Bản đồ vệ tinh tiết lộ những nước ô nhiễm nhất thế giới
Khi mật độ nitơ dioxit trong khí quyển ở châu Âu và Mỹ giảm mạnh trong 10 năm qua, tình trạng trái ngược đang diễn ra ở Trung Quốc, một trong những nước ô nhiễm nhất trên thế giới.
Bản đồ về chất lượng không khí toàn cầu cho thấy sự thay đổi về mật độ khí nitơ dioxit (NO2) trong khí quyển. Màu xanh tượng trưng cho sự giảm khí NO2, còn màu đỏ thể hiện tình trạng tăng. So với năm 2005, lượng khí NO2 trong năm 2014 giảm mạnh ở Mỹ và châu Âu, tăng vọt ở Trung Quốc. Ảnh: NASA |
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố bản đồ vệ tinh toàn cầu về mật độ nitơ dioxit (NO2), một trong những loại khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới 2014. Thiết bị theo dõi tầng ozone trên vệ tinh Aura của Mỹ đã chụp lại những bức ảnh.
Mỹ và châu Âu là hai trong số những khu vực tạo ra nhiều khí nitơ dioxit nhất thế giới. Song hình ảnh cho thấy lượng khí phát thải của hai khu vực này đã giảm mạnh trong khoảng thời gian từ năm 2005 tới 2014.
Trong khi đó, lượng khí nitơ dioxit ở Trung Quốc, "công xưởng khổng lồ đang lớn dần của thế giới", tăng 20 tới 50%. Phần lớn khí nitơ dioxit phát sinh ở vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc - khu vực đông dân cư trải dài từ Bắc Kinh tới Nam Kinh.
Tuy nhiên, lượng khí NO2 ở ba vùng đô thị lớn của Trung Quốc - gồm Bắc Kinh, Thượng Hải, vùng châu thổ sông Châu Giang) giảm tới 40%.
"Những thay đổi về chất lượng không khí không phải là hiện tượng ngẫu nhiên. Khi chính phủ can thiệp và thông báo rằng họ sắp xây một công trình hoặc sẽ kiểm soát chất gây ô nhiễm, bạn sẽ thấy tác động trong dữ liệu", Bryan Duncan, một chuyên gia về khí quyển của Trung tâm Vũ trụ Goddard thuộc NASA, giải thích.
Loạt ảnh mới nhất cũng cho thấy mức ô nhiễm đã thay đổi trong một thập kỷ qua ở nhiều khu vực và 195 thành phố trên thế giới. Ngoài ra, NASA cũng tiến hành nghiên cứu thêm về những nhân tố trên mặt đất như các nhà máy điện lớn, tác động tới mức độ ô nhiễm.
Nitơ dioxit, khí màu nâu vàng, là chất thải phổ biến từ xe hơi và hoạt động công nghiệp. Nó là một trong những chất độc chủ yếu trong khói mù ở đô thị.
NO2 có thể gây hen suyễn, viêm phổi và làm giảm chức năng phổi, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Động cơ của xe cộ và tàu thủy, nhà máy điện, hệ thống sưởi là những nguồn phát thải NO2.
Linh Phong
Thứ Năm, 17/12/2015 01:39PM
(VTC News) - Trên tấm bản đồ NASA mới công bố, có thể thấy Mỹ, châu Âu và Trung Quốc là những khu vực đáng báo động về tình hình ô nhiễm không khí.
Theo số liệu NASA đưa ra, Mỹ và châu Âu là các khu vực có nhiều khí thải nguy hiểm đến môi trường nhưng đã có biến chuyển rất lớn trong 10 năm, từ 2005-2014.
Khí thải nhiều nhất ở các khu vực này là NO2, loại khí thải màu vàng nâu, sinh ra từ ô tô và các ngành công nghiệp. NO2 là chất gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp và gây ra khói bụi trong đô thị.
Theo số liệu NASA đưa ra, Mỹ và châu Âu là các khu vực có nhiều khí thải nguy hiểm đến môi trường nhưng đã có biến chuyển rất lớn trong 10 năm, từ 2005-2014.
Khí thải nhiều nhất ở các khu vực này là NO2, loại khí thải màu vàng nâu, sinh ra từ ô tô và các ngành công nghiệp. NO2 là chất gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp và gây ra khói bụi trong đô thị.
Bản đồ ô nhiễm không khí năm 2005 do NASA công bố
Tuy nhiên, ở 3 khu vực đô thị lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Thượng Hải và Đồng bằng Châu Giang lại giảm đến 40% lượng khí NO2 trong 10 năm qua.
Ngày 7/12 vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử thủ đô Trung Quốc ban bố “cảnh báo đỏ” về ô nhiễm không khí. Nhà chức trách Bắc Kinh cho biết khói bụi dày đặc sẽ bao trùm toàn bộ thành phố từ ngày 8-10/12.
Bản đồ ô nhiễm không khí năm 2014 do NASA công bố
Bryan Duncan, một nhà khoa học của NASA cho biết những thay đổi này không phải ngẫu nhiên. Những tác động của số liệu cho thấy sự can thiệp và quyết tâm của chính quyền những quốc gia liên quan".
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tiếp xúc với NO2 có thể là nguyên nhân quan trọng trong quá trình gây ra các bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi và suy giảm chức năng phổi.
Các nguồn chính phát thải khí NO2 là do hoạt động của con người trong quá trình đốt cháy, ví dụ như hệ thống sưởi, phát điện và động cơ xe, tàu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét