Bảo Ngọc |
Người dân TP Đà Nẵng đang vô cùng bức xúc, lo lắng khi thông tin 246 lô đất ven biển nằm sát sân bay quân sự Nước Mặn (đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn) bị gom trọn.
Ông Tăng Hà Vinh, Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai quận Ngũ Hành Sơn cho biết, số diện tích đất này khoảng 40.000 mét vuông, có thể làm chỗ ở cho hàng trăm nghìn người.
Ông Vinh cũng lo lắng kèm nghi ngờ số đất này do người Trung Quốc đứng sau chi tiền nhờ người mua hộ.
Theo nhiều người, khu vực này từ năm 2008 đến nay tập trung khá nhiều người gốc Hoa sinh sống. Khách du lịch Trung Quốc cũng tập trung đến ở các khách sạn, resort ở đây.
Đặc biệt, trong khu vực này có Crowne Plaza mỗi năm đón hàng nghìn khách du lịch đến từ Trung Quốc.
Chủ đầu tư của khách sạn Crowne Plaza mới đây tiếp tục mở rông xây thêm khách sạn JW Marriott ngay bên cạnh. Chủ đầu tư muốn đưa thêm 300 lao động người Trung Quốc sang khiến dư luận phản đối và phải tạm dừng.
Anh Nguyễn Đông, một người dân Đà Nẵng cho hay, nhiều nhà hàng mọc lên ở đoạn đường Võ Nguyên Giáp chạy qua khu vực này cũng trưng biển hiệu bằng chữ Trung Quốc bên cạnh biển tiếng Việt Nam.
“Có nhiều nhà hàng chữ Hán còn to hơn tiếng Việt. Thậm chí dịch vụ massage cũng ghi biển bằng chữ Hán. Các dịch vụ này chỉ phục vụ khách Trung Quốc, khách trong nước thường bị hạn chế.
Đặc biệt có mấy nhà hàng không đặt tên bằng chữ mà chỉ đặt tên bằng số như 18, 37, 27. Mấy con số này cộng lại đều bằng 9. Tôi không biết họ đặt vậy có mục đích gì, nhưng rất lạ.
Có tin là người Trung Quốc tiếp tục gom đất ở đây, nếu chính quyền không quản lý tốt thì nguy cơ biến thành khu phố Tàu với dãy phố xá đông đúc là rất cao”, anh Đông nhận xét.
Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi ghi lại:
Những lô đất ven đường Võ Nguyên Giáp, sát cạnh sân bay Nước Mặn đã bị một nhóm cá nhân thu gom.
Một lô đất trước cổng ra vào sân bay Nước Mặn đã có chủ và xây dựng phần móng.
Bờ rào sân bay Nước Mặn với bên ngoài nham nhở số điện thoại rao bán đất. Tuy nhiên, phần lớn các lô đất ở đây đều đã có chủ rõ ràng. Các số điện thoại trên tường cũng không thể liên lạc được.
Dãy nhà hàng nằm sát cạnh sân bay Nước Mặn, chuyên phục vụ khách Trung Quốc.
Cận cảnh bảng hiệu bằng chữ Trung Quốc ven đường Võ Nguyên Giáp mà người dân lo sợ biến thành khu phố Tàu.
Con đường Võ Nguyên Giáp nhìn từ trên cao - nơi có nhiều lô đất được cho là do người Trung Quốc đứng phía sau thu gom.
Khách sạn JW Marriott đang thi công ven đường Võ Nguyên Giáp.
Nhiều trong số các nhà hàng này lấy tên là các con số 18, 27, 36 có tổng 9.
Một biển quảng cáo song ngữ sai quy định, vì chữ Hán lớn bằng chữ Việt Nam.
Những tiệm massage đều trưng biển quảng cáo có chữ Trung Quốc
theo Trí Thức Trẻ
Bà Nguyễn Thị Tánh – trưởng thôn Dương Sơn xác nhận với chúng tôi, mặc dù không phải hộ nghèo, cận nghèo nhưng quả thật nhà bà Vọng rất khó khăn. Hiện cả nhà cũng đang ở tạm trên mảnh đất của ông bác bên ngoại.
Vụ người Trung Quốc giấu mặt mua gom đất Đà Nẵng:
Chủ nhân 12 lô đất biệt thự ở... nhà cấp bốn
TP - Người đứng tên sở hữu 12 lô đất vệt biệt thự ven biển, xung quanh khu vực sân bay Nước Mặn là anh Lý Phước Cang (thôn Dương Sơn, xã Hòa Châu, Hòa Vang, Đà Nẵng). Thực tế, gia đình anh đang ở trong căn nhà cấp 4.
Căn nhà cấp 4 tại thôn Dương Sơn của gia đình anh Lý Phước Cang.
Việc mua đất ven biển không có gì trái pháp luật. Vì thế, cơ quan chức năng làm bìa đỏ cho người dân là điều không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, khi thành phố đã “khoanh vùng nhạy cảm”, lập danh sách những người sở hữu bất thường nhiều lô đất đẹp nghi người Trung Quốc góp tiềnđầu tư thì chắc chắn, cần phải xem lại quy hoạch và cách thức quản lý chuyện mua đất như thế này.
Người thân bất ngờ
Căn nhà cấp 4 của gia đình anh Lý Phước Cang nằm sâu trong thôn Dương Sơn. Vợ chồng anh đang sống cùng với cha mẹ. Bà Nguyễn Thị Vọng, mẹ anh Cang rất bất ngờ khi chúng tôi đề cập đến câu chuyện con trai bà sở hữu 12 lô đất vệt biệt thự xung quanh sân bay Nước Mặn, trị giá hàng chục tỷ đồng. Bà coi đó là chuyện đùa, ai đó dựng lên nói cho vui.
“Làm chi có chuyện đó. Không bao giờ tui tin. Tiền đâu mà nó mua” – bà Vọng nói. Bản thân con trai làm lương tháng chưa tới 5 triệu, vợ làm hộ lý bệnh viện. Lương hai vợ chồng chưa đủ nuôi con, xăng xe, lễ lạt cưới hỏi, mua một lô nhỏ làm nhà còn khó, đừng nói chuyện mua 12 lô.
Bà Vọng tiết lộ, mới đây Cang còn vay tiền để đi mua xe máy. Bản thân gia cảnh của bà Vọng cũng khó khăn, hiện số nợ ngân hàng 20 triệu vay từ năm 2006 tới nay mới chỉ trả được 2 triệu. Nhìn ngôi nhà, vườn tược của cả gia đình, chúng tôi không thể tin được rằng, con trai bà Vọng đang là tỷ phú.
Khi chúng tôi đưa danh sách có 12 cái tên Lý Phước Cang đứng chủ 12 lô đất biệt thự ven biển, bà Vọng lặng người. “Không thể tin nổi. Cái này để tôi hỏi lại nó. Trước tới nay có bao giờ nghe nói đâu, cả nhà không ai biết hết. Nếu có thật thì khả năng nó đứng tên mua cho ai đó thôi”. Những người thân của anh Cang như em gái anh, những người hàng xóm, tỏ ra rất ngỡ ngàng khi có người trong thôn Dương Sơn lại sở hữu tài sản lớn như thế, đặc biệt là anh Lý Phước Cang.
“Mua đất cho một người ở Hà Nội”
Sáng qua, khi tới nhà anh Cang, anh đang bận đi làm. Kết nối liên lạc qua điện thoại, trả lời câu hỏi của PV Tiền Phong, anh Cang thừa nhận anh mua 12 lô đất biệt thự ven biển. “Tôi mua bằng tiền của tôi chứ của ai. Tiền của gia đình tôi”. Khi chúng tôi cho biết đang đứng ở nhà anh và hỏi về câu chuyện có hay không người Trung Quốc “bơm tiền”. Anh Cang khẳng định: “Không! Không hề có chuyện đó”.
Phải đến khi em gái anh Cang gọi điện thắc mắc vì sao mua tới 12 lô đất mà gia đình không biết, lúc đó anh Cang mới chủ động gọi lại cho bà Nguyễn Thị Tánh (trưởng thôn) để phân bua. Bà Tánh kể lại nội dung cuộc điện thoại, cho biết Cang thừa nhận đứng tên mua đất giùm cho người khác, tuy nhiên đó là một người ở Hà Nội chứ không phải của người Trung Quốc.
“Cang thừa nhận với tôi, đó là mua cho một bà chị ở Hà Nội và Cang đã làm thủ tục chuyển nhượng lại hết rồi, không còn đứng tên lô nào nữa” – bà Tánh nói. Khi chúng tôi đặt câu hỏi, liệu là một người Việt Nam, pháp luật không cấm mua đất, sao lại phải nhờ một người khác sở hữu giùm 12 lô đất trị giá hàng chục tỷ, bà Tánh cũng cho rằng, có chuyện gì rất phi lý ở đây.
“Thì tôi cũng chỉ biết vậy thôi, tôi sẽ tìm cách nói với Cang, khuyên cháu nó, nếu đứng tên mua giùm cho ai là người Việt thì được chứ mua giùm cho người Trung Quốc thì không nên”, bà Tánh nói.
Chuyện lạ ở Nghệ An: Thuốc chuột... tăng lực cho chuột
TP - Do chuột phá hoại ngô quá nhiều, nông dân mua thuốc diệt chuột về rải trên cánh đồng, nhưng chuột không chết, ngô vẫn bị phá hoại. Bực mình, một số hộ dân bắt chuột về cho uống thuốc chuột, nhưng chuột vẫn không chết.
Đồng ngô của người dân Diễn Châu, Nghệ An bị chuột phá hoại, dù đã được rải thuốc chuột.
Tại xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, những cánh đồng vụ đông trải dài hàng chục héc ta ngô đang trơ cùi do bị chuột phá hoại. Tại xóm 8, xã Diễn Trường, ngô đã tới thời kỳ thu hoạch, bông ngô to, hạt tròn mẩy, nhưng trong khoảng 1 tháng, bông ngô chỉ còn lại cùi trắng phau. Người dân mua thuốc diệt chuột Rat K 2% DP do Cty Thanh Sơn hóa nông (TPHCM) sản xuất, cơ sở Hồng Huyền tại xã Diễn Xuân, huyện Diễn Châu cung ứng. Nông dân đem thuốc rải ở ngoài đồng, nhưng không thấy con chuột nào chết. Thậm chí họ thấy có đàn chuột ngày càng béo, sinh sôi nảy nở. Diện tích ngô bị phá hoại ngày càng nhiều.
Ông Hồ Trọng Mão (SN 1965, xóm 8, xã Diễn Trường) nói: “Tôi gieo ngô vụ đông khoảng 20 ha và đã đến thời kỳ thu hoạch, ước chừng thu nhập cuối mùa được khoảng 650 triệu đồng. Nhưng từ khi gieo cho đến lúc cây phát triển, đâm bông thì chuột phá hoại rất nhiều, có lúc phải gieo lại 4 lần. Thấy vậy, tôi mua thuốc diệt chuột ở cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật Diễn Châu về sử dụng trong vòng 7 - 10 ngày nhưng không thấy chuột chết. Rõ ràng tôi đã làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất”.
Thấy chuột không chịu chết, ông bèn ra đồng rình bắt chuột và thử nghiệm. Ông bơm 1 liều lớn thuốc vào con chuột, nhưng sau 10 ngày, chuột vẫn phát triển bình thường. Chưa tin, ông bắt chuột lần nữa, thử nghiệm trên 5 con, nhưng lũ chuột vẫn không hề hấn gì.
Nhận thấy thuốc diệt chuột không phát huy tác dụng, người dân xóm 8 phải diệt chuột bằng cách thủ công. Trên cánh đồng ngô của xóm 8, nhiều người mang xô nước, cuốc xẻng đi bắt chuột. Anh Hồ Văn Kiên (SN 1978, xóm 8) nói: “Anh em chúng tôi tự tay dùng cuốc xẻng đi đào ở các ổ chuột, tổng 1 tháng đã bắt được hơn 4.000 con chuột. Không làm thế này thì ngô bị chuột phá hết”.
Người dân xóm 8 đã trình bày sự việc lên Trạm Bảo vệ thực vật. Đơn vị này đã lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc và nhận được thông báo thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ông Nguyễn Tiến Đức, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An, cho hay, loại thuốc chuột mà nông dân Diễn Trường mua về diệt chuột là loại có nguồn gốc rõ ràng, được phép lưu thông trên thị trường. Chi cục khuyến cáo nông dân Diễn Châu không mua loại thuốc diệt chuột Rat K 2% DP do Cty Thanh Sơn hóa nông sản xuất, mà nên mua loại khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét