Phạm Viết Đào.
Dư luận đang ồn ào, lo lắng
trước việc nhiều lô đất tại khu vực nhạy cảm tại Đà Nẵng bị mua đi bán lại một
cách mờ ám, khuất tất; Theo thông tin báo chí: có nhiều chủ nhân đứng tên mua tới
12 lô đất, diện tích tới hàng ngàn m2, vượt quá khả năng tài chính cá nhân của
họ;
Như mọi người đều biết, Đà
Nẵng là một thành phố nằm tại vị trí vô cùng trọng yếu của thế trận phòng thủ
quốc gia trong suốt tiến trình lịch sử:
-Năm 1/9/1858, phát súng xâm
lược của thực dân Pháp cũng đã bắn vào bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng;
-Năm 1965, tàu chiến Mỹ đưa
quân vào Việt Nam
cũng đổ bộ vào Đà Nẵng;
- Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm
Đào khi thăm Việt Nam cũng đã chọn Đà Nẵng làm chỗ vi hành thực chất là lấy cớ
để cho đội quân tình báo chiến lược Trung Quốc vào thị sát hợp pháp thành phố
có vị chiến lược giống như cửa ải Kiếm Các án ngự con đường độc đạo vào nước
Thục thời Tam Quốc…
Xem bài liên quan:
-Chủ tịch Giang
Trạch Dân thăm Huế, Đà Nẵng - VnExpress
-Giang trạch dân
tắm biển Đà Nẵng trước khi lên máy bay trở ...
-Chủ tịch Trung
Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Đà Nẵng - APEC
-Đà Nẵng, Những biến cố lịch
sử (Trình bày tại San Jose 29 )
Rất nhiều ý kiến cho rằng:
những chủ nhân thực sự của các lô đất này chắc là đám tình báo Hoa Nam; họ mua
đất chắc không vì mục đích kinh doanh kiếm lời mà xây dựng những căn cứ bí mật
nhằm khống chế sân bay Nước Mặn, một căn cứ quân sự quan trọng vì nếu xảy ra
đụng độ trên Biển Đông, sân bay Đà Nẵng sẽ là vị trí tiền đồn; Đà Nẵng có vị
trí đối diện cùng vì tuyến với quần đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng
trái phép...
Đứng trước những chuyện đã
rồi như thế, chính quyền Đà Nẵng nên làm gì trước việc do sự trễ nải, lười
biếng và quan liêu của một số quan chức dẫn tới hậu quả: Có dấu hiệu để người
nước ngoài thao túng mua đất và bất động sản chui tại địa phương này ?
Theo người viết bài này,
chính quyền Đà Nẵng nên căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau đây để tiến hành trước
tiên thanh tra, kiểm tra sau đấy nếu phát hiện vi phạm pháp luật có thể xứ lý
hủy bỏ việc mua bán trái pháp luật này.
Để làm được việc này, chính
quyền Đà Nẵng có thể căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau đây;
1/ Luật Đất đai 2013
2/Luật Phòng,
chống rửa tiền –
3/
Luật Đầu tư
4/ Luật Thương mại
5/
Luật Xây dựng
6/
Luật Phòng chống tham nhũng
Căn cứ vào các bộ luật này
để kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện vi phạm một trong các quy định của các bộ
luật trên, chính quyền Đà Nẵng đều có quyền ra quyết định hủy các hợp đồng mua
bán đất đai bất minh này…
Điều này cùng giống như việc
cưỡng chế dỡ bỏ các biệt phủ xây trái phép tại đèo Hải Vân…
Theo ngươì viết bài này có
mấy nguyên tắc pháp lý sau đây chắc chắc các bộ luật đã ban hành đã có quy định
điều chỉnh, đã hoạch định hàng lang cho việc mua bán quyền sử dụng đất để đầu
tư kinh doanh:
1/ Theo thông tin báo chí:
việc mua bán trên 74 lô đất ở các vị trí
nhạy cảm trên đều ở dạng một số người dân Đà Nẵng mua hộ người khác ?
Vậy cơ quan pháp luật Đà
Nẵng có thể làm rõ vấn đề này? Luật pháp Việt Nam
không cấm người dân Việt Nam
mua bán quyền sử dụng đất; Việc nhờ người mua hộ này có dấu hiệu bất minh không
?
Vì khi đã có dấu hiệu bất
minh nên cơ quan chức năng có quyền yêu cầu những người mua đi bán lại đó chứng
minh nguồn tiền huy động này…
Điều này giống như một cảnh
sát giao thông thấy người sử dụng xe có dấu hiệu không bình thường có quyền
dừng xe để kiểm tra hành chính…
Nếu anh kinh doanh mà không
có giấy phép kinh doanh, tức có thể khép vào hành vi buôn lậu của Luật Thương
mại ?
Nếu phát hiện nguồn tiền mua
đất là bất minh thì có thể áp dụng Luật phòng chống rửa tiền, Luật Phòng chống
tham nhũng?
2/ Người mua lại đất muốn
đầu tư xây dựng một công trình nào đó để kinh doanh dịch vụ dứt khoát phải có
quyền sử dụng đất chính chủ, có quyền sở hữu nhà hợp pháp; Nếu thuê mượn phải
có hợp đồng, phải qua công chứng và nguồn gốc tài sản cho thuê mượn phải hợp
pháp được chính quyền Đà Nẵng cho phép, thừa nhận ?
Nếu anh đầu tư chui, không
qua con đường chính thống thì có thể áp dụng Luật Đầu tư, Luật Xây dựng để điều
chỉnh vì đây là hành vi gian lậu thương mại, buôn lậu ?
Đây là một bài toán pháp lý
không khó tìm ra lời giải vì chúng ta đã ban hành hệ thống pháp luật đủ sức khống chế, điều chỉnh các hành vi bất minh, mờ ám.
Các cơ quan chức năng Đà Nẵng nên sớm vào cuộc và dựa vào các cơ sở pháp lý cũng các nguyên tắc pháp lý đã đươc lập định để điều chỉnh những hày vi mờ ám trong chuyện mua bán đất lòng vòng ở Đà Nẵng;
Các cơ quan chức năng Đà Nẵng nên sớm vào cuộc và dựa vào các cơ sở pháp lý cũng các nguyên tắc pháp lý đã đươc lập định để điều chỉnh những hày vi mờ ám trong chuyện mua bán đất lòng vòng ở Đà Nẵng;
Nếu các cơ quan chức năng Đà
Nẵng quả thực bì, thì hãy “đặt hàng”, người viết bài này sẵn sàng có những tư
vấn miễn phí…
P.V.Đ.
VIỆT HÙNG - HỮU KHÁ (viethung@tuoitre.com.vn
Người Trung Quốc đứng sau nhiều vụ mua đất cạnh sân bay?
TT - Vệt đất cạnh tường rào sân bay Nước Mặn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng do người Trung Quốc làm chủ, đang diễn ra tình trạng mua bán, thâu tóm đất với nhiều dấu hiệu mờ ám.
Vệt đất bên cạnh sân bay Nước Mặn đang diễn ra nhiều hoạt động mua bán đất mờ ám - Ảnh: Hữu Khá |
Ông Lê Tấn Nghĩa, chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ, cho biết mặc dù chưa có cơ sở để nói người Trung Quốc đứng phía sau chuyện mua các lô đất này, nhưng đáng chú ý là một số người dân có kinh tế khó khăn nhưng mua một lúc cả chục lô!
Công ty lập ra chỉ để... mua đất
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, ông Lý Phước Cang (trú tại thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang) là người đứng tên mua 12 lô đất, có giá trị lên đến khoảng 50 tỉ đồng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Thành, bí thư chi bộ thôn Dương Sơn (nơi ông Cang cư trú), cho biết gia đình ông Cang thuộc diện hộ khó khăn. “Tôi có thể khẳng định bản thân ông Cang không bao giờ đủ tiền để mua một lúc mười mấy lô đất. Tôi nói thật chứ tài sản của gia đình ông Cang bán đi hết cũng không mua nổi nửa lô chứ nói gì 12 lô đất. Ở đây ai cũng biết về hoàn cảnh của gia đình ông Cang, khó khăn lắm” - ông Thành nói.
Bà V., mẹ của ông Cang, nói: “Nó làm chỉ đủ ăn, tôi còn cho nó tiền nữa mà, vậy lấy đâu tiền mà mua đất”.
Theo tài liệu Tuổi Trẻ có được, hiện vệt biệt thự sân bay Nước Mặn có 246 lô đất thuộc chủ quyền của 7 công ty; 26 cá nhân có nhiều lô đất với thống kê được 74 lô đất, và 95 lô đất do mỗi cá nhân nhận chuyển nhượng mỗi người một lô.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ từ các cơ quan chức năng của Đà Nẵng xác nhận, có một số công ty trong số này phần lớn cổ phần do người Trung Quốc nắm giữ.
Khi được hỏi các công ty sở hữu nhiều lô đất họ kinh doanh nghề gì, thành lập được bao lâu, mua nhưng chưa xây nhà, trụ sở gì..., ông Nghĩa cho rằng phần lớn các công ty này chưa hoạt động kinh doanh gì nhiều nên không biết họ sở hữu nhiều lô đất làm gì.
Ông Nghĩa cũng khẳng định phường chưa hề xác nhận hồ sơ, giấy tờ gì chuyển nhượng, đứng tên, ghép thửa giữa người Việt với người Trung Quốc.
“Về lý thì không thấy người Trung Quốc nào đứng tên mua đất nhưng có cái gì đó mình phải cảnh giác. Bởi hiện ở khu vực ven biển, nhiều nhà hàng, khách sạn hiện diện nhiều người Trung Quốc” - ông Nghĩa nói.
“Tìm cách phát hiện”
Ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết đối với các trường hợp người nước ngoài giấu mặt nhờ người Việt đứng tên mua đất, chính quyền sẽ có hướng xử lý, quản lý nghiêm về quy hoạch xây dựng ở khu vực này.
Theo ông Thơ, theo quy định, hiện nay người nước ngoài chưa được quyền mua đất.
Ông Thơ nói: “Chính quyền đã chỉ đạo, khuyến cáo người dân có ý thức không để việc đó diễn ra. Chúng tôi phát hiện được thì ngăn chặn, khuyến cáo không để xảy ra việc đó”.
Ông cũng cho biết khu vực sân bay Nước Mặn thuộc quận Ngũ Hành Sơn trước đây TP chia lô để làm biệt thự, nhưng sau đó nhiều doanh nhân, tư nhân mua “gom” 2 - 3 lô rồi xin giấy phép xây dựng nhà cao tầng.
TP đang điều chỉnh lại, chỉ cho phép làm biệt thự từ 2 - 3 tầng, tuyệt đối không cho phép xây dựng khách sạn cao tầng vì đây là khu vực nhạy cảm.
Ông Nguyễn Điểu, giám đốc Sở TN-MT Đà Nẵng, cho rằng đứng đằng sau các cá nhân này có khả năng là những ông chủ nhiều tiền người Trung Quốc, một số lô đất này đều được xây dựng khách sạn, nhà hàng mang tên Trung Quốc.
“Diện tích không lớn nhưng sau này cụm ấy có thể ở được cả trăm nghìn người. Cả khu vực Silver Shores và xung quanh phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn) hiện nay người Trung Quốc ở rất đông” - ông Điểu cho hay.
Ông Điểu đã rà soát những công ty cổ phần xin phép thành lập trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn. Kết quả là nhiều doanh nghiệp có người Việt Nam đứng tên chung với người Trung Quốc nhưng cổ phần rất ít.
Quyền quyết định ở các doanh nghiệp này thuộc về người Trung Quốc, người Việt chỉ làm thuê và hưởng lợi nhuận theo mức độ đóng góp cổ phần.
Đón gió lành, tránh gió độc
Ông Trần Thọ, chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, nói rằng Đà Nẵng có vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh, vì vậy tăng cường phát triển kinh tế gắn với hội nhập phải đảm bảo an ninh quốc gia.
Theo đó, “cần cân nhắc tính toán kỹ lưỡng khi đề ra các quyết sách có liên quan, nhất là các vấn đề nhạy cảm, dự báo khả năng và chủ động kiểm soát chặt chẽ tình hình, biết đón gió lành, tránh gió độc”.
|
Vệt biệt thự sân bay Nước Mặn có 246 lô đất với gần 40.000m2 thuộc chủ quyền của 7 công ty: Công ty V.N.Holiday 24 lô, Công ty Diệp Phúc Lợi 17 lô, Công ty Hoàng Gia Trung 12 lô, Công ty Silver Park 4 lô, Công ty Nguyên Thịnh Vượng 10 lô, Công ty Silver Sea Triệu Nghiệp 7 lô và Công ty Golden Wyn 3 lô.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét