Phạm Viết Đào.
Bài liên quan:
-
Cuộc đại cách mạng văn hoá vô sản do Mao Trạch Đông phát động tại Trung Quốc diễn ra trong hơn 10 năm; kết cục hàng chục triệu người Trung Quốc bị giết hại, trong đó phần lớn đều là những đảng viên cộng sản Trung Quốc, nắm các cương vị quan trọng trong bộ máy Đảng và nhà nước Trung Quốc, có nhiều vị là khai quốc công thần…
Cuộc đại cách mạng mà bản chất là một cuộc “ đại thảm sát” này đã được hạ màn bằng vụ án “ tứ nhân bang” ( Giang Thanh-Trương Xuân Kiều-Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn); Vụ án “ tứ nhân bang” như một cái kết “có hậu” nhằm tạo ra cái “thùng nước gạo” để đổ hết mọi tỗi ác xảy ra trong cuộc đại thảm sát cho “ tứ nhân bang” để gỡ giải những bức xúc không chỉ của dân chúng mà của thân nhân của những người bị ông Mao bức hại; còn Mao Trạch Đông tiếp tục được giữ lại, dựng lên, tôn thờ như một biểu tượng, một lãnh tụ chính trị, tinh thần, tư tưởng của Đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc…
Trong DTBCCTĐHĐXII, sau khi đề cập tới một số thành tựu của đất nước dự thảo đã nêu bật một số khuyết điểm hạn chế, xin trích đoạn nói về hạn chế khuyết điểm:
“Tuy nhiên, đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn. Tăng trưởng kinh tế thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện, chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển. Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội chậm được khắc phục. Quản lý tài nguyên, môi trường còn bất cập. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí,... chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn biến phức tạp; đạo đức xã hội có mặt xuống cấp. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ; kỷ cương, phép nước chưa nghiêm. Một số mặt công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chuyển biến chậm. Công tác dự báo, hoạch định và lãnh đạo tổ chức thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý phát triển xã hội còn nhiều bất cập. Hội nhập quốc tế có mặt chưa chủ động, hiệu quả chưa cao.”
Sở dĩ còn những thiếu sót, khuyết điểm, yếu kém kể trên, dự thảo đề cập tới 4 nguyên nhân, người viết tạm gọi là “ tứ thù” đã gây ra những cản trở cho sự lãnh đạo của Đảng, hạn chế thành tích trong việc kiến thiết xây dựng đất nước.
Xin được trích 1 đoạn của DTBCCTĐHĐXII: “Năm năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm, khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực; diễn biến phức tạp trên Biển Đông,... đã tác động bất lợi đến nước ta.
…Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; thiên tai, dịch bệnh; những diễn biến mới phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông; sự chống phá của các thế lực thù địch.”
1- Đánh giá tổng quát kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XI; nguyên nhân và kinh nghiệm )
Xin tạm bóc tách “ tứ thù” của DTBCCTĐHĐXII :
1/ Do động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu;
2/ Do thiên tai, dịch bệnh;
3/ Do tình hình thế giới và khu vực, tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông;
4/ Sự chống phá của các thế lực thù địch…”
Về nguyên nhân thứ nhất và thứ 2 chúng tôi không muốn đi sâu vì báo chí cũng đã đưa tin và phân tích nhiều về tác động của suy thoái kinh tế thế giới cũng như ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh tới nền kinh tế, xã hội nước ta…Người viết không muốn đi sâu mặc dù dân chúng vẫn đã từng có câu đồng dao: Mất mùa là tại thiên tai; Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta…
Xin đi sâu vào nguyên nhân thứ 3 và thứ 4 ?
Điều đáng ghi nhận là: trong dự thảo đã nói thẳng tác nhân xấu của Trung Quốc làm ảnh hưởng xấu tới đời sống chính trị kinh tế, xã hội Việt Nam làm hạn chế thành tích của Đảng, làm cho Đảng phạm khuyết điểm trogn việc điều hành đất nước.
Theo người viết bài này dự thảo đưa nguyên nhân do “tình hình căng thẳng do tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông “ mà dẫn đến những hạn chế thiếu sót được nều trong đoạn nói về khuyết điểm là chưa chính xác
Việc gia tăng sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, cho tàu vào thăm dò, đánh đuổi ngư dân và các tuyên bố này kia quả có gây bối rối cho lãnh đạo Đảng, nhà nước, gây sự xáo trộn, bất an cho dân chúng nhất là đối với bà con ngư dân sinh sống bằng nghề đánh cá trên biển.
Song những việc gây hần trên Biển Đông của Trung Quốc, ảnh hưởng này là có nhưng chưa tác động lớn tới GDP của toàn bộ nền kinh tế; Trung Quốc chưa dám áp đặt lênh cấm bay trên vùng trời Biển Đông, chưa dám cho tàu thuyền ngăn cản giao thương buôn bán đường biển của Việt Nam; chưa dám cho tàu vào cản phá việc khai thác dầu của Việt Nam trên Biển Đông mà chỉ dám cho tàu thập thò vào cắt cáp neo, gây rồi rồi rú ra như vụ dàn khoan 981…
Nếu nói tác nhân xấu của nhân tố Trung Quốc phải nói tới những cái bẫy đầu tư, hợp tác với Trung Quốc như dự án bauxite Tây Nguyên, tuyến đường sặt nội đô Hà Nội dự cảm đây là một dự án nhiều rủi ro…
Vừa qua, việc Trung Quốc cho dắt mũi ngành vật liệu xây dựng xây dựng xi măng lò đứng, rồi dụ ta làm đường sắt cao tốc may mà dư luận cản được; việc 90 % nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc thắng thầu…những hợp tác, đầu tư chứa đựng rủi ro; Rồi việc người có mặt tràn lan khắp mọi miền đất nước gây ra biết bao hệ luỵ xã hội về an ninh về quốc phòng, về văn hoá...
Mới đây, báo Tuổi trẻ đưa tin về muột cuộc hội thảo khoa học các nhà khoa học đã cảnh báo: những nhà máy nhiệt điện là những kẻ giết người hàng loạt. Theo người viết bài này, khi chúng ta để Trung Quốc thò bàn tay lông lá vào hệ thống, mạng lưới điện quốc gia thì chẳng khác gì Thục An Dương Vương chấp nhận cho Trọng Thuỷ sang ở rể dẫn tới mất độc quyền nỏ thần… Một mai nếu quan hệ Trung Quốc xảy ra chiến tranh, Trung Quốc chẳng cần mang quân sang mà chỉ cần cho đội quân hacker tinh nhuệ của họ đánh sập mạng lưới điện là xong ??
Nạn tuồn hàng lậu, hàng giá rẻ, hàng kém phẩm chất vào lũng đoạn đời sống xã hội Việt Nam…Về những kiểu cạnh tranh bệnh hoạn,hàng sản xuất tại Trung Quốc dán nhãn mác Việt Nam…Hiện tình trạng buôn lậu qua biên giới thực chất là con đường tuồn hàng phi pháp, hàng kém chất lượng làm tổn hại lâu dài đến nền kinh tế và cả đội ngũ bộ máy chức năng của lĩnh vực này; Theo con số gần đây: con số giao thương do 2 cơ quan chức năng 2 nước công bố chênh nhau tới 20 tỷ USD; Điều này chứng tỏ hàng năm Trung Quốc tuồn vào Việt Nam khoảng 20 tỷ hàng hoá mà Việt Nam không biết, không quản được…
Đó chính là những nguy cơ tiềm ẩn, sát sườn, có thật… Chưa nói Việt Nam thường xuyên chịu cảnh nhập siêu, trong khi đó nhiều hàng hoá như gao, hoa quả, lâm thổ sản, thuỷ sản hoặc bị phía Trung Quốc tìm cách chèn, hạn chế xuất sang Trung Quốc hoặc tìm cách phá hoại…
Nạn xuất khẩu lậu khoáng sản thô sang Trung Quốc như than, quặng sắt, ti tan, wonfram sang Trung Quốc thì do ai ?Tất cả những cái đó đổ cho căng thẳng trên Biển Đông khác gì Trung Quốc đổ tội ác trong cách mạng văn hoá cho “ tứ nhân bang” ?
Rõ ràng những sự xấu xa của ông bạn làng giềng Trung Quốc trong quan hệ giao thương giữ 2 nước như vậy đã được trí thức, nhân dân đã cảnh báo từ lâu, thông qua những cuộc biểu tình tự phát, những bài viết nóng bỏng trên các blog…Thế nhưng thay cho việc khuyến khích, ủng hộ, tạo điều kiện thì bộ máy an ninh lại đàn áp, bắt bớ, đánh đập những người lên tiếng cảnh báo nguy cơ xâm lược của Trung Quốc; Trong số những người lên tiếng cảnh báo nguy cơ Trung Quốc có người còn bị bỏ tù và bị buộc cho cái tội tuyên truyền chống nhà nước và xâm phạm lợi ích ‘ hợp pháp “ của tổ chức cá nhân người nhà nước…
Không phải tự nhiên mà ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sau 10 ngày đi Mỹ, thoát ra khỏi cái hệ thống thông tin nội địa mà có những phát biểu gây sốc dư luận: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ cần lại sửa đổi, cụ thể hoá những tội danh liên quan đến hành vi gọi là chống nhà nước: “Không thể để một cái tội chống nhà nước quy định chung chung như vậy, muốn bắt ai thì bắt, đâu có được"…
Phải chăng ông Nguyễn Sinh Hùng người đứng đầu Quốc hội, cơ quan về danh nghĩa là quyền lực cao nhất, phát những lời mà dư luận xã hội cho là ông đã phản tỉnh chân thành nhưng có phần muộn mằn…
Về nguyên nhân thứ 3, theo người viết bài này DTBCCTĐHĐXII nên viết kỹ, phân tích sâu và toàn diện hơn, có như vậy mới có đối sách hợp lý; thuyết phục được nhân dân…
Tóm lại, người viết xin góp ý sửa đổi nội dung này trong DTBCCTĐHĐXII:
- Có một mục riêng phân tích, đánh giá và đề ra các chính sách liên quan tới Biển Đông bởi nó không đơn thuần chỉ liên quan tới vấn đề kinh tế …
-Quan hệ kinh tế-xã hội-văn hoá-chính trị với Trung Quốc cần có một mục riêng phân tích, đánh giá kỹ sâu, chuẩn xác hơn, chính xác hơn và có chính sách tương thích với “ông bạn vàng” phương bắc…
Điều này phải đưa vào văn kiện Đại hội Đảng XII để được nhân dân tham gia !
P.V.Đ.
( Còn nữa... )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét