Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Người thành công nhất định phải có tĩnh khí 


Cuộc sống với sự cạnh tranh khốc liệt và vòng xoáy kim tiền đã khiến con người trở nên phụ thuộc quá nhiều vào vật chất, áp lực đè nặng lên thân thể, họ dễ dàng bực dọc, nóng nảy, gấp gáp, lo âu… Suy cho cùng, cũng bởi vì họ thiếu một phần tĩnh khí.
Tĩnh lặng mới có thể nhìn xa, bình tĩnh mới có thể tĩnh khí, tĩnh khí mới có thể làm được việc, làm được việc mới có thể thành công. Quá trình hàm dưỡng tĩnh khí chính là quá trình tìm lại sự cân bằng, kiến tạo một loại hài hòa và thành tựu một nên loại cảnh giới.
Có tĩnh khí mới có thể bảo trì trí óc thanh tỉnh, nhìn xa trông rộng, nhìn thấu được cái tinh thâm của trời đất và quy luật của vạn vật.

Có tĩnh khí mới có thể thực sự không màng danh lợi, tâm thái bình thản, không bị tiến thoái quấy rầy, thản nhiên trước sự sủng ái và không sợ hãi trước sự nhục mạ.

Có tĩnh khí mới đặt được ý chí ở nơi cao xa, tâm đặt ở chuyện lớn mà không bị thành tích làm cho kiêu ngạo và thất bại làm cho uể oải, chán nản.
Có tĩnh khí mới dũng cảm trước bất kể danh lợi nào. Dưỡng được tĩnh khí, thì khi chúng ta gặp bất kể chuyện gì đều sẽ giữ được bình tĩnh, cử trọng nhược khinh (nâng vật nặng như nâng vật nhẹ). Dưỡng được tĩnh khí chúng ta sẽ vô sự, bình thản và siêu việt chính mình, ngay thẳng, chính trực để xử thế.

Tĩnh khí là một loại khí chất, một loại tu dưỡng, một loại cảnh giới và cũng là một trong những loại trí tuệ đặc thù của người phương Đông.
Gia Cát Lượng viết thư cho con trai: “Phu quân tử chi hành, tĩnh dĩ tu thân, kiệm dĩ dưỡng đức, phi đạm bạc vô dĩ minh chí, phi ninh tĩnh vô dĩ trí viễn. Phu học, tu tĩnh dã; tài, tu học dã. Phi học vô dĩ quảng tài, phi chí vô dĩ thành học.” (Tạm dịch: Hành của người quân tử là tĩnh để tu thân, cần kiệm để dưỡng đức, không đạm bạc thì cái chí không sáng, không tĩnh lặng thì chí không xa, phải tĩnh mới học được và muốn có tài phải học, không học thì không mở rộng được cái tài, không có chí thì học không thành).
Đây chính là lĩnh hội cả đời của Gia Cát Lượng. Từ xưa tới nay, các bậc thánh hiền đều là những người đại khí, càng là gặp chuyện “kinh thiên động địa” thì càng có thể “tĩnh tâm như nước”, bình tĩnh ứng phó. Tĩnh khí là một loại thái độ ứng phó, hay nói một cách khác là trong lúc có sự kiện trọng đại phát sinh thì không phải bối rối căng thẳng mà là thong dong ứng phó.

9 cách đơn giản để giữ bình tĩnh lúc nóng giận 
Trên đời này bạn nhất định phải tha thứ cho ba người Văn hóa đàn Cổ Cầm Làm người vì sao phải nhẫn nhịn? Có thể nhẫn mới có hậu phúc!
Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn là vì người khác đánh giá mà sống, luôn sống trong bị động. Nhưng cũng có người luôn tự đi con đường của mình, bình tĩnh trước lời chê bai, dè bỉu của người khác, người như vậy dễ thành công nhất.

Phàm là người có tĩnh khí khi đối mặt với việc lớn, lại càng phản ánh ra sự thâm thúy trong họ. Họ đối với việc lớn mà có thể lấy tĩnh chế động thì đối với việc nhỏ lại càng “cầm được thì cũng buông được”.
Tĩnh khí quyết không phải là nhu nhược.
Tuy tĩnh khí nói ra thì dễ dàng nhưng làm được lại khó. Con người chứ đâu phải cỏ cây, cho nên ai mà có thể vô tình? Mỗi người, ai ai cũng đều có buồn vui, yêu ghét. Trong một hoàn cảnh nào đó, nhất định những cảm xúc sẽ bộc lộ ra, đây là bản sắc của con người. Tĩnh khí không thể cưỡng cầu, nó là định lực cần phải thông qua rèn luyện, tu dưỡng mới thành.
Tĩnh khí cũng không phải vốn sinh ra đã có, nó là kết quả của quá trình phát triển của mỗi người, cho nên có cao có thấp, ở từng người là khác nhau. Xã hội hiện đại bất ổn, cạnh tranh gay gắt, chỉ có người có tĩnh khí mới chiến thắng được.
Dưỡng được tĩnh khí sẽ đem lại cho bạn một “bầu trời trong xanh”!

Theo Letu.life 
Mai Trà biên dịch

Quy tắc đối nhân xử thế trong cuộc sống: 4 tận và 4 không tận!

Ảnh : Theo Ntdtv
Ảnh : Theo Ntdtv

I. Cả đời cần ghi nhớ “4 tận”

1. Tận tận hiếu: Hết lòng hiếu thảo.
Đối với cha mẹ phải tận hiếu; Con người dù sang hay hèn, giàu hay nghèo đều do cha mẹ sinh ra, cha mẹ khổ cực cay đắng nhọc nhằn vỗ về nuôi dưỡng thành trưởng.
Người xưa nói “Bách thiện hiếu vi tiên” là có ý nói rằng trong trăm cái thiện thì chữ hiếu là đứng đầu. Hiếu là gốc của mọi đức tính, những lý do khác đều nằm ở trong ấy, hiếu là cái nôi làm người.
2. Tận tận trung: Hết lòng trung hiếu, trung thành.
Đối với quốc gia, đối với nhân dân phải tận trung; Con người sống trên nhân thế không thể sống không nhà không cửa không quốc gia, càng không thể sinh trưởng lớn lên lơ lửng như trong chân không, những sự trưởng thành khác như tinh thần, vật chất, dinh dưỡng đều nhận đến từ trong thiên hạ, quốc gia, vì thế hãy tận tận chúng sinh, hết lòng vì mọi người, vì chúng sinh.
3 . Tận tận thành: Hết lòng chân thành, thành tâm, thành tín.
Đối với bạn bè phải tận thành: Đời người trên thế gian, ngoài tinh lực, năng lực, tài lực, vật lực, học thức, v.v… đều có tính cực hạn rất lớn. Cho dù là ai đi nữa, dù là thiên tài quý tộc hay cao nhân thế ngoại đi chăng nữa đều cũng không thể cô lập một mình với bạn bè, tha nhân và chúng sinh. Mà càng còn cần phải hết lòng thành tâm thành tín trong giao lưu, giao tế với bạn bè, lấy thành tâm thành tín làm gốc rễ căn bản để đối đãi giao lưu với người.
4. Tận tận tâm: Đối với sự nghiệp cần tận tâm.
Con người trong cuộc sống, năng lực và địa vị, giàu nghèo và sang hèn mọi thứ là khác nhau, nhưng ai cũng đều cần dựa vào công việc để mưu sinh và phát triển.
Công việc và sự nghiệp, cho dù rất nhiều lúc hết lòng quan tâm nhưng thành hay bại, được hay mất đều không thể dựa vào ý nguyện của con người mà thay đổi chuyển dời được. Nhưng chỉ cần chúng ta tận tâm tận lực mà làm những gì nên cần làm thì cho dù có thất bại hay gặp khó khăn cản trở, ở đó vẫn mãi luôn có hy vọng của người thành công.

II. “4 Điều không thể tận”, cả đời cần chú ý không nên tận lực dùng hết.

1. Không thể tận phúc.
Phúc không thể tận hưởng hết; Người xưa nói: “Phúc hề họa sở ỷ, họa hề phúc sở trí”-  hàm nghĩa chính là có ý nói rằng: Phúc nếu như thụ hưởng hết thì tất sẽ chiêu mời họa. Thử xem sự tham lam không biết đủ của một số quan tham đương thời, có mấy ai vừa có thể thực hiện được thân tại trong phúc mà biết mình đang phúc. Bậc hiền quan quý nhân đức độ đang hưởng phúc đức mà trân trọng và quý tiếc phước đức ở đời được mấy người?!
2. Không thể tận thế
Quyền thế không thể mang ra sử dụng hết; Một người có thế lực cũng không phải là người có quyền muốn làm gì thì làm. Người có chức vị cao cũng không thể có mãi cả một đời người. Thường người có tài cao, tài lớn thì khí chất thô cộc.
Đối với những người luôn tự cao tự đại, vênh mặt sai khiến người khác cần hiểu rằng: nước có thể chở thuyền lại cũng có thể lật thuyền.
Một người có tài lớn mà khí chất thô cộc, thì tuyệt không được vì giàu mà bất nhân, hoành hành bá đạo, làm những việc trái với lương tâm, cần hiểu rằng :
Nhân vô thiên tải hảo, hoa vô bách nhật hồng.
Thiên hữu bất trắc phong vân,nhân hữu đán tịch họa phúc.”
Nghĩa là:
Người không mãi ngàn năm sung túc, hoa không nở hồng cả trăm ngày.
 Trời có lúc gió mây bất trắc, người có lúc họa phúc sớm chiều.”
3. Không thể tận nói. Tận nói: nói hết nhẽ, nói đến cùng cực.
Lời nói không thể nói tận! Nói nhiều tất sẽ có sai sót cùng mất mát. Tận nói, khi nói chuyện cho dù khen hay chê, nói xấu hay nói tốt thì đều không thể tận nói, không thể nói đến cùng cực cho hết lẽ.
Lời tốt đã tận nói rồi, không những bất lợi cho người mà còn tổn hại cho chính mình. Điều tốt mà người lại nói tận sẽ thành nói quá, người mà nói lời tốt quá người nghe dễ [khinh] thường cho thành hiển thị sự thổi phồng khoác lác, cổ xúy, tâng bốc, tôn sùng, vâng lệnh, ăn bổng lộc, nịnh bợ, a dua, có khi còn thể hiện ra sự khúm núm của nịnh nọt cầu cạnh hay là bề tôi tớ, mà sẽ làm mất mát, tổn thất đến cốt khí và khí chất của bản thân. Còn những người thích nghe những lời nói quá hay, nói quá tốt, nói tận này cũng thường bị người ta cho rằng tai không thông, mắt không sáng. Vì thế việc tốt, điều tốt không thế nói quá, không thể quá khen và không thể tận nói.
Lời xấu đã tận nói rồi, đã nói tới cùng cực rồi thì không cần phân tích hay dẫn chứng chỉ rõ cũng biết tác hại của nó, người mà thích nghe người nói tận này đi nói xấu này kia thì càng không có mấy người. Vì thế nói lời không thể tận nói. Cho dù là việc tốt việc xấu, lời hay lời dở càng không thể tận nói.
4. Không thể tận hành. Tận hành: thi hành đến cùng, hành động tận cùng, hành xử một việc làm cụ thể gì đó đến cùng.
Khuôn phép, hành xử, đối nhân xử thế, và quy tắc, lể cử cùng phép tắc là không thể tận hành. Nói ở đời “Hành quy đạo củ cố nhiên thi vi nhân chi căn  bổn” – có nghĩa lý nói rằng: hành vi, hành xử, khuôn phép, lễ nghĩa đối nhân xử thế và quy tắc, quy củ, phép tắc, v.v… ở đời đương nhiên phải hành xử theo phép lấy người làm chủ, đặt người làm trọng yếu, và bởi người làm căn bản gốc gác đầu tiên trong đối nhân xử thế.
Nhưng chỉ nói phép tắc và quy củ cứng nhắc, hành xử chém phạt mà thiếu đi tính linh hoạt của mềm dẻo, bao dung lượng thứ cùng độ nhân thì “tắc hựu bất thất vi tử ban ngạnh sáo đích giáo điều chủ nghĩa” có nghĩa nói rằng: cứng nhắc quá thì không những gạt phăng hết cũng chết mất hết phép tắc, phép đã không đạt được mà còn chủ nghĩa giáo điều sáo rỗng, vậy xã hội và sự nghiệp làm sao có thể mong được phát triển đây?
Chỉ có nguyên tắc “Hành quy đạo củ” (hành xử bám theo đạo mà hành) không quên đi tính linh hoạt uyển chuyển hanh thông, mới là hành sử vì người của quan điểm và luận điểm khoa học
Văn học gia Phùng Mộng Long thời nhà Minh đã viết trong “Cảnh thế thông ngôn” (ngôn từ thông dụng cảnh tỉnh thế gian) rằng: Thế bất khả sử tận, phúc bất khả hưởng tận, tiện nghi bất khả chiếm tận, thông minh bất khả dụng tận.” (Tạm dịch: Thế không thể đem hết ra dùng, phúc không thể tận hưởng hết, tiện nghi không thể chiếm hết, thông minh không thể thể hiện hết, không thể dùng hết). Những câu đạo này đã trở thành câu tục ngữ được lưu truyền đến tận ngày nay để khuyên bảo mọi người trong việc giao tế, đối nhân xử thế của cuộc sống .
Xem thêm: Việc lớn muốn thành cần phải có “tĩnh khí” 
Truyền thuyết về chiếc quạt lông vũ của Gia Cát Lượng 
Giải mã toàn tập: Vì sao người Trung Quốc trở nên xấu xí? (Phần 4)

Không có nhận xét nào: