NGỌC VIỆT
(GDVN) - Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết.
Aung San Suu Kyi: Các nghị sĩ NLD buộc phải nói được tiếng AnhThein Sein - Người kiến tạo hòa bình và nuôi dưỡng nền dân chủ cho MyanmarBà Aung San Suu Kyi sẽ lãnh đạo đất nước thế nào khi không thể thành Tổng thống?
Ngày 2/12, tờ Telegraph của Anh đưa tin, lãnh tụ đảng Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi đã có cuộc gặp với Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Đại tướng Min Aung Hlaing và Tổng thống Myanmar Thein Sein để bàn về việc chuyển giao quyền lực sau bầu cử.
Bà Aung San Suu Kyi và Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar Đại tướng Min Aung Hlaing. Ảnh: AP |
Theo như lời của Bộ trưởng Thông tin Ye Htut, người đã được tham dự cuộc họp cùng với Tổng thống, cho các phóng viên biết: "Họ đã thảo luận việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ tiếp theo. Các cuộc thảo luận đã được diễn ra trong sự ấm áp và cởi mở”.
Như vậy, nền dân chủ tại Myanmar đã được nuôi dưỡng dưới thời của chính quyền Tổng thống Thein Sein đã đảm bảo cho một cuộc bầu cử diễn ra suôn sẻ, kết thúc trong hòa bình, và kết quả của nó là chiến thắng lịch sử cho NLD.
Nay nền dân chủ ấy lại tiếp tục được đảm bảo bởi quân đội, khi quyết định chuyển giao một cách êm thấm quyền lực cho chính phủ chuyển tiếp sau bầu cử.
Có thể thấy rằng, Tổng thống Thein Sein và các lãnh đạo quân đội Myanmar đã biết đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, nên đã tổ chức thành công cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên từ năm 1960 và quyết định tôn trọng kết quả bầu cử, dù đảng cầm quyền được quân đội hậu thuẫn chịu thất bại nặng nề.
Cũng cần nhắc lại lại là năm 1990, NLD cũng chiến thắng trong một cuộc tổng tuyển cử nhưng kết quả đã bị chính phủ quân sự lúc đó gạt bỏ, và lãnh tụ NLD Aung San Suu Kyi bị bắt, bị quản thức hơn 20 năm.
Vì vậy, có thể khẳng định đây là một chiến thắng mang tính quyết định cho nền dân chủ tại Myanmar.
Có nhiều người lo ngại nền dân chủ tại Myanmar có thể “chết yểu” vì nó làm suy giảm quyền lực của quân đội – lực lượng nắm quyền tại Myanmar mấy thập kỷ nay.
Nhưng với diễn biến mới nhất này, có thể thấy nền dân chủ ấy đã tiếp tục có sức sống để đảm bảo cho một xã hội dân chủ và tự do tại Myanmar – điều mà người dân Myanmar đã gửi gắm qua cuộc bầu cử vừa qua.
Tuy nhiên, một điều được nhiều người quan tâm là vai trò và vị thế của bà Aung San Suu Kyi sẽ như thế nào khi Hiến pháp Myanmar có những quy định khiến cho bà không thể trở thành Tổng thống Myanmar, mặc dù NLD của bà giành chiến thắng áp đảo và bà là lãnh tụ đảng.
Tổng thống Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP. |
Cuộc gặp với lãnh đạo quân đội cho thấy, điều lo ngại này có thể được giải quyết sớm hơn, đáp ứng ý nguyện của người dân và cá nhân bà Aung San Suu Kyi.
Tờ Telegraph viết :“Đảng của bà Suu Kyi chiếm đa số áp đảo tại quốc hội Myanmar, bà và những người ủng hộ bà đang hy vọng sửa đổi Hiến pháp để cho phép bà trở thành Tổng thống.
Nhưng với 25 phần trăm số ghế Quốc hội dành riêng cho quân đội, họ sẽ có thể phản đối bất kỳ thay đổi nào của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đại tướng Min Aung Hlaing đã báo hiệu rằng quân đội có thể tạo điều kiện cho các thay đổi Hiến pháp vào những thời điểm cụ thể”.
"Chúng tôi không cứng nhắc về Hiến pháp, nhưng chúng ta cần tình hình chính trị ổn định và sự phát triển đất nước. Chúng ta cần phải thay đổi dần dần", ông Min Aung Hlaing nói với tờ The Washington Post.
Và theo The Telegraph, ngày 2/12 trong cuộc gặp bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo cao nhất của quân đội lại lặp lại điều này – “ổn định và phát triển” – cho thấy quân đội Myanmar thật sự ủng hộ và sẽ tạo điều kiện để bà Suu Kyi làm Tổng thống Myanmar.
Cuộc bầu cử dân chủ diễn ra đã đáp ứng khát vọng của người dân Myanmar là sự đổi thay đất nước, kết quả cuộc bầu cử được chính quyền và quân đội cam kết tôn trọng đã đáp ứng nguyện vọng của người dân Myanmar là tiến trình dân chủ không bị đảo ngược.
Nay quân đội đảm bảo việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình cho chính phủ chuyển tiếp đã củng cố thêm niềm hy vọng ấy, nguyên tắc dân chủ và tự do sẽ định hình cho mọi sinh hoạt chính trị tại Myanmar.
Những ý nguyện của người dân Myanmar đã được những người lãnh đạo đất nước tiếp tục lắng nghe và đáp ứng, đã làm tăng thêm hy vọng vào một đất nước Myanmar sẽ hồi sinh và phát triển, làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho người dân Myanmar trong tương lai.
Trung Quốc bắt đầu xây đường sắt xuyên Lào, hướng mắt tới "chân trời xa"
(GDVN) - Tổng kinh phí dự toán 6 tỉ USD, trong đó Trung Quốc viện trợ khoảng 4,2 tỉ USD, tương đương 70%. Phần còn lại Trung Quốc cho Lào vay.
Trung Quốc đã chi bao nhiêu trong 40 tỉ USD Con đường Tơ lụa xây đảo trái phép?3 nước im lặng về Biển Đông, ông Lý Khắc Cường nhanh tay ấn nút trước ông AbeHàng ngàn nông dân miền Nam Trung Quốc sang Bắc Lào làm ăn
Nikkei Asian Review ngày 3/12 đưa tin, dự án đường sắt từ Trung Quốc xuyên Đông Nam Á đầu tiên đã được Bắc Kinh chính thức khởi động hôm Thứ Tư. Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayason đã đến dự lễ khởi công tuyến đường sắt tại Vientiane, điểm đầu kết nối với đường sắt từ thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc và điểm cuối có thể vươn tới Singapore.
Các nhà lãnh đạo Lào tham gia lễ khởi công xây dựng đường sắt cao tốc do Trung Quốc tài trợ và xây dựng. Ảnh: Nikkei Asian Reviews. |
Trung Quốc đang giúp đỡ, tài trợ và xây dựng nó. Đoạn đường sắt cao tốc chạy qua Lào có tổng kinh phí dự toán 6 tỉ USD, trong đó Trung Quốc viện trợ khoảng 4,2 tỉ USD, tương đương 70%. Phần còn lại Trung Quốc cho Lào vay.
Đoạn đường sắt cao tốc chạy qua Lào dài khoảng 430 km, bắt đầu từ Boten, một thị trấn giáp biên giới với Trung Quốc, chạy qua thủ đô Vientiane xuống phía Nam. Tuyến đường này được xem như một trong những công trình cơ sở hạ tầng quy mô lớn nhất của Lào từ trước tới nay.
Cả tàu chở hàng và tàu chở khách sẽ sử dụng tuyến đường sắt này, tốc độ dự kiến của nó lên tới 200 km/giờ và dự kiến sẽ hoàn thành năm 2020. Trung Quốc đang vội vã thúc đẩy chiến lược Một vành đai, một con đường để kết nối kinh tế với Trung Đông và châu Âu trên mặt đất.
Bắc Kinh lo ngại Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ dẫn đầu để tạo ra một khu vực tự do thương mại và các quy tắc chung về đầu tư là một nỗ lực để "cô lập" nền kinh tế Trung Quốc.
Việc Bắc Kinh tăng cường quan hệ với các nước láng giềng có đường bộ, đường ray và cơ sở hạ tầng khác là cách Bắc Kinh chống lại những gì họ cho là mối đe dọa.
Trung Quốc đang nỗ lực tìm cách nối dài tuyến đường sắt từ Vientiane đến Thái Lan, Malaysia và kết thúc ở Singapore. Nước này đã đạt được thỏa thuận cơ bản với Thái Lan từ cuối năm ngoái về việc xây dựng tuyến đường sắt dài 874 km qua Thái.
Bước đột phá được dự kiến bắt đầu vào năm nay sẽ khởi công xây dựng, nhưng cuối cùng phải hoãn lại cho đến tháng 5/2016 vì bất đồng về kinh phí. Phía Trung Quốc dự trù giảm 25% tổng hạch toán ban đầu cho dự án này, xuống còn khoảng 13,9 tỉ USD và khăng khăng đòi khởi công xây dựng trong năm nay.
Tuy nhiên Bộ Giao thông vận tải Thái Lan nói rằng Trung Quốc nên trình bày một báo cáo chi tiết hơn trước khi một thỏa thuận cuối cùng được ký kết.
Hồng Thủy
Ngọc Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét