Tác giả: Matthew Little, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy
Thủ tướng Canada Trudeau đề cập đến việc bức hại Pháp Luân Công với lãnh đạo Trung Quốc – Nghị sĩ thuộc đảng Tự do nói.
Parliament Hill – Khoảng 700 người đã tụ tập trên Đồi Quốc hội vào ngày 9 tháng 12, đêm trước của Ngày Nhân Quyền, để cung cấp 95.000 chữ ký kiến nghị lên Thủ tướng Justin Trudeau và thúc giục chính phủ của ông gây áp lực lên (nhà cầm quyền) Trung Quốc chấm dứt chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công.
Một số nghị sĩ đã tham dự cuộc mít tinh để góp thêm tiếng nói và trình bày những hiểu biết sâu sắc của họ về nguyên nhân (của cuộc đàn áp).
Bà Judy Sgron, nghị sĩ thuộc đảng Tự do, thay mặt Thủ tướng Trudeau, gửi lời chúc mừng và nói với đám đông rằng Thủ tướng đã đề cập đến các mối quan tâm của họ.
Thủ tướng Trudeu đã nêu vấn đề về Pháp Luân Đại Pháp với Chủ tịch Trung Quốc– Judy Sgro, Nghị sĩ thuộc đảng Tự do
“Trong các cuộc họp gần đây giữa Thủ tướng Trudeau với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc, và đặc biệt là Pháp Luân Đại Pháp, đã được Thủ tướng Trudeau đề cập với chủ tịch Trung Quốc” bà Sgro nói.
Với việc làm này, Thủ tướng Trudeau đã nối tiếp những người tiền nhiệm của mình – các ông Jean Chretien, Paul Martin, và Stephen Harper – tất cả họ đều đã nêu lên vấn đề Pháp Luân Công với nhà cầm quyền Trung Quốc.
Bà Sgro khuyến khích các học viên Pháp Luân Công tiếp tục các nỗ lực của mình.
“Tôi biết đôi khi các bạn có thể bị nản lòng vì một số cuộc đàn áp vẫn tiếp tục xảy ra ở Trung Quốc. Nhưng các bạn phải tiếp tục mạnh mẽ và tiếp tục làm những gì các bạn đang làm”.
Ông Garnett Genuis, nghị sỹ vừa được bầu thuộc đảng Bảo thủ, nói các chính phủ mà hạn chế quyền tự do tôn giáo thì chắc chắn sẽ bấp bênh.
“Họ (chính phủ Trung Quốc) tin rằng quá trình tự nhiên của tự do tư tưởng này hủy hoại sự ổn định xã hội và chính trị. Nhưng suy tưởng tự do, không bị trói buộc là điều thiết yếu đối với trải nghiệm của con người,” ông nói.
“Chừng nào chính phủ (Trung Quốc) còn tìm cách giảm bớt (quyền con người của) công dân của mình, thì chính phủ sẽ luôn luôn bấp bênh bởi vì mọi người, nam cũng như nữ, sẽ nhìn vào tâm trí và trái tim của mình và nhận ra rằng con người được sinh ra cho một cái gì đó nhiều hơn thế”.
Suy tưởng tự do, không bị trói buộc là điều thiết yếu đối với trải nghiệm của con người– Ông Garnett Genuis, nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ.
Nghị sĩ thuộc đảng Tự do, ông Borys Wrzesnewskyj, người đệ trình dự luật đầu tiên tại Quốc hội (Ông Irwin Cotler, cựu nghị sĩ thuộc Đảng Tự do cũng đệ trình một dự luật tương tự) để ngăn chặn người Canada đến Trung Quốc cấy ghép nội tạng, cho biết ông sẽ lại đưa dự luật này ra nghị viện.
Mổ cướp nội tạng phải được dừng lại ở Trung Quốc, ông nói.
“Vì những gì đã xảy ra, hãy gọi nó là một ví dụ khủng khiếp về một nhà nước ăn giết người”.
“Vì những gì đã xảy ra, hãy gọi nó là một ví dụ khủng khiếp về một nhà nước ăn giết người”.
Các nguyên lý phổ quát
Nghị sĩ của đảng Bảo thủ, ông Michael Cooper nói được đứng bên cạnh những người đang bảo vệ các nguyên lý như chân, thiện và nhẫn, là một vinh dự cho ông.
“Những nguyên lý này không chỉ là nguyên lý của Pháp Luân Công, đó cũng là các nguyên lý của Canada và đó là những nguyên lý phổ quát”.
Cựu nghị sĩ đảng Bảo thủ và là cựu Bộ trưởng Môi trường và là chủ tịch hội Những Người Bạn của Pháp Luân Công trong quốc hội, ông Peter Kent đã nỗ lực để khiến cho các nghị sĩ khác cũng như Thủ tướng quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn (do bị đàn áp) của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
“Đây thực sự là một vinh dự khi lại được có mặt cùng với các bạn,” ông nói.
Ông Kent cho biết ông muốn Chính phủ Canada thúc giục Trung Quốc cho phép 200.000 đơn kiện hình sự chống lại cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, đã được người dân Trung Quốc nộp, đạt được mục đích hợp lý của chúng – đó là tuyên án “trọng tội tột cùng” đối với chiến dịch của Giang Trạch Dân nhằm dập tắt Pháp Luân Công.
Ông Cotler, một cựu Bộ trưởng Tư pháp, yêu cầu chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công và “chấm dứt việc mổ cướp nội tạng cưỡng bức và bất hợp pháp … và đó là hành động bị Tiểu ban đối ngoại về nhân quyền quốc tế của chúng tôi đồng lòng lên án”.
“Nhà cầm quyền Trung Quốc tìm cách xây dựng quan hệ với Canada trong lĩnh vực trọng tâm về thương mại và kinh doanh, và đầu tư. Đúng, chúng tôi muốn khuyến khích thương mại, kinh doanh và đầu tư giữa hai nước, nhưng cùng với thương mại phải có hợp hiến. Cần phải tôn trọng các quy định của pháp luật cùng với việc kinh doanh”.
Ông Scott Reid, nghị sĩ đảng Bảo thủ, người đã đề cập đến Pháp Luân Công trong hành động ủng hộ đầu tiên của mình trong năm 2001 với tư cách là một nghị sĩ, cho biết ông đã luôn luôn được gây ấn tượng bởi các phản ứng phi bạo lực của các học viên Pháp Luân Công mặc dầu bị đàn áp như vậy.
“Những gì chúng tôi nói để hỗ trợ các bạn là không thể so sánh được với các ví dụ mà rất nhiều học viên Pháp Luân Công đã thể hiện thông qua hành động của họ”.
Ông Peter Julian, nghị sĩ đảng NDP, đã gửi thư chúc mừng, ca ngợi các học viên Pháp Luân Công đã tuân thủ các nguyên tắc của sự hòa hợp, chân, thiện và nhẫn.
“Sự dũng cảm và lòng can đảm của các bạn đã chứng minh là không thể bị đẩy lui, và khi đối mặt với nghịch cảnh, các bạn đã không dao động trong niềm tin của mình và trong việc thúc đẩy quyền con người”, ông viết.
Cựu nghị sĩ đảng Bảo thủ và đảng Tự do, ông David Kilgour nói rằng ông và tất cả các diễn giả khác đã xúc động sâu sắc bởi cách mà các học viên Pháp Luân Công đã chịu đựng trước cuộc đàn áp ở Trung Quốc.
Ông Kilgour, một trong những người đầu tiên điều tra việc thu hoạch nội tạng sống từ các tù nhân Pháp Luân Công tại Trung Quốc, cho biết nhiều người khác đã tiến hành các cuộc điều tra riêng của họ và cho thấy các kết quả tương tự.
“Mổ cướp tạng được bắt đầu với các tù nhân chính trị người Duy Ngô Nhĩ và sau đó có khả năng được mở rộng sang người Tây Tạng và các thành viên của nhà thờ Thiên chúa giáo ở Trung Quốc. Nhưng cuộc đàn áp Pháp Luân Công lần đầu tiên đã làm tràn ngập các trại lao động với số lượng lớn những người khỏe mạnh, cả đàn ông và phụ nữ, tất cả đều ở trong tình trạng có thể bị bóc lột và rất dễ bị làm hại”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét