Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Bộ máy tuyên truyền của Hitler và sức mạnh khủng khiếp của truyền thông độc quyền

Posted By ETvn Staff 18 On In Trung Quốc,Pháp Luân Công | No Comments

Paul Joseph Goebbels – Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã, cánh tay phải của trùm phát xít Adolf Hitler từng nói: “Nếu nói dối đủ lớn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Chính vì vậy, Đức Quốc xã đã dùng bộ máy tuyên truyền để thay đổi tư tưởng, nhận thức của cả một dân tộc văn minh, từng sản sinh ra những nhà triết học, nhạc sỹ, khoa học danh tiếng, thành một đất nước cuồng vọng, đi xâm chiếm và giết hại dân tộc khác.
Tại phương Đông, đất nước Trung Quốc cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, chỉ khác biệt là chính người dân nước này phải gánh chịu hậu quả. Tuyên truyền và bạo lực đã khiến nền văn minh 5.000 Trung Hoa bị biến đổi gần như hoàn toàn, biến người dân trở thành dị dạng [1] trong tư tưởng, biến hình ảnh đất nước trở lên xấu xí trên trường thế giới. Đặc biệt, chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công [2], cuộc bức hại những người theo tiêu chuẩn “Chân – Thiện – Nhẫn”, không chỉ là bạo lực mà còn cho thấy vai trò khủng khiếp của bộ máy tuyên truyền độc quyền.
Sử dụng truyền thông với tần suất cao để đổi trắng thay đen
Thời Hitler, truyền thông tuy chưa quá phát triển nhưng trong lúc tranh cử Thủ tướng năm 1932, để truyền bá chủ nghĩa phát xít mới mẻ vào dân chúng, Hitler đã chỉ đạo một chiến dịch tuyên truyền rầm rộ mà nước Đức chưa từng thấy bao giờ. Họ dán hàng triệu pa-nô đầy màu sắc khắp các thành phố và thị trấn, phân phối 8 triệu tờ bướm và thêm 12 triệu bản tờ báo của đảng, tổ chức 3.000 buổi mít-tinh lớn nhỏ mỗi ngày khắp nước Đức. Lần đầu tiên trong một cuộc bầu cử ở Đức, Quốc xã sử dụng phim ảnh, máy hát phát ra loa đặt trên các xe tải.
Trong giai đoạn 1933- 1937, khi chế độ Đức Quốc xã ráo riết tiến hành áp đặt các lý tưởng và chính sách của mình lên xã hội Đức, tuyên truyền mật độ cao đã khiến đại đa số người Đức dường như không cảm thấy phiền hà khi bị tước mất quyền tự do. Cho dù khi đó, nhiều nét văn hóa bị hủy hoại bởi chế độ tàn bạo, còn cuộc sống và công việc của dân chúng bị uốn nắn vào khuôn khổ chặt chẽ chưa từng có. Người nước ngoài ngạc nhiên khi thấy người dân Đức dường như không cảm thấy rằng họ đang bị thị uy và đàn áp. Ngược lại, họ còn ủng hộ chế độ Đức Quốc xã với lòng sốt sắng chân thực.

Đây là hệ quả của tuyên truyền tẩy não dư luận trong thời gian dài, như chính Hitler đã nói:

“Bằng tuyên truyền khôn ngoan và dai dẳng, người ta có thể khiến cho quần chúng nghĩ rằng thiên đường là địa ngục, địa ngục là thiên đường.”

Tại Trung Quốc, từ năm 1999 sau khi Giang Trạch Dân ra lệnh cấm Pháp Luân Công, một chiến dịch tuyên truyền toàn quốc đã được bộ máy chính quyền phát động để khiến người dân thù hận những học viên ôn hòa. Theo Minh Huệ Net cho biết, đài truyền hình CCTV của Trung Quốc đã liên tục phát sóng các chương trình phỉ báng Pháp Luân Công bảy giờ một ngày. Những chương trình này sử dụng các thủ đoạn tuyên truyền bịa đặt bôi nhọ thanh danh nhà sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí.
Một ví dụ là chương trình “Tiêu điểm”, một chương trình được phát sóng vào giờ vàng của CCTV nhằm đưa tin các vấn đề xã hội hiện tại. Theo một báo cáo năm 2013 do Tổ chức Quốc tế điều tra về cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) công bố, trong vòng sáu năm rưỡi, từ năm 1999 đến năm 2005, “Tiêu điểm” đã phát sóng 102 tập phim phỉ báng Pháp Luân Công. Cũng theo báo cáo trên, riêng từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1999, có 39 tập phim phỉ báng Pháp Luân Công được phát sóng.
Một thí dụ khác là Bản tin CCTV, phát sóng hàng ngày vào lúc 7 giờ sáng. Được xem là một chương trình tin tức chủ yếu, đó là nguồn tin chính đối với người Trung Quốc, dù họ ở thành thị hay nông thôn. Truyền hình CCTV đã nâng thời lượng chương trình từ 30 phút lên 45 phút để tăng nội dung chương trình phỉ báng Pháp Luân Công trong bản tin. Các tin tức phỉ báng được thu thập và truyền rộng trên báo chí và đài phát thanh của Tân Hoa Xã và được phổ biến ra nước ngoài thông qua chương trình Tin tức Trung Hoa (CNS), hãng thông tấn tin tức Hồng Kông Trung Quốc (CNA), và các hãng thông tấn ngoại giao Trung Quốc.
Như vậy, để tuyên truyền đổi trắng thay đen, chính quyền Giang Trạch Dân đã sử dụng truyền thông tần suất cao để định hướng quan điểm người dân trong nhiều năm, về mức độ còn hơn cả thủ đoạn tuyên truyền thời Hitler. Chỉ có sự khác biệt là:

Hitler tuyên truyền để biến một cái xấu thành cái tốt, còn Giang Trạch Dân tuyên truyền để biến một cái tốt thành cái xấu.

Sử dụng thủ đoạn vu khống để lấy cớ cho đàn áp
Sau khi trở thành thủ tướng Đức, Hitler và tay chân đã tạo lên vụ “Hỏa hoạn Nghị viện” để lấy cớ thanh trừng đối thủ. Vào buổi tối 27/2/1933, Tòa nhà Nghị viện bị cháy. Có đủ chứng cứ hợp lý cho thấy chính Quốc xã đã lên kế hoạch và tạo ra đám cháy. Một ngày sau vụ cháy, 28/2, Hitler yêu cầu Tổng thống ký nghị định “Cho việc Bảo vệ Nhân dân và Nhà nước”, trong đó đình chỉ bảy đoạn của Hiến pháp về quyền tự do cá nhân. Nghị định này còn cho phép chính phủ Đức áp dụng hình phạt tử hình cho một số tội danh, kể cả tội “làm mất trật tự trị an một cách nghiêm trọng” do người có vũ trang. Thế là Hitler đã có thể bịt miệng đối thủ một cách hợp pháp và bắt giữ họ tùy ý, bằng cách mang hiểm họa ra hù dọa.
Để đàn áp người dân Do Thái, Hitler và Bộ trưởng Tuyên truyền Joseph Goebbels đã phát động một chiến dịch lớn nhằm thuyết phục người Đức rằng, người Do Thái là kẻ thù của đất nước này. Báo chí bị lợi dụng triệt để, đổ lỗi toàn bộ các vấn đề xảy ra ở Đức là do người Do Thái. Thậm chí, họ còn khẳng định người Do Thái thực hiện những vụ giết trẻ em theo đạo Kito và dùng máu của họ làm bánh trong lễ Vượt qua.
Còn cuộc đàn áp Pháp Luân Công do cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân phát động tại Trung Quốc, sau khi diễn ra 1 năm, nó đã mất đà. Những hành động tàn bạo mà các học viên phải chịu đựng vì tín ngưỡng của họ đã khiến nhiều người phải xem xét lại tính hợp pháp của cuộc đàn áp. Để đẩy chiến dịch tuyên truyền lên một cấp độ mới, chính quyền Giang Trạch Dân đã dàn xếp “Vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn” để vu khống rằng người tu luyện Pháp Luân Công sẽ tự tử.
Vụ tự thiêu trên quảng trường Thiên An Môn nhanh chóng bị Thời báo Washington và nhiều tổ chức nước ngoài vạch trần là một trò lừa bịp. Sự kiện này cũng được đề cập đến trong phim Lửa Giả, bộ phim đạt giải thưởng thế giới giành cho phim tài liệu (xem bài chi tiết [3]).
“Lửa giả” – bộ phim đưa ra ánh sáng sự thật về vụ tự thiêu giả mạo trên quảng trường Thiên An Môn (Ảnh: NTDTV) [4]
“Lửa giả” – bộ phim đưa ra ánh sáng sự thật về vụ tự thiêu giả mạo trên quảng trường Thiên An Môn (Ảnh: NTDTV)
Nhưng trong đất nước Trung Quốc, trò lừa bịp đã lan truyền một cách nhanh chóng và gây hậu quả phá hoại. Bởi vì màn kịch dàn dựng vụ tự thiêu diễn ra trước thềm Tết Nguyên Đán của Trung Quốc và bao gồm cảnh một bé gái 12 tuổi và mẹ của bé, một số lượng khán giả khổng lồ đã xem chương trình truyền hình này. Các báo cáo được đưa lên báo chí, truyền hình và thậm chí còn chèn vào trong các sách giáo khoa ở trường học. Những người đồng cảm đã quay sang giận dữ và thù hận các học viên Pháp Luân Công.
Chương trình CCTV phổ biến “Tiêu điểm” đã đóng vai trò như một chất xúc tác để đẩy lòng thù hận của người dân đối với các học viên Pháp Luân Công lên cao trào. Riêng năm 2001, đã có 39 tập phim phỉ báng Pháp Luân Công được phát sóng trên chương trình này.
Có thể thấy rằng, điều khủng khiếp nhất của truyền thông độc quyền là nó có thể tùy ý lèo lái tư tưởng của cả một dân tộc theo chiều hướng có chủ đích và người dân hoàn toàn thụ động tiếp nhận điều đó. Tuy nhiên, với thời đại internet phát triển như ngày nay, người ta có thể dễ dàng tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin khác nhau mà có sự suy xét, lựa chọn điều nên tin và không nên tin. Mặc dù vậy, chính phủ Trung Quốc cũng triệt tiêu luôn khả năng này bằng cách xây dựng hệ thống bức tường lửa (firewall) nhằm ngăn chặn người dân tiếp cận với các thông tin mà Đảng không muốn.

Không có nhận xét nào: