Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Cựu quan chức FBI kể lại vụ án tình báo của ĐCSTQ lớn nhất trong lịch sử Mỹ

Posted By ETvn Staff 18 On In Thế giới,Quốc tế | No Comments

Trong tiết mục “Khoảnh khắc bí mật” của VOA ngày 12/12 vừa qua đã tiết lộ vụ án gián điệp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Trong mọi lĩnh vực, ĐCSTQ đều có gián điệp thu thập thông tin, nhưng rồi “qua cầu rút ván” là thủ đoạn thường thấy của họ, sau khi lợi dụng xong những người này có thể biến thành hàng phế thải bất cứ khi nào.
Trong tiết mục, VOA đã phỏng vấn ông IC. Smith, Trưởng Ban Chống tình báo Trung Quốc của FBI, ông cho biết, quá trình điều tra vụ án gián điệp này vô cùng phức tạp, ông Larry Wu-Tai Chin đã có hơn chục năm trốn trong CIA. Đây là vụ án gián điệp liên quan đến ĐCSTQ lớn nhất trong lịch sử Mỹ.
Ông Larry Wu-Tai Chin bị FBI bắt ngày 22/11/1985, bị tố cáo thực hiện 6 hoạt động gián điệp, 11 lần lừa đảo và trốn thuế. Tháng 2/1986, Bồi thẩm đoàn quyết định xử ông Larry Wu-Tai Chin 17 loại tội danh và dự tính sẽ tuyên án vào ngày 4/3 cùng năm. Tuy nhiên vào ngày 21/2/1986, ông Larry Wu-Tai Chin đã tự sát trong tù ở tuổi 63.
Ông Larry Wu-Tai Chin, (Kim Vô Đãi - 金无怠) bị bắt sau hơn 10 năm làm việc trong CIA (Ảnh: Internet) [1]
Ông Larry Wu-Tai Chin, (Kim Vô Đãi – 金无怠) bị bắt sau hơn 10 năm làm việc trong CIA (Ảnh: Internet)
Hai ngày sau khi ông Larry Wu-Tai Chin bị bắt, chính phủ Mỹ đã lên án ĐCSTQ. Tuy nhiên sau đó ông Lý Triệu Tinh (Li Zhaoxing) người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng rằng ĐCSTQ không liên quan gì với ông Larry Wu-Tai Chin.
Theo ông IC. Smith, cách tự sát của ông Larry Wu-Tai Chin là trùm một túi nilon vào đầu và ghìm chặt phần cổ nên ngạt thở mà chết. Ban đầu khi mới bị bắt ông ta vẫn nghĩ ĐCSTQ sẽ cứu mình, nhưng sau buổi gặp trong tù với một ký giả hải ngoại thân ĐCSTQ thì hai ngày sau ông ta tự sát.
Ông Larry Wu-Tai Chin có một tài khoản ngân hàng Trung Quốc ở Hồng Kông, trong đó có 100 nghìn đô la Mỹ, sau khi bị bắt ông muốn người vợ mình được dùng số tiền này. Nhưng khi người vợ ông đến Hồng Kông thì mới biết tài khoản của Larry Wu-Tai Chin đã bị ĐCSTQ khóa sổ.
Cựu quan chức FBI kể lại vụ án Larry Wu-Tai Chin
Tháng 4/1983, Mỹ khởi động “Sách lược móng chim ưng” (Operation Eagle Claw), qua điều tra đã phát hiện một số sự kiện bị lộ bí mật nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ đều liên quan đến ông Larry Wu-Tai Chin. Ông Larry Wu-Tai Chin từng làm phiên dịch viên của dịch vụ tình báo nước ngoài phát sóng tại CIA, sau trở thành nhân viên chính thức của CIA, nghỉ hưu năm 1981 nhưng tiếp tục làm việc hợp đồng với CIA.
Vào thời gian chiến tranh chống Nhật năm 1944, ông Larry Wu-Tai Chin từng giữ chức Thư ký kiêm phiên dịch tại văn phòng liên lạc của Mỹ ở Phúc Châu, Trung Quốc. Tại đây ông Larry Wu-Tai Chin làm quen với tư tưởng của chủ nghĩa Cộng sản và sau đó bắt đầu đồng ý cung cấp thông tin cho ĐCSTQ.
Năm 1951, ông Larry Wu-Tai Chin được chính phủ Mỹ cử đi Busan, Hàn Quốc để thẩm vấn tù binh Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên. Một năm sau ông trở lại Hồng Kông và cung cấp thông tin tù binh cho ĐCSTQ.
Có nhiều tù binh trong lòng không ưa gì ĐCSTQ. Đến hai phần ba trong số họ muốn theo Đài Loan, trong số nhiều người trở về Đại Lục cũng có nhiều người muốn hợp tác với Mỹ, làm người liên lạc của CIA. Nhưng CIA phát hiện, trong những tù binh trở về Đại Lục làm liên lạc thỉnh thoảng lại có người bị bắt.
Năm 1952, ông Larry Wu-Tai Chin đến Okinawa Nhật Bản và thi trúng vào vị trí phiên dịch viên của dịch vụ tình báo nước ngoài phát sóng thuộc CIA. Năm 1961, ông Larry Wu-Tai Chin đến California (Mỹ) và tiếp tục làm công việc dịch vụ tình báo nước ngoài phát sóng. Từ đây ông chuyển tài liệu về chính sách tình báo của Mỹ liên quan đến Trung Quốc cho ĐCSTQ.
Sau này khi ông Larry Wu-Tai Chin trở thành nhân viên chính thức của CIA và được tiếp cận các văn kiện cơ mật cấp cao. Trong thời gian từ 1979 – 1982, ông Larry Wu-Tai Chin đã 4 lần chuyển giao thông tin tình báo Mỹ cho ĐCSTQ, nội dung liên quan đến quân sự, kinh tế, khoa học, nông nghiệp.
Thói quen “qua cầu rút ván”
Trong sách “Bẫy hổ” (Tiger Trap), nhà văn David Wise đã tả lại bối cảnh ĐCSTQ cài cắm cả ngàn gián điệp trong mọi lĩnh vực ở Mỹ, bao gồm du học sinh, nhân viên ngoại giao, thương nhân, nhân viên quân sự, và người gốc Hoa bản địa.
Sách của nhà văn David Wise cũng ghi lại về vụ án ông Larry Wu-Tai Chin và cả chuyên án về bí mật vũ khí hạt nhân W-88 tiên tiến nhất của Mỹ bị ĐCSTQ đánh cắp.
Ngày 19/5/2014, lần đầu tiên Bộ Tư pháp Mỹ khởi tố 5 quan viên quân đội của ĐCSTQ với tội danh làm gián điệp mạng. Cả 5 này đều thuộc chi đội thứ 3 Bộ đội 61398 ĐCSTQ. Bộ đội 61398 trước đây bị Mỹ xem là “Trụ sở hacker” của quân đội ĐCSTQ.
Về phương diện kinh tế, theo giới chuyên gia của Mỹ, xưa nay hoạt động gián điệp là một phần của chiến lược kinh tế Trung Quốc. Phạm vi hoạt động trong lĩnh vực này rất rộng lớn, các mục tiêu bí mật thương mại gồm: kỹ thuật nông nghiệp, máy tính, sản xuất pin năng lượng mặt trời, sản xuất nhôm và thép, và thiết kế nhà máy điện hạt nhân…
Thói quen ứng xử trong lĩnh vực này của ĐCSTQ là “qua cầu rút ván”. Học giả người Mỹ Gao Zhan từng cung cấp phi pháp sang Trung Quốc chip quân sự công nghệ cao, nhưng vào năm 2001 đã bị chính quyền ĐCSTQ lấy danh nghĩa tội làm gián điệp và xử tù 10 năm.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung [2]
Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào: