Năm 1917, cuộc Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi, cuộc cách mạng vô sản làm chấn động cả thế giới, Trung Quốc cũng chịu những ảnh hưởng to lớn đó. Đặc biệt sau Ngũ Tứ vận động, chủ nghĩa Mác ngày càng phát triển ở Trung Quốc. nghiên cứu chủ nghĩa Mác, những kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười Nga trở thành trào lưu mạnh mẽ. Các đoàn thể cách mạng, các loại tạp chí tiến bộ nở rộ như măng mọc mùa xuân, những phần tử trí thức mang tư tưởng cộng sản chủ nghĩa tiến bộ ra đời, khi ấy, nổi tiếng nhất là “Nam Trần bắc Lý”.
Trần Độc Tú (1) là người An Huy, Lý Đại Chiêu (2) là người Hà Bắc, vì An Huy ở phía nam Hà Bắc nên mới gọi “Nam Trần bắc Lý”, họ đều là những người yêu thích văn chương, bàn luận thời cuộc, tích cực truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc.
Tháng 3 năm 1820, Quốc tế cộng sản cử Ngụy Kim Tư Cơ tới Trung Quốc, gặp Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú cùng nhau trao đổi ý kiến chân thành. Được sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, các tiểu tổ cộng sản được lập ra khắp nơi, ánh sáng soi đường cho cách mạng Trung Quốc đã xuất hiện. Tháng 8 năm 1920, Trần Độc Tú, Lý Đạt, Lý Hán Tuấn cùng một số người khác thành lập tiểu tổ cộng sản chủ nghĩa đầu tiên ở Trung Quốc, sau đó, các tổ chức tiền thân của đảng cũng được sáng lập khắp nơi: Lý Đại Chiêu, Trương Quốc Đạo ở Bắc Kinh; Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hoành ở Trường Sa; Vương Tấn Mỹ, Đặng Ân Minh ở Tế Nam; Trần Công Bác ở Quảng Châu; Chu Phật Hải ở Nhật Bản, Chu Ân lai ở Pa-ri, Pháp cũng thành lập các tiểu tổ cộng sản.
Ngày 3 tháng 6 năm 1921, Quốc tế cộng sản cử Maring (người Hà Lan) đi bằng đường biển tới Thượng Hải, không lâu sau, Nicolsky (người Nga) cũng tới đây. Rất nhanh chóng, họ cùng Lý Đạt, Lý Hán Tuấn thiết lập mối quan hệ. Sau khi phân tích tình thế của cách mạng Trung Quốc, họ kiến nghị triệu tập đại hội đại biểu, chính thức thành lập tổ chức đảng.
Ngày 23 tháng 7 năm 1921, đại hội lần thứ nhất đảng cộng sản Trung Quốc được tổ chức tại số nhà 106, đường Vọng Chí (nay là số nhà 76 đường Hưng Nghiệp) trong tô giới Pháp ở Thượng Hải, đây là nhà riêng của Lý Thư Thành, anh em của Lý Hán Tuấn. Lý Thư Thành từng làm Tham mưu trưởng cho Hoàng Hưng, là một nhân vật đứng đầu của Quốc dân đảng. Họ lợi dụng danh nghĩa này để che giấu, giữ bí mật. Các đại biểu dự đại hội có 23 người, Lý Đạt, Lý Hán Tuấn là đại biểu của Thượng Hải, Trương Quốc Đạo, Lưu Nhân Tĩnh đại biểu của Bắc Kinh; Mao Trạch Đông, Hà Thúc Hoành đại biểu của Hồ Nam; Đổng Tất Vũ, Trần Đàm Thu đại biểu cho Hồ Bắc; Vương Tấn Mỹ, Đặng Ân Minh đại biểu cho Sơn Đông, Trần Công Bác đại biểu cho Quảng Đông, Chu Phật Hải đại biểu cho các du học sinh ở Nhật Bản. Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu có việc bận không thể tham gia. Hội nghị do Trương Quốc Đạo chủ trì, Mao Trạch Đông và Chu Phật Hải làm Thư ký. Từ ngày 23 tới ngày 30, trong 8 ngày, Hội nghị tiến hành tương đối thuận lợi. Nhưng một sự việc bất ngờ đã gây gián đoạn cho Hội nghị.
Khoảng hơn 8 giờ tối ngáy 30 tháng 7, hội nghị vừa bắt đầy chưa lâu, có một người đàn ông trung niên mặc áo ngắn màu tro đột nhiên bước vào phòng họp, mọi người ở trong phòng họp đều không biết là ai. Sự xuất hiện của người lạ mặt khiến tất cả đều cảnh giác. Mọi người lên tiếng hỏi người khách không mời này, anh ta có vẻ ú ớ nói:
- Tôi cần tìm Chủ tịch Vương ở Liên xã. Rồi nói tiếp: Xin lỗi, tôi nhầm nhà.
Sau đó, anh ta vội vã đi ra. Lý Hán Tuấn xác nhận đúng là gần đó có “Liên xã” , nhưng tổ chức này không có người nào họ Vương, cũng không có Chủ tịch. Điều này càng khiến cho mọi người hoài nghi . Maring là người có nhiều kinh nghiệm hoạt đọng bí mật, đứng dậy nói:
- Nhất định đây là mật thám. Tôi đề nghị chúng ta tạm dừng lại, mọi người cần phân tán ngay.
Nghe lời, mọi người liền chia tay nhau dời đi, chỉ còn lại có hai người Trần Công Bác và Lý Hán Tuấn.
Quả nhiên, khoảng 10 phút sau, tuần bổ của Tô giới Pháp bao vây ngôi nhà rồi xông vào bên trong, giám sát hành động của hai người, tiến hành khám xét, phát hiện một số tài liệu tuyên truyền và giới thiệu về chủ nghĩa cộng sản, nhưng họ không nghi ngờ gì. Lúc ấy, bản Cương lĩnh của đảng để trong ngăn kéo, Tuần bổ có nhìn thấy nhưng thấy những tờ giấy sửa chữa lem nhem, nghĩ đó là những tờ giấy lộn bỏ đi nên không chú ý đến.
- Các ông hội họp gì? Tuần bổ dúng tiếng Pháp hỏi Lý Hán Tuấn
- Không họp, chúng tôi mời một số giáo sư và học sinh ở Đại học Bắc Kinh tới cùng bàn nhau một số vấn đề về việc biên tập tạp chí. Lý Hán Tuấn trả lời.
- Tại sao trong nhà có nhiều tài liệu về chủ nghĩa cộng sản như thế?
- Tôi là Giáo sư kiêm biên tập của Thương vụ ấn thư quán, những sách này là để chúng tôi nghiên cứu tham khảo.
- Có hai người ngoại quốc ở đây, họ có quan hệ thế nào với các ông?
- Họ là người Anh, là giáo sự nước ngoài của Đại học Bắc Kinh. Họ tới Thượng Hải để cùng bàn những vấn đề này.
Tuần bổ lại hỏi Trần Công Bác, Trần Công Bác dùng tiếng Anh trả lời:
- Tôi là giáo sư pháp luật ở Quảng Đông, tôi vừa tới Thượng Hải chơi.
Không tìm thấy chứng cứ gì, Tuần bổ đành bỏ đi.
Để đại hội có thể tiếp tục, đành phải chuyển địa điểm. Các đại biểu chia làm hai đường đi Gia Hưng. Sợ sự có mặt của Maring và Nicolsky khiến mọi người chú ý, Trần Công Bá bèn nhờ vợ mình đi cùng hai người tới Tây Hồ coi như đi vãn cảnh.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 31 tháng 7, các đại biểu tới Gia Hưng, thuê một chiếc du thuyền. Để bảo đảm an toàn, các đại biểu mang theo nhạc cụ, bài mạt chược, trên bàn bày chè, rượu giống như mọi khách thường thuê du thuyền dạo chơi. Hôm đó, trời mưa không dứt, trên hồ, người thưa vắng, bốn phía rất yên tĩnh. Đại hội thảo luận thông qua Cương lĩnh, bầu cử cơ cấu Trung ương đảng, Trung ương cục do ba người Trần Độc Tú, Lý Đạt, Trương Quốc Đạo đảm nhận. Trần Độc Tú làm Thư ký Trung ương cục, Lý Đạt làm Chủ nhiệm tuyên truyền, Trương Quốc Đạo làm Chủ nhiệm tổ chức. Khoảng 6 giờ chiều, đại hội kết thúc thắng lợi.
Đảng cộng sản Trung Quốc thành lập là một sự kiện vô cùng quan trọng mở ra một trang mới trong lịch sử Trung Quốc. Từ đó, ở Trung Quốc xuất hiện một chính đảng hoàn toàn mới lấy mục tiêu phấn đấu là chủ nghĩa cộng sản, là chính đảng của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lenin làm kim chỉ nam hành động, nó thay đổi phương hướng cách mạng Trung Quốc, thúc đẩy tiến trình cách mạng Trung Quốc, đúng như Mao Trạch Đông nói: “Từ khi có đảng cộng sản Trung Quốc, diện mạo của cách mạng Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi”.
Chú thích:
- Trần Độc Tú (1879 – 1942), Chủ tướng cuộc vận động Tân văn hóa, người Hoài Ninh, An Huy. Du học ở Nhật từ sớm. Năm 1915, chủ trowng tờ Tân thanh niên, đề xướng dân chủ và khoa học. Sau Ngũ Tứ vận động, tiếp thụ và tuyên truyền chủ nghĩa Mac, tham gia việc thành lập đảng cộng sản Trung Quốc. Năm 1929, do sự thất bại của cuộc đại cms, bị khai trừ khỏi đảng.
- Lý Đại Chiêu (1889 – 1927), người Lạc Ninh, Hà Bắc. Sớm du học ở Nhật, bắt đầu nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Sau khi về nước, tham gia giảng dạy ở Đại học Bắc Kinh, tham gia vận động Tân văn hóa, Ngũ Tứ vận động. Năm 1920, tiến hành thành lập tiểu tổ cộng sản wor Bắc Kinh, sau đó, là người phụ trách khu phương bắc của đảng cộng sản Trung Quốc. Năm 1927, bị quân phiệt Phụng hệ sát hại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét