2 mins trước
1. Phụ nữ thời Tống 14 tuổi mà chưa kết hôn sẽ phải chịu phạt
Thời Tống, con trai 15 tuổi phải cưới vợ, con gái 13 tuổi phải kết hôn; Minh Thái Tổ quy định nam 16 tuổi chưa kết hôn, nữ 14 tuổi chưa gả cho ai, khi đến tuổi quy định mà không kết hôn, nhất định phải bị phạt tiền.
Vào thời nhà Hán, khi hoàng đế Lí Huệ trị vì, nhà nào có con gái trên 15 tuổi chưa lập gia đình sẽ bị phạt 600 quan tiền; còn trong triều đại nhà Đường, con trai trên 20 tuổi chưa kết hôn, con gái tuổi từ 15 trở lên mà không kết hôn cũng sẽ bị xử phạt.
2. Trung Quan thôn vốn là nhà dưỡng lão cho thái giám
Một vài thập kỷ trước đây, Trung Quan thôn (中關村) vốn là một nghĩa địa hoang vu, chủ yếu là mộ thái giám. Thời nhà Minh và Thanh, thái giám được gọi là “Trung Quan”, do đó, đây được gọi là “Trung Quan mộ.”
Thái giám được lập đền và dưỡng lão trong trang viên này. Ngoài ra vì các thái giám được gọi là “Trung Quan”; sau này, nơi đây được chọn để xây viện khoa học quốc gia. Vì thấy hai chữ “Trung Quan” không tốt nên đã được đổi thành “thôn Trung Quan”.
3. Khổng Tử là nhà tiên phong về sách
“Luận ngữ” là tập sách đầu tiên của Khổng Tử:
1) Mỗi bài trong Luận ngữ đều không quá 140 từ;
2) Lời lẽ ngắn gọn, mà sâu sắc, hàm nghĩa thâm sâu;
3) Bị phân thành nhiều mảng, đa phần là viết về tâm tình của Khổng Tử, và những giao lưu về triết lý.
4) Tính tương tác cao, ông thường cùng Tử Công, Yên Hồi, Tử Lộ,… tiến hành hỏi đáp lẫn nhau;
5) Khổng Tử có hơn 3.000 đệ tử, trong đó có 72 người có danh tiếng lớn.
4. “Ghen tuông” bắt nguồn từ triều đại nhà Đường
Trong 22 năm làm tể tướng, Phòng Huyền Linh (房玄齡) là một người sáng lập quan trọng của triều đại nhà Đường. Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) đã lập bảng công thần, ban cho Phòng tể tướng hai mỹ nữ vô cùng xinh đẹp. Tuy nhiên phu nhân của tể tướng là Lư Thị lại vô cùng phiền não, không muốn cho hai mỹ nữ kia bước vào nhà.
Lý Thế Dân bèn sai người mang đến cho Phòng phu nhân một chén giấm, giả làm chén thuốc độc rồi hạ chỉ rằng: Môt là phải nhận mỹ nữ, hai là uống rượu độc. Lúc đó, Phòng phu nhân đã không ngần ngại chọn uống độc rượu, nhưng thực ra đó chỉ là một chén giấm. Thái Tông không còn cách nào khác đành thu hồi hai người đẹp về. Từ “ghen tuông” bắt nguồn từ điển tích này. Trong tiếng Hán, “ghen tuông” là “cật thố” (吃醋), theo nghĩa gốc là “uống giấm”.
Cũng từ đó, người ta còn dùng từ “giấm chua” để nói về những người vợ ghen. Trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, đoạn nói về nàng Kiều ở với Thúc Sinh, khi biết chàng có vợ đã lo lắng cho thân phận mình mà tha thiết nói:
“Như chàng có vững tay co,
Mười phần cũng đắp điếm cho một vài.
Thế trong dầu lớn hơn ngoài,
Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
Cúi đầu luồn xuống mái nhà,
Giấm chua lại tội bằng ba lửa hồng.”
Mười phần cũng đắp điếm cho một vài.
Thế trong dầu lớn hơn ngoài,
Trước hàm sư tử gửi người đằng la.
Cúi đầu luồn xuống mái nhà,
Giấm chua lại tội bằng ba lửa hồng.”
5. Cao Cầu vốn là thư đồng của Tô Đông Pha
Cao Cầu vốn có tiểu sử từ nhà Tô Đông Pha, tức là thư đồng, là người thông minh, giỏi việc chép sách. Khi Tô Thức bị điều chuyển cho phủ Trung Sơn, liền tiến cử Cao Cầu với Tăng Bố, nhưng Tăng Bố từ chối nên ông lại gửi Cao Cầu cho cho bạn mình là tiểu vương Đô thái úy Vương Sân (Vương Phổ Khanh). Có lần Vương Hứa muốn tặng con dao quý cho Vương Triệu liền sai Cao Cầu đem đi tặng.
Đúng lúc Kháp Trùng Đoan Vương đang đá cầu, đây là cơ hội để Cao Cầu thể hiện kỹ năng ưu tú của mình, từ đó giành được sự yêu thích của Triệu Cát. Về sau ông ở bên cạnh Đoạn vương. Sau khi Triệu Cát lên ngôi vương, Cao Cầu ngày càng thăng quan tiến chức.
6. Diêm Vương hóa ra không phải là một người
Chúng ta thường cho rằng Diêm Vương là một người, nhưng thực ra lại là mười người. Thập Điện Diêm La (十殿閻羅) là 10 Diêm Vương cai quản địa ngục được nhắc đến trong sách Phật. Việc này đã được đề cập đến vào cuối thời kỳ nhà Đường.
Các Diêm Vương bao gồm: Tần Quảng Vương, Sở Giang Vương, Tống Đế Vương, Ngũ Quan Vương, Diêm La Vương, Hạ Thành Vương, Tần Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Luân Hồi Vương. 10 Diêm Vương thuộc 10 điện khác nhau, cho nên gọi là Thập Điện Diêm Vương.
7. “Hậu” vốn dĩ là danh hiệu của Hoàng đế
Từ “Hậu” khiến chúng ta liên tưởng đến hoàng hậu, thái hậu,… Nhưng vào thời thượng cổ, Hậu là để biểu thị nam giới, hóa thân của quyền lực, tượng trưng cho Hoàng đế, Thiên tử. Danh xưng Hậu vẫn được lưu truyền cho đến thời nhà Chu. Năm đó, vợ của Thiên tử gọi là Phi, còn Hậu được gọi là Hoàng đế và được dùng trong cung đình hơn 360 năm.
Đến thời Chu, Phi mới đổi thành Hậu. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất 6 nước, Thiên tử gọi là Hoàng đế, vợ chính của Thiên tử được gọi là Hoàng hậu .
8. Thời Tống: Quân thần không được đi vào quán rượu, cho dù là việc công hay việc tư, nếu vi phạm đều phải chịu luật hình
Cuốn “Quy điền lục” (歸田錄) của Âu Dương Tu có ghi, Lỗ Túc Giản Công còn gọi là Dụ Đức, mặc thường phục vi hành, chè chén trong một quán rượu. Chân Tông hỏi: “Hà cơ gì lại đi vào quán rượu?”, Giản Công mới trả lời rằng: “Nhà thần nghèo, đồ uống rượu không có nên phải ra quán rượu, thần đến đó như là đến nhà mình, vừa hay có người bạn ở quê ra nên thần cùng anh ta ra quán rượu uống. Thần đã thay thường phục, nhất định là không có ai biết.” Chân Tông nhận thấy: “Rất có phẩm cách, có thể trọng dụng.”
9. Lai lịch của “Hoàng Hoa Khuê Nữ”
Trong thời cổ đại, khi một người phụ nữ chưa lập gia đình trang điểm, thường thích dùng phấn vàng đánh trên trán hoặc một vùng mặt để tạo nên các đường hoa văn; cũng có lúc dùng giấy màu vàng cắt thành các hoa văn và dán lên mặt. “Hoàng hoa” (Hoa vàng) còn chỉ hoa cúc. Vì hoa cúc có thể sống trong giá lạnh, nên từ “hoa vàng” được dùng để biểu thị khí tiết.
Vì vậy, ở phía trước từ “khuê nữ” thường thêm hai chữ “hoàng hoa”, từ đó, ám chỉ người phụ nữ chưa kết hôn, và có thể bảo trì sự thanh khiết.
10. Nguồn gốc “Nhị oa đầu”
Thời nhà Thanh, kinh thành mở cuộc luận đàm nhằm nâng cao chất lượng rượu. Thường khi chưng, cần chưng cất mới có mùi thơm; lần đầu tiên nước lạnh trong nồi được gọi là “nước rượu đầu”, lần thứ ba thay nước gọi là “nước rượu cuối”, tiếp theo sẽ đến công việc khác.
Bởi vì nước nồi đầu tiên và thứ ba khi nguội sẽ có tạp chất, chỉ sau khi đổ vào nồi thứ hai mới có thể thành rượu. Cho nên loại rượu này được gọi là “Nhị oa đầu”.
11. Thời Tống: Thuê phòng ở Khai Phong chỉ có 106 đồng
Lầu Điện Vụ, sau được đổi thành “Điếm Trạch Vụ”, chịu trách nhiệm về quản lý và bảo trì bất động sản nhà nước và bất động sản cho người dân thuê. Bạn có thấy rất quen không? Nó tương đương với việc cho thuê nhà giá thấp hiện nay. Vào thời điểm đó, Khai Phong có tổng cộng 1.192 nhà ở công, mỗi nhà với 170 Văn mỗi tháng (khoảng 360.000 VND ngày nay).
Như vậy, ở đất kinh kì, ngay dưới chân Thiên tử, những người bình thường vẫn có đủ khả năng để thuê phòng ở. Đây là một chế độ nhà ở đảm bảo, mọi người hoàn toàn có đủ khả năng để thuê.
12. Trung Quốc cổ đại có 4 tên gọi: Thần Châu, Cửu Châu, Hoa Hạ, Trung Nguyên
1) Thần Châu (神州): Các nhà hiền triết cổ đại lấy Thần Châu là trần cực, dưới là địa tâm, thường được gọi là “Thần Châu đại địa”.
2) Hoa Hạ (華夏): Ban đầu bao gồm khu vực Trung Nguyên, sau bao gồm toàn bộ lãnh thổ.
3) Cửu Châu (九州): Người Trung Quốc cổ đại phân chia như sau: Kí, Duyên, Thanh, Từ, Dương, Kinh, Lương, Ung, và Dự Châu.
4) Trung Nguyên (中原): Nơi sản sinh của nền văn minh Trung Hoa, trong thời cổ đại được dân tộc Hoa Hạ coi là trung tâm của thiên hạ.
Theo NTDTV
Quỳnh Chi biên dịch
Quỳnh Chi biên dịch
Tinh hoa dưỡng sinh của các đại danh nhân trong lịch sử
Posted By ETvn Staff 18 On In Sức khoẻ,Liệu pháp tự nhiên | No Comments
Trung Hoa cổ đại có nhiều bậc danh nhân rất chú trọng tới thuật dưỡng sinh, tiêu biểu trong đó có Chí thánh tiên sư Khổng Tử, Tống triều văn nhân Tô Đông Pha, các danh y Triều đại nhà Minh. Từ thực hành và lý luận, họ đều nhất trí quan điểm rằng tinh thần và sức khỏe cơ thể có mối liên hệ mật thiết. Cốt lõi của nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ chính là phải tu dưỡng tinh thần.
Dưới đây xin trích lược một số phương pháp dưỡng sinh cơ bản có thể đạt được an tâm định thần, tinh thần tươi trẻ minh mẫn, làm cho con người có cảm giác thanh tĩnh, bình ổn, rất đáng cho chúng ta học tập và áp dụng.
1. “Nhất Đức” dưỡng sinh pháp (Lấy tu dưỡng đạo đức làm điều quan trọng nhất trong dưỡng sinh)
Đời Minh những danh nhân tiêu biểu trong thuật dưỡng sinh đều có chung lý luận: Người nhân đức thì sống lâu, đạo đức có thể kéo dài tuổi thọ, nuôi dưỡng đạo đức là nội dung quan trọng bậc nhất trong dưỡng sinh. Đó là những thuyết pháp khẳng định rõ tu dưỡng đạo đức và lòng nhân ái là chuẩn tắc tối cao của thuật dưỡng sinh.
2. “Nhị tự” dưỡng sinh pháp
Đại văn học gia triều Tống, Tô Đông Pha cho rằng, dưỡng sinh nằm ở hai chữ “An” và “Hòa”. An tức là tĩnh tâm, Hòa tức là thuận tâm (hài lòng). An là nguyên tắc của vạn vật, làm cho con người thấy nhẹ nhàng, và người ta tuân theo, đó là thuận theo nguyên tắc của vạn vật. Nói đúng ra, mỗi người nên phải có tâm tính “An” “Hòa” thì có thể đạt được cảnh giới dưỡng sinh của vạn vật xung quanh.
Khổng Tử viết: Dưỡng sinh không phải việc một sớm một chiều, mà là việc xuyên suốt cuộc đời của con người, chủ yếu là biết hướng nội mà kiểm điểm chính mình.
3. “Tam giới” dưỡng sinh pháp
Khổng tử viết: Quân tử có tam giới: Lúc niên thiếu thì khí huyết không ổn định, cần phải hạn chế nữ sắc, kẻ cường tráng có khí huyết mạnh mẽ, cần phải biết từ bỏ tranh đấu, người già cả khí huyết đã suy cạn không nên tham vào được mất của cải. Dưỡng sinh không phải việc một sớm một chiều, mà là việc xuyên suốt cuộc đời của con người, chủ yếu là biết hướng nội mà kiểm điểm chính mình.
4. “Tứ pháp” dưỡng sinh pháp
Danh y đời Minh là Mạc Mật Trai đưa ra thuyết dưỡng sinh gồm có 4 điều như sau: “Nhất viết quả dục, nhị viết thận động, tam viết pháp thì, tứ viết lại nhanh.” (Diễn nghĩa: Thứ nhất là từ bỏ các ham muốn, nhì là vận động vừa phải, ba là sinh hoạt điều độ, bốn là mới là chữa bệnh).
Tức là từ góc độ bảo vệ sức khỏe mà nói, thì thuật dưỡng sinh chủ yếu phải tuân theo quy luật tự nhiên, tuyệt đối phải loại bỏ các tâm tính bất lương trong con người.
5. “Ngũ tri” dưỡng sinh pháp
Danh nhân đời Tống Chu Thủ Trung nói người ta cần phải biết 5 điều quan trọng (Ngũ tri) đó là: “1. Vui và giận đều tổn hại tinh thần, tinh thần phải thông suốt mới thoát được phiền muộn; 2. Suy nghĩ nhiều chỉ làm cho tinh thần sa sút, chớ nên nặng tình mà phải giữ gìn thần khí; 3. Kêu ca phàn nàn chỉ làm hao tổn khí, cố gắng kiệm lời mọi sự sẽ qua; 4. Nghe nhạc u buồn chỉ làm tổn thọ, nếu biết nén lòng buồn phiền tan biến; 5. Quá nhiều ham muốn dễ dàng mất mạng, nhẫn nhịn thành quen sẽ không làm bậy.” “Ngũ Tri” trong dưỡng sinh chính là không để cho “thất tình lục dục” trong người phát tiết.
6. “Lục tiết” dưỡng sinh pháp
Danh y đời Minh Giang Khởi Thạch thuyết giảng rất nhiều và nhấn mạnh về Lục tiết (6 điều cần hạn chế): Kiềm chế sắc dục có thể dưỡng tinh khí, kiềm chế phiền não có thể dưỡng tinh thần, kiềm chế tức giận có thể dưỡng gan, kiềm chế đau khổ có thể dưỡng sức, kiềm chế suy nghĩ có thể dưỡng tâm, kiềm chế đau buồn có thể dưỡng phế. Dưỡng sinh chú trọng dưỡng thân thể và người dưỡng thân thể tốt là người có thể dưỡng được: Tinh, Khí, Thần.
7. “Thất thực” dưỡng sinh pháp
Nhà dưỡng sinh Thạch Thành Kim triều đại nhà Thanh đã chỉ ra 7 nguyên tắc ăn uống để dưỡng sinh: 1. Ăn uống cần sớm, không để muộn; 2. Lúc ăn chậm rãi, không vội vàng. 3. Chỉ ăn vừa đủ, không quá no; 4. Nên ăn đạm bạc không quá mặn; 5. Nên ăn đồ ấm, không để lạnh; 6. Nên ăn đồ mềm, không quá cứng. 7. Ăn xong súc miệng bằng nước trà, 2-3 lần đến khi thật sạch. Ăn uống phải đúng cách và phù hợp mới có thể kiểm soát được cơ thể, là yếu tố quan trọng để dưỡng sinh
Bạn chớ xem rằng những lời lẽ của cổ nhân là lỗi thời và tầm thường. Kinh nghiệm lịch sử từ xa xưa mấy nghìn năm đã được cổ nhân đúc kết và truyền lại cho con cháu không chỉ bằng lời mà bằng cả những hành động làm gương mẫu. Tất cả được di lưu qua sử sách kinh thư cho đến ngày nay. Phải lấy việc tu dưỡng tinh thần làm mục đích tối thượng mới có thể tăng cường bồi bổ được thân thể, làm cho thân thể được khỏe mạnh từ căn bản, đó là học thuyết rất có đạo lý của cổ nhân.
Bạn hãy nhớ kỹ và thực hành hàng ngày nhé!
Theo Letu.life
Xuân Quyết biên dịch
Xuân Quyết biên dịch
Thân thế của 18 vị La Hán
Posted By ETvn Staff 04 On In Văn hóa,Văn hoá truyền thống | No Comments
Khi nhắc đến thập bát La Hán là ý chỉ 18 vị La Hán trong Phật giáo vĩnh viễn ở lại thế gian hộ Pháp, bao gồm 16 vị La Hán ban đầu và 2 vị được thêm vào sau này. Tất cả họ đều là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Đến đời nhà Thanh, khi người đời tạc tượng 16 vị La Hán, xuất phát từ lòng tôn kính nên đã đem Khánh Hữu tôn giả và đại sư Huyền Trang thêm vào thành 18 vị. Nhưng vào năm Thanh Càn Long, Hoàng đế đã xác định vị La Hán thứ 17 và 18 là: La Hán Hàng Long và La Hán Phục Hổ. Đến thời điểm ngày nay, 18 vị La Hán được xác định cuối cùng gồm những vị sau:
1. Vị La Hán thứ nhất – Tôn giả Bạt La Đọa
Ông vốn là một đại thần danh tiếng của vua Ưu Đà. Sau khi xuất gia, ông thường cưỡi hươu về cung khuyên bảo quốc vương xuất gia. Sau này quốc vương thoái vị nhường ngôi cho Thái tử và đi tu. Vì vậy, ông được người đời gọi tên là “Kị Lộc La Hán”.
2. Vị La Hán thứ hai – Tôn giả Già Phạt Tha
Ông nguyên là một nhà hùng biện của Ấn Độ cổ đại. Có người từng hỏi ông: “Thế nào là vui?” Ông giải thích rằng: “Từ thính giác, thị giác, xúc giác, vị giác, khứu giác mà cảm nhận được vị của niềm vui.” Người ta lại hỏi ông: “Thế nào là khánh (mừng)?” Ông trả lời rằng: “Không do tai mắt mũi miệng tay mà cảm thấy vui thì đó là khánh, ví dụ như thành tâm hướng Phật, tâm cảm nhận thấy Phật thì vui.” Cho nên, người đời gọi ông là Hỉ Khánh La Hán.
3. Vị La Hán thứ ba – Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà
Ông là một vị hòa thượng hóa duyên. Phương pháp hóa duyên của ông không giống người khác mà là ông giơ bát lên cao để hướng về người xin ăn. Sau này thế nhân gọi ông là Cử Bát La Hán.
4. Vị La Hán thứ tư – Tôn giả Tô Tần Đà
Ông là vị đệ tử cuối cùng của Phật Đà. Bởi vì tháp là tượng trưng cho Phật, vì tưởng niệm đã đi theo Phật Tổ nên ông tự đặc chế ra một cái tháp và mang theo bên mình. Vì vậy, người đời sau này gọi ông là Thác Tháp La Hán.
5. Vị La Hán thứ năm – Tôn giả Nặc Cự La
Vị La Hán này vốn là một võ sĩ. Sau khi xuất gia, Sư phụ vì muốn ông vứt bỏ tính cách lỗ mãng khi xưa nên bắt ông ngồi tĩnh tọa. Khi ông ngồi tĩnh tọa liền hiện ra thể trạng đại lực sĩ, đây là lý do người đời sau gọi ông là “Tĩnh Tọa La Hán”.
6. Vị La Hán thứ sáu – Tôn giả Bạt Đà La
Vị La Hán này vốn là một người bồi bàn của Phật Tổ, quản việc tắm rửa của Phật Tổ. Mẹ của ông sinh ông ở dưới gốc cây Bạt Đà La – một loài cây quý hiếm của Ấn Độ, nên đặt tên ông là Bạt Đà La. Sau này ông đi thuyền vượt sông vượt biển để truyền bá Phật giáo nên có tên là “Quá Giang La Hán”.
7. Vị La Hán thứ bảy – Tôn giả Già Lực Già
Ông vốn là một vị thuần phục voi. Bởi vì năng lực và khả năng làm việc của voi lớn lại có thể nhìn xa. Vì vậy, người đời gọi ông với cái tên là Kỵ Tượng La Hán.
8. Vị La Hán thứ tám – Tôn giả Phật Đà La
Ông nguyên là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt. Sau khi xuất gia ông từ bỏ sát sinh nên khi được chứng quả La Hán, có hai con sư tử đi đến bên ông cảm kích ông đã buông bỏ dao kiếm. Sau khi thành đạo, ông đã đưa hai con sư tử bên mình nên mọi người gọi ông là “Tiếu Sư La Hán”.
9. Vị La Hán thứ chín – Tôn giả Tuất Bác Già
Ông vốn là Thái tử Trung Thiên Trúc. Khi người em của ông muốn tranh đoạt ngôi vua với ông, ông nói: “Trong tâm ta chỉ có Phật, chứ không có Vương vị.” Hơn nữa, ông còn mở lồng ngực của mình ra, người em nhìn thấy quả nhiên trong tim ông có một vị Phật nên không làm loạn nữa. Cũng vì thế mà người đời gọi ông là “Khai Tâm La Hán”.
10. Vị La Hán thứ mười – Tôn giả Bạn Nặc Già
Ông là người con được sinh ra ở ven đường. Ông là anh trai ruột của vị La Hán Khán Môn. Mỗi khi ngồi đả tọa xong, ông liền giơ hai tay lên đầu và thở dài một hơi, nên sau này được người đời gọi là “Thám Thủ La Hán”.
11. Vị La Hán thứ mười một – Tôn giả La Hỗ La
Ông là người con trai duy nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni. Theo cha đi xuất gia làm một trong 10 đại đệ tử của Phật Đà. Ông được người đời gọi là “Trầm Tư La Hán”.
12. Vị La Hán thứ mười hai – Tôn giả Na Già Tê
Ông vốn là một nhà lý luận. Vì luận “nhĩ căn” mà nổi tiếng thế nhân. Cái gọi là “nhĩ căn” chính là một trong số lục căn bao gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Lục căn là khí quan chủ yếu để chúng ta nhận thức thế giới. Muốn thành Phật, lục căn phải thanh tịnh. Trong lục căn thì nhĩ căn sinh ra nhận thức. Cho nên nhĩ căn thanh tịnh là quan trọng nhất. Bởi vì vị La hán này có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên khi tạc tượng trong Phật giáo thường đắp hình dáng của ông thành hình nhĩ căn. Vì vậy, người đời gọi ông là “Oạt Nhĩ La Hán”.
13. Vị La Hán thứ mười ba- Tôn giả Nhân Già Đà
Ông vốn là người bắt xà ở Ấn Độ cổ. Khi đi bắt xà trong núi ông thường mang túi to để tránh cho người đi đường bị rắn cắn. Sau đó ông lại nhổ bỏ răng độc của chúng đi và thả vào rừng núi. Bởi vì phát thiện tâm và đắc được quả vị La Hán. Vì bên thân ông luôn có chiếc túi nên người đời gọi ông là “Bố Đại La Hán”.
14. Vị La Hán thứ mười bốn- Tôn giả Phạt Na Ba Tư
Ông vốn là một người buôn bán. Ngày ông ra đời trời mưa rất to. Lá cây chuối ở hậu viện bị mưa rơi xuống kêu sột soạt nên mẹ ông đặt ông là Phạt Na Ba Tư (Tiếng Phạn có nghĩa là mưa). Sau này khi ông xuất gia thường hay đứng dưới cây chuối dụng công nên có tên là Ba Tiêu La Hán.
15. Vị La Hán thứ mười năm – Tôn giả A Thị Đa
Ông vốn là một hòa thượng. Khi sinh ra ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống, bởi kiếp trước ông chính là một hòa thượng tu hành, tu hành đến già, tóc đều rụng hết chỉ còn hai cọng lông mày dài. Sau khi chết đầu thai chuyển thế, cọng lông mày này cũng được mang theo. Cha mẹ ông biết rõ ông là người tu hành cho nên lại đưa ông đi xuất gia. Cuối cùng ông tu thành La Hán và được thế nhân gọi là Trường Mi La Hán.
16. Vị La Hán thứ mười sáu – Tôn giả Hán Đồ Bạn Trá Già
Ông là em của vị La Hán Thán Thủ. Sau khi xuất gia, mỗi lần ông đi hóa duyên đều dùng nắm tay gõ cửa từng nhà để họ ra bố thí. Phật cho rằng cách của ông không ổn nên đã ban cho ông một cây gậy tích trượng. Lúc ông hóa duyên thì dùng cây gậy này rung lắc trước cửa, chủ nhà nghe thấy thanh âm này sẽ vui mừng mà ra cửa bố thí. Vì vậy ông được gọi là Khán Môn La Hán.
17. Vị La Hán thứ mười bảy – Tôn giả Vi Khánh Hữu
Vốn là một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi kia sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật đem hết kinh Phật cướp đi. Long Vương đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật. Cho nên, người đời gọi ông là Hàng Long La Hán.
18. Vị La Hán thứ mười tám – Tôn giả Vi Tân Đầu Lô
Ông vốn là một tăng nhân. Bên ngoài chùa của ông thường có hổ gầm nên ông cho rằng hổ đói bụng. Thế là, ông liền đem phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà, hổ bị tấm lòng lương thiện của ông thu phục. Đây cũng là lý do mà mọi người gọi ông là “Phục Hổ La Hán”.
Theo Soundofhope [19]
Mai Trà biên dịch
Mai Trà biên dịch
Xem thêm:
Xem thêm:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét