Thứ Hai, 14 tháng 12, 2015

> > Nông dân trồng lúa Nhật Bản đối mặt với “bản án tử” từ hiệp định TPP

Các nhà thương thuyết dường như đang cho người nông dân trồng gạo của Nhật Bản rất ít thời gian trước khi việc canh tác lúa gạo truyền thống của họ có thể sẽ phải kết thúc  (Buddhika Weerasinghe/Getty Images)
Các nhà thương thuyết dường như đang cho người nông dân trồng gạo của Nhật Bản rất ít thời gian trước khi việc canh tác lúa gạo truyền thống của họ có thể sẽ phải kết thúc (Buddhika Weerasinghe/Getty Images)

Trên các cánh đồng nhỏ trồng lúa nước ở Nhật Bản, trong tiếng Nhật gọi là suiden, người ta có thể thấy những người nông dân đi ủng cao su lội qua cánh đồng để kiểm tra mùa màng. Trong khi đó, ở nơi cách xa Nhật hàng nghìn dặm là đảo nhiệt đới Hawaii thì các nhà thương thuyết đang trong giai đoạn cuối đàm phán về Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương – gọi tắt là TPP, những người nông dân e ngại rằng hiệp định này sẽ làm phá vỡ nhịp sống đều đặn hàng ngày của họ.
Gạo là một trong năm lĩnh vực nông nghiệp trọng yếu và có tính thiêng liêng của Nhật Bản (cùng với các sản phẩm khác như thịt heo, thịt bò, lúa mì, lúa mạch và mía). Đối với rất nhiều người, đặc biệt là những người dân đang sống ở những vùng nôn thôn, thì gạo vẫn là nguồn lương thực chủ yếu tạo nên bản sắc riêng của nước này. Như lời của một nông dân ở đây: “không có gạo thì không có Nhật Bản; nền văn hóa chúng tôi là nền văn hóa lúa gạo và nó là yếu tố căn bản nhất của nền văn hóa này”.
Những người nông dân trồng lúa của Nhật Bản đã từ lâu được ví là lực lượng ủng hộ trụ cột của Đảng Tự Do Dân Chủ cầm quyền. Tuy nhiên gần đây số lượng người làm nông đang giảm đi cùng xu hướng dân số cũng như nhu cầu gạo đang giảm dần, số lượng cử tri đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa nước này dường như đã mất đi thế mạnh đã từng có một thời để mà có thể yêu cầu được chính phủ hỗ trợ.
(Catherine/CC BY 2.0)
(Catherine/CC BY 2.0)
Hiện nay có khoảng 2 triệu nông dân trồng lúa ở Nhật Bản, giảm từ con số 4 triệu vào năm 1990 và con số này năm 1960 là 12 triệu. Trong số 2 triệu nông dân hiện tại, có một số làm nông nghiệp bán thời gian trong khi những người khác làm là vì đó là kế sinh nhai và niềm đam mê cả đời của họ.
Những nhà thương thuyết người Nhật mới chỉ một vài tháng trước vẫn tỏ quan điểm mạnh mẽ về việc bảo hộ những người trồng lúa bằng việc giữ nguyên hạn ngạch nhập khẩu gạo hiện tại, giờ đây họ lại đang tỏ ra nhún mình trước sức ép của phía Mỹ trong hoạt động trao đổi thương mại khi mà thay vào đó họ được xuất nhiều ô tô hơn sang Mỹ. Nguyên tắc có qua có lại trong đàm phán thương mại cùng với một số mâu thuẫn về địa chính trị với Trung Quốc mà Nhật Bản đang gặp phải hiện đang đe dọa lối sống và làm việc đã có từ lâu đời của những người nông dân nước này.
Gần đây tôi đã dành một khoảng thời gian trong mùa hè để đi thực tế tại Nhật Bản và thảo luận vấn đề này với người nông dân trồng lúa và nhiều người khác trong ngành sản xuất nông nghiệp để tìm hiểu xem TPP sẽ tác động như thế nào lên cuộc sống của họ.
Một người dân trồng lúa ở tỉnh Toyama nói với tôi “Tôi là một người thuần phác. Tôi yêu thích công việc làm nông và chỉ muốn làm nông. Gạo nhập ngoại là vấn đề đối với tôi. Tôi rất lo lắng về hiệp định TPP và tương lai của những cánh đồng lúa này”.

Nới hạn ngạch nhập khẩu gạo

(Adam Kahtava/CC BY 2.0)
(Adam Kahtava/CC BY 2.0) 
Có 11 nước tham gia hiệp định TPP (bao gồm: Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Nhật Bản) với đối tác là Mỹ. Hiệp định này có mục tiêu là xóa bỏ hàng ngàn rào cản thuế quan hiện có tại các nước này, hơn thế nữa nó sẽ trở thành khuôn mẫu cho các hiệp định thương mại khác trong tương lai ở khu vực này.
Hiện nay những người trồng lúa được bảo hộ bởi giới hạn nhập khẩu gạo của chính phủ Nhật Bản. Mỹ đang hối thúc Nhật tăng hạn ngạch các mặt hàng nhập khẩu miễn thuế từ Mỹ vào Nhật đối với gạo và các sản phẩm có liên quan từ 10.000 tấn một năm lên 215.000 tấn. Mỹ cũng muốn Nhật mở cửa lĩnh vực đất canh tác cho hoạt động đầu tư nước ngoài của họ.
Theo thống kê của Đại học Arkansas, lượng tiêu thụ gạo trên đầu người ở Nhật đã giảm 15% trong hai thập kỷ vừa qua. Tháng 4 vừa qua, bộ trưởng nông nghiệp Nhật Bản là ông Yoshimasa Hayashi đã nêu ra con số tiêu thụ gạo giảm khi tranh luận muốn nước này giữ nguyên hạn ngạch nhập khẩu gạo để bảo hộ những người nông dân.
Tuy nhiên lập trường vững chắc đó đã giảm đi phần nào mặc dù những chi tiết cụ thể như thế nào vẫn chưa được tiết lộ, đó là một tin không hề tốt cho những người nông dân trồng lúa ở Nhật.

Số lượng Hợp tác xã nông nghiệp (Nokyo) suy giảm

Hầu hết những nông dân nước này có lối sống của người miền quê và họ cư ngụ ở vùng đất có điều kiện tự nhiên phù hợp với canh tác lúa, vì những cánh đồng lúa này lấy nước từ nguồn nước của tuyết tan trên các ngọn núi tuyết. Nông dân cư trú ở những ngôi làng nhỏ nằm ở bên kia dãy núi Alps của Nhật và cách thủ đô Tokyo hàng trăm dặm, điều làm họ lo lắng nhất là tác động của hiệp định TPP lên khả năng cạnh tranh của họ so với gạo nhập ngoại và mối lo về quyền sở hữu nước ngoài đối với đất nông nghiệp nội địa.
Ở đây gạo được trồng trong những thửa ruộng nhỏ (ít hơn một héc ta). Hiện tại rất khó để các công ty bên ngoài có thể sở hữu đất do các quy đinh luật pháp của Nhật. Hiệp định TPP sẽ cho phép sở hữu nước ngoài đối với đất đai như một loại hình đầu tư vào thị trường lúa gạo của Nhật.
(Matteo.Mazzoni/CC BY-ND 2.0)
(Matteo.Mazzoni/CC BY-ND 2.0)

Họ cho rằng, thực ra những hiệp định thương mại trước đây đã làm suy giảm số lượng các hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật rồi, trong tiếng Nhật họ gọi hợp tác xã nông nhiệp này là nokyo, sự suy giảm là do cạnh tranh từ gạo nhập ngoại làm cho việc canh tác nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Những lý do khác cho sự suy giảm bao gồm cả thực tế là càng ngày càng ít thanh niên Nhật muốn thừa kế công việc nông nghiệp của gia đình để lại (độ tuổi trung bình của nông dân Nhật bản là khoảng tuổi 70).
Một người phụ nữ trẻ làm nghề trồng đậu nành ở Joge, một địa phương nằm cạnh thành phố Hiroshima, hồi tưởng lại thời gian khi mà những trang trại nông nghiệp vẫn còn được tấp nập canh tác và sắc xanh tươi sáng của chúng đã làm nổi bật khu vực xung quanh.
Cô nói: “Dần dần từng nhà từng nhà một dừng không canh tác nữa, các trang trại biến mất”, và giờ đây khu vực này đang bị biến thành bãi cỏ.
Điều này cho thấy sức ảnh hưởng đang giảm dần của những người nông dân đối với vòng đàm phán thương mại mới đây nhất. Mặc dù công đoàn nông nghiệp quốc gia đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối nhưng những người nông dân tôi đã nói chuyện cùng cũng chấp nhận sự thiếu khả năng của tổ chức này cũng như những tổ chức khác trong việc giúp đỡ và bảo hộ nông dân.

Hiệp định TPP và chính sách xoay trục ngoại giao của Mỹ

Vấn đề về lúa gạo là một trong những vấn đề hóc búa khó xử nhất mà các nhà thương thuyết phải tháo gỡ khi họ cố gắng đạt được một thương vụ. Để đạt được một thỏa thuận thì điều quan trọng phần lớn nằm ở quyết định giữa Mỹ và Nhật, được coi là hai nền kinh tế lớn nhất trong thương vụ, hai nước này có khối lượng trao đổi thương mại được xem như là khối trụ cột xây dựng nên quan hệ đối tác của hiệp định này.
Tại thời điểm này, tình thế khó khăn của người nông dân trồng lúa đang bị đặt sang một bên bởi những vấn đề địa chính trị cấp bách hơn đang lấn lướt các cuộc thương lượng thương mại. Điều đáng chú ý nhất là chính quyền của ông Obama xem hiệp định TPP như là nhân tố quan trọng trong “chiến dịch xoay trục” hoặc còn được gọi là “lấy lại thế cân bằng” sang Châu Á để đối trọng lại các chính sách của Trung Quốc. Khi nhắc đến đối tác ở Châu Á thì trên thực tế chính là nói đến Nhật Bản vì nước này và Mỹ có mối quan hệ đồng minh rất chặt chẽ (trong tiếng Nhật gọi là nichibei) kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Bản báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội về các vấn đề đàm phán quan trọng của hiệp định TPP ghi nhận sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á đã giảm xuống do nước này đang bị “phân tâm” bởi các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Bởi vậy hiệp định TPP lại càng cho thấy quan hệ đối đầu Mỹ-Trung, trong hoàn cảnh như vậy sự lo lắng của nông dân trồng lúa hay những người dân khác khó có thể dành được sự ưu tiên đáng kể.

Người nông dân Nhật có thể sẽ không còn nhịp sống cũ như trước đây

Về khía cạnh nào đó, hiệp định TPP là một cố gắng để bù đắp lại sự thất bại gần đây của các nước phát triển và các nước đang phát triển với mong muốn đạt được các kết qủa ý nghĩa trong vòng đàm phán của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới – WTO tại Doha được khởi xướng từ năm 2001 nhưng đã thất bại vào năm 2008.
Trong ảnh: ông Noboru Yamazaki, 57 tuổi, làm nghề nông, đang chỉ cho phóng viên xem lúa mà ông đang canh tác ở thửa ruộng gần nhà ông, tại Sugito, tỉnh Saitama, ngày 1 tháng 8 năm 2002. (Ryan Nakajima/AFP/Getty Images)
Trong ảnh: ông Noboru Yamazaki, 57 tuổi, làm nghề nông, đang chỉ cho phóng viên xem lúa mà ông đang canh tác ở thửa ruộng gần nhà ông, tại Sugito, tỉnh Saitama, ngày 1 tháng 8 năm 2002. (Ryan Nakajima/AFP/Getty Images)
Nếu như các vòng đàm phán trong tuần này thành công ở Hawaii thì Nhật Bản không chỉ mở cửa thị trường gạo trong nước cho cạnh tranh từ Mỹ mà còn cho phép đầu tư nước ngoài và hợp tác với nước ngoài trong vấn đề sở hữu đất đai canh tác thông qua biện pháp bảo hộ đầu tư của họ. Đầu tư từ nước ngoài và hợp tác sở hữu đất đai canh tác với đối tác nước ngoài cũng có nghĩa là họ sở hữu những lô đất rộng lớn hơn và sử dụng tỉ lệ cơ giới hoá canh tác cao. Những quy mô canh tác nhỏ đơn giản là không thể cạnh tranh nổi với quy mô sản xuất nông nghiệp chuyên sâu và quy mô lớn như vậy.
Anh Saito (giống như nhiều người Nhật khác chỉ gọi họ khi đề cập đến tên) lo lắng về tương lai của sự ồ ạt của gạo nhập khẩu và chủ sở hữu đất canh tác từ nước ngoài tràn vào Nhật, anh nói hiệp định TPP và những thay đổi mà nó mang lại sẽ phá vỡ nhịp sống hiện có và những nông dân trẻ như anh sẽ khó có thể tồn tại được.
Anh nói: “Những nông dân canh tác bằng tay chân như chúng tôi không thể nào cạnh tranh được. Chúng tôi trở thành lạc lõng”.
Nicole L Freiner là Phó Giáo Sư khoa Khoa học Chính trị của trường Đại học Bryant.
Bài báo này được đăng lần đầu tiên trên trang The Conversation.

Không có nhận xét nào: