TTO - Sáng 28-12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
|
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương - Ảnh: V.V.T |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết ước cả năm 2015, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,68%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008, cao hơn số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 6,5%) và cao hơn mục tiêu đề ra là 6,2%.
Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giới thiệu tóm tắt dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016.
Theo đó, chỉ tiêu chủ yếu đề ra trong năm 2016 là GDP tăng khoảng 6,7%, tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%...
Chính phủ đề ra 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, đầu tiên là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường và động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo dự thảo Nghị quyết, nhóm dự thảo thứ 8 là nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. Bám sát định hướng đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XII, nhằm mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước…
Tiếp tục thúc đẩy công tác phân giới cắm mốc biên giới trên bộ; kiên trì thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982; cùng các nước ASEAN đẩy mạnh vận động thực hiện đầy đủ DOC và sớm hình thành COC.
Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo. Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn các hoạt động, âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước.
Theo chương trình, sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu gợi ý thảo luận, dự kiến sẽ có 15 địa phương phát biểu thảo luận tại hội nghị. Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 28-12 đến hết buổi sáng ngày 29-12.
V.V.THÀNH
(Tuổi trẻ)
- "Cứ chặn một trang thì 10-20 trang khác lây lan, với giọng điệu ngày càng phản động. Đó là sự câu kết giữa trong và ngoài, giữa những người bất mãn, bất đồng chính kiến với những kẻ muốn xóa bỏ CNXH, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho tình hình đã phức tạp lại càng phức tạp", Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn thẳng thắn chỉ ra.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác 2015 và triển khai kế hoạch 2016 của khối thông tin (gồm các Cục Báo chí, Phát thanh - truyền hình và Thông tin điện tử, Thông tin đối ngoại và vụ Thông tin cơ sở) của Bộ TT&TT hôm nay, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn chỉ ra bối cảnh năm 2015 có nhiều thách thức đối với công tác quản lý báo chí, quản lý thông tin.
|
Thứ trưởng TT&TT Trương Minh Tuấn. Ảnh: mic.gov.vn
|
"Trong nước ổn định chính trị vẫn là cơ bản, nhưng các thế lực thù địch vẫn tìm cách chống phá nước ta, chống Đảng và nhà nước quyết liệt hơn, tinh vi hơn.
Chưa có năm nào mà hoạt động chống phá được tăng cường như năm 2015. Tác động từ bên ngoài đến nước ta cũng rất nhiều, có mặt lợi, có hạn chế và cả những nguy cơ tiềm ẩn", ông Trương Minh Tuấn nói.
Dù vậy, đất nước vẫn vững vàng vượt qua khó khăn, kinh tế xã hội có chuyển biến tích cực, là có đóng góp của báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điện tử, thông tin đối ngoại và thông tin cơ sở.
Thứ trưởng ghi nhận hoạt động báo chí trong năm 2015 hết sức sôi động.
"Ta đã quản lý tốt hệ thống báo chí toàn quốc, phát triển báo chí ổn định hơn. Quản lý thông tin điện tử cũng tiến bộ, chủ động hơn. Thông tin đối ngoại có bước vượt bậc".
Ông chỉ ra, nếu ở các nhiệm kỳ trước, trước thềm đại hội Đảng bộ các cấp, tình hình báo chí có nhiều phức tạp. Nhưng nhiệm kỳ này, cho đến thời điểm hiện nay, tình hình báo chí cơ bản là ổn định, đảm bảo định hướng.
Thứ trưởng TT&TT tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ phục vụ thông tin cho đại hội Đảng 12 như một trọng tâm của năm 2016: xây dựng và vận hành trung tâm báo chí, tuyên truyền dự thảo văn kiện và văn kiện chính thức, làm tư liệu, phim tuyên truyền đối ngoại...
Hàng trăm trang xấu độc, phản động
Ngay sau đại hội Đảng 12 sẽ là bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp khóa mới. Nhiệm vụ của ngành là thành lập trung tâm báo chí của Hội đồng bầu cử quốc gia, vận hành trang thông tin điện tử của Hội đồng bầu cử quốc gia, tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát bầu cử ở các địa phương...
Với những trách nhiệm nặng nề, khối lượng công việc dồn dập như vậy, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn băn khoăn không biết toàn ngành có được nghỉ Tết không.
Năm 2016 tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp: khủng bố hoạt động mạnh, bất ổn tăng lên ở nhiều nơi, Biển Đông tiếp tục căng thẳng hơn vì hoạt động của TQ và can thiệp của Mỹ, đòi hỏi ứng xử khéo léo trong khu vực để tránh ngòi lửa xung đột...
|
Ảnh: mic.gov.vn
|
"Trong nước, một mặt có nhiều thuận lợi, mặt khác, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch nhằm vào nước ta ngày càng tăng cường, với nhiều chiêu bài, hình thức tinh vi xảo quyệt hơn", Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhắc quy luật muôn thưở trước các sự kiện chính trị quan trọng liên quan đến nhân sự của Đảng, nhà nước.
"Nếu năm 2014-2015, ta chỉ phải chặn một số trang mạng xấu, độc hại, như Chân dung quyền lực, Dân làm báo, Quan làm báo..., thì giờ đã có thêm hàng trăm trang như vậy. Cứ chặn một trang thì 10-20 trang khác lây lan, với giọng điệu ngày càng phản động.
Đó là sự câu kết giữa trong và ngoài, giữa những người bất mãn, bất đồng chính kiến với những kẻ muốn xóa bỏ CNXH, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, làm cho tình hình đã phức tạp lại càng phức tạp", ông thẳng thắn chỉ ra.
Quy hoạch báo chí có lý có tình
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn giao nhiệm vụ cụ thể cho 4 đơn vị thuộc khối thông tin của Bộ.
Cụ thể, Cục Báo chí phải hoàn thiện dự thảo luật Báo chí để Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối cùng, thực hiện Quy hoạch báo chí đến 2025 một cách có tình có lý tránh xáo trộn, và đảm bảo cấp thẻ nhà báo mới đúng đối tượng.
Bên cạnh đẩy mạnh thông tin ra nước ngoài về đất nước và con người VN, Cục Thông tin đối ngoại cũng phải nghiêm túc xem xét hiệu quả của các kênh truyền hình đối ngoại đang có hiện nay. Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử cũng có trách nhiệm trong việc này.
Trong khi đó, Vụ Thông tin cơ sở phải thật sự hướng tới người dân, tăng cường đến tận vùng sâu vùng xa, đưa chính sách đến với đồng bào dân tộc thiểu số...
Chung Hoàng
2 nhận xét:
Hoàng Sa và một phần Trương Sa bị mất sao nói toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc được.
Không bị mất thì có nghĩa là chuyển nhượng
Đăng nhận xét