con số. Mức tăng trưởng âm hàng quý trời càng khẳng định rằng sự sụp đổ này thực sự là một cuộc suy thoái, sự thâm sâu và thời gian kéo dài của nó đã khiến nó trở thành một Cuộc Đại Suy Thoái.
Không có gì bất ngờ khi Cuộc Đại Suy Thoái này đã chi phối tất cả các nền kinh tế nội địa và toàn cầu trong vòng 7 năm qua, đóng vai trò then chốt trong các cuộc bầu cử liên bang ở Mỹ vào các năm 2008, 2010, 2012 và 2014. Suốt thời gian đó luôn xuất hiện những lời bình luận đầy chua cay đổ lỗi qua lại cho nhau giữa các bên.
Về cơ bản có hai đường lối tư duy về việc làm sao để có thể đưa Mỹ (và cả thế giới) phục hồi nền kinh tế trở lại, đó là: chi tiêu tiền để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng còn đường lối kia là cứ giữ nguyên như vậy và hạn chế chi tiêu phù hợp với mức thu nhập hiện có. Những người theo Đảng Tự do/Dân chủ thì muốn chi tiền – cho mọi thứ từ chăm sóc sức khoẻ cho đến hạ tầng vật chất. Đảng bảo thủ/ Cộng hoà thì lại muốn cắt giảm chi tiêu cho mọi thứ từ các khoản thuế cho đến chi tiêu của toàn chính phủ liên bang.
Vậy thì chúng ta đã bao giờ chi tiêu chưa nhỉ! Khoản nợ của nền kinh tế Mỹ đã vượt quá sự hiểu biết của những người dân bình thường.
Tuy thế các kết quả đạt được lại không được thuyết phục cho lắm. Tăng trưởng kinh tế còn cách quá xa với con số mong muốn là 3% hàng năm. Tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống nhưng có rất nhiều người “có việc làm” lại đang phải làm việc ở những vị trí mà họ không hề thích và/hoặc được trả lương thấp. Chỉ có một phần tư dân số Mỹ cho rằng đất nước họ đang đi đúng hướng.
Phần đa số thì cho rằng thời kỳ thịnh vượng nhất đã đi qua rồi. Họ nhận thấy sự khác biệt cực lớn giữa thu nhập của những người nằm trong số “1% của thế giới” và “phần còn lại”. Khi còn ở thời kỳ thịnh vượng thì khoảng cách thu nhập không mấy liên quan; tuy nhiên khi không phải thời kỳ thình vượng thì sự ganh tị và so bì lại được dịp biểu lộ. “Hãy đánh thuế người giàu” (nhưng không được lấy đi bất cứ lợi ích nào của tôi. Hãy cắt giảm thuế (điều này làm cho người giàu thậm chí còn giàu hơn) nhưng đừng cắt giảm mạng lưới an sinh xã hội, mạng lưới này chiếm rất nhiều trong khoản nợ công của quốc gia.
Các dự án hạ tầng cơ sở lại nhắc những người hoài nghi nhớ đến các dự án khổng lồ như dự án “xây công trình vĩ đại” ở Boston, chi phí ban đầu của nó là 2.8 tỉ đô la tuy nhiên giá thành cuối cùng dự tính là khoảng 22 tỉ đô la sau 16 năm xây dựng. Vậy thì ở đây có vấn đề tham nhũng không nhỉ?
Những năm gần đây, đâu đó “khẩu hiệu” đầy lạc quan “chúng ta có thể làm được” ở Mỹ và bầu nhiệt huyết của nó đã dần biến mất. Trên toàn cầu chúng ta đang đi xuống và rõ ràng là chúng ta không còn sẵn sàng hi sinh tính mạng và công sức cho sự phục hồi nữa. Đây là kỷ nguyên mà ở đó chúng ta đã quá quen thuộc với các sự kiện như trên và cuối “đường hầm” không có tia sáng rõ ràng nào cả.
Không có câu trả lời nào thoả đáng cả.
David T. Jones là quan chức dịch vụ đối ngoại cấp cao của Bộ Đối ngoại Mỹ, người đã xuất bản vài trăm cuốn sách, bài báo, tin bài và bình luận cho các vấn đề song phương và chính sách đối ngoại nói chung của Mỹ. Trong sự nghiệp hơn 30 năm của mình ông đã tập trung vào các vấn đề chính trị-quân sự, là cố vấn cho hai Tham mưu trưởng lực lượng quân đội. Một trong các cuốn sách ông đã viết là “Một Bắc Mỹ hoàn toàn khác: Canada và Mỹ có thể học hỏi được gì từ nhau.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét