Giải mật lịch sử: Cuộc “Trường chinh” đã được ĐCSTQ xuyên tạc như thế nào?
Đối với lịch sử ĐCSTQ mà nói, cuộc “Trường chinh” đóng một ý nghĩa vô cùng trọng yếu. Sau khi cướp được chính quyền từ năm 1949, ĐCSTQ vì duy trì sự thống trị của mình đã cật lực tuyên truyền nhồi sọ cho dân chúng lời dối trá “Trường chinh là kháng Nhật Bắc Thượng”. Nhưng, chuyên gia nghiên cứu lịch sử ĐCSTQ, Giáo sư khoa Lịch sử Đại học Nam Kinh Cao Hoa từng viết bài tiết lộ rằng: chân tướng của cuộc “Trường chinh” đã bị ĐCSTQ che đậy và tỉa tót, các ghi chép của ĐCSTQ luôn không ngừng tiến hành biên tạo, bẻ cong sự thật tùy theo nhu cầu chính trị. Các nhà sử học ở hải ngoại dựa trên một lượng lớn chứng cứ lịch sử đã nói rõ một sự thật: Cái gọi là “Trường chinh” kháng Nhật là giả, bỏ chạy là thật.
Hồng quân đến nhà hàng, làm áo da, ăn cơm với thịt dê
ĐCSTQ truyên truyền với dân chúng rằng, “Trường chinh” là một giai đoạn “gian khổ cùng cực” của cuộc kháng Nhật Bắc Thượng, hồng quân mỗi ngày đều phải đội trên đầu nào là mưa tên gió đạn, ăn không chắc bụng, bị hoàn cảnh bức bách đến nỗi phải ăn rễ cỏ, gặm vỏ cây, ăn dây da để chống đói. Nhưng thực tế thì không giống như vậy.
Tác giả cuốn sách “Vầng thái dương đỏ đã mọc lên như thế”, Giáo sư Khoa Lịch sử Đại học Nam Kinh Cao Hoa cho rằng, cuốn “Nhật ký Tuân Nghĩa”, một cuốn sách đã bị ĐCSTQ cắt gọt do Hà Địch Vũ viết, là một tư liệu có giá trị lịch sử cao. Cuốn nhật ký này từng ghi chép về 10 ngày sau khi một số cán bộ của đoàn cán bộ Hồng quân (Đại học Hồng quân) tiến vào thành Tuân Nghĩa, thường xuyên ra nhà hàng để ăn uống tụ tập, chủ nhà hàng làm ăn càng khấm khá, chất lượng của món gà xào cay càng tệ. Tác giả lợi dụng thời gian rảnh rỗi, đem một tấm da mà các tổ đội đi đánh phú hào kiếm được để đem đến nhà may may áo, bị thợ may hôi của bớt xén vật liệu, lửa giận bốc lên đầy cuống phổi.
Cuốn “Nhật ký Tuân Nghĩa” của Hà Địch Vũ ghi chép chi tiết cuộc sống của ông ta trong 10 ngày ở Tuân Nghĩa, đã không đến trường học làm “tuyên truyền cách mệnh”, mà chỉ tả việc cán bộ Hồng quân cùng học sinh ở Tuân Nghĩa đánh bóng rổ, tổ chức liên hoan khiêu vũ.
Vào năm 1927, Lý Nhất Manh người từng giữ chức Trưởng thư ký Đoàn tham mưu trong “vụ bạo động 1 tháng 8 tại Nam Xương”, sau này nhận chức Trưởng ban Tuyên truyền Tỉnh ủy Thiểm Cam Ninh, trong những trang viết của mình Lý Nhất Manh đã miêu tả về bữa ăn thịnh soạn của Hồng quân trong cuộc “Trường Chinh”: Hơn nửa chặng đường đi xung quanh đều là vùng sản xuất lúa gạo, mỗi ngày dọn lên đều là cơm trắng; lúc khó khăn thì có dầu bơ, còn có bánh bao chiên, sủi cảo, giăm bông, thịt dê. Có lúc muốn nghĩ cách đổi khẩu vị, giả như muốn tìm mỡ lợn, bột mì, lại có thể mượn ở nhà dân cái nồi đáy phẳng, tự mình làm bánh bao chiên. (Trích từ “Văn nhân ẩm thực đàm”)
Những Hồng quân như Lý Nhất Manh đều là người phương nam, không biết ăn sủi cảo là một chuyện lớn, bất kể như thế nào, loại nguyên liệu, cách làm, vì có trải qua quá trình chiên rán, nên bánh chiên thường thơm hơn sủi cảo. Càng làm thì tay nghề càng điêu luyện, món bánh chiên này của họ thậm chí còn nổi danh.
Lý Nhất Manh còn nói, có một đêm ở Ha Đạt Phố thuộc huyện Lâm Đào tỉnh Cam Túc, mấy người Hồng quân góp tiền lại với nhau, mua một con dê từ dân địa phương, mấy Hồng quân này đem con dê làm thành rất nhiều món, có bánh chiên nhân thịt dê, mấy người chỉ trong một đêm mà ăn hết thịt của một con dê.
Cuộc “trường chinh” có võng lọng của các lãnh đạo Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai
ĐCSTQ vẫn một mực tuyên truyền rằng, những lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai đã từng đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ Hồng quân, cùng nhau băng đèo vượt suối.
Tác giả Trương Nhung trong cuốn “Mao Trạch Đông – những câu chuyện ít người biết” đã tiết lộ, Mao Trạch Đông, Trương Văn Thiên, Vương Giá Tường trong cuộc “Trường chinh” đã bắt đầu hình thành nên một “tập đoàn 3 người” phản đối đường lối lãnh đạo của Lý Đức, Bác Cổ. Bọn họ nằm trên cáng mà thương lượng với nhau làm thế nào để giành giật quyền lực quân đội Đảng.
Cái “Tập đoàn 3 người” này (Mao Trạch Đông, Trương Văn Thiên, Vương Giá Tường) cùng nhau hành quân, thông thường là nằm trên cáng khiêng. Lãnh đạo trung ương có quyền nằm trên cáng. Trong cuộc trường chinh đầy gian nan ấy, họ đều được người khác khiêng đi như vậy. Họ Mao còn tự mình thiết kế công cụ du lịch cho chính mình. Vợ của Trương Văn Thiên là bà Lưu Anh nhớ lại Mao từng khoe khoang cái cáng khiêng của ông ta với Vương Giá Tường: “Ông xem, cái cáng khiêng mà chúng tôi thiết kế. Tôi và Giá Tường, một người bị bệnh, một người bị thương, cứ vậy mà khiêng đi’. Ông ta với Giá Tường rất đắc ý mà giới thiệu với tôi về cái “kiệt tác” của họ. Dạng cáng khiêng này, tay cầm bằng tre, dài dài, tiện leo núi, khiêng lên ít tốn sức, bên trên dùng vải bạt làm thành cái mái che hình quả bầu, giống như mui thuyền ở trên sông nước vùng phương nam vậy, không sợ nắng mưa.”
Sau đó Mao còn nói với những nhân viên công tác bên cạnh ông ta rằng, ông ra trong cuộc trường chinh ấy “ngồi trên cáng khiêng, làm cái gì? Tôi đọc sách, đọc không ít sách”. Đối với những người được khiêng bê như thế, ngày tháng đi qua thật là thoải mái.
Những người từng trải qua cuộc trường chinh nói: “Lúc leo núi, những nhân viên khiêng cáng chỉ có thể dùng đầu gối mà đi quỳ, có lúc đến mức đầu gối bị lở,… mới có thể leo lên tới đỉnh núi. Leo hết một ngọn núi, mồ hồi máu đổ suốt một chặng đường”.
Mao Trạch Đông, Trương Văn Thiên, Vương Giá Tường ba người ngồi trên cáng mà hoạch định cách tranh quyền. Đường hẹp thì đi hàng một kẻ trước người sau, đường rộng thì khiêng ngang một hàng, để cho họ tụm lại với nhau dễ nói chuyện. “Tập đoàn 3 người” này quyết định mục tiêu là bứng gốc Bác Cổ và Lý Đức, đem quân quyền trao cho Mao. Đảng quyền thì giao cho Trương Văn Thiên, Vương Giá Tường thì được thăng từ Ủy viên dự bị Bộ Chính trị lên Ủy viên Chính thức.
Cũng có cư dân mạng nói rằng, Chu Ân Lai cũng ngồi trên cáng “trường chinh”.
Việc lãnh đạo ĐCSTQ ngồi trên cáng “trường chinh” là một trong nhiều chi tiết gây nhiều phẫn nộ. Một quân nhân lão thành hơn 60 tuổi của “trường chinh” bất bình mà nói rằng: “Bọn chúng nói là nói bình đẳng, tự mình ngồi trên cáng, đó là tác phong địa chủ”.
Thảm bại bỏ chạy, huyết chiến Tương Giang Lâm Bưu suýt bị bắt, Mao Trạch Đông cúi đầu giậm chân
Từ năm 1933 đến tháng 10 năm 1937, Tưởng Giới Thạch sử dụng chiến lược vây ráp của cố vấn quân sự người Đức, điều động gần triệu quân phát động bao vây Cộng quân ở Tô Châu. Quân đội ĐCSTQ tổn thất thảm bại, không còn đất dung thân. Bắt đầu từ ngày 21 tháng 10, Hồng quân Trung ương cùng với các cơ quan hậu phương tất cả tổng cộng 9 vạn người kinh hồn bạt vía xuất phát từ Thụy Kim, Giang Tây, Ngạc Đô và Trường Đinh, Ninh Hóa thuộc Phúc Kiến chạy bổ về nơi của Hồng quân Nhị và Hồng quân Lục ở Giang Tây, bắt đầu một cuộc “trường chinh” trốn chạy.
Tưởng Giới Thạch cho quân phong tỏa bốn hướng rút lui tại Cống (Giang Tây) – Việt (Quảng Đông) – Tương (Tương Giang) – Quế (Quế Lâm) , trong lúc Hồng quân vượt qua ba tuyến phong tỏa Cống – Việt – Tương đã nhận lấy tổn thất nặng nề. Ngày 25 tháng 11 đến ngày 1 tháng 12 năm 1934, Hồng quân Trung ương đã chạy từ Hồ Nam đến huyện Hưng An tỉnh Quảng Tây rồi đến địa phận của huyện Toàn Châu, thừa cơ lúc đêm xuống họ bí mật vượt qua tuyến phong tỏa thứ tư Tương Giang, “Tiểu Gia Cát” Bạch Tông Hy đích thân chỉ huy cánh quân thép của liên minh các lãnh đạo quân phiệt gốc Quảng Tây (Quế quân) giao tranh một trận huyết chiến với Hồng quân tại Tương Giang. Cánh Tương quân (quân ở Tương Giang) cũng nhanh chóng hành quân đến Quảng Tây, cùng với Quế quân tạo thành hai gọng kiềm từ hai mặt Nam – Bắc vây chặt Hồng quân.
Đây là chiến dịch mà Hồng quân Trung ương chịu nhiều tổn thất thảm hại nhất trong suốt cuộc “Trường chinh”, máu chảy thành sông, cứ mỗi một phút là có một người thậm chí là một đoàn bị tiêu diệt, chỉ vì vượt qua Tương Giang mà từ hơn 8 vạn người đã giảm xuống chỉ còn có 3 vạn người. Quân đoàn Hồng Nhất của Lâm Bưu tổn thất nghiêm trọng, bộ chỉ huy của quân đoàn này suýt bị tập kích, Quân đoàn trưởng Lâm Bưu, Chính ủy Nhiếp Vinh Trăn và tham mưu trưởng Tả Trường Quyền đều phải bất đắc dĩ rút súng ra tự vệ và chiến đấu, mới may mắn tìm được đường máu thoát khỏi trận kịch chiến. Quân đoàn Hồng Tam của Bành Đức Hoài cũng chịu phải thương vong nghiêm trọng, Sư trưởng Sư đoàn 5. Sư đoàn 34 được mệnh danh là “sư đoàn thép” của Hồng quân bị tiêu diệt toàn bộ với Sư trưởng Trần Thụ Tương, Mao Trạch Đông nghe tin liền cúi đầu giậm chân, khóc lóc than van. Hơn 1 vạn quan binh của Quân đoàn Hồng Bát chỉ còn sót lại 1000 người. Chủ nhiệm Cục chính trị của quân đoàn này là La Vinh lúc bỏ chạy qua Tương Giang chỉ sót lại một binh sĩ duy nhất, cơ chế của quân đoàn Hồng Bát bị tiêu diệt toàn bộ.
Theo nguồn tin được biết, vào năm 1949 sau khi ĐCSTQ cướp được quốc gia, Lâm Bưu – người được xưng là “thiên tài quân sự” lúc nhắc đến trận huyết chiến Tương Giang năm xưa cũng không khỏi “xúc động bùi ngùi, trăm phần cảm khái” mà nói rằng: “Trận Tương Giang đó rất tàn khốc, quá ác liệt….”
Cuộc “Bắc thượng kháng Nhật” của Hồng quân là lời dối trá
Sau sự thảm bại ở Tương Giang, dưới sự chỉ huy của Cố Chúc Đồng, Tiết Nhạc, Hồng quân Trung ương chặn đứng truy kích, tiếp tục chạy đến Mậu Công, Xuyên Bắc, tại đây họ hội họp với Quân đoàn Hồng Tứ. Sau khi Mao Trạch Đông và Trương Quốc Đảo có sự chia rẽ, Hồng quân lại tiếp tục bỏ chạy về hướng Tây, theo kế hoạch là sẽ thông qua hành lang Cam Túc – Hà Tây chạy thẳng sang Liên Xô. Sau đó họ vô ý phát hiện ra rằng ở Thiểm Tây vẫn còn một nhánh Hồng quân nữa đang được Lưu Chí Đan chỉ huy, nếu chạy theo hướng Tây thì quá nguy hiểm, do đó trung ương ĐCSTQ quyết định ở lại Thiểm Tây.
Năm 1935, lúc Mao Trạch Đông và ĐCSTQ vừa mới chạy đến Diên An, Hồng quân chỉ còn lại 2 vạn người và chiếm giữ được địa bàn của 3 huyện nghèo đói, ngay cả việc bảo đảm sinh tồn cũng gặp phải khó khăn trầm trọng. Nhưng bản thân ĐCSTQ vốn không biết hổ thẹn, ngụy tạo lịch sử, tự mình giơ lên cái biểu ngữ “Trụ cột trung lưu lãnh đạo toàn dân tộc kháng chiến”, bịa đặt và bôi nhọ Tưởng Giới Thạch cùng với cuộc kháng chiến của Quốc quân là “chống Nhật tiêu cực, mất đất đai”, “Tưởng Giới Thạch trốn trên núi Nga Mi”, “Tưởng Giới Thạch hái quả ngọt” (ám chỉ kết quả thắng lợi của cuộc kháng chiến)
Trước cuộc trốn chạy mang tên “trường chinh” Chu Ân Lai hạ lệnh tàn sát
Tháng 10 năm 1934, trước lúc Trung ương ĐCSTQ chính thức bắt đầu cuộc đào tẩu bí mật, vì để bảo đảm không có bất cứ ai đào ngũ hoặc đầu hàng, Chu Ân Lai hạ lệnh Cục Bảo vệ Chính trị tiến hành “chỉnh lý nghiêm túc”, tiến hành một cuộc tàn sát đối với các binh lính không được tín nhiệm và các binh lính già yếu bệnh tật trong Hồng quân.
Người từng trấn thủ Trung ương Tô khu – cựu Tổng tham mưu trưởng Hồng quân Cung Sở từng tận mắt chứng kiến vợ chồng của Tham mưu trưởng quân đoàn Hồng Thập Nhị Lâm Dã bị người ta chém chết từ đằng sau lưng mà không hề hay biết. Những hành động “chỉnh lý” lạnh gan này khiến cho Cung Sở mất hẳn lòng tin vào ĐCSTQ, ông tự mình đào ngũ đầu quân cho Quốc dân đảng, trở thành “phản tướng đầu tiên của Hồng quân”.
Đương thời, cục Bảo vệ Chính trị Tô khu của ĐCSTQ có quyền lực vô biên, chỉ cần một câu “cục bảo vệ mời anh đi hỏi chuyện”, là có thể bắt người đi. Những người được mời đi như thế, đa số đều là “mất tích”, không có bất cứ lý do hay bất cứ thông tin nào sau đó được công khai. Trong thời gian này, con số những cán bộ, binh lính bị cách chức, đưa đi thẩm tra lên tới hàng ngàn, chính vì vậy lân cận vùng Thụy Kim đã xây dựng mười mấy nơi hỏi cung.
Công tác thẩm tra của Cục bảo vệ Chính trị chỉ có một câu: “Anh phạm phải sai lầm nghiêm trọng phản lại cách mạng, đội ngũ cách mạng không thể dung chứa anh, bây giờ sẽ đưa anh trở về”. Sau đó áp giải phạm nhân đến bên miệng hố, một đao một mạng, vậy là xong. Càng tàn nhẫn hơn là bắt phạm nhân tự đào huyệt mộ, sau đó dùng dao đẩy vào hoặc quỳ gối mà chôn sống, để đỡ công đào huyệt. “Loại hình giết chóc tàn khốc mang tính lịch sử này, vẫn kéo dài đến lúc quân chủ lực của Hồng quân đột phá được vòng vây sau một tháng mới kết thúc”.
Theo cuốn “Hồi ký Cung Sở” ghi lại, trên đường rút lui của Hồng quân hoặc tại những cuộc hành quân đường dài ở khu vực vành đai trắng, đều phải phái đội hỏi cung do tổ nhân viên của Cục bảo vệ Chính trị nhóm thành cùng với bộ đội Hậu vệ Cảnh giới đi cùng, những binh lính bị rớt khỏi hàng nếu như không thể dìu theo được liền “không hề lưu tình mà bắn hạ”, để khỏi bị bắt mà tiết lộ cơ mật.
Ông Cung Sở bày tỏ: “Không chỉ có các cán bộ cấp thấp ngày ngày hoảng sợ, không rõ sống chết thế nào, cán bộ cao cấp ai nấy cũng nơm nớp. Trong cái không khí khủng bố bao trùm ấy, làm sao mà con người có thể sống được? Lúc này tôi càng manh nha ý định bỏ đi.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét