Năm 2015 đã trôi qua, cùng điểm lại những câu nói được xem là “để đời” của quan chức Việt trong năm này.
“Ùn ứ” chứ không phải ùn tắc giao thông
Ngày 29/9/2015, trong một cuộc họp định kỳ của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, khi có ý kiến thắc mắc không đồng tình với khái niệm “ùn ứ” xuất hiện trong bản báo cáo an toàn giao thông, cũng như số liệu về các vụ ùn tắc. Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bùi Xuân Cường đã trả lời rằng: “Ùn tắc trên 30 phút được tính dựa trên tiêu chí xe không di chuyển trong thời gian đó. Do đó, có thể hiểu rằng các vụ kẹt xe kéo dài thời gian qua chỉ là ùn ứ, vì xe vẫn có thể di chuyển nhúc nhích được”.
Chưa có tượng đài là thiệt thòi
Các địa phương đua nhau xây tượng đài Hồ Chủ Tịch, địa phương xây sau nhất định phải có tượng đài to hơn, đẹp hơn trượng đài trước. Đến một tỉnh thuộc dạng nghèo nhất nước như Sơn La cũng quyết xây tượng đài 1.400 tỷ[1]đồng mặc cho người dân đói khổ lại vừa trải qua 2 đợt lũ lớn và phải nhận hàng nghìn tấn gạo để cứu đói.
Khi nhiều người có ý kiến không nên xây tượng đài quá tốn kém này Ông Cầm Ngọc Minh Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La trao đổi với phóng viên báo Soha rằng “Chưa có tượng đài là thiệt thòi cho chúng tôi”.
Còn Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam – ông Đào Ngọc Nghiêm phát biểu với Soha rằng:“Tôi cho rằng, không nên đặt vấn đề xây tượng như thế là đắt hay rẻ. Trước khi phán xét, cần phải nhìn tổng thể giá trị văn hóa.
Tượng đài sẽ là động lực để tạo nên sự phát triển. Không thể nói rằng vì nhiều người còn đói nên để tiền đó mua cơm trước. Đôi khi văn hóa phải đi trước”.
Giáo Sư Ngô Bảo Châu đã nêu ý kiến về vấn đề này trên Facebook cá nhân: “Số tiền này đủ để xây toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi. Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1.400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng
Tại phiên chất vấn Kỳ họp thứ 14, HĐND TP Đà Nẵng Khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra ngày 9/7/2015, ông Võ Văn Thương – Bí thư Quận ủy Hải Châu, Đà Nẵng đã làm cả hội trường bất ngờ khi phát biểu:
“Sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư Dự án khu công viên văn hóa tâm linh Ngũ Hành Sơn. Mà tôi nhớ không nhầm là trước đây, hồi trước giải phóng, có tiểu thuyết “Tề Thiên Đại Thánh”.
Trong đó có vẽ năm ngọn núi Ngũ Hành khi mà Tề Thiên Đại Thánh phạm tội bị đè dưới năm ngọn núi Ngũ hành này. Và tôi được biết tác phẩm được Ngô Thừa Ân viết cách đây 500 năm mà năm ngọn núi Ngũ Hành Sơn của chúng ta có thể có lâu hơn tác phẩm của Ngô Thừa Ân. Nên đề nghị Giám đốc Sở Du lịch sắp tới chúng ta kêu gọi đầu tư vào dự án này, nên chăng chúng ta truyền thuyết hóa, đưa một số chi tiết như thế, để lôi kéo, tìm cái sự tò mò của du khách về 5 ngọn núi Ngũ hành của chúng ta hay không?”.
Tâm đắc với ý tưởng này ông Thương nói tiếp: “Nếu được, khách du lịch Trung Quốc đến đây rất là nhiều, nếu bây giờ đề nghị Giám đốc Sở tìm lại cuốn sách “Tề Thiên Đại Thánh” thì tôi tin chắc rằng hình vẽ đó giống y năm ngọn núi Ngũ hành”.
“Trước đây, khi tôi chưa đọc thì tôi chưa nghĩ, chưa biết năm ngọn núi Ngũ Hành. Nhưng bây giờ hình dung lại khi xem phim Tôn Ngộ Không thì hình dung cũng có thể trước đây, cách đây hơn 500 năm Tề Thiên Đại Thánh có khi bị đè trong năm Ngọn núi Ngũ hành của Ngũ Hành Sơn này”.
Đáp lại lời ông Thương, Giám đốc Sở VHTT-DL Đà Nẵng là ông Ngô Quang Vinh khẳng định sẽ tiếp thu ý tưởng của các vị đại biểu và sẽ tổ chức triển khai thực hiện ngay.
Cầu sập một nửa vẫn…. dùng tốt
Cây cầu bắc qua kênh 28 theo tỉnh lộ 831, xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng, Long An là công trình do tiền của người dân đóng góp cùng với vốn ngân sách xây dựng với kinh phí gần 2,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ sau khi khánh thành và đưa vào sử dụng 14 ngày thì một nửa cầu đã đổ ập xuống sông vào ngày 27/5/2015.
Việc người dân bỏ biền đóng góp xây cầu, nhưng sau 14 ngày đã sập một nửa khiến người dân thất vọng và không ai dám tin vào chất lượng cầu do nhà nước xây và muốn xây lại cây cầu mới.
Thế nhưng ông Nguyễn Văn Chỉnh – Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An khẳng định nửa cây cầu chênh vênh còn lại còn rất tốt và sẽ tiến hành đấu nối để cho cây cầu tiếp tục được sử dụng, ông nói trên báo Tuổi Trẻ rằng: “nửa cây cầu còn lại không bị ảnh hưởng trong vụ sập cầu và hoàn toàn đảm bảo chất lượng để tiếp tục “sứ mệnh” đưa người dân qua kênh”.
Lễ hội Gióng không có bạo lực
Lễ hội Gióng tại Sóc Sơn, Hà Nội nhuốm màu bạo lực, cả nhóm người cầm gậy lao vào vụt nhau, truyền thông các nơi đều đưa tin vụ việc bạo lực nghiêm trọng này.
Thế nhưng khi phóng viên hỏi về sự việc này, các quan chức liên quan đều có mặt tại lễ hội xem là việc hết sức bình thường.
Ông Lê Hữu Mạnh, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn nói: “Sự việc trên là bình thường, bởi đây là phong tục của hội”.
Còn ông Nguyễn Khắc Lợi, PGĐ Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Hà Nội cũng đồng tình: “Tôi và các Thứ trưởng Văn hóa, Thứ trưởng Giao thông có mặt ở hội Gióng rất lâu nhưng không thấy hỗn chiến, đánh nhau nào. Những người cầm gậy chỉ là dân làng đi bảo vệ kiệu”.
Cần làm yên lòng dân dù đường ống nước sông Đà còn tiếp tục vỡ nữa
Khi xảy ra sự cố vỡ nước sông Đà nhiều lần, khiến 55.000 hộ dân Hà Nội ở các khu vực như Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình không có nước dùng. Chiều 19/8/2015, tại Hà Nội, sở Xây Dựng đã tổ chức cuộc họp để thông tin trước báo giới về sự cố vỡ đường ống nước sông Đà.
Tại cuộc họp này, ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh: “đây không phải là lần đầu xảy ra sự cố vỡ đường ống nước sông Đà nữa, chắc cũng không phải lần cuối cùng, sẽ còn vỡ vài lần nữa. Đề nghị các cơ quan báo chí thông tin định hướng để người dân hiểu và nắm rõ về sự cố mất nước này”.
Quan điểm về biển Đông
Sáng ngày 29/6/2015, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng đã có cuộc tiếp xúc với cử tri các quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn. Tại cuộc họp này các cử tri Đà Nẵng rất bức xúc lên tiếng về vấn đề biển đông, đặc biệt là việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo làm căn cứ quân sự, cướp bóc ngư dân.
Lúc này Phó Chủ tịch Quốc Hội, Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn chia sẻ ý kiến của mình về quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, ông Sơn nói: “Nhiều lần ta cũng nghĩ tới việc lấy lại nhưng trong lúc này chưa thể lấy lại được. Để đời con đời cháu chúng ta lấy lại. Trung Quốc bây giờ họ củng cố gần như là bất khả xâm phạm rồi”.
“Ta như thế này thì bà con thấy ta ăn thua với họ được không? Ai tài giỏi thì thử chỉ huy ra đó coi có thắng không? Đánh được rồi nhưng có giữ được không?”.
Cả họ làm quan là “ngẫu nhiên”
Trước sự việc “cả họ làm quan” ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, [4] Thành ủy Hà Nội đã có đợt kiểm tra sự việc này.
Sau đợt thanh kiểm tra, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhằm giải đáp thông tin về vấn đề này, ông Đào Đức Toàn – trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội cho rằng thông tin Bí thư huyện Mỹ Đức Lê Văn Sang lợi dụng chức vụ, bổ nhiệm họ hàng làm lãnh đạo các phòng ban của huyện là không thuyết phục.
Ông Toàn cũng cho rằng: “Ở huyện có 8 đến 9 người quan hệ họ hàng với nhau, tôi cho rằng có thể đây là quan hệ hết sức ngẫu nhiên….”
“Dự án chục tỷ, sai phạm một tỷ là tốt rồi”
Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy chiều ngày 27/1/2015, liên quan đến nhiều sai sót trong 3 dự án cầu vượt thép do Sở Giao thông Vận tải Hà Nội làm chủ đầu tư. Chánh thanh tra Bộ Xây dựng Phạm Gia Yên cho rằng: ‘Dự án chục tỷ, sai phạm một tỷ là tốt rồi’.
Vì sao nhiều thí sinh không thể vào trường công an
Trước sự việc tuyển sinh năm 2015, nhiều thí sinh đủ điểm nhưng vẫn không vào được các trường công an vì “tiêu chuẩn chính trị”, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn – Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị (Bộ Công an) trả lời phóng viên báo Việt Nam Net rằng: “Mỗi ngành nghề có đặc trưng, đặc thù. Tuyển vào công an để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chính quyền”.
Có lẽ Thiếu tướng Cẩn không còn nhớ nổi rằng vì sao lại đặt tên là “công an nhân dân”, chứ không phải “công an nhà nước”, hay đó chỉ còn là tên gọi.
Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới, “không chịu phát triển”
Tại hội nghị “kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa” ngày 8/8/2015 ở Đà Nẵng, chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan đã phát biểu rằng: “Một số chuyên gia World Bank (ngân hàng thế giới) còn nói đùa Việt Nam có lẽ là mô hình kỳ lạ nhất thế giới. Trên thế giới chia ra gồm nước phát triển, nước đang phát triển, nước chậm phát triển nhưng Việt Nam có lẽ là mô hình đặc biệt nhất. Đó là nước… không chịu phát triển! Đầu tư nhiều đến thế, ODA nhiều đến thế (20 năm qua lượng ODA đổ vào Việt Nam lên tới gần 90 tỉ USD) nhưng đến bây giờ vẫn không phát triển được thì chỉ có thể là… không chịu phát triển!”
Quan điểm về từ chức
TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ quan điểm của mình trên Báo Giao Thông rằng:“Nếu như ở nước ngoài việc từ chức rất nhẹ nhàng, thì ở Việt Nam, đây là câu chuyện không hề đơn giản. Trong nhiều nguyên nhân, phải chăng có nguyên nhân công tác cán bộ là công tác của Đảng và bất cứ ai từ chức cũng được xem là từ chối nhiệm vụ mà Đảng phân công?”.
Tội tham nhũng cần xử lý thế nào?
Sáng 26/8/2015, trong phiên thảo luận về dự thảo Bộ luật Hình sự, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho rằng với tội tham nhũng thì “cần gì bắn, cứ làm cái lồng thật đẹp ở nhà cho vợ nuôi để cảm thấy xấu hổ”.
Đăng tai nạn cầu sập là “vi phạm vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước“
Cô Dương Hải Âu [5] – giáo viên mỹ thuật trường tiểu học Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An đã chia sẻ trên Facebook cá nhân sự việc một đồng nghiệp khi đến trường phải qua chiếc cầu bấp bênh và bị ngã xuống nước, nếu không có đồng nghiệp khác cứu thì chết rồi, vài năm trước cũng có một giáo viên khác bị ngã từ cây cầu này và chết đuối.
Vì vấn đề này mà Bí thư xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An là ông Trần Văn On đã xử kỷ luật cô Dương Hải Âu một bậc từ “hoàn thành rất tốt nhiệm vụ” xuống còn “hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Báo Dân Việt dẫn lời ông On cho rằng cô Dương Hải Âu đã “vi phạm vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước khi nói và viết không theo chuẩn mực”.
Ngọn Hải Đăng
Những phát ngôn ấn tượng gây sốc nghị trường năm 2015 ( phần 3)
Kỳ họp thứ X - kỳ họp cuối của Quốc hội khóa XIII đang diễn ra. Như thông lệ, tôi lại tập hợp các phát ngôn ấn tượng của các ĐBQH. Lưu ý rằng, tiêu chí lựa chọn phát ngôn ấn tượng của tôi bao gồm cả những phát ngôn hay, phát ngôn sâu sắc, phát ngôn có trách nhiệm cao và cả những phát ngôn chưa hay, phát ngôn thiếu thực tế, phát ngôn gây bão trong dư luận,... Những phát ngôn ấn tượng tôi lựa chọn theo trình tự thời gian. Không phân biệt, xếp loại theo các tiêu chí tôi nêu trên.
Ông Phùng Quang Thanh (Đại tướng - Bộ trưởng Quốc phòng, ĐBQH đoàn Hưng Yên): “Như vậy nội bộ mất ổn định, bên ngoài sẽ thừa cơ lật đổ chế độ. Mất đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”. |
1. Ông Trần Du Lịch (Phó trưởng đoàn ĐBQH Tp.HCM): “Rõ ràng, đi vay là phải vay tiền “cái” đẻ (ra tiền) được, còn ta vay toàn tiền “đực”, không đẻ được”. (Nguồn ở đây)
2. Ông Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch QH): “Nói hay thế mà một đồng xu tăng lương không có là thế nào?”. (Nguồn ở đây)
3. Ông Phùng Quang Thanh (Đại tướng - Bộ trưởng Quốc phòng, ĐBQH đoàn Hưng Yên): “Như vậy nội bộ mất ổn định, bên ngoài sẽ thừa cơ lật đổ chế độ. Mất đảng, mất chế độ thì biển đảo cũng mất”. (Nguồn ở đây)
4. Ông Huỳnh Ngọc Sơn (Phó chủ tịch QH): “Nếu phát hành trái phiếu thêm nữa sẽ ẩn chứa rất nhiều rủi ro và sợ rằng con cháu sẽ oán giận”. (Nguồn ở đây)
5. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Phó bí thư thành ủy - Chủ tịch HĐND Tp.HCM, ĐBQH đoàn Tp.HCM):“Qua việc sửa đổi Hiến pháp 2013 mình thấy rằng lòng tin của người dân với Đảng vẫn vẹn nguyên. Qua bao nhiêu khó khăn, biến cố, càng khó khăn Đảng càng vững vàng, người dân càng tin vào Đảng”. (Nguồn ở đây)
6. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Phó bí thư thành ủy - Chủ tịch HĐND Tp.HCM, ĐBQH đoàn Tp.HCM):“Có những việc Đảng bàn rất kỹ rồi, đã có biểu quyết rồi, đã thành nghị quyết rồi nhưng Quốc hội vẫn thảo luận, vẫn biểu quyết. Như vậy có cần thiết không?”. (Nguồn ở đây)
7. Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Phó bí thư thành ủy - Chủ tịch HĐND Tp.HCM, ĐBQH đoàn Tp.HCM):“Tôi nghĩ điều đó (con em cán bộ lãnh đạo được tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách lãnh đạo - Br) quá là hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ sao lại nghi ngại”. (Nguồn ở đây)
8. Ông Lê Như Tiến (Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của QH): “Nếu cán bộ công chức "mon men" đi vào khu đó (khu phố “nhạy cảm” dành cho gái bán dâm - Br), có nghĩa là có vấn đề”. (Nguồn ở đây)
9. Bà Ngô Thị Minh (ĐBQH đoàn Quảng Ninh): “Mọi phán quyết của Tòa án (trong xét xử vụ án dân sự - Br) phải trên cơ sở tranh tụng tại tòa nên bắt buộc phải có sự tham gia của Viện kiểm sát (để tham gia tranh tụng - Br)”. (Nguồn ở đây)
10. Ông Hồ Trọng Ngũ (Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh QH): “Chúng ta không thể dùng quan hệ pháp luật để yêu cầu vợ tôi phải ngủ với tôi một tuần 4 ngày hoặc 5 ngày được”. (Nguồn ở đây)
Nguồn: Baron Trịnh
Người dân tố bị viên chức phường đánh nhập viện chỉ vì góp ý kiến
Posted By ETvn Staff 05 On In Việt Nam,Tin tức Việt Nam | No Comments
Truyền thông trong nước đưa tin, ông Nguyễn Tấn Mức (58 tuổi, ngụ nhà 21, kiệt 240 Lý Nam Đế, phường Hương Long, TP. Huế) phản ánh, vào ngày 3/12, ông Nguyễn Thắng Đoan – Chủ tịch phường Hương Long cùng một số người đến kiểm tra để nghiệm thu đường ở kiệt 240 Lý Nam Đế.
Khi đoàn kiểm tra khảo sát cống thoát nước tại đoạn cuối con đường, ông Mức từ trong nhà chạy ra trình bày với chủ tịch phường những bất hợp lý của công trình cống thoát nước thì xảy ra xô xát khiến ông Mức phải nhập viện.
Ông Mức chia sẻ trên báo Người Lao Động: “Tôi vừa nói cái cống này thi công chưa đạt, không nghiệm thu được thì ông Đoan (chủ tịch phường) trả lời là anh không có quyền để nói ở đây. Sau đó bất ngờ ông Việt (người đi cùng đoàn) lao vào túm cổ áo và đánh vào đầu, đạp sau lưng khiến tui ngã xuống mô đất dập mặt, chảy máu”.
Được biết, ông Việt là viên chức kế toán của phường Hương Long, cũng là người trong đoàn kiểm tra.
Sau khi sự việc xảy ra, đoàn kiểm tra bỏ đi, ông Mức được người dân đưa vào Bệnh viện Trường ĐH Y dược Huế điều trị với những vết thương ở vùng mắt, mũi.
Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, ông Đoan – chủ tịch phường nói rằng ông Mức ngăn cản đoàn nghiệm thu vì cho rằng cống thoát nước lắp đặt không đúng, không thể nghiệm thu.
Còn ông Việt ‘khẳng định’ chỉ đẩy ông Mức chứ không hề đánh. Tuy nhiên, nhiều người dân ở khu vực này cho biết có sự việc ông Mức bị đánh.
Vào ngày 4/12, cơ quan công an phường Hương Long, TP Huế đã lấy lời khai của ông Mức và 3 viên chức phường Hương Long liên quan đến vụ việc để điều tra làm rõ.
Từ Ân tổng hợp
VÕ HƯƠNG - MAI NGUYỄN - TÀI PHONG
"Dân nghèo quá mà xây quảng trường 2.200 tỷ làm gì?"
TTO - " Có nên xây quảng trường hàng nghìn tỉ?", "Tại sao không xây lại bệnh viện?"... là các ý kiến trong hàng ngàn bức xúc của người dân xung quanh câu chuyện xây quảng trường ở Tiền Giang.
Nông dân chăn thả bò trên khu đất dự án quảng trường trung tâm tỉnh Tiền Giang - Ảnh: V.Trường
|
Khi biết thông tin năm 2016 tỉnh Tiền Giang không có vốn để khởi công các công trình phục vụ dân sinh, bạn đọc Nguyễn Nhựt Huy viết: "Nghe tin này ở quê nhà mà buồn rớt nước mắt. Dân Tiền Giang còn nghèo, nghèo lắm các chú các bác ạ... Khám bệnh ở BV thì toàn chuyển đi TP. HCM. Những vùng sâu vùng xa chưa có đường giao thông, cầu thì mục nát chưa xây. Hãy suy nghĩ vì lợi ích thiết thực hơn cho dân".
Tinh thần hay vật chất?
Lại thêm một vụ xây dựng quảng trường làm người dân bức xúc. Gần 2.200 tỉ đồng sắp được đổ vào quảng trường văn hóa ở tỉnh Tiền Giang trong khi còn nhiều công trình dân sinh còn chờ cấp vốn.
Theo quyết định 1733 ngày 24-7-2012 của UBND tỉnh Tiền Giang, quảng trường trung tâm tỉnh sẽ bắt đầu khởi công vào đầu năm 2016 và có tổng vốn đầu tư khoảng 2.189 tỉ đồng, bao gồm bảo tàng, thư viện, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể dục thể thao, sân lễ, công viên cây xanh, bãi xe, hạ tầng kỹ thuật...
Quảng trường mới sẽ xây khiến người dân kêu trời. Nhiều bạn đọc bày tỏ bất bình trước việc đầu tư quá nhiều tiền vào một công trình mà họ đánh giá là “chưa cần thiết”.
Rất nhiều ý kiến tranh cãi việc liệu rằng nên ưu tiên bồi dưỡng giá trị tinh thần hay chăm lo đời sống cho dân trước?
GS.TS Trịnh Duy Luân, chuyên viên nghiên cứu Xã hội học Đô thị, Viện Xã hội học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN) cho rằng nếu xây dựng quảng trường thành không gian văn hóa hoặc trung tâm công cộng thì đó cũng là việc cần thiết. Còn nếu nó chỉ là hội chứng “thi đua” xây dựng quảng trường, tượng đài giữa các tỉnh với nhau thì đó là việc phải ngăn chặn.
“Do ảnh hưởng của kinh tế thị trường mà các địa phương có xu hướng thích xây dựng công trình cho hoành tráng để dễ báo cáo thành tích, đôi khi có thể còn để chia hoa hồng. Trách nhiệm của hội đồng nhân dân và các cơ quan do dân bầu là phải ngăn chặn được việc có hay không việc xây dựng công trình công cộng vì lợi ích nhóm hay cá nhân”- GS.TS Trịnh Duy Luân nhận định.
Đồng tình với quan điểm trên, TS Đỗ Quang Hưng (Trường ĐH KHXHNV - ĐHQG Hà Nội) cho rằng không thể chỉ chăm chăm đến lợi ích của mình trong khi người dân đang có cuộc sống khó khăn.
“Việc xây dựng quảng trường, ngoài việc xem xét có vì lợi ích nhóm hay lợi ích cá nhân thì còn xem đây có phải là một cách “chơi ngông”, khuếch trương? Nếu rơi vào hai trường hợp này thì nhất quyết phải ngăn lại. Còn nếu không thì nên tính toán bao quát hơn..."- TS Đỗ Quang Hưng nêu ý kiến.
Làm sao để dân hiểu?
Theo GS.TS Trịnh Duy Luân, việc quảng trường cần thiết như thế nào, đến mức độ nào đối với người dân, có nên được ưu tiên cấp vốn hay không thì phải để chính người dân quyết định.
“Bộ mặt của thành phố nhưng chủ nhân của bộ mặt ấy là người dân lại không hài lòng thì không được. Lãnh đạo TP cần tổ chức lấy ý kiến người dân, phải công bố và giải thích rõ ràng kế hoạch xây dựng.
Công trình này không nhất thiết phải bỏ đi nhưng nên tính toán cẩn trọng lại ngân sách. Về mặt kinh tế là như vậy, nhưng về mặt xã hội nên bằng mọi cách làm cho người dân hiểu và đồng thuận, có thế thì mới làm được. Nên nói rõ về vốn đầu tư và giải tỏa đền bù, đừng úp úp mở mở làm người dân nghi ngờ”, GS.TS Trịnh Duy Luân nhận định.
Ngay từ việc giải tỏa đền bù cho người dân đã làm không tốt, khiến nhiều người không có nhà ở hoặc nơi chăn thả gia súc thì không thể thuyết phục họ ủng hộ công trình này. Nguyên tắc trong việc giải tỏa bồi thường là cuộc sống của người tái định cư phải ít nhất bằng hoặc hơn nơi ở cũ.
GS.TS Trịnh Duy Luân đề xuất phương án hiệu quả hơn là xã hội hóa công trình này.
“Luôn có các doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư. Nhà nước chỉ việc giám sát thôi còn ngân sách thì để chi cho các công trình an sinh xã hội khác cần thiết hơn chứ không thể đủ để làm hết mọi thứ được”, GS.TS Trịnh Duy Luân nêu quan điểm.
TS Đỗ Quang Hưng cho rằng có hai cách nghĩ, cách nghĩ thứ nhất là phải vững bền về vật chất rồi thì mới đến vấn đề bồi dưỡng về tinh thần. Cách nghĩ thứ hai khó khăn hơn nhưng cũng có cái lý của nó, đó là tuy đời sống vật chất chưa cao nhưng người ta cũng cần có cái kích thích tinh thần để vươn lên xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vậy nên việc gì cũng có tính tương đối, cần xem xét kỹ trong từng trường hợp cụ thể xem có thật sự cần thiết và hợp lý hay không. Cái gì cần thiết thì hãy nên làm, không cần thiết thì nên tránh.
Nhiều bạn đọc cho rằng việc nâng tầm thành phố khi cuộc sống của người dân còn chưa được đảm bảo là việc làm rất vô lý, là “bệnh thành tích”.
Một bạn đọc khác lại cho rằng Tiền Giang bây giờ chưa thể được gọi là “đáng tự hào” khi còn phát triển thua các tỉnh khác, tỉnh nhà cần nâng cao chất lượng sống của người dân rồi hãy xây dựng “bộ mặt” sau.
Các bạn đọc ủng hộ những tỉnh thành ưu tiên dùng ngân sách dành cho các công trình mang tính phúc lợi xã hội.
|
Mời bạn đọc nghe các phát biểu trong bài:
>> GS.TS Trịnh Duy Luân:
>> TS Đỗ Quang Hưng:
COI THƯỜNG KỶ CƯƠNG NGÂN SÁCH - KỲ 1:
Hòa An tổng hợpXem thêm:
Tỉnh nghèo thích “hoành tráng”
TT - Bạc Liêu chưa hết lùm xùm bởi chuyện Thành ủy TP Bạc Liêu hết tiền chi thường xuyên thì nay lại lòi ra một loạt công trình xài tiền ngân sách vô tội vạ, dẫn tới tình trạng nợ nần và lãng phí lớn.
Ký túc xá sinh viên ở tỉnh Bạc Liêu không có ai ở - Ảnh: Chí Quốc |
Cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện tình trạng nhiều địa phương buông lỏng trong chấp hành kỷ luật ngân sách.
Theo Bộ Tài chính, nguồn lực của địa phương có hạn, không được phân bổ ngân sách nhưng tỉnh Bạc Liêu vẫn quyết định đầu tư nhiều công trình hoành tráng, hệ quả tất yếu là vượt quá khả năng chi trả của địa phương.
“Xây lấy được”
Hơn một năm trước, khi sự kiện Festival đờn ca tài tử lần đầu tiên tổ chức tại Bạc Liêu, người dân thành phố Bạc Liêu chứng kiến hàng loạt công trình hoành tráng được lần lượt khởi công xây dựng trong thời gian ngắn.
Sòng phẳng mà nói, nhiều công trình đã mang lại diện mạo mới, trở thành điểm nhấn đặc sắc của đô thị Bạc Liêu, khiến nhiều địa phương lân cận phải thèm thuồng.
Tuy nhiên, phía sau cái hoành tráng ấy còn ẩn chứa nhiều điều mà mọi người chưa biết. Để xây dựng 13 công trình phục vụ festival, lãnh đạo tỉnh quyết bỏ ra số tiền gần 500 tỉ đồng.
Trong đó, ngân sách địa phương chỉ có thể cân đối được trên 14 tỉ đồng, còn lại hơn 477 tỉ đồng phải nhờ vào nguồn vốn xổ số kiến thiết.
Khi tiến hành kiểm toán thì mọi người mới bật ngửa là các công trình này đều không thuộc danh mục ưu tiên đầu tư nằm trong kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm của tỉnh.
Công trình tiêu biểu cho chuỗi công trình phục vụ festival là Trung tâm triển lãm văn hóa - nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu. Đây là một trong những công trình được tỉnh quyết “xây cho bằng được” theo kiểu “tiền trảm hậu tấu”.
Mục tiêu của dự án là phục vụ triển lãm, trưng bày các tác phẩm văn hóa, văn học và nghệ thuật; trung tâm hội thảo, hội nghị của tỉnh, quốc gia, khu vực và quốc tế; nơi giao lưu, gặp gỡ sáng tác của các văn nghệ sĩ trong và ngoài tỉnh; đồng thời quảng bá hình ảnh Bạc Liêu...
Với mục tiêu như vậy, tỉnh Bạc Liêu tiến hành xây ba khối nhà chính như ba chiếc nón lá đan xen nhau, gồm: khối nhà hát 800 chỗ ngồi, khối nhà trưng bày rộng 2.326m2 và khối nhà hội thảo rộng 2.810m2.
Tổng vốn đầu tư cho toàn dự án là 222 tỉ đồng. Khối nhà hát được hoàn thiện cuối tháng
10-2015, từ đó tới nay chỉ diễn ra một sự kiện mang tầm quốc gia là cuộc thi nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015, sau đó không có sự kiện nào được tổ chức, ngày thường cửa đóng then cài. Hai “chiếc nón lá” còn lại hiện chưa xong, vẫn đang tiếp tục làm.
Nhằm có số tiền xây các công trình này, UBND tỉnh Bạc Liêu phải làm văn bản xin hỗ trợ từ ngân sách trung ương. Bộ Kế hoạch - đầu tư có ý kiến trả lời là rất khó khăn, do nhu cầu vốn thực hiện dự án trên “vượt quá khả năng của ngân sách”.
Dù vậy, lãnh đạo Bạc Liêu vẫn quyết định đầu tư. Trong quyết định phê duyệt dự án, nguồn vốn được xác định là từ nguồn xổ số kiến thiết, tiền đấu giá quyền sử dụng đất và “dự kiến” xin ngân sách trung ương hỗ trợ 155 tỉ đồng.
Điều đáng nói là trong quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu tháng 12-2013, thời gian thực hiện hơp đồng là 10 tháng, tức là tháng 10-2014 mới hoàn thành, còn festival tổ chức vào tháng 4-2014, thế nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn cho đây là công trình cấp bách phục vụ festival để chỉ định thầu.
Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu - nhà hát ba nón lá (Bạc Liêu) - có vốn đầu tư 222 tỉ đồng - Ảnh: Chí Quốc |
Xây rồi... bỏ hoang
Một trong nhiều công trình gây nhiều điều tiếng ở Bạc Liêu là công trình nhà ở sinh viên của tỉnh. Theo hồ sơ dự án, ban đầu UBND tỉnh Bạc Liêu có văn bản giao Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư dự án với quy mô 6.060 chỗ ở cho sinh viên.
Đây là khu ký túc xá có 8 khối nhà ở 5 tầng với tổng diện tích sàn là 38.400m2, gồm các hạng mục như nhà ăn, khu dịch vụ, khu thể thao trong nhà, nhà trực, nhà bảo vệ, đường nội bộ cùng các trang thiết bị khác.
Tổng mức đầu tư hơn 263 tỉ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, ngân sách tỉnh và xã hội hóa.
Theo một báo cáo kiểm tra tình hình sử dụng ngân sách tại tỉnh Bạc Liêu của Bộ Tài chính, dù chưa được cấp có thẩm quyền chấp thuận bố trí vốn từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ nhưng tỉnh Bạc Liêu vẫn khởi công dự án.
Ban đầu tỉnh xin nguồn trung ương hỗ trợ trên 248 tỉ đồng, sau đó điều chỉnh “chỉ” xin 213 tỉ đồng nhưng cho đến thời điểm tháng 11-2015, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - đầu tư chưa có văn bản nào đồng ý cho tỉnh Bạc Liêu sử dụng nguồn tiền trái phiếu chính phủ để xây dựng công trình nhà ở sinh viên.
Do thiếu tiền, tháng 4-2012 Sở Xây dựng đề nghị điều chỉnh dự án còn 17 hạng mục gồm hai khối nhà 5 tầng, hai khối 12 tầng và một khối 9 tầng (hiện xong hai khối 5 tầng với tổng kinh phí 84 tỉ đồng từ nguồn xổ số kiến thiết). Sau hơn một năm đưa vào sử dụng, chỉ có 6 sinh viên đăng ký vào ở.
Một số sinh viên cho biết sở dĩ họ không vào ở ký túc xá này bởi xa trường (cách trên 2,5km), các tuyến đường nối vào ký túc xá đều chưa hoàn thiện, đi lại rất khó khăn, xung quanh không có dịch vụ ăn uống trong khi ở tại ký túc xá lại không được nấu ăn...
Trước thực trạng không có sinh viên vào ở, tháng 11-2015 chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu có văn bản giao Trung tâm phát triển quỹ nhà và đất tỉnh Bạc Liêu phối hợp với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn, vận động và tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên vào ở ổn định, yên tâm học tập.
Trong khi đó trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Dương Hoàng Ân, phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ nhà và đất tỉnh Bạc Liêu, nói trước đây có 6 sinh viên vào ở ký túc xá nhưng hiện tại các em đều dọn ra ngoài hết vì ở đây... buồn.
Theo ông Ân, qua làm việc với Trường đại học Bạc Liêu và các trường cao đẳng trên địa bàn, trung tâm có văn bản đề xuất với UBND tỉnh Bạc Liêu giảm giá thuê còn 180.000 đồng/tháng/sinh viên, thay vì 240.000 đồng/tháng/sinh viên như mức phê duyệt trước đây, đồng thời làm hoàn thiện con đường nối từ đường Hùng Vương vào ký túc xá.
Những đề xuất này đều dựa vào nguyện vọng của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn. Trung tâm còn đề nghị chủ đầu tư (Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu) làm căngtin trong khu ký túc xá này để phục vụ việc ăn uống của sinh viên.
“Phải có sinh viên vào ở thì dịch vụ xung quanh mới phát triển. Còn hiện tại không có dịch vụ xung quanh nên sinh viên không muốn ở” - ông Ân chia sẻ.
Chi xài vô tội vạ
Một khu đất rộng trên 12.000m2 nằm ngay trung tâm TP Bạc Liêu nhiều tháng nay trở thành khu đất hoang. Người qua kẻ lại không hiểu chuyện gì sau khi ba khối nhà là trụ sở Tỉnh ủy cũ, tọa lạc tại vị trí này lần lượt bị đập bỏ.
Tháng 9-2011, UBND tỉnh Bạc Liêu giao toàn bộ khu đất cho Sở VH-TT&DL làm Bảo tàng Bạc Liêu.
Ban đầu chỉ cho sửa chữa nhỏ, chống lún, chống thấm, lát nền và thảm đỏ để bảo tàng trưng bày hiện vật. Qua nhiều lần thay đổi, công trình trở nên có tầm vóc quy mô với khoản tiền đầu tư gần 80 tỉ đồng.
Nhằm tiến hành các bước xây dựng, các khối nhà trên khu đất bị đập bỏ. Công trình đang thi công thì bất ngờ ngày 10-2-2015, UBND tỉnh Bạc Liêu có công văn đồng ý cho một doanh nghiệp xây dựng trung tâm thương mại - dịch vụ - giải trí tại khu đất.
Hai tháng sau ngày 16-4, đơn vị chủ đầu tư dự án bảo tàng là Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu có kiến nghị ngưng dự án đầu tư sửa chữa Bảo tàng Bạc Liêu, xin được xây mới bảo tàng ở một địa điểm khác.
Ngày 7-5, Sở Tài chính phê duyệt thanh lý vật liệu tận dụng từ việc phá dỡ các khối nhà với giá trên 42 triệu đồng. Con số này không đáng là bao so với 23 tỉ đồng đầu tư cho dự án Bảo tàng Bạc Liêu.
Theo ông Trần Thanh Tâm - giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Bạc Liêu, chủ đầu tư dự án Bảo tàng Bạc Liêu, trách nhiệm liên quan tới dự án thuộc thời kỳ của giám đốc sở nhiệm kỳ trước. Hiện vẫn chưa có cá nhân, đơn vị nào bị xem xét trách nhiệm.
Không chỉ có dự án bảo tàng gây lãng phí ngân sách tiền tỉ, tại dự án “Bố trí sắp xếp lại dân cư ở khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2006-2010” cũng đang rơi vào tình trạng không ai chịu trách nhiệm.
Theo tìm hiểu, tổng mức đầu tư ban đầu của dự án trên 65 tỉ đồng, do Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư.
Sau hai lần điều chỉnh, mức đầu tư của dự án đội lên trên 359 tỉ đồng, đồng thời đổi tên thành dự án “Đầu tư xây dựng mới khu dân cư, tái định cư hoàn chỉnh để di dời, sắp xếp tái định cư 915 hộ dân sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ xung yếu ven biển và tái định cư tại chỗ cho các hộ dân trong khu vực xây dựng dự án”.
Chủ đầu tư đã chi ra 6,4 tỉ đồng để thực hiện dự án ban đầu như: tư vấn lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công, điều chỉnh dự án... nhưng rốt cuộc bị dẹp bỏ khi điều chỉnh tổng mức đầu tư và đổi tên dự án.
Tương tự, dự án “Đầu tư xây dựng trại sản xuất giống thủy sản mặn, lợ cấp I tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu” được triển khai từ năm 2008 đến 2013 với số tiền quyết toán gần 34 tỉ đồng. Khi được hoàn thành thì dự án này cũng... “đắp chiếu”.
Hiện UBND tỉnh Bạc Liêu cho phép bán đấu giá dự án trên với giá trên 27 tỉ đồng. Một cán bộ Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết muốn dự án vận hành được đúng mục tiêu ban đầu thì phải cần thêm khoảng... 10 tỉ đồng nữa. Cho nên cách “gọn” nhất là bán dự án để thu hồi vốn dù ngân sách phải gánh khoản lỗ nặng nề.
Xây cầu 290 tỉ đồng rồi... để đó chờ đường dẫn
Cầu Giá Rai (thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) bắc ngang qua quốc lộ 1 và kênh xáng Bạc Liêu - Cà Mau nối đường Giá Rai - Cạnh Đền với đường Giá Rai - Gành Hào được khởi công từ đầu năm 2012 (trị giá 290 tỉ đồng) bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, do Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu làm chủ đầu tư.
Cầu hoàn thành năm 2013 thì bị... bỏ không cho tới nay. Theo Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu, còn phải làm khoảng 4km đường dẫn hai bên cầu với tổng vốn đầu tư hơn 230 tỉ đồng mới có thể đưa cầu Giá Rai vào sử dụng, nhưng hiện đang vướng nguồn vốn.
Ông Ngô Hữu Dũng, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bạc Liêu, cho biết để giải quyết trước mắt, UBND tỉnh Bạc Liêu đã có chỉ đạo UBND thị xã Giá Rai làm đường tạm nối cầu Giá Rai với các tuyến đường hiện có, khi nào có vốn làm đường dẫn thì sở sẽ làm sau.
|
Từ từ sẽ hoàn thành “hai nón lá” còn lại
Đề cập tính hiệu quả của công trình Trung tâm triển lãm văn hóa - nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu, ông Trần Thanh Tâm - giám đốc Sở
VH-TT&DL Bạc Liêu - cam đoan công trình nhà hát 3 nón lá khi đưa vào sử dụng sẽ phát huy hiệu quả.
“Bằng chứng là khi vừa mới hoàn thành “cái nón lá” đầu tiên là có ngay sự kiện liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc” - ông Tâm nhấn mạnh.
Còn ông Lê Minh Chiến, phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết công trình Trung tâm triển lãm văn hóa - nghệ thuật và nhà hát Cao Văn Lầu chỉ được trung ương hỗ trợ phần nhỏ, còn lại chủ yếu vốn của tỉnh.
“Thành ra tới bây giờ vẫn chưa hoàn thành hết “ba cái nón lá” được. Phải bố trí vốn từ từ thôi, năm nay mình hoàn thành được một cái nón lá rồi, mấy cái kia chỉ còn nội thất bên trong thôi. Tỉnh sẽ bố trí, khai thác sao cho có hiệu quả” - ông Chiến nói.
Nhiều dự án y tế, giáo dục thiếu tiền
Theo Bộ Tài chính, trong khi ở tỉnh Bạc Liêu có công trình không thuộc dự án cấp bách vẫn được tỉnh cấp tập xây dựng thì các dự án cấp bách thuộc ngành giáo dục - đào tạo, y tế... lại bị hụt đi trên 163 tỉ đồng.
Trong số đó có đến 7 dự án đầu tư thuộc ngành y tế được quyết định đầu tư từ năm 2010 vẫn còn dang dở.
Bộ Tài chính còn cho rằng lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cho một số đơn vị tạm ứng vốn ngoài dự toán được HĐND tỉnh thông qua với số tiền trên 754 tỉ đồng là không đúng quy định của Luật ngân sách. Đến cuối tháng 10-2015, tỉnh vẫn chưa thu hồi được số tiền trên 529 tỉ đồng.
|
Lãnh đạo sắp về hưu được cử đi Nam Phi “học tập kinh nghiệm” bảo tồn động vật hoang dã?
Posted By ETvn Staff 11 On In Việt Nam,Tin tức Việt Nam,Chính quyền,Góc nhìn | No Comments
Lãnh đạo sắp về hưu của tỉnh Quảng Nam được “ưu tiên” đi “học tập kinh nghiệm” tại nước ngoài về công tác quy hoạch, quản lý du lịch, bảo tồn thiên nhiên…
Ngày 12/12, ông Lê Phước Thanh – nguyên Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam xác nhận vào tháng 9, tỉnh này có tổ chức cho đoàn “cán bộ” địa phương đi công tác tới Nam Phi trong 5 ngày, nhằm khảo sát các cơ sở du lịch, thương mại, học tập kinh nghiệm về công tác quy hoạch, xây dựng các đô thị, khu kinh tế, quản lý du lịch, bảo tồn thiên nhiên, theo báo Vnexpress đưa tin.
Chuyến công tác do ông Thanh làm trưởng đoàn, dự kiến kéo dài 9 ngày (từ 5/9 đến 13/9), sau đó chỉ đi thực tế 5 ngày. Trao đổi về thành phần những người tham gia chuyến công tác, ông Thanh thừa nhận trong đoàn có nhiều lãnh đạo sắp về hưu hoặc đã về hưu.
Có những người sắp hết nhiệm kỳ tham gia chuyến công tác như ông Trần Kim Hùng – Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Lê Văn Lai – Đại biểu quốc hội; bà Nguyễn Thị Kim Dung – Trưởng ban dân vận; ông Ngô Văn Hùng – Trưởng ban tuyên giáo; ông Phạm Trường Dân – Phó Giám đốc công an tỉnh…
Trong đoàn còn có 7 bí thư huyện ủy sắp hoặc mới về hưu như ông Nguyễn Văn Khương (Duy Xuyên), Hà Phước Trinh (Quế Sơn), Nguyễn Bằng (Đông Giang), Nguyễn Tiến (Núi Thành)…
Bên cạnh đó, còn có ông Phan Như Thạch (nguyên Giám đốc công an) cùng vợ, ông Trần Văn Tri (khi đó sắp rời cương vị Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư để về hưu), vợ ông Nguyễn Tiến, vợ ông Dương Hoài Nam (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Nam).
Về chi phí cho chuyến đi, ông Thanh cho biết không dùng ngân sách chi trả cho chuyến công tác, “Kinh phí được chi từ nguồn lợi nhuận kinh doanh của các công ty. Họ tài trợ và mình đi, không hề đả động đến ngân sách”. Cũng theo ông Thanh, vợ của các lãnh đạo phải đóng tiền để tham gia chuyến đi cùng đoàn, theo thông tin trên báo Vnexpress.
Ông Nguyễn Tiến – Cựu bí thư huyện Núi Thành, kể về chuyến đi công tác: “Họ đưa đến khu rừng mà trên tivi hay đưa về động vật hoang dã. Đến coi được 2 con tê giác, ngựa vằn, voi, chồn,… Họ nhốt trên xe, tới nơi rồi thả xuống. Chỉ thấy mấy con tê giác ăn cỏ. Có học được gì đâu.” Ông Tiến cũng thừa nhận chuyến đi một phần chỉ là hình thức du lịch cho các quan chức sắp nghỉ hưu…
Chuyến công tác “học tập kinh nghiệm” của các lãnh đạo sắp nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu, thậm chí có cả lãnh đạo ngành công an – không liên quan tới hoạt động du lịch – của tỉnh Quảng Nam khiến dư luận nhớ tới kế hoạch đi Canada… học làm xổ số của đoàn công tác tỉnh Bình Phước.
Lãnh đạo sắp về hưu được cử đi “tham quan, học tập kinh nghiệm xổ số” tại Canada
Báo Tuổi Trẻ cho biết, đoàn công tác này gồm 31 người, tổng chi phí cho chuyến đi gần 1,5 tỷ đồng, phần lớn do một doanh nghiệp Nhà nước là Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và dịch vụ tổng hợp Bình Phước (Công ty Xổ số Bình Phước) chi trả.
Đoàn tham quan học tập có một số lãnh đạo như các ông: Nguyễn Tấn Hưng (60 tuổi, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước), ông Nguyễn Huy Phong (Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnhh), ông Giang Văn Khoa (trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy), ông Nguyễn Thanh Vân (trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy), ông Vũ Thành Nam (Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh), ông Nguyễn Văn Giúp (Chánh thanh tra tỉnh), ông Nguyễn Văn Phụng (Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh)…
Điều đặc biệt là trong đoàn công tác này có nhiều lãnh đạo sắp về hưu, không tham gia vào ban chấp hành tỉnh ủy khóa mới (nhiệm kỳ 2015-2020).
Quyết định 2467/QĐ-UBND do ông Phạm Văn Tòng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước ký ngày 6/11 về chuyến công tác này nêu rõ thời gian đi nước ngoài từ ngày 15 đến 23/12/2015 với mục đích là “tham quan, học tập kinh nghiệm xổ số tại Canada.”
Sự việc được nhiều kênh truyền thông trong nước đưa tin. Theo thông tin trên báo Vnexpress, tới chiều ngày 30/11, lãnh đạo tỉnh Bình Phước, ông Phạm Văn Tòng cho hay, tất cả những lãnh đạo sắp về hưu và nguyên quan chức, lãnh đạo tỉnh đều đã rút tên khỏi danh sách tham gia đi Canada. Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết và dịch vụ tổng hợp Bình Phước cũng gửi công văn đến UBND tỉnh Bình Phước xin hủy bỏ chuyến đi.
Theo ông Tòng, lý do mà Công ty xổ số Bình Phước đưa ra là do nhận thấy chuyến đi này là không cần thiết. Các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Phước sau đó đã đồng ý hủy chuyến đi.
Được biết, đây không phải là năm đầu tiên Bình Phước cử đoàn công tác đi nước ngoài để học tập kinh nghiệm làm xổ số.
Trước đó, vào năm 2014, ông Nguyễn Văn Trăm – Chủ tịch UBND tỉnh – cũng ký quyết định cử 2 đoàn đi “học tập kinh nghiệm” tại Singapore và Malaysia. Do các thành viên đi tham quan quá đông, lên tới 54 người nên khi đó, Bình Phước phải tách ra để đi làm 2 đợt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét