Tác giả: Secretchina | Dịch giả: Tâm Nguyễn
Một người thương nhân trẻ tuổi bị đối tác làm ăn bán đứng mất hết cả chì lẫn chài, cuộc sống và sự giầu có trở thành trắng tay, thống khổ muôn phần tưởng như không sống nổi, muốn nhảy xuống hồ tự vẫn quách cho xong. Anh gặp một vị thiện tri thức đang ngồi tĩnh tọa “quán thủy” bên hồ nước, bèn đem hết tất cả các sự tình cùng cảnh ngộ của mình giãi bày với vị thiện tri thức.
Vị thiện tri thức trong nét mặt khoan hậu mỉm cười, khuyên bảo và đưa anh ta về nhà mình rồi kêu anh dời chuyển một tảng băng đá lớn từ trong hầm nhà mình lên. Thương nhân quả nhiên không hiểu chuyện gì, cũng không được một lời giải thích, nhưng anh vẫn làm theo, di chuyển tảng băng lạnh ra ngoài. Sau khi khối băng lạnh đã đưa lên, thiện tri thức nói: “hãy dùng lực chặt phá nó!”. Người thương nhân tìm lấy cây búa đến và đập, những trọng thanh mãnh liệt không do dự dồn đập xuống cũng chỉ có thể tạo ra những đường nứt nhỏ li ti in lại trên mặt tảng băng đá kia, người thương nhân lại vung búa lên, cố hết sức bình sinh đập tảng băng. Một hồi cũng chỉ có được chút mạt băng vụn bắn ra, anh ta hổn hển thở dốc và lắc đầu:“Tảng băng đá này thực là quá cứng!”.
Vị thiện tri thức không nói mà đem tảng băng đặt lên nồi sắt nấu. Theo độ nóng dần tăng lên tảng băng đá cũng dần dần tan ra. Thiện tri thức nói: “Cậu từ trong việc này có lĩnh ngộ được ra những gì không?”.
Người thương nhân nói: “Là có một chút lĩnh ngộ! Cách thức mà tôi đối phó với tảng băng là không đúng. Không nên dùng búa phá, ngộ được là nên dùng lửa đốt”. Thiện tri thức lắc đầu. Người thương nhân lộ rõ vẻ mặt khó xử, cung kính khom người xin được thỉnh giáo (chỉ dạy).
Thiện tri thức trịnh trọng, nghiêm túc nói: “Cái mà tôi muốn để cho cậu thấy được, là bảy loại cảnh giới thành công trong cuộc đời!”.
Băng tuy làm từ nước nhưng lại cứng so với nước gấp trăm lần. Càng trong hoàn cảnh giá lạnh ác liệt nó lại càng thể hiện ra đặc tính vững chắc kiên cường như sắt thép của mình. Đây là loại cảnh giới thành công thứ nhất trong cuộc đời – bách chiết bất nạo (trăm lần bẻ cũng không cong – từ chối bao lần cũng không nản lòng).
Nước hóa thành hơi ẩm hòa vào trong không khí, làm nên độ ẩm của không khí, nước có trong khí, khí là vô hình, nếu khí tụ tập cùng nhau trong một phạm vi nhất định sẽ hình thành tụ khí, sẽ càng biến thành lực lớn vô cùng, động lực vô song. Đây là loại cảnh giới thành công thứ hai trong cuộc đời – Tụ khí sinh tài.
Nước tịnh hóa vạn vật, làm sạch vạn vật, vô luận vạn vật trên thế gian cho dù dơ bẩn như thế nào, nước đều mở rộng lòng mình bao bọc, tiếp nhận mà không oán không hận. Sau đó, nước từ từ tịnh hóa, lắng đọng làm sạch chính mình. Đây là loại cảnh giới thành công thứ ba trong cuộc đời – Bao dung tiếp nạp (Bao dung tiếp nhận).
Nước nhìn như không có lực, chảy xuôi từ nơi cao xuống chỗ thấp, gặp vật cản ngăn trở nó vẫn kiên nhẫn vô hạn, nếu gặp phải tảng đá méo mó gai nhọn góc cạnh như củ ấu, nước sẽ mài tròn góc cạnh ấy, nước chẩy đá mòn. Đây là loại cảnh giới thành công thứ tư trong cuộc đời – Dĩ nhu khắc cương (Lấy nhu thắng cương).
Nước có thể dâng cao hạ thấp. Khi ở trên cao nước hóa thành mây mù, ở dưới thấp hóa thành mưa và tụ thành sương, nhiều dòng nước nhỏ chẩy rót tụ lại thành sông, từ trên cao xuống nơi thấp, cao như tận áng mây bay, thấp nhập cùng biển lớn. Đây là loại cảnh giới thành công thứ năm trong cuộc đời – Năng khuất năng thân (Có thể co, có thể giãn).
Nước tuy là lạnh nhưng lại có một tấm lòng lương thiện. Nó không tranh không đấu, còn nuôi sống vạn vật trên thế gian, nhưng lại không đòi báo đáp. Đây là loại cảnh giới thành công thứ sáu trong cuộc đời – Chu tế thiên hạ (Chu cấp tiếp tế giúp đỡ thiên hạ).
Sương mù tựa như phiêu diêu vô hình, nhưng nó lại có thân thể tự do nhất. Nó có thể tụ thành mây, kết thành mưa, hóa thành hình ảnh giọt nước hữu hình, lại có thể tán ra thành không hình không ảnh, bay nhãng lơ lửng giữa đất trời. Đây là loại cảnh giới thành công thứ bảy trong đời người – Công thành thân thoái (Đạt được thành công thì nên lui về, nhún nhường).
Nhân tâm như thủy – tâm người như nước, nên năng lực mỗi người không đồng đều, thiện ác không giống nhau, mong muốn và tham vọng không cùng như nhau, nguyên nhân là bởi vì mỗi người có các cảnh giới khác xa nhau mà thôi.
Nhân sinh như thủy, thủy như nhân sinh
Cuộc sống như nước, nước là giống như cuộc sống…
Buôn nước lãi hơn buôn dầu
Dầu có thể giảm giá nhưng nước sạch thì không gì có thể thay thế được, nên buôn bán nước quả thực lãi và đáng để đầu tư.
- Dịch vụ Cứu hộ giao thông chuyên nghiệp
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
Nước được một số chuyên gia coi là nguồn tài nguyên quý giá nhất thế giới
Nếu có ai đó hỏi Eoin Fahy nguồn tài nguyên quý giá nhất trên thế giới là gì, ông sẽ không ngần ngại nói ngay:
“Quá hiển nhiên rồi, nước là thứ thiết yếu nhất trên thế giới.”
Câu trả lời đó thường khiến mọi người ngạc nhiên, nhất là với những nhà đầu tư đang quan tâm tới chuyện dầu mỏ xuống giá mạnh, hồi tháng 9/2015 ở mức 45 USD một thùng, giảm 57% so với mức 107 USD hồi tháng 6/2014.
Nhiều người sống tại các quốc gia phát triển thường coi việc có nước sạch để dùng là chuyện đương nhiên – chỉ cần vặn vòi là có.
Nhưng đó là một thứ hữu hạn, và nó đang dần biến mất.Chỉ có 1% nước trên Trái Đất là con người có thể sử dụng được
Fahy, một chiến lược gia chuyên về phân tích đầu tư, và là trưởng kinh tế gia của hãng chuyên hoạt động đầu tư Kleinwort Benson Investors đặt tại Dublin, là người chuyên nghiên cứu và đầu tư vào nước.
“Nhìn từ một số góc độ, nước là một lĩnh vực đầu tư lý tưởng, bởi khác với dầu, nước không thể tự sản sinh và ai cũng cần tới nước để sinh tồn”, Fahy nói: “Chưa kể điện mặt trời và điện gió đang ngày càng trở thành những nguồn năng lượng thay thế cho dầu”.
“Nguồn nước là cố định và ta không thể làm ra thêm được“, Fahy nói: “Bạn có thể sống mà không có dầu, không có các năng lượng hoá thạch, nhưng không thể sống thiếu nước và đó là một phần lý do khiến nó đáng để đầu tư”.
“Một số loại cổ phiếu liên quan tới nước đã tăng giá tới 100% và nhiều khả năng còn có cơ hội tăng nữa“, Fahy nói.
Xung đột vì nước
Vấn đề không phải là Trái đất có quá ít nước, mà là không có đủ nước sạch cho mọi người.
Chỉ có 1% tổng số nước trên thế giới là con người có thể dùng được, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ.
Xây dựng các nhà máy khử muối (nước mặn chiếm tới 97% tổng lượng nước toàn cầu) để cho ra nước ngọt hiện vẫn còn là một phương án quá tốn kém.
Tình trạng ô nhiễm, dân số tăng và nhu cầu sử dụng nước tăng – để phục vụ mọi thứ, từ nông nghiệp cho tới sản xuất năng lượng, cho tới chăm sóc y tế và hoạt động sản xuất – đã càng làm giảm nguồn nước sạch.
Nạn hạn hán kéo dài ở California vẫn đang gây áp lực lên nước Mỹ, nhưng ở Trung Quốc, tình trạng còn tồi tệ hơn nhiều, theo Deane Dray, Giám đốc Điều hành của RBC Capital Markets và là cố vấn của Liên Hợp Quốc về các vấn đề nước.
Dân số nơi đô thị ở Trung Quốc đang tăng lên vô cùng nhanh chóng.
“Liên Hợp Quốc ước tính, có 292 triệu người sẽ chuyển vào sinh sống trong các khu đô thị ở nước này trong thời gian từ 2014 đến 2050, gây áp lực nặng nề lên hạ tầng nguồn nước tại đó”, Fahy nói.
Ở nhiều nơi trên thế giới, con người đang phải đối diện với nguy cơ thiếu nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày
“Nguồn nước ở Trung Quốc chủ yếu là từ các dòng sông, các hồ nước, nhưng khoảng một nửa trong số đó đang bị ô nhiễm”, Fahy nói.
Hầu hết nguồn nước có thể dùng được ở Trung Quốc là ở miền Nam, trong lúc hầu hết dân số lại tập trung ở miền Bắc.
Để xử lý vấn đề hạ tầng cơ sở nguồn nước, Trung Quốc sẽ cần chi hàng nghìn tỷ USD, theo một phúc trình ra năm 2013 của McKinsey & Company.
Ở các nơi khác như Ấn Độ, Úc, Israel, Jordan, các Tiểu vương quốc Ả-rập và một số phần ở châu Phi, con người cũng đang phải đối diện với tình trạng thiếu nước sạch.
“Với mức dân số toàn cầu đang tăng thì ngay cả các nước có dồi dào nguồn nước như Canada, Nga và Brazil cũng sẽ vấp phải vấn đề”, Fahy nói.
Cơ hội đầu tư
Để tránh xung đột, chính phủ các nước rốt cuộc sẽ phải bàn tới tình trạng thiếu nước sạch. Đó sẽ là lúc cho các cơ hội đầu tư.
“Cách dễ dàng nhất để kiếm tiền từ cuộc khủng hoảng nước là việc sở hữu cổ phiếu của các công ty hoạt động trong lĩnh vực nước”, Fahy nói.
Đó có thể là các công ty xây dựng chuyên dựng các nhà máy khử mặn, các cơ sở hạ tầng chuyên xây đập và các trung tâm xử lý nước ở các quốc gia đang phát triển, hay các công ty công nghệ đang nghiên cứu tìm ra cách để làm nước sạch hơn.
Tuy đó vẫn là chuyện dài hạn – vấn đề này mới chỉ nổi lên trong thời gian gần đây – nhưng một nhà đầu tư ngay lúc này đã có thể thu được những khoản lợi nhuận hợp lý từ nước.
Chỉ số nước toàn cầu, S&P Global Water Index, chuyên về 50 công ty trên toàn thế giới hoạt động trong lĩnh vực nước, cho thấy tỷ suất lợi nhuận hàng năm của các công ty này trong năm năm là 8,1%, và trong ba năm là 7%.
Tuy thấp hơn mức 12% của S&P 500, nhưng tỷ suất lợi nhuận như trên vẫn là những mức hấp dẫn cho những ai muốn đặt cược dài hạn vào nước, ông nói.
Trong số các cổ phiếu riêng lẻ tăng mạnh nhất trong hồ sơ đầu tư của Fahy, cổ phiếu của American Water Works, một công ty đầu tư có cổ phần trong hoạt động xử lý nước thải, và của Danaher Corporation, một công ty nghiên cứu khoa học và công nghệ toàn cầu, đều tăng hơn 121% trong thời gian năm năm qua.
“Cả hai đều là những công ty vận hành tốt”, ông nói: “Và đó là lý do chính khiến cổ phiếu của họ tăng mạnh”.
Điều quan trọng cần lưu ý là trong lúc cổ phiếu một số hãng liên quan tới nước tăng mạnh, thì cũng có những hãng mất giá thê thảm. Việc hai công ty trong hồ sơ đầu tư của Fahy tăng không có nghĩa là các công ty đó sẽ tiếp tục tăng trưởng ngoạn mục.
Một vấn đề đáng lưu ý nữa trong lĩnh vực đầu tư là hầu hết các công ty đều có những hoạt động trong các lĩnh vực khác nữa.
Ví dụ như với Danaher, hoạt động về nước chỉ chiếm 12% tổng các hoạt động của hãng.
Hoặc như với General Electric, một công ty cũng nằm trong hồ sơ kinh doanh cổ phiếu nước của Dray, chỉ có một phần nhỏ các hoạt động là có liên quan tới nước.
Điều này cho thấy trong lúc các hãng lớn nhìn thấy cơ hội đầu tư vào nước, nhưng với các cá nhân thì việc lựa chọn đầu tư ra sao vẫn là điều khó.
Mua nước
Một cách khác để đầu tư vào nước là sở hữu thẳng nguồn nước.
Tại Úc, các nhà đầu tư có thể mua các quỹ sở hữu quyền đối với nguồn nước – như quyền tiếp cận tới các phần nào đó của một hồ nước, hay một dòng sông.
Quỹ sau đó có thể bán quyền đó cho người khác, hoặc cho các công ty khác thuê, như các công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chẳng hạn.
Euan Friday, Giám đốc Điều hành nước của Kilter Rural, một hãng đầu tư đóng tại bang Victoria, Úc, nói rằng thị trường nước đã bắt đầu có từ thời đầu thập niên 1990, khi vùng đồng bằng Murray-Darling ở miền Đông Nam nước Úc bị khai thác quá mức.
Hãng của Friday sở hữu khoảng 1% nguồn nước ở vùng đồng bằng này và các nhà đầu tư có thể tham gia mua quỹ với giá 20 ngàn đô la Úc (khoảng hơn 14 ngàn đô la Mỹ) để được lợi thế về giá “thuê” đối với quyền sử dụng nguồn nước.
“Các nhà đầu tư của ông thu lợi nhuận từ 4% đến 7%”, ông nói: “Và bản thân quyền sử dụng nguồn nước đã đem về lợi nhuận đạt mức tăng khoảng 10% một năm, tương đương với lợi nhuận ở thị trường chứng khoán”.
Mức lợi nhuận của quỹ phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vào nguồn cung và nhu cầu sử dụng nước. Nếu trời mưa nhiều, khách thuê sẽ không cần nhiều nước lắm và do đó giá sẽ xuống. Nếu là một năm nóng hạn, giá nước sẽ lên cao.
“Trên thế giới không có nhiều nơi khác cho ta cơ hội đầu tư tương tự”, Fahy nói: “Một phần bởi các nước đang phát triển như Trung Quốc hay Nam Phi có những nguy cơ rủi ro về chủ quyền đối với nguồn nước”.
Thế nhưng vấn đề thiếu nước vẫn đang hiện diện và cần được xử lý, nên các cơ hội đầu tư cũng vẫn đang hiện diện.
“Đó là một chủ đề thú vị”, Fahy nói: “Đó là một trong những vấn đề lớn nhất về cấu trúc hạ tầng mà chúng ta sẽ phải đối diện trong vòng từ 10 đến 20 năm nữa”.
Theo BBC tiếng việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét