Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Ông Vũ Quốc Hùng: Chúng ta phải xác định "cuộc chiến một mất, một còn"


(GDVN) - Phải huy động sức mạnh của toàn dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng trong "cuộc chiến" chống tham nhũng...", ông Vũ Quốc Hùng nêu quan điểm.
LTS: Theo đánh giá của Bộ Chính trị, tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp; công tác phát hiện, xử lý tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu; số vụ việc vụ án phát hiện còn ít; một số vụ việc xử lý còn kéo dài, chưa nghiêm.
Việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt kết quả thấp, gây tâm lý bức xúc và hoài nghi trong xã hội về quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta...(trích chỉ thị 50 CT/TW về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng).
Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ thị nêu trên đã “bắt mạch” một cách cụ thể rõ nét về thực trạng, công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta thời gian vừa qua.
Để làm rõ thêm vấn đề này, hôm 15/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
PV:  Ông đánh giá như thế nào về chỉ thị 50 CT/TW về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng vừa được ban hành?
Ông Vũ Quốc Hùng: Có thể nói, tham nhũng là thứ “giặc nội xâm” cực kỳ nguy hiểm, một dạng bệnh khó chữa, không phải riêng ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới đều mắc phải.
Việc lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho rằng "tham nhũng đe dọa sự tồn vong của chế độ" là nhận định hết sức cần thiết, đúng đắn. Đây chính là cơ sở để chúng ta đưa ra loại thuốc đặc trị "căn bệnh" nguy hiểm này.
Ảnh minh họa (nguồn Vneconomy).
Phải nói thêm rằng, không phải bây giờ chúng ta mới có chỉ thị hay Nghị quyết liên quan tới công tác phòng chống tham nhũng. Trước đó, vấn đề chống tham ô, tham nhũng đã được Bác Hồ hết sức quan tâm từ khi thiết lập chính quyền.

Mặt khác chúng ta đã có nhiều Nghị quyết về chống tham nhũng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) của Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí".
Bên cạnh đó, việc hoàn thiện pháp luật phòng chống tham nhũng; thành lập ban chỉ đạo chống tham nhũng do đích thân đồng chí Tổng Bí thư làm trưởng ban chỉ đạo; tiếp tục ra chỉ thị 50 CT/TW về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng cho thấy quyết tâm đẩy lùi, tiêu diệt tham nhũng của chúng ta hết sức rõ ràng, cụ thể, quyết liệt, toàn diện.
Chỉ thị 50 cũng chỉ rõ, nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém trên trước hết là do người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, xử lý tham nhũng…
Từ nhận định trên, ông đánh giá như thế nào về vai trò của người đứng đầu trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay?
Ông Vũ Quốc Hùng: Phải nói rằng Bộ Chính trị đã “bắt mạch” rất chính xác về “căn bệnh” tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Trước hết Bộ Chính trị đã thẳng thắn nhìn nhận, phê bình nghiêm khắc, quy trách nhiệm rõ ràng những cán bộ, lãnh đạo được giao nhiệm vụ nhưng không hoàn thành.
Dù biết đây là việc làm không dễ, nhưng vì đại cục, chúng ta đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để bước tiếp. 
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương (ảnh: QUỐC TOẢN).
Chỉ thị cũng nói rất rõ về trách nhiệm của người đứng đầu trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Muốn làm rõ được điều này cần trả lời câu hỏi vì sao người đứng đầu chưa quan tâm đúng mức công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát hiện, xử lý tham nhũng?
Tôi cho rằng, một mặt người đứng đầu (họ có thể là người trong sạch) không đủ bản lĩnh, còn nể nang, né tránh khi thực hiện nhiệm vụ.
Thứ hai, có thể họ cũng “dính tràm” về tham nhũng, nên khó có chuyện người ta tự "vạch áo cho người xem lưng"
Do đó, trong công tác phòng chống tham nhũng, vai trò

Nói về việc Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố số liệu "sạch" về tham nhũng, ông Hùng cho rằng: "Nếu thật sự họ làm tốt công tác phòng chống tham nhũng, cũng không nên “ép” người ta “đẻ” ra tham nhũng, làm như vậy rất nguy hiểm.

Nhưng thực tế tham nhũng nước ta vẫn còn nghiêm trọng. Do đó, khó có chuyện 2 trung tâm kinh tế, xã hội lớn của cả nước lại không có tham nhũng.

Trường hợp nếu 2 đơn vị này thực sự tồn tại tham nhũng, mà người ta không phát hiện thấy thì trách nhiệm trước hết thuộc về người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng địa phương.

Cũng không loại trừ việc họ công bố số liệu "sạch" tham nhũng để lấy thành tích.

của người lãnh đạo là hết sức quan trọng, cần thiết. Người đứng đầu phải có "tâm" và có "tầm".
Cái “tâm” tức là luôn luôn nặng trách nhiệm với nhân dân, đặt uy tín của Đảng lên trên hết...
Cái “tầm” của lãnh đạo là biết lắng nghe nhân dân. Đặc biệt là phải thể hiện sự quyết đoán, quyết liệt, đối với những hành vi sai trái.
Để làm được những việc như vậy bên cạnh người lãnh đạo có "tâm" và "tầm"không thể thiếu những người giúp việc thật sự trung thành, trung thực, trong sạch.
Tuy nhiên, nếu chỉ mình lãnh đạo chống tham nhũng thôi chưa đủ, mà phải dựa vào sự đoàn kết, sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, chúng ta chiến thắng nhờ sự đoàn kết của toàn dân tộc với thế trận chiến tranh nhân dân... 
Do đó, trong "cuộc chiến" chống tham nhũng, bằng mọi cách chúng ta phải huy động sức mạnh của quần chúng tham gia tố giác, đấu tranh chống tội phạm tham nhũng. 
Theo ông, để chị thị của Bộ Chính trị phát huy hiệu quả trong thực tiễn, trước mắt chúng ta cần làm gì?
Ông Vũ Quốc Hùng: Ngoài các giải pháp cơ bản, toàn diện đã nêu trong chỉ thị, trước mắt, các đơn vị có liên quan được giao nhiệm vụ cần kiểm điểm lại toàn bộ công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian vừa qua, đánh giá những mặt đã làm được và những tồn tại, hạn chế. 
Qua kiểm điểm, nếu phát hiện tham nhũng tồn tại nhưng đơn vị thường trực chống tham nhũng không tìm thấy

Cả họ làm quan, Tổng công ty “gia đình trị” là để ...chia tiền nhà nước?

hoặc vì nể nang không xử lý, thì người đứng đầu đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc này. Theo đó, tùy theo mức độ vi phạm có thể áp dụng hình thức kỷ luật kiểm điểm, thay thế, hoặc chuyển công tác cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ...
Mặt khác, bên cạnh lực lượng chuyên trách về phòng chống tham nhũng, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan khác như thanh tra, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát… để xử lý hiệu quả hơn các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Đặc biệt, phải phát động để nhân dân cùng tham gia chống tham nhũng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cùng với đó, Đảng và Nhà nước phải quan tâm hơn nữa tới việc bảo vệ những người tố cáo tham nhũng để họ được an toàn...
QUỐC TOẢN (THỰC HIỆN

Không có nhận xét nào: