Tác giả: MingHui.org
Lữ Thanh là người triều Minh (1368-1644). Anh ta thường thích nói về những chuyện dâm uế và hay nhìn lén phụ nữ, tùy tiện dùng mắt và miệng tạo nên dâm nghiệp, hành vi hết sức phóng đãng trụy lạc. Chính vì vậy, khi anh ta đã 30 tuổi mà gia cảnh vẫn vô cùng bần cùng, hai người con trai của anh ta lần lượt chết sớm. Một ngày nọ, Lữ Thanh đột nhiên chết bất đắc kỳ tử. Anh ta gặp lại ông nội ở dưới âm phủ. Ông nội rất tức giận nói với anh ta:
“Hai thế hệ trong gia đình chúng ta đã tích đức hành thiện, trong mệnh của ngươi lẽ ra đã có rất nhiều tài phú, không ngờ ngươi tham luyến mỹ sắc, khẩu nhãn đều tạo nghiệp, phúc báo đã sắp hết rồi. Ta e rằng nếu ngươi cứ tiếp tục phạm tội tà dâm xấu xa, thì Lữ gia chúng ta sẽ tuyệt tự, không còn hy vọng gì nữa. Chính vì vậy ta đã cầu khẩn Diêm Vương bắt ngươi xuống âm tào địa phủ sớm hơn để ngươi nhìn thấy phạm tội tà dâm sẽ bị trừng phạt như thế nào.”
Lữ Thanh nói: “Con nghe nói ai gian dâm với vợ của người khác, thì người đó sẽ bị báo ứng tuyệt hậu. Thực ra con cũng rất sợ bị báo ứng như thế, cho nên con chưa từng phạm tội đó.”
Nghe tới đây, một quan viên của âm phủ bèn lên tiếng:
“Tuyệt hậu mới chỉ là hình phạt nhẹ nhất đối với tội tà dâm mà thôi. Nếu là người nữ chủ động đến dụ dỗ, bản thân mình biết sai mà lại không khước từ, thì tội nghiệp đó đã đủ để bị báo ứng tuyệt tự rồi. Nếu như là tự mình nhiều lần dụ dỗ ép buộc người nữ, hãm hại vợ của người khác, thậm chí phá thai hay sát hại vợ hoặc chồng của người khác, thế thì hình phạt còn đáng sợ hơn rất nhiều.”
Quan viên này nói tiếp: “Đối với việc trừng phạt tội tà dâm, pháp luật trên nhân gian quá khoan dung, nhưng pháp luật tại âm gian là tối nghiêm. Con người hễ động một dục niệm tà dâm thôi, thì đã tính là tội nghiệp rồi. Tam thi thần liền trình báo, Táo Quân và Thành Hoàng liền xem xét tấu minh, nếu họ che giấu hoặc bỏ sót thì họ cũng phạm tội rất lớn. Hôm nay ngươi thử xem những kẻ phạm tội này bị xét xử như thế nào thì sẽ biết.”
Một lát sau, lũ quỷ đưa các phạm nhân phạm tội tà dâm lên thượng điện. Họ đều bị mang gông xiềng và phải quỳ dưới đất.
Diêm Vương bắt đầu nghiêm nghị tuyên án từng người một. “Người này sẽ trở thành kẻ ăn mày bị điên và bị câm trong kiếp tới. Người này sẽ chuyển sinh thành một kỹ nữ bị mù. Người này sẽ phải làm trâu trong hai kiếp. Người này sẽ phải làm heo trong mười kiếp…”
Sau đó, lũ quỷ áp giải những người phạm tội đi đầu thai. Lữ Thanh tận mắt chứng kiến mà thấy sợ hãi sởn tóc gáy.
Quan viên của âm phủ nói với anh ta: “Vẫn còn có những hình phạt đáng sợ hơn nữa. Ngươi nhất định không được vì thèm muốn khoái lạc trong chốc lát mà đánh mất sinh mệnh của mình. Phải tránh sắc giống như tránh mũi tên bắn vào ngươi vậy. Hơn nữa, ngươi nên viết xuống những gì ngươi đã chứng kiến, để khuyên giải thế nhân đừng phạm tội ác này nữa.”
Ngay sau đó, Diêm Vương liền thả cho Lữ Thanh trở về dương gian. Lữ Thanh viết cuốn “Du Minh lục” (những ghi chép về chuyến đi xuống âm phủ), đã được in thành một ngàn bản để cảnh tỉnh thế nhân. Ngoài ra, anh ta còn không ngừng nỗ lực hành thiện.
Khi Lữ Thanh 40 tuổi, anh ta liên tiếp sinh được hai người con trai. Gia đình anh ta lại trở nên rất giàu có.
Sau này Lữ Thanh quyết định đoạn tuyệt với thế giới trần tục, đến Nam Hải tu Đạo.
Miệng luôn tạo khẩu nghiệp, phúc báo sớm muộn cũng chạy mất
Có người nói: “Tôi không hề làm một việc xấu nào, sao có thể tổn hại đến phúc báo được?”. Kỳ thực bạn hãy nhớ rằng, tạo “khẩu nghiệp” cũng sẽ tổn hại đến phúc báo. Một người có mệnh tốt hay không thể nhìn xem người đó có nhiều “khẩu đức” hay không.
- Dịch vụ Cứu hộ giao thông chuyên nghiệp
- Xem chuyên mục chuyện lạ có thật
“Khẩu nghiệp” (nghiệp gây ra do lời nói từ miệng) là tội mà một người bình thường dễ phạm phải nhất. Số mệnh của một người tốt hay không, hãy nhìn xem người đó có nhiều “khẩu nghiệp” hay không là biết. Vì vậy, “khẩu nghiệp” rất quan trọng. Trong cuộc đời của một người, không phải ngày nào cũng làm chuyện thất đức, nhưng việc nói những lời thất đức, thiếu đức, khó nghe và không đứng đắn thì có thể xảy ra mỗi ngày. Tích luỹ qua năm tháng, phúc báo sẽ vì “khẩu nghiệp” mà chạy mất hết. Do đó, người nói chuyện không có “khẩu đức”, cả cuộc đời thường gập ghềnh, nhấp nhô, thậm chí rất thê lương.
Chuyện đời thực
Trong thị trấn nơi tôi sống có một người đàn ông hơn 30 tuổi, thuộc dạng khôi ngô tuấn tú nhưng đến giờ vẫn chỉ là một người vô công nhàn rỗi. Anh ta muốn làm việc nhưng không có việc để làm, muốn gây dựng sự nghiệp cũng không phải là điều dễ. Bạn học của anh, ai cũng đã tự lo cho cuộc sống của mình. Riêng anh này thì vợ con chưa có, sống như lang thang, ăn mặc nhếch nhác, có khi mấy ngày không rửa mặt, ai khuyên bảo gì cũng không nghe, thậm chí còn trừng mắt đáp trả.
Thật sự thì anh ta không phải là người xấu, nhưng vì sao lại như vậy? Sau khi quan sát cẩn thận, người ta phát hiện ra anh có rất nhiều “khẩu nghiệp”. Không hiểu nguyên nhân từ đâu, từ nhỏ anh đã bị lây nhiễm nhiều thói quen xấu. Trong cách nói chuyện, anh luôn quát mắng, không kính trọng đối với người lớn và Thần Phật. Mỗi khi uống rượu vào, anh nói năng còn lộn xộn lung tung hơn nhiều.
Anh này cũng từng mở một cửa hàng làm ăn nhưng công việc không thuận lợi, gia đình thậm chí còn phải bán rất nhiều tài sản để trả nợ cho anh vì làm ăn thua lỗ.
Miệng nói nhiều lời ti tiện, thì mệnh cũng có nhiều ti tiện
Một người luôn gây “khẩu nghiệp” như vậy thì phúc báo sớm muộn gì cũng chạy hết. Do miệng nói nhiều lời ti tiện nên số mệnh cũng gặp nhiều điều ti tiện. Chuyện hôn nhân của anh không thuận lợi, có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng theo nhân quả mà xét thì có thể vì anh không có phúc báo nên việc gì cũng không được suôn sẻ. Các cô gái có phúc khí sẽ có được nhân duyên tốt, nên dĩ nhiên sẽ không thể kết hợp với anh ta.
Chuyện làm ăn không thuận lợi của anh cũng bởi vì không có phúc báo. Người có phúc đức thì mới có tiền của. Trong khi phúc báo của anh này bị tổn thất nhiều như vậy, làm sao có thể kiếm được tiền đây? Nếu anh ta không tỉnh ngộ sửa đổi thì tương lai còn thê thảm hơn nhiều.
Phúc báo theo cái miệng mà chạy hết
Có nhiều người cũng giống anh bạn trên, bao nhiêu phúc báo cũng đều vì cái miệng không tốt mà bị hao tổn hết. Có người nói: “Tôi không hề làm một việc xấu nào, sao có thể tổn hại đến phúc báo được?” Kỳ thực nên nhớ rằng, tạo “khẩu nghiệp” sẽ tổn hại rất lớn đến phúc báo.
Người xưa nói: “Ngôn do tâm sinh” (lời nói là do tâm mà sinh ra). Nếu miệng thường hay nói những lời không hay, không tốt, thị phi, nguyền rủa, … thì phúc báo sẽ tổn thất rất nhanh. Nói lời không đúng hay không phải với người lớn tuổi cũng đều như thế.
Có nhiều phụ nữ hay phàn nàn về chồng, nói chồng không tốt thế này thế kia, rồi đem cả cha mẹ chồng, tổ tông nhà chồng ra mắng nhiếc v.v…, như vậy sẽ tạo “khẩu nghiệp” rất nặng và điều này chỉ khiến gia cảnh càng ngày càng đi xuống, nghèo khó. Vậy nên, mọi người nhất định phải chú ý vấn đề “khẩu nghiệp” này.
Oán trời trách đất cũng là cách làm tổn hại nhanh phúc báo
Người hay phàn nàn, không hài lòng với số mệnh, ích kỷ và ganh ghét đố kỵ thường hay oán trời trách đất. Họ không trân quý những gì vốn có của bản thân nên mới cảm thấy bất bình, thông qua cái miệng mà suốt ngày ca cẩm. Đây cũng là một cách làm tổn hại phúc báo rất nhanh, cũng là một dấu hiệu của người bạc mệnh hiện tại hoặc sau này.
Miệng muốn nói lời hay, lời tốt thì tâm phải tốt, phải đẹp
Miệng muốn nói lời hay ý đẹp thì trong lòng phải thực sự tốt, phải có hảo tâm, vì vậy người đó sẽ phát ra từ trường tốt xung quanh mình. Những thứ tốt đẹp sẽ tìm đến với người này và họ có phúc báo. Vậy hảo tâm là gì? Trước tiên cần biết đủ và biết cảm ơn. Biết đủ là một loại thành tựu. Những người tu hành họ luôn tự hài lòng, đối với hoàn cảnh nào cũng chấp nhận, cũng thấy thỏa mãn và biết ơn. Khi người ta biết đủ, biết thỏa mãn, người ta sẽ không nói những lời không tốt hay phàn nàn vì trong tâm họ đã bình an rồi.
Hãy lưu giữ “khẩu đức” cho mình
Biết rõ về một người, không cần phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.
Trách một người không cần phải tận trách, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút độ lượng cho mình.
Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhường cho mình.
Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút nội hàm cho mình.
Theo daikynguyenvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét