Thuộc chuyên đề: 'Xóa sổ' môn Lịch sử, dư luận tranh cãi gay gắt
(VTC News) – GS Phan Huy Lê cho biết đang chờ những việc làm từ phía Bộ GD-ĐT sau khi Quốc hội quyết định tiếp tục giữ môn Lịch sử trong chương trình và sách giáo khoa mới.
Sáng 30/11, phát biểu tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) khẳng định trọng tâm tư vấn, phản biện của Hội là vấn đề dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hai hội thảo quốc gia đánh giá thực trạng dạy và học môn Lịch sử trong các trường trung học và đề ra các giải pháp khắc phục.
“Hội cũng kiến nghị trong lúc chưa biên soạn sách giáo khoa mới, cần bổ sung nội dung về lịch sử xác lập và đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, GS Phan Huy Lê thông tin.
Gần đây, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và thiết kế môn học tích hợp Công dân với tổ quốc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến nhằm xác định đúng vị trí và yêu cầu giáo dục của môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông.
“Môn Lịch sử, nhất là Quốc sử phải cùng vị thế với môn Quốc ngữ-Quốc văn và môn Toán học, phải là những môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc trong các trường trung học cơ sở và phổ thông”, GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.
Trong khi đó, Nghị quyết phiên họp bế mạc của Quốc hội khóa XIII ngày 27/11/2015 đã xác định “tiếp tục giữ môn lịch sử trong chương trình và sách giáo khoa mới”.
“Chúng ta hoan nghênh ý kiến chỉ đạo đó và chờ đợi công việc thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tinh thần vừa hợp tác vừa phản biện nhằm mục tiêu trả lại vị thế xứng đáng của môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông”, GS Phan Huy Lê nói.
Trước đó, tại Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15/11, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môn Lịch sử được tích hợp trong môn Khoa học xã hội và Công dân với Tổ quốc ở cấp trung học phổ thông (THPT) là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học và sẽ khiến học sinh càng quay lưng với môn Lịch sử.
Trong đó, GS. NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam chia sẻ nhiều nước phát triển đều coi lịch sử là một trong những môn học cơ bản và bắt buộc trong nền giáo dục phổ thông.
Giật mình với câu trả lời hồn nhiên: ‘Quang Trung và Nguyễn Huệ là hai bố con’
Lịch sử Việt Nam là lịch sử xây dựng và bảo vệ của một dân tộc phải tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh chống ngoại xâm triền miên, nhiều hy sinh mất mát và vô cùng oanh liệt. Đất nước Việt Nam luôn phải dựng nước đi đôi với giữ nước.
Vì vậy, GS Phan Huy Lê cho rằng lịch sử là cội nguồn sức sống của dân tộc Việt Nam.
“Không kế thừa những truyền thống của dân tộc thì làm sao có thể viết tiếp những trang sử, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau”, GS. NGND Phan Huy Lê nói.
Vị Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam lý giải chương trình THPT còn có môn Lịch sử tự chọn, nhưng với sách giáo khoa và cách dạy, cách học như hiện nay thì chắc chắn chẳng mấy học sinh chọn môn Lịch sử.
Khi thiết kế chương trình mới lại tích hợp tùy tiện môn Lịch sử với nhiều môn, không đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống
“Kết quả thi tốt nghiệp THPT đã chứng minh thực trạng này”, ông Phan Huy Lê dẫn chứng.
Cũng có cùng quan điểm này GS. NGND Vũ Dương Ninh (ĐH Quốc gia Hà Nội) dẫn chứng về sự mất đi dần dần của môn Lịch sử:
GS Vũ Dương Ninh cho rằng: “Không phải đến thời điểm này mà một vài thập kỷ qua, môn Sử đã bị đối xử thiếu công bằng”.
Ban đầu, vì lý do giảm tải, môn Lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức trong chương trình thi tốt nghiệp phổ thông. Sau đó, học sinh được phép lựa chọn thi ngoại ngữ hoặc môn Sử. Đa số học sinh ở thành phố lựa chọn ngoại ngữ, chỉ có học sinh địa phương học kém ngoại ngữ mới chọn Sử.
Môn Lịch sử đã dần biến mất khỏi chương trình với tư cách là một khoa học có chức năng riêng biệt và vô cùng quan trọng.
GS Vũ Dương Ninh cho rằng , môn Lịch sử được giảng dạy từ bậc tiểu học đến trung học, nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ một cách cẩn thận, có hệ thống.
Do đó, lịch sử đã thức tỉnh tinh thần dân tộc khi bước vào thời đại mới, đưa đất nước lên vị thế cường quốc hàng đầu thế giới. Rõ ràng, lịch sử đã được họ sử dụng như một vũ khí tinh thần.
“Lịch sử phải là một môn học độc lập, có vị trí ngang bằng với các môn học khác trong chương trình GDPT và dứt khoát là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thậm chí tiến tới coi Lịch sử Việt Nam là một môn thi trong tuyển chọn nhân viên vào các cơ quan, với người muốn nhập quốc tịch Việt Nam”, GS. NGND Vũ Dương Ninh đề xuất.
Phạm Thịnh
Sáng 30/11, phát biểu tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, GS Phan Huy Lê (Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam) khẳng định trọng tâm tư vấn, phản biện của Hội là vấn đề dạy và học môn Lịch sử trong trường phổ thông.
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hai hội thảo quốc gia đánh giá thực trạng dạy và học môn Lịch sử trong các trường trung học và đề ra các giải pháp khắc phục.
“Hội cũng kiến nghị trong lúc chưa biên soạn sách giáo khoa mới, cần bổ sung nội dung về lịch sử xác lập và đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, GS Phan Huy Lê thông tin.
Gần đây, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể và thiết kế môn học tích hợp Công dân với tổ quốc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã tổ chức hội thảo đóng góp ý kiến nhằm xác định đúng vị trí và yêu cầu giáo dục của môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông.
“Môn Lịch sử, nhất là Quốc sử phải cùng vị thế với môn Quốc ngữ-Quốc văn và môn Toán học, phải là những môn học cơ bản, độc lập và bắt buộc trong các trường trung học cơ sở và phổ thông”, GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.
Trong khi đó, Nghị quyết phiên họp bế mạc của Quốc hội khóa XIII ngày 27/11/2015 đã xác định “tiếp tục giữ môn lịch sử trong chương trình và sách giáo khoa mới”.
“Chúng ta hoan nghênh ý kiến chỉ đạo đó và chờ đợi công việc thực hiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong tinh thần vừa hợp tác vừa phản biện nhằm mục tiêu trả lại vị thế xứng đáng của môn Lịch sử trong nền giáo dục phổ thông”, GS Phan Huy Lê nói.
Trước đó, tại Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15/11, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môn Lịch sử được tích hợp trong môn Khoa học xã hội và Công dân với Tổ quốc ở cấp trung học phổ thông (THPT) là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học và sẽ khiến học sinh càng quay lưng với môn Lịch sử.
Trong đó, GS. NGND Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam chia sẻ nhiều nước phát triển đều coi lịch sử là một trong những môn học cơ bản và bắt buộc trong nền giáo dục phổ thông.
VTV
Lịch sử Việt Nam là lịch sử xây dựng và bảo vệ của một dân tộc phải tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh chống ngoại xâm triền miên, nhiều hy sinh mất mát và vô cùng oanh liệt. Đất nước Việt Nam luôn phải dựng nước đi đôi với giữ nước.
Vì vậy, GS Phan Huy Lê cho rằng lịch sử là cội nguồn sức sống của dân tộc Việt Nam.
“Không kế thừa những truyền thống của dân tộc thì làm sao có thể viết tiếp những trang sử, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau”, GS. NGND Phan Huy Lê nói.
Vị Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam lý giải chương trình THPT còn có môn Lịch sử tự chọn, nhưng với sách giáo khoa và cách dạy, cách học như hiện nay thì chắc chắn chẳng mấy học sinh chọn môn Lịch sử.
Khi thiết kế chương trình mới lại tích hợp tùy tiện môn Lịch sử với nhiều môn, không đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống
“Kết quả thi tốt nghiệp THPT đã chứng minh thực trạng này”, ông Phan Huy Lê dẫn chứng.
Cũng có cùng quan điểm này GS. NGND Vũ Dương Ninh (ĐH Quốc gia Hà Nội) dẫn chứng về sự mất đi dần dần của môn Lịch sử:
GS Vũ Dương Ninh cho rằng: “Không phải đến thời điểm này mà một vài thập kỷ qua, môn Sử đã bị đối xử thiếu công bằng”.
Ban đầu, vì lý do giảm tải, môn Lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức trong chương trình thi tốt nghiệp phổ thông. Sau đó, học sinh được phép lựa chọn thi ngoại ngữ hoặc môn Sử. Đa số học sinh ở thành phố lựa chọn ngoại ngữ, chỉ có học sinh địa phương học kém ngoại ngữ mới chọn Sử.
Môn Lịch sử đã dần biến mất khỏi chương trình với tư cách là một khoa học có chức năng riêng biệt và vô cùng quan trọng.
GS Vũ Dương Ninh cho rằng , môn Lịch sử được giảng dạy từ bậc tiểu học đến trung học, nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ một cách cẩn thận, có hệ thống.
Do đó, lịch sử đã thức tỉnh tinh thần dân tộc khi bước vào thời đại mới, đưa đất nước lên vị thế cường quốc hàng đầu thế giới. Rõ ràng, lịch sử đã được họ sử dụng như một vũ khí tinh thần.
“Lịch sử phải là một môn học độc lập, có vị trí ngang bằng với các môn học khác trong chương trình GDPT và dứt khoát là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thậm chí tiến tới coi Lịch sử Việt Nam là một môn thi trong tuyển chọn nhân viên vào các cơ quan, với người muốn nhập quốc tịch Việt Nam”, GS. NGND Vũ Dương Ninh đề xuất.
Phạm Thịnh
Giáo sư Phan Huy Lê muốn rõ thế nào là "tiếp tục giữ môn học Lịch sử?
(GDVN) - Các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia sử học đều cho rằng, cần làm rõ thế nào là "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới"?
Quốc hội đã có quyết định hợp lòng dânGS. Bùi Đình Thanh: Xã hội chưa đồng tình, càng cố càng thêm rắc rốiNhiều thầy cô ở Nghệ An không nghỉ Lễ, bàn chuyện cứu môn Lịch sửNhận diện “bộ phận không nhỏ” ngành Giáo dục
Cần làm rõ cụm từ “giữ môn học Lịch sử”
Hôm 27/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới".
Liên quan tới vấn đề này, hôm 29/11, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia sử học đầu ngành cho rằng, việc "tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới” là chỉ đạo kịp thời, sáng suốt của Quốc hội.
“Nếu việc giữ lại môn Lịch sử được đưa vào nghị quyết của Quốc hội, thì mặc nhiên cả Chính phủ chứ không phải riêng gì Bộ Giáo dục & Đào tạo phải thực hiện nghị quyết này. Tuy nhiên, việc giữ lại môn Lịch sử mới chỉ làm rõ được khía cạnh, không cho phép xóa bỏ môn môn học này.
Tuy nhiên, chúng tôi băn khăn, giữ lại môn học này theo nghĩa như thế nào? Có bắt buộc học bộ môn này hay không? vẫn chưa có câu trả lời cuối cùng. Chúng ta hãy chờ phản ứng của Bộ Giáo dục & Đào tạo xung quanh vấn đề này”, GS. Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam băn khoăn.
GS. Phan Huy Lê (ảnh: Vnexpress.net). |
Cũng theo GS. Phan Huy Lê: “Giới sử học chúng tôi coi việc giữ được môn Lịch sử là thắng lợi bước đầu trong cuộc đấu tranh nhằm khẳng định tầm quan trọng, vị trí của môn Lịch sử trong hệ thống giáo dục, đời sống xã hội.
Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục “chiến đấu” đến cùng, để môn Lịch sử không chỉ có mặt trong trương trình giáo dục, mà phải là môn cơ bản, bắt buộc.
Ở cấp THPT, môn Lịch sử không thể là môn tích hợp bởi nhu cầu về nhận thức của học sinh cấp học này không đơn thuần là học Lịch sử để biết, mà học để nắm chắc, vận dụng kiến thức lịch sử vào thực tế cuộc sống".
PGS. Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng cho rằng, nếu nói “giữ lại môn Lịch sử” thì rất mơ hồ, chưa làm rõ được vị trí, chỗ đứng của môn học này trong chương trình giáo dục đổi mới.
Vấn đề môn Lịch sử sẽ là môn độc lập hay tích hợp vẫn
Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo nhận được sự quan tâm đặc biệt ở bộ môn Lịch sử. Theo đó, ở tiểu học, Lịch sử được tích hợp trong bộ môn Khoa học xã hội theo dạng bắt buộc, cấp THPT, môn học này được phân hóa trở lại trong các môn tự chọn. Cấp THPT sẽ chỉ còn 4 môn bắt buộc gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Toán, Công dân với Tổ quốc (tích hợp từ ba phân môn Giáo dục đạo đức, Lịch sử, Giáo dục quốc phòng an ninh). |
chưa được làm rõ trong nghị quyết của Quốc hội. Trường hợp nếu nghị quyết nói môn Lịch sử là môn học độc lập thì cũng chưa chắc môn học này đã trở thanh môn học bắt buộc.
Mặt khác, việc tích hợp hay không tích hợp môn Lịch sử là vấn đề cần được bàn thảo rất kỹ, chứ không thể quyết định được trong một sớm một chiều.
Bởi lẽ, đây là lần đầu tiên chúng ta thực hiện tích hợp (theo dự thảo) môn Lịch sử. Thế nhưng, những người viết sách chưa ai viết tích hợp bao giờ.
Mặt khác, từ trước tới nay, giáo viên cũng chưa bao giờ được đào tạo giảng dạy theo kiểu tích hợp.
Tại sao Bộ Giáo dục & Đào tạo thấy khó khăn như vậy mà lại làm ngay bây giờ? Trong khi đó, đơn vị có trách nhiệm vẫn chưa tiến hành thực nghiệm trên thực tế việc dạy, học theo kiểu tích hợp này. Bộ đưa ra quan điểm về tích hợp như vậy có quá sớm?”, PGS. Văn Như Cương nhận định.
Về quan điểm chung về Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục & Đào tạo, PGS. Văn Như Cương cho rằng, đây là chủ trương phù hợp, đúng đắn.
“Tôi đồng ý với Bộ Giáo dục & Đào tạo về quan điểm đổi mới này.
Ví dụ, trường hợp học sinh chuyên về Khoa học xã hội thì môn tự nhiên như Vật lý sẽ học nhẹ hơn. Nhưng học sinh chuyên về Khoa học tự nhiên thì học môn Vật lý nặng hơn.
Cách học này sẽ giúp chúng ta phân hóa học sinh ở cấp THPT nhằm định hướng nghề nghiệp cho các em.
Nếu không thực hiện điều này, thì học sinh sẽ phải học nặng các môn như nhau, như vậy không còn gọi là phân hóa nữa”, PGS. Văn Như Cương nhận định.
Thay đổi căn bản cách dạy, học lịch sử…
Các chuyên gia sử học cho rằng nhiều học sinh quay lưng lại với môn Lịch sử có trách nhiệm từ Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Mặt khác, để năng cao chất lương giáo dục bộ môn này trong trường hợp môn Lịch sử này đứng độc lập, bắt buộc, cần thay đổi căn bản về tư duy, cách dạy, học lịch sử hiện nay...
“Tôi rất buồn vì một số lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo cho rằng, tình trạng học sinh xa dần môn học này là do Lịch sử đứng độc lập như các môn khác, rồi từ đó đưa ra phương án tích hợp để chấm dứt tình trạng này. Tuy nhiên đây là sự ngụy biện, sai lầm và lẩn tránh trách nhiệm của đơn vị chủ quản.
Trong khi đó, chúng tôi từng cảnh báo về cách giảng dạy, cách học môn lịch sử cách đây 20 năm về trước. Có lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải đưa ra “báo động đỏ” về tình trạng học sinh xa dần môn Lịch sử.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Giáo dục & Đào tạo vẫn chưa có động thái để thay đổi. Do đó, để môn Lịch sử sa sút như hiện nay, trách nhiệm đầu tiên thuộc về Bộ Giáo dục & Đào tạo”, GS Phan Huy Lê nhận định.
Từ những phân tích trên, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, cần thiết phải làm một cuộc “cách mạng” nhằm thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục chứ không riêng gì môn Lịch sử.
“Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giảng dạy môn Lịch sử nói riêng, cần thiết phải thay đổi căn bản toàn bộ hệ thống giáo dục hiện nay. Thay đổi nhận thức, trương trình, sách giáo khoa, cách dạy, cách học, chúng ta mới mong có sự thay đổi.
PGS. Văn Như Cương (ảnh GDVN) |
Đồng quan điểm trên PGS. Văn Như Cương phân tích thêm: “Dạy học bộ môn Lịch sử không chỉ đơn thuần truyền đạt những con số thuần túy về số liệu (bắt được bao nhiêu giặc, bắn rơi bao nhiêu máy bay…), càng không nên coi đây là một môn chính trị. Nếu quan điểm, cách dạy và học như vậy thì rất khô khan.
Vấn đề nằm ở chỗ, học sinh học được những gì, vận dụng như thế nào từ những kiến thức lịch sử đó".
PGS. Văn Như Cương cho rằng, để học sinh không quay lưng với môn Lịch sử, trước mắt, cần thay đổi căn bản cách giảng dạy, học tập môn Lịch sử.
"Tôi lấy ví dụ, học lịch sử cổ đại, người dạy có thể lồng ghép các câu chuyện lịch sử liên quan tới bài học đó, nhằm tạo ra sự hứng thú cho học sinh.
Hoặc khi tường thuật chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, chúng ta có thể dùng hình ảnh tư liệu trực quan, clip mô tả diễn biến...
Cách dạy như vậy sẽ tạo ra sự hứng thú cho học sinh. Chuyện này chúng ta có thể làm được, nhưng thực tế rất thì lại bị xem nhẹ” PGS. Văn Như Cương nêu quan điểm.
QUỐC TOẢN
1 nhận xét:
Sử viết theo quan điểm của đảng ta thì học làm gì? học có hại thêm!
Đăng nhận xét