QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN)
(GDVN) -“Ở đâu có quyền lực, ở đó phải có thiết chế để giám sát, nếu không quyền lực ấy dễ bị tha hóa”, ông Lê Văn Cuông nói về việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ bất thường.
Báo động hết tiền trả lương: Thiếu lại "vác rá" đi xin, ngân sách nào kham nổi?Bộ Công an xác định 3 thành viên IS giả mạo trên mạng xã hội là học sinhGiáo sư Phan Huy Lê muốn rõ thế nào là "tiếp tục giữ môn học Lịch sử?Cả họ làm quan, Tổng công ty “gia đình trị” là để ...chia tiền nhà nước?
LTS: Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội hóa XIII, Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội lần đầu tiên đưa ra khái niệm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, “chuyến tàu vét” nhằm ám chỉ sự vụ lợi của một số quan chức trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ…
Một số ý kiến cho rằng, nếu không quản lý chặt, tình trạng trên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường trong công tác quản lý, vận hành bộ máy nhà nước…
Xung quanh vấn đề này, hôm 10/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Thanh Hóa.
PV: Ông đánh giá như thế nào về nhận định một số quan chức “chạy nước rút” để thực hiện những “chuyến tàu vét” trước khi “hạ cánh”?
Ông Lê Văn Cuông: Chuyện một số cán bộ lãnh đạo sử dụng “quyền lực phút 89” để làm chuyện khuất tất, không phải bây giờ mới được dư luận nhắc tới, mà nó ngày càng phổ biến ở một bộ phận cán bộ chưa gương mẫu.
Trước đó, dư luận từng ầm ĩ chuyện ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh, trước khi nghỉ hưu đã ký ban hành 21 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương sai quy trình, quy định...
Đây là vụ việc điển hình, có nghi vấn tiêu cực trong công tác cán bộ xảy ra cách đây không lâu.
Ông Lê Văn Cuông (ảnh: Vietnamnet.vn). |
Về bản chất, đây là một dạng tham nhũng chính sách. Loại tham nhũng này được biểu hiện dưới nhiều hình thức như đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ồ ạt trước khi về hưu để trục lợi hoặc trả ơn người khác.
Hay có trường hợp cán bộ quản lý khi sắp về hưu tranh thủ xin xỏ, ký tá dự án, nhằm thực hiện những “chuyến tàu vét”, biến tài sản nhà nước thành tài sản cá nhân, để làm vốn, hưởng thụ tuổi già.
Tất cả những sự việc bất thường này đều có động cơ, mục đích vụ lợi không tốt đẹp.
Những vụ việc nêu trên, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ trở thành phong trào rất khó kiểm soát, xử lý.
Ông vừa nói tới khái niệm “tham nhũng chính sách”, vậy điều này ảnh hưởng như như thế nào tới công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là trong công tác cán bộ?.
Ông Lê Văn Cuông: Tôi ví dụ, việc đề bạt bổ nhiệm hàng chục cán bộ ở “phút 89” theo kiểu ký cho xong tay thì ai kiểm soát, đánh giá năng lực, chất lượng, phẩm chất cán bộ đó?
Ai dám chắc trình độ của các cán bộ được bổ nhiệm cách bất thường theo kiểu "đi đêm" sẽ đảm đương được nhiệm vụ, vị trí được "giao"?
Biết đâu đấy, trong số 30% công chức cắp ô theo nhận định của một số đại biểu, cử tri, có những trường hợp được bổ nhiệm ở “phút 89”?
Quan trọng hơn nữa, nếu để tình trạng này diễn ra, nó sẽ
làm mất lòng tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền. Bởi lẽ, cán bộ chủ chốt mà không gương mẫu, lợi dụng chức vụ để vun vén cho bản thân thì dân còn tin được ai?
Rồi thử hỏi, đối với những người kế nhiệm, họ sẽ xử lý hậu quả vấn đề này ra sao, khi hàng loạt cán bộ được bổ nhiệm bất thường, sai quy trình?
Trong khi đó, trách nhiệm của người bổ nhiệm hàng loạt cán bộ sai quy trình, quy định lại chưa bị xử lý nghiêm trước pháp luật.
Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số quan chức “chạy nước rút” để thực hiện những “chuyến tàu vét”?
Ông Lê Văn Cuông: Nếu không có lợi ích phía sau thì người ta tội gì phải làm những việc bổ nhiệm, đề bạt một cách bất thường, khuất tất như vậy để phải chịu tai tiếng.
Do đó, khi tư tưởng tư lợi cá nhân được đặt cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc thì người ta sẵn sàng đánh đổi danh dự, đạo đức cán bộ để trục lợi cho bản thân.
Mặt khác, không loại trừ trường hợp người ta phát hiện ra có tiêu cực trong việc đề bạt, bổ nhiệm, nhưng do nể nang, cho rằng lãnh đạo đã về hưu thì để họ được “hạ cánh” an toàn, dẫn đến việc xử lý cán bộ chưa quyết liệt.
Ảnh minh họa (nguồn: Báo Đất Việt). |
Do đó, nếu không có biện pháp xử lý mạnh tay, chấn chỉnh tình trạng trên, sẽ tạo ra “phản ứng dây truyền”, làm nảy sinh tiêu cực, vụ lợi theo công thức đã ấn định sẵn "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ...".
Mặt khác, nếu quản lý lỏng lẻo, có khi cán bộ còn bắt chước nhau làm chuyện khuất tất để trục lợi.
Vấn đề nằm ở chỗ, cơ quan quản lý chưa có chế tài, giải pháp cụ thể nhằm chấn chỉnh tình trạng bổ nhiệm tràn lan này... Trong khi đó, qua những sự việc đã xảy ra, chúng ta mới chỉ đưa ra biện pháp nhắc nhở là chủ yếu.
Vậy, theo ông đâu là giải pháp khắc phục tình trạng quan chức sử dụng “quyền lực phút 89” để vun vén lợi ích cá nhân?
Ông Lê Văn Cuông: Ở đâu có quyền lực, ở đó phải có những thiết chế để giám sát quyền lực, nếu không quyền lực ấy rất dễ bị tha hóa.
Do đó, nên có quy định chặt chẽ đối với cán bộ quản lý sắp đến tuổi về hưu hoặc chuyển công tác.
Ví dụ, trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm trước cán bộ quản lý về hưu, thì việc ký quyết định, liên quan tới vấn đề tài chính, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cần phải thông qua tập thể, cấp quản lý thẩm định, nhất trí bằng mặt văn bản.
Mặt khác, cần có cơ chế giám sát các hành vi, mối quan hệ… của cán bộ quản lý, nhằm loại bỏ các vấn đề tiêu cực, bất thường khi họ sắp “hạ cánh”. Tránh trường hợp tương tự như việc “cả họ làm quan”, “Tổng công ty gia đình trị”…
QUỐC TOẢN (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét