Posted By ETvn Staff 18 On In Kinh tế,Tin tức kinh tế | No Comments
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc có hiệu lực từ 20/12/2015 đã mở ra một cánh cửa rộng lớn cho mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước, kỳ vọng đây là một cơ hội tốt cho kinh tế Việt Nam. Nhân dịp này, Đại Kỷ Nguyên sẽ giới thiệu một số những kinh nghiệm quý báu đã giúp tạo ra kỳ tích sông Hàn (Hàn Quốc), huyền thoại kinh tế Hàn Quốc, với kỳ vọng sẽ giúp hiểu hơn đất nước bạn và học tập được những kinh nghiệm để góp phần cất cánh nền kinh tế Việt Nam.
Kỳ tích sông Hàn
Hàn Quốc đã tăng trưởng kinh tế thần kỳ, do xuất khẩu mang lại, do phát triển nông nghiệp bên cạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng, do phát triển khoa học công nghệ, do sự phát triển nhanh chóng về chất lượng giáo dục, sự tăng lên nhanh chóng của mức sống và quá trình đô thị hóa nhanh, bùng nổ xây dựng cao ốc, tiến trình dân chủ hóa và toàn cầu hóa nhanh đã chuyển Hàn Quốc từ đống tro tàn của cuộc Chiến tranh Triều Tiên thành một quốc gia phát triển và thịnh vượng với GDP cán mốc 1.000 tỷ USD.
Năm 1988, pháo hoa thắp sáng sông Hàn mở đầu cho ngày hội thể thao toàn thế giới Olympic mùa hè diễn ra tại Seoul, người Hàn Quốc ôm nhau nhảy múa trong niềm vui vỡ òa, đánh dấu ngày đất nước này đứng vào hàng ngũ các quốc gia cường thịnh.
Sau 40 năm gây ngạc nhiên bằng tốc độ tăng trưởng bình quân 7,6%, chính khát vọng xây dựng một đất nước độc lập tự chủ và cường thịnh đã đưa Hàn Quốc trở thành nền kinh tế thứ ba của châu Á và thứ 13 thế giới, người Hàn Quốc đã vượt châu Âu với thu nhập bình quân đầu người hơn 32.000 USD. Sản phẩm công nghiệp của Hàn Quốc chinh phục người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới. Năm 2014, Hàn Quốc đạt GDP bình quân đầu người là 32.400 USD, gấp 14 lần Việt nam.
Vài nét về Hàn Quốc
Hàn Quốc bị Nhật xâm chiếm từ năm 1910 đến 1945, đến năm 1950 chiến tranh Nam-Bắc bùng nổ và kéo dài đến năm 1953. Sau đó, bị phân chia thành hai quốc gia cho đến tận hôm nay. Là một đất nước còn chia cắt duy nhất trên thế giới hiện nay, miền Bắc vẫn theo kinh tế kế hoạch tập trung, kém phát triển, còn Hàn Quốc từ đổ nát của chiến tranh đã từng bược khôi phục và phát triển kinh tế để rồi có một sự nhảy vọt làm cho cả thế giới phải khâm phục bởi kỳ tích sông Hàn.
Hàn Quốc ba mặt giáp biển, địa hình chủ yếu là đồi núi với diện tích khoảng 100.032 km vuông, bằng 1/3 diện tích Việt Nam, dân số là 48 triệu người, bằng một nửa dân số Việt Nam, tài nguyên thiên nhiên hầu như không có, thời tiết khắc nghiệt.
Xuất phát điểm
Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 là một nước nghèo nàn, lạc hậu, đặc biệt sau chiến tranh Nam – Bắc Triều Tiên kết thúc năm 1953, Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề, nhiều thành phố chỉ còn là đống tro tàn, thu nhập bình quân đầu người khoảng 67 USD/năm, nhiều vùng nông thôn buộc phải ăn đến cọng rau ngọn cỏ, phải lên núi kiếm thức ăn.
Năm 1961, GDP bình quân đầu người dưới 80 USD/năm, hầu hết người dân vẫn đói nghèo, không thể đảm bảo cho nhu cầu sống tối thiểu, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, lúc đó cũng phải chịu những trận lũ lụt nối tiếp hạn hán triền miên, nạn đói đã từng xảy ra không bỏ sót một vùng đất nào. Trong khi đó hệ thống chính trị, quan chức tham nhũng, không lo cho dân, đã đẩy Hàn Quốc đến chỗ nguy vong. Đó là những tháng năm cùng cực đói nghèo của Hàn Quốc, mà ngày nay chỉ còn trong ký ức lịch sử.
Chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp thời kỳ những năm 60s
Nhưng người Hàn Quốc không đầu hàng số phận, kinh tế Hàn Quốc có sự nhảy vọt ngoạn mục là nhờ vào chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Hiểu rõ chính sách phát triển kinh tế đối với quốc gia là sống còn, Tổng thống Park Chung Hee trao toàn quyền quyết định cho một nhóm các chuyên gia hoạch định kinh tế, tùy theo mục tiêu từng thời kỳ để ưu tiên, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế theo hướng xuất khẩu, tập trung cho sản xuất từ những ưu đãi về thuế, lãi suất, vốn, nguồn lực, hạn chế nhập khẩu… đặc biệt là chống tham nhũng triệt để đã giúp cho Hàn Quốc phát triển tối đa, hầu như không bị mất một xu vì tham nhũng.
Bước đi đầu tiên tiên của chính phủ Tổng thống Park Jung Hee là tập trung cho phát triển nông nghiệp để nông dân thoát đói nghèo, bởi vì là một nước nông nghiệp mà nông dân đang đói nghèo cùng cực.
Chính vì vậy, chính phủ đã đưa ra chính sách tập trung phát triển nông thôn, xây dựng phong trào Saemaeul (còn gọi là Saemaul Undong, phong trào cộng đồng cư dân mới ra đời).
Saemaul Undong được xây dựng trên 3 trụ cột đó là Chuyên cần – Tự giác – Hợp tác. Ba trụ cột đó là những giá trị xuyên suốt quá trình phát triển nông thôn nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội Hàn Quốc nói chung. Cụ thể là chính phủ chủ trương đầu tư hạ tầng để nông dân tự lực đứng lên, sản xuất chế biến tại chỗ với nhấn mạnh ‘nông dân là người chủ đích thực’.
Ban đầu chính phủ cấp cho mỗi làng 300 bao xi măng, chính quyền cấp làng cùng người dân tự quyết định phương án sử dụng số xi măng này. Người dân tự bỏ sức lao động để thực hiện việc xây dựng làng xã, chỉ sau một thời gian ngắn, có hơn 16.000 ngôi làng đã có những cải thiện rõ rệt về bộ mặt nông thôn.
Đến năm 1972, ở những làng có kết quả tốt hơn, mức đầu tư của chính phủ tăng lên 500 bao xi măng và 1 tấn sắt, thép. Nhờ đó mà khu vực nông thôn của nước này đã thay đổi mạnh mẽ. Có khoảng 33.267 làng bắt đầu được chia làm 3 thứ hạng, mỗi bậc nhận được mức hỗ trợ khác nhau từ nhà nước.
Bên cạnh việc hỗ trợ phát triển hạ tầng, Chính phủ đẩy mạnh cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các loại giống mới vào sản xuất như nấm, cây thuốc lá… Kết quả là đời sống khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt.
Vào năm 1974, thu nhập ở nông thôn vượt thu nhập ở thành phố. Đến năm 1979, 98% làng ở Hàn Quốc đã có thể tự lực kinh tế. Tinh thần Saemaul Undong đã vượt biên giới làng quê nông thôn, lan tỏa đến thành phố, không chỉ nằm ở hộ gia đình mà còn là tinh thần của các trường học, công sở.
Phong trào Samuel Udong được đánh giá là cuộc cách mạng tinh thần, đánh thức khát vọng của người dân Hàn Quốc.
Thường nông dân thích làm theo ý mình, bổn phận của Chính phủ là chỉ cho họ thấy làm theo khuyến cáo của Chính phủ có lợi hơn. Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản, cho nông dân thuê máy nông nghiệp.
Bên cạnh sự trợ giúp của chính phủ, thì yếu tố cạnh tranh cũng góp phần cho thành công, mô hình hợp tác xã không thích hợp với cạnh tranh, Hàn Quốc đã hướng mỗi gia đình, mỗi làng thành một công ty, thực sự cạnh tranh bình đẳng, trong một nền kinh tế thị trường đầy đủ.
Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển
Bên cạnh phong trào Saemaeul, Hàn Quốc thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả được gọi là ‘Kế hoạch năm năm’, được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần vào quá trình công nghiệp hóa và mở rộng thị trường.
Hàn Quốc biết tận dụng những khoản viện trợ của cộng đồng quốc tế, trong những năm 1960s chỉ riêng viện trợ của Hoa Kỳ đã chiếm đến hơn 30% ngân sách chính phủ. Từ sự giúp đỡ tiền vốn của quốc tế, Hàn Quốc đã xây dựng hàng loạt tuyến đường sắt, đường bộ đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo mạch máu lưu thông kinh tế của đất nước thuộc vào hàng nghèo nhất thế giới bắt đầu nhịp đập cho sự phục hồi sau chiến tranh.
Nền móng cơ sở hạ tầng được xây dựng từ những năm cuối 1960, hệ thống đường cao tốc nối liền Seoul với thành phố cảng Busan thành hình, đây là tuyến đường huyết mạch – thực chất là mạch máu giao thông quan trọng nhất, do những đốc công từ quân đội thực hiện, việc đưa quân đội vào xây dựng cơ sở hạ tầng rất có chất lượng, hiệu quả, vì tham nhũng một đồng thì cũng có nghĩa là danh dự nhà binh cũng tiêu tan, xuất ngũ cùng gợi ý một viên đạn vào đầu, vì thế không hề có một đồng nào bị lấy đi bởi tham nhũng.
Sau xây dựng những đường cao tốc này, Hàn Quốc đã học được kinh nghiệm nghề xây dựng đường cao tốc để phát triển khắp đất nước và xuất khẩu xây dựng cầu đường sang nhiều nước.
Nhờ có chính sách phát triển kinh tế đúng đắn, nên Hàn Quốc đã phát triển vượt bậc trong vòng mấy chục năm qua, GDP bình quân người của Hàn Quốc đã nhảy vọt 100 lần từ 100 USD vào năm 1963 lên 10.000 USD vào năm 1995, và lên 25.000 USD vào năm 2007 và đạt mức 32.400 USD vào năm 2014. Đây thực sự là một kỳ tích mà Việt Nam cần học tập.
Mời đón đọc phần tiếp theo: Những nhân tố đã làm nên kỳ tích sông Hàn.
Thành Tâm
(Kinh tế) - Đường biên giới dài, phức tạp và khó kiểm soát đang khiến cho Việt Nam phải hứng chịu một nguồn hàng lậu khổng lồ tràn qua biên giới mỗi năm.
Ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với các nước trong khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng đang trải rộng ra trên nhiều lĩnh vực và trên nhiều khía cạnh, chủ yếu là thông qua các yếu tố kinh tế vĩ mô như xuất nhập khẩu hay tỉ giá tiền tệ.
Nhưng với riêng Việt Nam, Trung Quốc còn giữ vai trò nền kinh tế của một nước láng giềng có chung một đường biên giới dài, mức độ ảnh hưởng từ kinh tế Trung Quốc với Việt Nam vì thế còn mở rộng hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Trên thực tế, những ảnh hưởng về các yếu tố kinh tế vĩ mô mà Việt Nam phải chịu từ kinh tế Trung Quốc như mức nhập siêu lớn hay ảnh hưởng từ vấn đề tỉ giá là điều mà không chỉ Việt Nam phải gánh chịu.
Với tư cách là một trong hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc có một khả năng tạo ra ảnh hưởng một cách tự nhiên với các nước trong khu vực thông qua quan hệ trao đổi kinh tế thương mại.
Cụ thể, với tất cả các nước ASEAN, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất hoặc cùng lắm là xếp thứ hai. Hầu như mọi nước ASEAN đều đang phải chịu cảnh nhập siêu từ Trung Quốc, giống Việt Nam.
Chẳng hạn như trong năm 2013, mức nhập siêu của Malaysia từ Trung Quốc là 12 tỉ USD, Indonesia là 7,1 tỉ USD, Philippines là 11,3 tỉ USD, Thái Lan cũng đạt 11,3 tỉ USD. Với ưu thế hàng hóa giá rẻ, cạnh tranh lại đa dạng, Trung Quốc hiện đang duy trì được ưu thế trong trao đổi thương mại với hầu hết các nước Đông Nam Á, buộc các nước này phải lâm vào cảnh thâm hụt thương mại khá lớn trong mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Tuy nhiên, một thực tế là sức ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với các nước trong khu vực chủ yếu xuất phát từ sự lan tỏa tự nhiên của sức mạnh kinh tế nước này. Hầu hết các nước ASEAN đều không có mối quan hệ trao đổi thương mại với Trung Quốc trên tư cách là nước láng giềng có chung đường biên giới như Việt Nam. Việt Nam vì thế đang phải chịu 2 tác động kép từ kinh tế Trung Quốc: ảnh hưởng của nền kinh tế số hai thế giới và ảnh hưởng từ nước láng giềng có nền kinh tế mạnh hơn.
Nếu như ảnh hưởng của nền kinh tế số hai thế giới tác động đến Việt Nam chủ yếu qua các yếu tố vĩ mô như nhập siêu và tỉ giá thì ảnh hưởng từ nước láng giềng có nền kinh tế mạnh hơn đang tác động đến kinh tế Việt Nam một cách trực diện hơn và cụ thể hơn.
Đặc biệt là tác động từ trao đổi thương mại trực tiếp qua đường biên giới.
Đường biên giới dài, phức tạp và khó kiểm soát đang khiến cho Việt Nam phải hứng chịu một nguồn hàng lậu khổng lồ tràn qua biên giới mỗi năm. Theo thống kê, trong năm 2014 Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 43,7 tỉ USD, nhưng phía Trung Quốc lại đưa ra con số thống kê xuất khẩu sang Việt Nam lên tới 63,7 tỉ USD.
Điều này đồng nghĩa với việc có khoảng 20 tỉ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chưa được thống kê. Không cần phải thống kê cặn kẽ cũng hiểu rằng phần lớn trong số 20 tỉ USD đó là xuất phát từ hàng Trung Quốc nhập lậu qua đường biên giới. Và nó cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ hàng nhập lậu từ Trung Quốc vào Việt Nam hằng năm chiếm tới 50% hàng hóa nhập khẩu chính thức từ Trung Quốc.
Điều này dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng. Nó không chỉ có nghĩa là mức nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam lớn hơn ít nhất là 50% con số thống kê và rằng, sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc của Việt Nam lớn hơn rất nhiều so với suy nghĩ của nhiều người; mà còn có nghĩa rằng Việt Nam đang hứng chịu những hậu quả lớn.
Thứ nhất, Việt Nam gần như không thể đánh thuế một lượng hàng nhập khẩu lậu có trị giá lên tới 20 tỉ USD mỗi năm. Thứ hai, lượng hàng lậu trốn thuế khổng lồ ấy đang giết chết khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà. Vì hàng hóa Trung Quốc vốn dĩ đã có giá thành rẻ, khi tuồn vào Việt Nam qua đường nhập lậu và không phải chịu thuế thì sẽ còn rẻ hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh nổi.
Theo thống kê, trong số hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ngoài các mặt hàng phục vụ sản xuất như nguyên vật liệu (chiếm 60%), máy móc thiết bị (chiếm 30%) vốn là các mặt hàng bắt buộc phải nhập khẩu, 10% còn lại là hàng tiêu dùng vốn là lĩnh vực doanh nghiệp Việt có thể cạnh tranh được. Việc tiếp tục để hàng lậu Trung Quốc tràn vào theo đường biên giới đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam mất đi một thị phần khoảng gần 7 tỉ USD hàng tiêu dùng hằng năm, ngay trên sân nhà.
Vì thế, nếu như mức nhập siêu khổng lồ hàng năm đang khiến kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc qua đường chính ngạch thì việc để một lượng hàng lậu khổng lồ tràn vào lại đang đe dọa phá vỡ cơ cấu nền kinh tế Việt Nam.
Một khi vẫn để hàng lậu Trung Quốc tràn vào, doanh nghiệp Việt Nam vẫn sẽ không thể cạnh tranh nổi ngay trên sân nhà, đồng nghĩa với việc làm suy yếu kinh tế Việt Nam. Đó là chưa kể hàng loạt các hệ lụy khác phát sinh từ nguồn hàng lậu này, điển hình là vấn đề an toàn của các mặt hàng thực phẩm và nông sản kém chất lượng. Nó tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân trên toàn quốc.
Những nguy cơ này thậm chí được dự báo sẽ còn gia tăng trong những năm tới. Khi mà Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại, tổng cầu nội địa giảm sẽ dẫn đến việc dư thừa cung, các doanh nghiệp Trung Quốc khi đó sẽ càng tăng cường xuất khẩu hàng giá rẻ ồ ạt qua các nước trong khu vực, mà một nước có chung đường biên giới như Việt Nam là đối tượng sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất.
Hầu hết các nước khác trong khu vực ASEAN đều không có đường biên giới với Trung Quốc và rất ít chịu tác động từ hàng Trung Quốc nhập lậu quy mô lớn như Việt Nam. Trên thực tế, nếu tính cả lượng hàng hóa nhập lậu qua biên giới, mức nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đang nhiều hơn các nước trong khu vực khoảng gần 4 lần, một con số không hề nhỏ.
Việc tiếp tục để số lượng khổng lồ hàng lậu tuồn qua biên giới thậm chí còn đe dọa làm ảnh hưởng đến các hiệp định kinh tế mà Việt Nam đã ký kết. Các hiệp định như cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hay Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đều có tác dụng trong việc làm giảm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc với Việt Nam, thông qua việc chuyển sang nhập hàng hóa từ các nước ASEAN và TPP thay vì Trung Quốc.
Nhưng khi lượng hàng lậu giá rẻ có giá trị lên tới hàng chục tỉ USD vẫn từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, thì không một hiệp định nào có thể ngăn chặn xu hướng tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc của kinh tế Việt Nam, trừ những nỗ lực ngăn chặn hàng nhập lậu từ Trung Quốc của chính Việt Nam.
(Theo Một Thế Giới)
Mỹ-NATO “rét” vì Putin ra lệnh “tiêu diệt tức khắc” mọi đe dọa
(Quốc tế) - Tuần qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin khi họp với các tướng lĩnh quân đội đã tuyên bố: “Tôi lệnh cho các anh hành động cực kỳ kiên quyết. Bất cứ mục tiêu nào đe dọa quân đội Nga hoặc các cơ sở hạ tầng trên mặt đất phải bị tiêu diệt tức khắc”.
Un Review nhắc lại lời ông Putin và khuyên nếu người Mỹ còn hồ nghi điều này thì hãy gạt bỏ ngay sau những tuyên bố cứng rắn của nhà lãnh đạo Nga. Thái độ kiên quyết của Nga đã khiến Mỹ phải xem xét lại chiến lược Syria như Stratfor đã ghi nhận. Theo The Saker trên Un Review khuyến nghị trước đó, cách duy nhất để tránh một cuộc chiến là từ bỏ quan điểm “Assad phải ra đi”. Nay sự thật nhiều quan chức Mỹ, bao gồm cả Ngoại trưởng Kerry cũng nói rằng Assad không cần phải ra đi.
Một sự xuống thang khác của Mỹ là Lầu Năm Góc thông báo triệt thoái 12 chiến đấu cơ F-15 khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một hành động mang tính biểu tượng, bởi nhiều người xem số máy bay này là lực lượng “bảo kê” cho F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 Nga. Và các chiến đấu cơ F-15C đặc biệt chuyên nhiệm không chiến, rõ ràng chỉ dành để đối phó với máy bay chiến đấu Nga tại Syria.
Vụ bắn hạ Su-24 Nga đã trở thành gánh nặng trách nhiệm. Nga đã ngay lập tức cáo buộc đây là một vụ việc đã được lên kế hoạch cẩn thẩn và là một vụ phục kích, hiện nay các chuyên gia hàng đầu của phương Tây đều nhất trí với quan điểm này. Vụ việc có thể trở nên tồi tệ hơn với việc giải mã hộp đen Su-24 (Nga đã tìm thấy và đưa về Moscow). Bức tranh nổi lên là: Đó không chỉ là một sự cố tình khiêu khích, một vụ phục kích mà còn cho thấy chứng cứ quá rõ ràng rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dựng thông tin Nga cung cấp cho phía Mỹ về kế hoạch bay của không quân Nga.
Theo Un Review, thực tế Mỹ đã trao thông tin cho Thổ Nhĩ Kỳ đã quá đủ tệ, nhưng Thổ lại sử dụng những thông tin đó để bắn hạ máy bay Nga khiến Mỹ phải trực tiếp chịu trách nhiệm. Mỹ cũng phải chịu trách nhiệm do thực tế đơn giản là Thổ Nhĩ Kỳ không thể nào sắp đặt một vụ phục kích phức tạp như vậy nếu Mỹ không nắm được thông tin.
Hơn nữa, nhìn tình hình Syria thì dưới sức ép tối đa, Nga chẳng có dấu hiệu nào cho thấy sự lưỡng lự. Thậm chí Moscow còn hăng hái hơn: Nga tăng gấp đôi sự hiện diện quân sự, điều tới các hệ thống pháo hạng nặng và thậm chí còn có kế hoạch mở thêm sân bay thứ hai tại Syria. Với người Mỹ điều đó có nghĩa rất đơn giản: Nga đã sẵn sàng cho chiến tranh.
Tướng Valery Gerasimov, tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga đã tuyên bố với các tùy viên quân sự nước ngoài tại Moscow rằng các hoạt động gia tăng của NATO và việc phát triển lá chắn tên lửa toàn cầu đã tạo ra nguy cơ về những cuộc xung đột mới và leo thang các cuộc xung đột hiện hữu, hãng tin Interfax cho biết.
“Chính sách không thân thiện của NATO đối với Nga là nguồn cơn gây lo ngại. Liên minh quân sự này tiếp tục ở rộng sự hiện diện quân sự và tăng cường hoạt động các lực lượng vũ trang của khối dọc theo biên giới Liên bang Nga”, tướng Gerasimov nêu rõ.
Do việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và sự phát triển các loại vũ khí mới, bao gồm các vũ khí siêu vượt âm, vấn đề đang phá vỡ sự cân bằng chiến lược về các lực lượng hiện nay, tướng Gerasimov viện dẫn tới các loại vũ khí tấn công nhanh.
Theo Washington Times, Lầu Năm Góc đang phát triển khả năng tấn công nhanh đươc mệnh danh là “tấn công nhanh toàn cầu”, có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên trái đất trong vòng 30 phút. Nga đã tăng cường đe dọa hạt nhân đối với Mỹ và NATO nhằm đáp trả việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu.
Trong vài tháng gần đây, Tổng thống Putin đã nhiều lần đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, đặc biệt sau khi Nga sáp nhập Crimea. Vào ngày 11/12 vừa qua, ông Putin lại bóng gió nói hy vọng không cần phải dùng tới vũ khí hạt nhân tại Syria. “Cần đặc biệt chú trọng việc tăng cường khả năng của các lực lượng hạt nhân chiến lược và chương trình quốc phòng không gian. Chúng ta cần trang bị các vũ khí mới cho tất cả các thành phần của bộ ba hạt nhân”, ông Putin phát biểu trong cuộc họp mới đây với các tướng lĩnh quân đội (bộ ba hạt nhân gồm tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom tầm xa và lực lượng tên lửa liên lục địa).
Tướng Ben Hodges, tư lệnh quân đội Mỹ tại châu Âu nói rằng đe dọa hạt nhân Nga gây bất ổn môi trường an ninh hiện nay. “Quan chức cao cấp Nga đã nói về Đan Mạch, Thụy Điển, Romania như các mục tiêu hạt nhân là phát biểu vô trách nhiệm. Các ngài có thể hiểu tại sao các đồng minh của chúng ta ở sườn đông NATO, đặc biệt khu vực Baltic lại căng thẳng và lo lắng”, tướng Hodges nói.
Thêm nữa, quân đội Nga đã tiến hành những cuộc tập trận chớp nhoáng, quy mô lớn mà không thông báo cũng làm tăng không khí sợ hãi, tướng Hodges cho biết. Trong khi đó, các cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo về khả năng Nga dùng tin tặc thử nghiệm sự dễ tổn thương của mạng lưới điện, thị trường tài chính và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Mỹ.
Mỹ cho rằng cơ quan an ninh Nga (FSB) có quan hệ với một số công ty, thực chất là hoạt động tình báo đang tăng cường nỗ lực thâm nhập vào mạng lưới máy tính kiểm soát các hoạt động kinh tế then chốt của Mỹ như dầu khí và vận tải. Hồi tháng 9/2015, Giám đốc tình báo báo quốc gia Mỹ James R. Clapper điều trần trước Quốc hội đã cảnh báo rằng các tin tặc Nga đã xâm nhập vào mạng lưới kiểm soát các cơ sở hạ tầng thiết yếu Mỹ.
(Theo Thanh Niên)
Hoàng hôn nhiệm kỳ, du lịch... tri ân: Đi Tây nhiều quá
(Tin tức thời sự) - Sẽ nghiên cứu, trình Chính phủ xin ý kiến xử lý tình trạng địa phương tổ chức cho cán bộ đi du lịch cuối nhiệm kỳ...
Ông Phạm Trọng Đạt - Cục trưởng Cục Chống tham nhũng nói với Đất Việt.
Đi nước ngoài nhiều quá?
Sau Quảng Nam tổ chức cho cán bộ, lãnh đạo sắp nghỉ hưu đi "học tập" tại nước ngoài, ông Đạt cho hay tình trạng các địa phương, bộ ngành tổ chức cho cán bộ, lãnh đạo sắp nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu đi nước ngoài là hiện tượng đang diễn ra tương đối phổ biến. Hiện tượng này được ghi nhận nhiều hơn ở các cấp chính quyền địa phương từ quận, huyện, xã phường...
Nêu quan điểm cá nhân, ông Đạt thẳng thắn cho biết không ủng hộ việc tổ chức cho cán bộ đi du lịch cuối nhiệm kỳ. Theo ông, tình trạng tổ chức cho cán bộ đi nước ngoài cũng đã được Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo phải siết chặt. Kể cả xét trên góc độ tình cảm cũng cần phải được thể hiện đúng mực vì đây là tiền ngân sách của địa phương.
Advertising in 21 Seconds
Ông Đạt thẳng thắn, từ vụ việc của Quảng Nam vừa qua, nếu tính sơ bộ cũng đã tiêu tốn cả tiền tỉ của địa phương nếu nơi nào cũng vậy con số này sẽ là rất lớn. Thêm vào đó còn có tình trạng một người đi lại kéo theo nhiều người khác, kể cả lái xe, vợ con thì học tập cái gì?
"Tôi nghĩ rằng, không cần phải học ai cách làm kinh tế, cũng không cần học nước nào phát triển kinh tế làm gì, cứ lấy tiền đó đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, an sinh xã hội, kinh tế sẽ phát triển.
Vì thế, phải có chế tài ngăn chặn triệt để tình trạng này, không để nó phát triển thành phong trào", ông Đạt nói.
Sai rõ rồi
Trước ý kiến cho rằng "đi du lịch trá hình cũng là một hiện tượng tham nhũng", ông Đạt cho hay: "Lấy tiền ngân sách của địa phương tổ chức cho cán bộ cuối nhiệm kỳ đi học tập, tập huấn là sai mục đích hoàn toàn. Biểu hiện rất rõ ràng có thể ghi nhận ngay là cho cán bộ đi học tập về nghỉ hưu chứ không phải đi học tập để phục vụ.
Trong bối cảnh Chính phủ và Quốc hội đang kêu gọi thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, trường hợp của Quảng Nam cũng có thể xem là đã đi ngược chủ trương chỉ đạo chung. Biểu hiện không tiết kiệm, sử dụng ngân sách sai mục đích, không hiệu quả là sai rồi, cần phải xử lý nghiêm".
Tuy nhiên, có coi đây là hiện tượng tham nhũng hay không, vị lãnh đạo Cục tỏ ra rất thận trọng.
"Có phải là hành vi tham nhũng hay không thì cần phải được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau. Từ quyết định cho đi, tới xác định nguồn tiền trợ cấp từ đâu... cũng cần phải được tìm hiểu rõ. Dựa trên cơ sở đó sẽ có hình thức xử lý hình sự hay hành chính cho phù hợp.
Trước mắt, chúng tôi đang lắng nghe, tập hợp ý kiến từ nhiều phía, tới đây sẽ có báo cáo Chính phủ xin chỉ đạo nhằm chấn chỉnh hiện tượng này. Về lâu dài sẽ kiến nghị đưa vào Luật quản lý hành chính hoặc Luật phòng chống tham nhũng, đưa ra những chế tài xử lý cụ thể", ông Đạt thông tin.
Trả lời báo Đất Việt trước đó, ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng nói rằng, những chuyến đi vội vàng, chóng vánh của nhiều cán bộ địa phương, kể cả Trung ương vào thời điểm “hoàng hôn nhiệm kỳ” thực tế là đi du lịch "trá hình".
“Tôi có được xem qua chương trình đi công tác nước ngoài của một số tỉnh, thấy số buổi dành để nghiên cứu học tập là rất ít, chỉ chiếm 1/5-1/6 lịch trình (khoảng 1-2 buổi) nhưng cũng không rõ ràng. Không có đề cương làm việc cụ thể, hầu hết là đi du lịch, thăm quan, thắng cảnh. Ví dụ đi Ý, thì thăm những di sản văn hóa, đấu trường, nhà thờ… Tôi từng nói thẳng đây không phải là đi công tác mà là đi du lịch “trá hình””, ông Tiến thẳng thắn.
Ông Tiến còn nói thẳng, sử dụng ngân sách địa phương tổ chức cho cán bộ, lãnh đạo cuối nhiệm kỳ đi du lịch có thể xem là một biểu hiện của tham nhũng.
( Đất Việt )
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét