A woman walks beside a board with the characters for "prosperity" in Chinese in Beijing on July 28, 2015. (FRED DUFOUR/AFP/Getty Images)
Một phụ nữ đi bên cạnh một tấm bảng với dòng chữ vì “thịnh vượng” ở Trung Quốc tại Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 7 năm 2015. (Fred Dufour / AFP / Getty Images)
Xin hãy lặp lại câu này nhiều lần: “Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.” Ai đó chắc đã đưa cho Wall Street và các phương tiện truyền thông chủ lưu tài liệu này vào đầu thập kỷ, và một số người vẫn đang chạy theo nó.
Sự thật của vấn đề là, ngay cả khi bạn có số dân đông gấp bốn lần, bạn phải đem lại đươc gì đó hơn là chỉ xây dựng thật nhiều và ăn cắp công nghệ: Bạn phải cạnh tranh. Trung Quốc trước đây là khá cạnh tranh vì đồng tiền mệnh giá rẻ, nhân công giá rẻ, đất đai giá rẻ. Và cũng chỉ có như vậy mà thôi. Bây giờ nó phải đổi mới để tiếp tục tiến về phía trước.
Quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm Jim Chanos của Kynikos Associates từ lâu đã nghi ngờ về khả năng làm chính điều đó của Trung Quốc: “Chúng tôi vẫn đang chờ đợi điều đó ở Trung Quốc,” ông nói.
Vì lời nói của Chanos có một số ảnh hưởng, nên giờ đây chúng tôi đưa ra bằng chứng khoa học cho rằng sự đổi mới ở Trung Quốc đơn giản là không xảy ra.
“Phải đối mặt với chi phí sản xuất gia tăng, dân số lão hóa, và mức thu lợi giảm dần trên những khoản đầu tư lớn trong ba thập kỷ qua, Trung Quốc bây giờ phải phát triển thành một mô hình mà sự đổi mới và nhu cầu làm tăng hiệu suất thông qua tiêu thụ trong nước,” theo Báo cáo về Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới.
Trong thực tế, Trung Quốc chỉ được xếp hạng thứ 28 về chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu, so với vị trí thứ 3 của Hoa Kỳ.
The World Economic Forum compares the competitiveness of China and the United States across 12 pillars. The United States wins 9. (World Economic Forum)
Diễn đàn Kinh tế thế giới so sánh khả năng cạnh tranh của Trung Quốc và Hoa Kỳ trên 12 tiêu chí. Hoa Kỳ thắng 9 trong số đó. (Diễn đàn kinh tế thế giới)
Các yếu tố quan trọng trong sự cạnh tranh qua việc đổi mới trong số 12 tiêu chí (và thứ tự xếp hạng tương ứng của họ) như sau:
  • Giáo dục Đại học và Đào tạo (Trung Quốc 68 / Hoa Kỳ 6)
  • Tính linh hoạt của công nghệ (Trung Quốc 74 / Hoa Kỳ 17)
  • Mức độ tinh vi của Doanh nghiệp (Trung Quốc 38 / Hoa Kỳ 4)
  • Tự đổi mới (Trung Quốc 31 / Hoa Kỳ 4)
Ngay cả nếu chúng ta nhìn vào một số tiêu chí, nơi Trung Quốc dẫn trước Hoa Kỳ, chúng ta vẫn có thể nhặt ra một số điều gây bất hoà.
  • Quy mô thị trường (Trung Quốc 1 / Hoa Kỳ 2)
  • Y tế và Giáo dục Tiểu học (Trung Quốc 44 / Hoa Kỳ 46)
  • Môi trường kinh tế vĩ mô (Trung Quốc 8 / Hoa Kỳ 96)
Trong khi thực tế là không có sự khác biệt giữa hai nước khi đề cập đến quy mô của thị trường hàng hóa và dịch vụ tương ứng, có vẻ là khá gượng khi xếp Hoa Kỳ ở thứ hạng thấp như vậy về y tế và giáo dục tiểu học.
Tuy nhiên, khi nói đến môi trường kinh tế vĩ mô, Báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu chỉ lấy vài con số với giá trị bề mặt mà không thực sự hiểu về cách thức nền kinh tế Trung Quốc hoạt động.
The 12 pillars of competitiveness. (World Economic Forum)
Nhiều yếu tố quyết định việc xếp hạng được dựa trên chi tiêu chính phủ và nợ quốc gia. Đúng, Hoa Kỳ là một quốc gia vung tay quá trán – và nợ nần chồng chất, không có gì còn phải nghi ngờ về nhận định này.
Trung Quốc, trên bề mặt không có điều trên. Nhưng chỉ vì các công ty do nhà nước Trung Quốc sở hữu đang chết chìm trong nợ không được tính vào nợ chính phủ. Cũng như thế với nợ của các chính quyền địa phương (khoảng 25 phần trăm GDP) hoặc nợ của hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát (khoảng 300 phần trăm của GDP).
Trung Quốc cũng được xếp ở vị trí thứ 3 về tổng tiết kiệm quốc gia với 48,9 phần trăm GDP. Nhưng đó chỉ là một mặt của bảng cân đối. Ở phía bên kia là một ngọn núi chi tiêu đầu tư lãng phí.
Vì vậy, sau những điều chỉnh của Epoch Times, bảng đối chiếu chính thức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là Hoa Kỳ thắng 10 và hòa 2. Hoặc theo lời của Jim Chanos: Chúng tôi vẫn đang đợi đây, Trung Quốc.
World Economic Forum
Diễn đàn kinh tế thế giới

"Số phận giới siêu giàu Trung Quốc ngày một mong manh"

(GDVN) - Kinh doanh cần thông đồng với quyền lực đẻ phát triển. Và khi có một sự thay đổi đối với những người đang nắm quyền, doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng rủi ro
South China Morning Post ngày 13/12 đưa tin, các doanh nhân và quan chức Trung Quốc chết bí ấn, mất tích bất thường hay bị giam giữ đang ngày càng trở nên phổ biến. Guo Guangchang, ông trùm được mệnh danh là Warren Buffet của Trung Quốc đã bị bắt khi ông Tập Cận Bình siết chặt lại ngành tài chính nước này.
Ông Guo Guangchang, ảnh: SCMP.
Sự biết mất của Guo Guangchang - Chủ tịch tập đoàn Fosun trong một ngày rưỡi diễn ra đúng thời điểm đáng lo ngại đặc biệt đối với nhà kinh doanh giàu có nhất nhì đại lục. Guo Guangchang ở đâu đã trở thành đề tài bàn tán xôn xao của dư luận Trung Quốc trong hơn một ngày, từ trưa Thứ Năm đến đêm Thứ Sáu, sau khi Fosun được thông báo rằng Guo Guangchang đang "giúp" cơ quan điều tra.
Nói cách khác thì ông Guo Guangchang vẫn chưa phải là bị bắt chính thức, nhưng ông hiện nay ở đâu cũng như bao giờ ông xuất hiện vẫn chưa có câu trả lời. Hoạt động điều tra đang tiến hành với các nhà kinh doanh khác.
Đầu tháng này, một ông trùm ở Đại Liên và là bạn bè thân tín của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, Xu Ming đã được báo là chết trong trại giam sau một cơn đau tim đột ngột, dù trước đó tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần 2 tháng trước khi bị bắt vẫn bình thường.
Hu Xingdou, một giáo sư kinh tế học tại Viện Công nghệ Bắc Kinh cho rằng, vấn đề gốc rễ nằm trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc. "Kinh doanh cần thông đồng với quyền lực đẻ phát triển. Và khi có một sự thay đổi đối với những người đang nắm quyền, doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng rủi ro".
Khi chính phủ Trung Quốc còn đang kiểm soát nguồn tài nguyên quan trọng đối với đầu vào của các doanh nghiệp, bao gồm cả vốn lẫn đất đai, thì sẽ rất khó khăn cho các doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm ăn mà lại phải tránh xa chính trị và quyền lực của chính phủ, ông Hu Xingdou bình luận.
Đầu năm nay xảy ra một loạt vụ tự tử liên quan đến các chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, với 4 quan chức nhảy lầu. Sự sụp đổ bất ngờ, đột ngột của một đại gia lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay không có gì là mới lạ ở Trung Quốc.
Huang Guangyu, một cựu doanh nhân từng là người giàu nhất Trung Quốc vẫn đang thụ án tù 14 năm sau khi bị buộc tội hối lộ và giao dịch nội gián. Feng Lun, Chủ tịch Vantone Holdings nói: "Một ông trùm kinh doanh tư nhân từng nói, trong con mắt của một quan chức chính phủ, chúng ta là gì? Chỉ là một con gián. Họ muốn ta sống, ta được sống. Họ muốn ta chết, ta phải chết."
Một nhà nghiên cứu giấu tên từ Bắc Kinh nói với South China Morning Post: "Có rất nhiều lý do sâu xa cho tham nhũng ở Trung Quốc, nhưng những chiến dịch chống tham nhũng cũng giống như một phong trào chính trị. Thật không công bằng khi trừng phạt các doanh nhân, bởi họ không có sự lựa chọn nào khác. Mỗi doanh nhân cần có một lượng tiền lót tay nhất định để thay đổi hay củng cố một quyết định".


Hồng Thủy