NGỌC QUANG
(GDVN) - Kỳ họp dự kiến diễn ra vào tháng 3/2016 và Quốc hội sẽ dành 1 ngày để thảo luận về dự án Luật Biểu tình.
"Thủ tướng nhận giải thưởng vì hòa bình là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam"Dân sống quanh rừng nghèo xơ xác, tiền rơi vào túi ai?
Tại phiên họp vào chiều 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dành thời gian đánh giá về kỳ họp thứ 10 và dự kiến chương trình kỳ họp thứ 11 diễn ra vào tháng 3 năm 2016.
Theo tờ trình của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – ông Nguyễn Hạnh Phúc, thời gian dự kiến diễn ra kỳ họp thứ 11 khai mạc ngày 21/3/2016 và bế mạc vào ngày 6/4/2016.
Theo tờ trình của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội – ông Nguyễn Hạnh Phúc, thời gian dự kiến diễn ra kỳ họp thứ 11 khai mạc ngày 21/3/2016 và bế mạc vào ngày 6/4/2016.
Một trong những nội dung đáng chú ý nhất là dự án Luật Biểu tình trình lần đầu tiên được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 11. Quốc hội sẽ dành một ngày để thảo luận về nội dung này.
Nhiều người dân đã xuống đường biểu tình khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. ảnh: vnexpress. |
Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ra vào tháng 5/2014, nhiều Đại biểu Quốc hội đã đề nghị sớm xây dựng và ban hành Luật Biểu tình.
Đại biểu Lê Nam (đoàn Thang Hóa) nêu quan điểm: “Thủ tướng Chính phủ đã từng kiến nghị xây dựng Luật biểu tình, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được. Tôi nghĩ đây là một dự án luật có nhu cầu rất cấp thiết, ban hành được thì sẽ rất nhiều mặt có lợi, khả năng để xây dựng luật hoàn toàn có thể thực hiện được.
Quốc hội Khóa XIII sẽ rất vinh dự là Quốc hội trả nợ được Nhân dân Luật biểu tình mà 12 khóa Quốc hội trước đây chưa có điều kiện thực hiện”.
Đồng tình với quan điểm này, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) cũng cho rằng cần phải có luật biểu tình là để đáp ứng cam kết quốc tế khi Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Ông Nghĩa nhấn mạnh việc biểu tình không chỉ là chống đối mà đó là hành động hàng triệu người muốn biểu tình để thể hiện sự ủng hộ đối với Nhà nước và Chính phủ, đặc biệt trong việc chống lại hành vi Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, một loạt các đại biểu khác như Trần Du Lịch, Đỗ Văn Đương, Dương Trung Quốc… cũng ủng hộ quan điểm cần sớm xây dựng và thông qua Luật Biểu tình.
Ông Nghĩa nhấn mạnh việc biểu tình không chỉ là chống đối mà đó là hành động hàng triệu người muốn biểu tình để thể hiện sự ủng hộ đối với Nhà nước và Chính phủ, đặc biệt trong việc chống lại hành vi Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
Ngoài ra, một loạt các đại biểu khác như Trần Du Lịch, Đỗ Văn Đương, Dương Trung Quốc… cũng ủng hộ quan điểm cần sớm xây dựng và thông qua Luật Biểu tình.
Vì vậy, việc đưa dự án Luật Biểu tình vào nội dung thảo luận tại kỳ họp thứ 11 cũng là sự nỗ lực rất lớn của Quốc hội, kiên trì xây dựng nhà nước pháp quyền.
Tại kỳ họp thứ 11 tới đây, Quốc hội sẽ dành phần lớn thời gian xem xét thông qua 7 dự án luật đã được xin ý kiến các đại biểu Quốc hội từ các kỳ họp trước bao gồm: Luật tiếp cận thông tin; Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật Báo chí (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi. Đặc biệt, Quốc hội sẽ dành thời gian 1 ngày để cho ý kiến về dự án Luật biểu tình.
Tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa vào chương trình các vấn đề kinh tế-xã hội của Kỳ họp thứ 11 nội dung đánh giá bổ sung tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2016 và xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015 của Quốc hội; các cơ quan của Quốc hội.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ dành thời gian dự phòng để xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền các Hiệp định, Hiệp ước, Điều ước quốc tế đến thời điểm thông qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý đưa hai dự án Luật Hành chính công và Luật Cảnh vệ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại các kỳ họp tới để lấy ý kiến, đánh giá, nếu đủ điều kiện sẽ đưa vào chương trình của kỳ họp thứ 11.
Tại buổi làm việc, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa vào chương trình các vấn đề kinh tế-xã hội của Kỳ họp thứ 11 nội dung đánh giá bổ sung tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2016 và xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015 của Quốc hội; các cơ quan của Quốc hội.
Ngoài ra, Quốc hội sẽ dành thời gian dự phòng để xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền các Hiệp định, Hiệp ước, Điều ước quốc tế đến thời điểm thông qua. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý đưa hai dự án Luật Hành chính công và Luật Cảnh vệ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại các kỳ họp tới để lấy ý kiến, đánh giá, nếu đủ điều kiện sẽ đưa vào chương trình của kỳ họp thứ 11.
Luật Biểu tình có thể lại tiếp tục trễ hẹn
Theo Thứ trưởng Bộ Công an, dự thảo Luật Biểu tình đã xây dựng xong và gửi xin ý kiến các bộ, ngành. Tuy nhiên, đến thời điểm này các Bộ có liên quan chưa cho ý kiến nên nếu đưa vào cho ý kiến tại kỳ họp 11 tới thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Như Infonet đã đưa tin, chiều 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đánh giá kết quả kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII và cho ý kiến về lịch trình dự kiến làm việc tại Kỳ họp thứ 11.
Tuy nhiên, phát biểu ý kiến về dự thảo chương trình Kỳ họp thứ 11, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho biết, Bộ Công an được Chính phủ giao soạn thảo Luật Biểu tình để trình Quốc hội.
Đến nay, dự thảo Luật Biểu tình đã xây dựng xong và đã gửi văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành liên quan. Tuy nhiên, hiện còn một số "vấn đề nhạy cảm", đến thời điểm này các Bộ có liên quan chưa cho ý kiến, ví dụ như Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp.
Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo chương trình kỳ họp thứ 11. (Ảnh: Tuấn Minh) |
Vì vậy, nếu đưa Luật Biểu tình vào cho ý kiến tại kỳ họp 11 vào tháng 3/2016 thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là việc tập hợp các ý kiến các Bộ có liên quan. Do đó, Ban soạn thảo đề xuất lùi Luật Biểu tình lại, thay vào đó là trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Cảnh vệ tại phiên họp 11 tới.
"Hiện Luật Cảnh vệ đã được thẩm định xong nên có thể đưa ra để Quốc hội cho ý kiến", Thứ trưởng Nam cho biết.
Liên quan đến dự luật này, trước đó, Quốc hội đã biểu quyết thông qua lùi cho ý kiến Luật biểu tình sang kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016) và thông qua tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV.
Tham dự phiên họp, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Hữu Đức cho biết, Bộ Quốc phòng cũng đã tổ chức nghiên cứu thảo luận về dự thảo Luật biểu tình, tuần tới phiên họp của Quân ủy Trung ương cũng sẽ cho ý kiến, sau đó Bộ Quốc phòng sẽ có ý kiến chính thức.
Tại phiên họp, trước đề xuất của Bộ Công an, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cho hay, nếu muốn thay đổi chương trình thì phía Chính phủ phải có văn bản chính thức. Tuy nhiên, theo ông Khoa, nếu đưa Luật Cảnh vệ vào để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11 tới sẽ không kịp.
Chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng kết luận, đề xuất đưa Luật Cảnh vệ vào kỳ họp tới của Bộ Công an, trình hay không Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định.
"Tuy nhiên, với Luật Biểu tình phải cho ý kiến trong nhiệm kỳ khóa XIII này. Vì thế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cố gắng hoàn thiện, trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 11 tới", Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng yêu cầu.
Cũng theo Tờ trình về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII do Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội sẽ dành 5 ngày cho công tác xây dựng pháp luật để xem xét, thông qua 7 dự án luật, bao gồm: Luật tiếp cận thông tin; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật dược (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi): 4 ngày; Cho ý kiến 1 dự án Luật Biểu tình: 1 ngày.
Theo dự kiến, Kỳ họp thứ 11 của Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc, bế mạc, thông qua một số nghị quyết khác trong 1 ngày. Dự kiến Quốc hội làm việc 12,5 ngày; họp phiên trù bị và khai mạc vào thứ hai, ngày 21/3/2016 và bế mạc vào sáng thứ tư, ngày 6/4/2016.
Ngoài các nội dung trên, Quốc hội cũng sẽ dành 7,5 ngày xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015, tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2016; kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2016-2025.
Quyết định kế hoạch tài chính 5 năm 2016-2020; kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 5 năm 2016-2020; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2016-2020.
Xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao....
Ngọc Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét