Tác giả: Valentin Schmid | Dịch giả: Phạm Duy
Mọi người đều biết là Trung Quốc giả mạo số liệu nhưng phải mất một thời gian thông tin đó mới trở thành tin chính thức.
Đối với những con số GDP phóng đại của Trung Quốc, hiện nay chúng ta có xác nhận từ Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của Nhà nước Trung Quốc, rằng những con số này đã được nguỵ tạo trong một thời gian dài, ít nhất là ở cấp độ khu vực.
Hiện chỉ còn có Văn phòng Kiểm toán Quốc gia là chưa công khai thừa nhận rằng con số GDP về cơ bản được nguỵ tạo. Thực ra theo một bản tin của tờ báo Trung Quốc Hàng ngày (China Daily), Văn phòng Kiểm toán Quốc gia đã thừa nhận điều đó, nhưng không đưa ra báo cáo.
Nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng không tăng trưởng ở mức 7%
– Wilbur Ross, WL Ross & Co
“Một huyện ở tỉnh Liêu Ninh đã báo cáo doanh thu tài chính hàng năm cao hơn con số thực tế 127 phần trăm”, tờ Trung Quốc Hàng ngày viết.
Tân Hoa Xã, mặt khác trích dẫn một câu nói từ một vị quan chức: “Nếu các số liệu quá khứ mà không được thổi phồng, thì đồ thị tăng trưởng hiện nay sẽ không thể hiện sự sụt giảm dốc đứng như vậy”.
Theo tờ Trung Quốc Hàng ngày, các quan chức địa phương cũng thao túng các con số đầu tư và phóng đại chúng ít nhất 20 phần trăm, như trong trường hợp của tỉnh Hắc Long Giang.
Họ lấy cớ rằng ngay cả các hợp đồng chưa được ký kết cũng là đầu tư thực tế, cho dù thực tế sau đó có tiền hay không.
“Các số liệu thống kê chính thức có các vấn đề nghiêm trọng về phương pháp luận; các bộ ngành đều không có đủ nguồn lực. Nhưng điều thực sự quan trọng ở đây là chỉ số GDP, nó không thực sự cho bạn biết nhiều điều về tốc độ tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế”, theo lời ông Leland Miller, chủ tịch của China Beige Book, một công ty nghiên cứu đã phỏng vấn hàng ngàn công ty để theo dõi số liệu tăng trưởng cũng như các số liệu khác.
Vâng, theo các cơ quan truyền thông nhà nước, rất nhiều sự tăng trưởng trong toàn bộ nền kinh tế đã được nguỵ tạo, đó là một trong những lý do tại sao hầu hết các nhà đầu tư và các nhà phân tích cũng không tin vào chỉ số GDP trong cả nước Trung Quốc.
“Ngay bây giờ họ đã không có một nền kinh tế tăng trưởng ở mức 7,0 phần trăm, có lẽ nó khoảng 1 hoặc 2 phần trăm. Ở Bắc Kinh, người ta thậm chí nói riêng với nhau là 2,2 phần trăm”, ông Gordon Chang, tác giả cuốn “Sự sụp đổ đang đón đợi Trung Quốc” cho biết.
Theo số liệu chính thức, GDP của Trung Quốc tăng trưởng 6,9 phần trăm trong quý thứ ba.
Để đưa ra đánh giá của mình, nhà đầu tư tỷ phú Wilbur Ross đã xem xét những số liệu về sản xuất và tiêu dùng thực tế, chứ không dựa trên số liệu chính thức được công bố:
“Nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng là không tăng trưởng ở mức 7 phần trăm. Chúng tôi đã cảm nhận được rằng trong những năm gần đây những con số này là rất, rất hào phóng. Nếu bạn nhìn vào các chỉ số tự nhiên – tiêu thụ điện, tiêu thụ khí đốt tự nhiên, tiêu thụ xăng dầu, tiêu thụ xi măng, tiêu thụ thép, tiêu thụ viễn thông, doanh số bán lẻ – nếu bạn nhìn vào tất cả các chỉ số này, không một chỉ số nào đã tăng trưởng ở một tỷ lệ tương đương với 7 phần trăm, và tăng trưởng xuất khẩu cũng như vậy”.
Rốt cuộc làm thế nào mà GDP của Trung Quốc tăng nhanh như vậy? Không ai biết chắc chắn, nhưng đây là 6 ước tính tốt nhất.
Ở Trung Quốc, thực phẩm nào cũng có thể làm giả!
Posted By ETvn Staff 13 On In Đời sống,Kiến thức hữu ích,Giải trí,Ở đâu? | No Comments
Kinh tế Trung Quốc càng phát triển, hệ thống xã hội càng bất ổn: ở đây thứ gì cũng có thể làm giả!
Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, và con người ngày càng trở nên xấu xí [1]hơn khi không từ một thủ đoạn nào chỉ để kiếm một chút lợi nhỏ. Con rồng của phương Đông ngày nào đã không còn là một vùng đất trù phú và huy hoàng nữa.
Dưới đây hãy cùng chúng tôi điểm lại 9 món ẩm thực giả với thương hiệu “made in China” có một không hai khiến người ta dở khóc dở cười…
1. Mì giả
Năm 2010, 50 nhà máy gần Đông Quản, Trung Quốc, đã phải đóng cửa vì sử dụng hạt thóc mục rữa và các hóa chất độc hại để sản xuất mì gói. Tổng cộng đã có tới 500 tấn mì được sản xuất trước khi vụ việc bị phát hiện.
2. Sữa giả
Hẳn là các bạn vẫn chưa quên được vụ nhiễm độc sữa bột có chứa Melamine khiến 53.000 trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng vào năm 2009. Nhà sản xuất bất lương đã thêm Melamine vào sữa để khiến nó có hàm lượng protein cao hơn trong các bài kiểm tra chất lượng.
3. Thịt lợn phát sáng
Do cách bảo quản và chế biến thực phẩm thiếu vệ sinh, những thớ thịt lợn phát sáng xanh này đã được một phụ nữ để ý thấy sau khi… thu dọn bữa tối của gia đình vào năm 2011. Những vi khuẩn độc hại có trong miếng thịt chính là nguyên nhân khiến nó phát sáng.
4. Trứng tự chế
Thậm chí cả những thứ đơn giản và nhỏ bé như trứng cũng có nguy cơ bị làm giả. Một số công ty ở Trung Quốc đã thu lợi lớn nhờ bán những quả trứng giả này. Trứng giả bao gồm gelatin, chất tạo màu, nước, và vỏ bằng sáp.
Video làm giả trứng tại Trung Quốc:
5. Lòng xi măng, vỏ óc chó
Sau khi giá óc chó tăng cao tại Trung Quốc, một số kẻ đã lợi dụng những vỏ óc chó bị vứt đi để tạo thành những quả óc chó mới với lòng bằng… cục xi măng. Sau đó họ trộn lẫn chúng vào hàng thật để đem bán. Quả thật là một ý tưởng thất đức để kiếm tiền.
6. Treo đầu bò bán thịt chuột
Hàng ngàn kẻ đã bị bắt vì cố gắng treo đầu bò bán thịt chuột. Mặc dù nhà chức trách không tiết lộ sâu hơn rằng đó là chuột nhà hay chuột đồng, nhưng có vẻ như điều kiện làm thịt chuột rất thiếu vệ sinh, và sử dụng nhiều hóa chất có hại cho con người.
7. Gạo giả
Gạo giả được làm từ giấy, hoặc khoai và chất dẻo – bán lãi hơn gạo thật nhiều.
8. Rượu giả
Trừ khi bạn là chuyên gia thử rượu, bạn sẽ không biết được rằng có rất nhiều loại rượu ở Trung Quốc thật ra lại chính là… nước hoa quả. Tuy nhiên loại nước hoa quả pha chế này có khi còn có hại hơn cả rượu mạnh.
9. Bánh bao nhân… giấy
Năm 2007, một tờ báo Trung Quốc đã đăng tin kể về việc người dân ở một số nơi sử dụng các tấm bìa các tông ngâm hóa chất để làm nguyên liệu cho món bánh bao nhân thịt, khiến nhân bánh có vẻ đầy đặn hơn.
Bạn nghĩ sao về 9 thương hiệu ẩm thực ngán ngẩm nói trên? Hãy cùng bình luận bên dưới nhé!
Theo Elite Reader
Quang Minh
Quang Minh
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét